1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. megaidep

    megaidep Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    1.912
    Nói chuyện với những thằng chỉ biết đi copy paste như chú thì để làm gì, bị kuy chửi cho suốt ngày mà mặt vẫn chai.

    Chú tự vả vào mồm bôm bốp. Mỹ trang bị như thế có ăn đc Taliban éo đâu. Hay taliban trang bị tốt hơn Mỹ
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Thằng kui ấy như thằng bệnh, chú hâm mộ nó à :))

    Chú to mồm quá, dốt thì nhận to mồm vãi. Taliban ko ăn được Mỹ, Mỹ cũng ko ăn được Taliban vì Taliban nó cũng dân vận, nhưng VC thì # VC đánh đuổi được Mỹ khỏi đất nước, thành lập được chính quyền thống nhất, tôi vd IS, AQ, Taliban để cho chú hiểu hình thái chiến tranh du kích, dân vận và hình thái như kiểu CTVN là hoàn toàn khác nhau, thế chú tìm nguồn nào nói VC là nguyên nhân Mỹ rút khỏi VN chứ ko phải do tổn thất từ chiến dịch linebacker ii

    Cái chính là chú ko chém công nghệ quân sự được, nên chú phải lái sang con người các kiểu :)) tôi đó chú biết 1 loại khí tài trong CTVN mà BVN vượt trội 100% Mỹ, chú biết là gì ko ?
    Lần cập nhật cuối: 10/03/2017
  3. megaidep

    megaidep Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    1.912
    Anh ko có thời gian ngồi la liếm như chú, và ngồi chém cũng ko mang lại tiền bạc danh vọng cho anh hay cho xã hội, chả có ý nghĩa gì với anh cả.

    Chú lôi Linebacker 2 ra nói lại càng thể hiện sự dốt nát của chú. Mỹ nào rút quân vì LB2? Tiên sư, đàm phán rút quân đã bắt đầu từ hàng tháng trước đó rồi, ném bomb cũng chỉ là để tranh thủ chút lợi thế trên bàn đàm phán. Anh hỏi thật, chú có tí kiến thức thực sự nào ko vậy?
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ghê chưa tiền bạc danh vọng ko biết đã đi làm chưa mà to mồm quá

    Thế Mỹ rút quân từ năm 1965 hay năm 1972 ? thực ra Mỹ rút quân ko phải là vấn đề, vấn đề là Mỹ ko còn tập kích đường không VN, đó là tiền đề để VN giải phóng dốt mà to mồm quá
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Gã khổng lồ Nam Á bỗng trở thành "người lùn" khi đọ với Trung Quốc trong lĩnh vực này
    QS|10/03/2017 07:30 PM

    1
    [​IMG]
    Ảnh đồ họa mẫu UAV mới của Ấn Độ
    Trong khi Trung Quốc đã đạt thành tích xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới, thì Ấn Độ vẫn đang ì ạch với các dự án của mình.
    Trong một động thái có thể làm trầm trọng thêm mối lo ngại từ Ấn Độ, Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụTrung Quốc(tên viết tắt: CASIC, đồng thời là nhà sản xuất tên lửa lớn nhất tại nước này) hiện đang phát triển mẫu máy bay không người lái có khả năng tránh được sự tấn công của các loại vũ khí phòng không.

    "Công ty đang tập trung phát triển một mẫu máy bay không người lái tàng hình, có khả năng hoạt động trong thời gian dài và một mẫu máy bay không người lái hoạt động ở vùng cận vũ trụ" - Wei Yiyin, Phó giám đốc của CASIC, đồng thời là thành viên của Ủy ban Quốc gia CPPCC nói với tờChina Daily.

    CASIC dự kiến đưa ra mẫu máy bay mới vào năm 2020 và sẽ giới thiệu trên thị trường xuất khẩu.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái Wing Loong của Trung Quốc.

    Chương trình phát triển này được xúc tiến sau khi vào tháng Hai năm nay, Trung Quốc thông báo nhận được một đơn đặt hàng từ nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay cho máy bay trinh sát - tấn công không người lái Wing Loong II.

    Đây là sản phẩm của Viện nghiên cứu và thiết kế máy bay Thành Đô. Bắc Kinh không tiết lộ tên quốc gia khách hàng, quy mô và giá trị hợp đồng.

    Trong khi đó, cơ quan nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ DRDO đã bắt đầu nhận được đợt quỹ ngân sách đầu tiên từ chính phủ trung ương kể từ tháng Năm năm ngoái.

    Trao đổi vớiSputnik, một số nguồn tin quốc phòng cho biết mô hình kim loại với kích thước thực của dự án máy bay chiến đấu không người lái Ghatak dự kiến sẽ hoàn thiện trong vài tuần tiếp theo để khảo sát phạm vi phát hiện (mục tiêu) và tiết diện radar.

    Chính phủ Ấn Độ đã quyết định sẽ trang bị cho Ghatak khả năng tàng hình mà nước này tự nghiên cứu, phát triển.

    Các nhà khoa học Ấn Độ đang nhờ tới sự hỗ trợ của tập đoàn Dassault Aviation (Pháp) để trang bị công nghệ và phần mềm cần thiết cho dự án Ghatak.

    [​IMG]
    Bản kế hoạch phát triển Ghatak do tờ Thời báo Kinh tế Ấn Độ đăng tải năm 2015.

    "Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch thì cũng phải tới năm 2025, UAV chiến đấu của Ấn Độ mới có thể ra mắt. Trong khi đó, công ty Trung Quốc đặt ra thời hạn sớm hơn 5 năm (so với Ấn Độ)" - Nguồn tin nói.

    Các nhà phân tích nghi ngờ cam kết của Ấn Độ, khi xét tới thành tích mà nước này đã đạt được.

    "Ấn Độ rất cần có một chương trình UAV chất lượng, bởi Trung Quốc đã có hơn 1.500 UAV và họ đang sản xuất từ 40-50 loại UAV khác nhau. Một số lượng lớn các nhà sản xuất tại Trung Quốc đang tham gia chế tạo UAV.

    Trong khi đó, cho tới thời điểm này, chúng ta vẫn đang phụ thuộc vào các hệ thống của Israel" - ông Anil Chopra, một trung tướng không quân về hưu của Ấn Độ cho biết.

    Trung Quốc đã xuất khẩu máy bay không người lái do nước này sản xuất tới 10 quốc gia trên thế giới và đang thảo luận với một số quốc gia khác để cung cấp UAV Wing Loong II, bên cạnh các mẫu máy bay đã có mặt trên thị trường xuất khẩu như WJ-500, WJ-600 và WJ-600A/D.

    Ấn Độ đã lên kế hoạch cho nhiều chương trình UAV khác nhau như Rustam, Nirbhay. Các dự án này đã được tiến hành trong nhiều năm. Một số chương trình như Nishant không gặt hái được thành công.

    Tháng 11 năm ngoái, mẫu UAV TAPAS 201 tầm trung của Ấn Độ đã tiến hành chuyến bay đầu tiên.

    UAV đa nhiệm TAPAS 201 được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ tình báo-giám sát-trinh sát (ISR) cho 3 lực lượng vũ trang với thời gian hoạt động 24 giờ liên tục.

    "TAPAS 201 có khả năng mang theo các cảm biến quang học tầm trung và tầm xa, radar khẩu độ tổng hợp, trí thông minh điện tử/thông tin liên lạc, hệ thống nhận biết tình huống dành cho các hoạt động cả ngày lẫn đêm" - Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.

    TAPAS 201 sử dụng 2 động cơ NPO Saturn 36T do Nga sản xuất, với công suất 100 mã lực mỗi chiếc.

    http://soha.vn/ga-khong-lo-nam-a-bo...quoc-trong-linh-vuc-nay-20170310154221109.htm
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    'Thái Lan tốt với tất cả khi mua vũ khí Trung Quốc'
    (Bình luận quân sự) - Cùng với tập trận, Thái Lan còn thực hiện nhiều hợp đồng mua sắm quốc phòng với Trung Quốc trong thời gian gần đây - bước đi đầy không ngoan của Bangkok.
    Không chỉ mua tàu ngầm

    Trả lời trức truyền thông hôm 10/3, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Pravit Vongsuvan cho biết, Thái Lan chuẩn bị ký kết hợp đồng chính thức mua 3 tàu ngầm chạy diesel-điện lớp S20T do Trung Quốc sản xuất (tên mã T là ký hiệu phiên bản riêng của Thái Lan).

    Để thực hiện bản hợp đồng này, Thái Lan đã phải bỏ ra số tiền lên tới trên 370 triệu USD, gói mua sắm này mới được chính phủ nước này phê duyệt. Mặc dù vậy, ông P. Vongsuvan không công bố thời điểm dự kiến ký hợp đồng chính thức.

    Ngay từ hồi tháng 6/2015, Ủy ban đánh giá của quân đội Thái Lan đã quyết định chọn dòng tàu ngầm S20T do Tập đoàn CSIC của Trung Quốc giới thiệu. Tuy nhiên, chương trình này sau đó bị trì hoãn do không nhận được sự ủng hộ của các phe phái chính trị trong nước.

    Quá trình trình đàm phán được nối lại vào đầu năm 2016 và việc mua sắm tàu ngầm mới chính thức được phân bổ theo ngân sách quốc phòng của Thái Lan năm tài khóa 2017. Tổng dự toán của hợp đồng ước khoảng 376 triệu USD, bao gồm cả các điều khoản chuyển giao công nghệ, bảo trì và đào tạo kíp thủy thủ.

    [​IMG]
    Mô hình tàu ngầm Thái Lan đang đàm phán mua của Trung Quốc.
    Trước khi được cấp ngân sách để mua tàu ngầm Trung Quốc, hồi tháng 8/2016, Thái Lan đã được tiếp nhận lô radar RA3 đầu tiên từ Trung Quốc - loại radar chuyên dùng cho lực lượng pháo binh. Ngay sau khi thông tin này được công khai, Thái Lan cũng đã lên tiếng xác nhận về thương vụ mua sắm này.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất NORINCO, Trung Quốc, RA3 là hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), được thiết kế cho nhiệm vụ xác định vị trí các trận địa pháo, pháo phản lực và các bệ phóng tên lửa đất đối đất của đối phương ngay sau khi bắn, và hỗ trợ điều khiển hỏa lực pháo binh quân ta trong phản pháo.

    Ngoài ra, radar RA3 cũng có thể được sử dụng trong việc điều chỉnh hỏa lực pháo binh, tên lửa của lực lượng sử dụng. Với một số sửa đổi nhỏ trong các thông số phần mềm. Đặc biệt, RA3 còn có thể làm nhiệm phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp như máy bay hạng nhẹ, máy bay trực thăng và UAV...

    Trước thương vụ mua sắm radar RA3 của Thái Lan, theo số liệu thống kê của chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, Bangkok cũng đã thực hiện nhiều thương vụ vũ khí khác với Trung Quốc. Gần đây có tin hai bên đã ký thỏa thuận về việc Thái Lan mua xe tăng MBT-3000 của Trung Quốc.

    Trước đây hai bên đã ký kết các hợp đồng lớn hơn, ví dụ Thái Lan quyết định mua tàu ngầm của Trung Quốc. Các thiết bị kỹ thuật phục vụ thủy quân lục chiến và tàu ngầm của Thái Lan vẫn chưa phải hiện đại nhất, một số đã cũ của Mỹ.

    Trong khi đó, Trung Quốc đang là một nhà sản xuất lớn cung cấp các thiết bị chuyện dùng cho Thủy quân lục chiến như xe bọc thép ZBD-2000, đã từng cung cấp cho nước ngoài. Đây cũng có thể là mối quan tâm của Thái Lan trong thời gian tới.

    Cùng với mua sắm vũ khí, hai nước còn tăng cường hợp tác quân sự bằng những cuộc diễn tập chung. Theo tờ Bangkok Post, cuối tháng 5/2016, lực lượng vũ trang Thái Lan và Trung Quốc đã thực hiện cuộc diễn tập chung với khoảng 500 binh sỹ Thái Lan và 500 binh sỹ Trung Quốc.

    Cuộc tập trận chung của Bắc Kinh và Bangkok có thể mở rộng khả năng của hai bên trong cuộc đấu tranh chống cướp biển và khủng bố quốc tế. Ngoài ra, sự hợp tác với các lực lượng vũ trang của Thái Lan được đào tạo và trang bị chủ yếu "theo kiểu Mỹ" là một cơ hội tốt cho Trung Quốc để thử nghiệm thiết bị quân sự và chiến thuật trong điều kiện gần thực tế.

    Những tính toán

    Là một đồng minh lâu năm của Mỹ, không dễ dàng gì việc Washington ngó lơ trong một thời gian sẽ làm Bangkok "giận dỗi" và quay ngoặt sang Trung Quốc. Ngoài vũ khí Mỹ và các thiết bị quân sự mới mua của Trung Quốc, Thái Lan cũng "đưa đẩy" với Nga trong việc đổi gạo lấy các máy bay trực thăng phục vụ chữa cháy.

    Thông tin Thái Lan đồng ý đổi vũ khí lấy nông sản được đích thân Thủ tướng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đưa ra trong chuyến thăm Nga vừa qua. Được biết, trước khi Thái Lan đồng ý với cách mua bán này, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moskva sẵn sàng cung cấp xe tăng chiến đấu và các vũ khí quân sự khác để đổi lấy các mặt hàng nông sản của Thái Lan.

    Thủ tướng Medvedev tiết lộ rằng, vũ khí Nga bán cho Thái Lan sẽ rẻ hơn những loại vũ khí cùng loại của phương Tây: "Một số loại vũ khí chắc chắn sẽ rẻ hơn... Chúng tôi có thể cung cấp được rất nhiều xe tăng và các loại phương tiện quân sự khác nếu các bạn muốn".

    Truyền thông Thái Lan đưa tin Bangkok muốn mua hàng chục xe tăng T-90 của Nga để thay thế lực lượng xe tăng đã "già nua" do Mỹ sản xuất. Trong một cuộc phỏng vấn, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan khẳng định:

    "Người Mỹ sẽ không bán vũ khí cho chúng tôi, và gần đây chúng tôi cũng bị hạn hẹp về ngân sách nên không thể mua được. Không phải là chúng tôi đã quyết định sẽ thân thiết với Nga, Trung Quốc và lạnh nhạt với Mỹ. Chúng tôi đều đối tốt với tất cả các nước này", ông nói.

    Thực tế, dù sẽ tập trận với ai và mua vũ khí của ai, Thái Lan cũng đã và đang thể hiện là một quốc gia khéo léo ở Đông Nam Á, nơi Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đánh giá được tầm quan trọng và họ biết vị thế của mình ở đâu để nắm giữ các quyền lợi quốc gia.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...voi-tat-ca-khi-mua-vu-khi-trung-quoc-3330826/
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Chỉ nghèo mới mua vũ khí Trung Quốc?
    (Vũ khí) - Trung Quốc chủ yếu bán vũ khí cho các nước nghèo và đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
    Mở rộng thị trường

    Theo viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 2011-2015, Trung Quốc là khách hàng lớn thứ 2 của các nhà sản xuất vũ khí Nga và Pháp.

    Nhưng Bắc Kinh cũng chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu vũ khí, chiếm 6,2% thị trường thế giới, sau Mỹ (33%) và Nga (23%).

    Trong giai đoạn 2012-2016, Trung Quốc đã tăng giá trị xuất khẩu vũ khí hơn 74% so với 5 năm trước đó (2007-2011), nâng thị phần toàn cầu từ 3,8% lên 6,2%.

    Trung Quốc đã bán vũ khí cho 44 nước trên thế giới, trong đó có tới 60% được xuất khẩu cho những khách hàng chủ chốt là Pakistan, Bangladesh và Myanmar, trong khi 22% khác được bán cho các nước châu Phi.

    [​IMG]
    Xe tăng VT-4 do Trung Quốc sản xuất tại một triển lãm vũ khí
    Hơn 2/3 các quốc gia châu Phi đang sử dụng các loại vũ khí có nguồn gốc từ Trung Quốc. Kể từ năm 2005, có 10 quốc gia ở lục địa này đã trở thành những khách hàng mới của Trung Quốc.

    Trong khi các nước châu Á là thị trường chủ yếu để Trung Quốc bán tàu ngầm (lớp Yuan cho Pakistan, Thái Lan), xe tăng (cho Myanmar), tên lửa (cho Myanmar) thì các nước châu Phi và Trung Đông như Iraq, Saudi Arabia, UAE, Nigeria và Egypt mua rất nhiều máy bay không người lái của Trung Quốc.

    Trung Quốc cũng mở rộng thị phần sang các nước Mỹ Latinh, đặc biệt là Venezuela. Từ năm 2011-2015, nước này đã mua của Trung Quốc 373 triệu USD.

    Các nước khác trong khu vực như Peru, Bolivia cũng có các hợp đồng hàng chục tới hàng trăm triệu USD mua tên lửa, máy bay, rốc-két của Trung Quốc.

    Không dễ cho Trung Quốc

    Các chuyên gia quân sự thừa nhận rằng chất lượng các sản phẩm vũ khí ở phân khúc thấp với giá thành rẻ của Trung Quốc đã được cải tiến đáng kể.

    Tuy nhiên, các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các nhà sản xuất cạnh tranh trong cùng phân khúc.

    Ví dụ là tại Triển lãm vũ khí ở Pretoria (Nam Phi) tháng 9/2016, Trung Quốc đã vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ khiến giá thành bị sụt giảm. Trung Quốc không thể tìm được khách hàng, mặc dù rất nỗ lực, để ký các hợp đồng bán các loại máy bay huấn luyện l-15 Falcon và máy bay tiêm kích JF-17.

    Cho tới nay, Trung Quốc cũng mới chỉ bán được JF-17 cho Pakistan, trong khi việc xuất khẩu J-10 gặp rất nhiều khó khăn.

    [​IMG]
    Máy bay JF-17 của Pakistan
    Các quốc gia mua sắm vũ khí khí tài thường ở trong tình trạng khó khăn về tài chính nên rất cẩn trọng trong quá trình nghiên cứu, đàm phán mua sắm. Trung Quốc tiếp tục gặp nhiều khó khăn vì bị mang tiếng “yếu kém” trong lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị khí tài và đào tạo nhân sự, vốn chiếm một phần quan trọng trong quá trình mua sắm vũ khí của các nước.

    Một loạt sự cố liên quan gần đây cũng ảnh hưởng đến độ tin cậy về mặt kỹ thuật của các loại vũ khí của Trung Quốc. Ví dụ, một trong 4 chiếc trực thăng Harbin Z-9 do phía Trung Quốc bán cho Cameroon vào năm 2015 đã bị hỏng chỉ ít ngày sau khi nhận bàn giao.

    Ngoài ra, cả 2 quả tên lửa diệt hạm C-705 mà Hải quân Indonesia mua của Trung Quốc đã bị xịt và không trúng mục tiêu trong cuộc tập trận mang tên Armada Jaya ngày 14/9/2016 dưới sự chứng kiến của Tổng thống Widodo và điều này đã làm chậm lại việc ký kết hợp đồng cho phép sản xuất loại tên lửa này tại Indonesia.

    Theo nhiều chuyên gia, các quốc gia nhập khẩu chính các loại vũ khí khí tài từ Trung Quốc đều thiếu lòng tin chính trị đối với Bắc Kinh. Vì vậy, nhiều quốc gia đã quyết định mua vũ khí của Mỹ hoặc Nga để có được sự đảm bảo an ninh tương tự như đối với một đồng minh.

    [​IMG]
    UAV CH-5 của Trung Quốc
    Trong khi đó ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc không thể làm được điều này cho các nước châu Á cũng như châu Phi. Nhận thức được sự yếu kém này, Trung Quốc đang hy vọng vào việc sản xuất các loại vũ khí có tính năng vượt trội nhằm giúp ngành công nghiệp quốc phòng của mình tìm được vị trí trong thị trường vũ khí.

    Ngày 1/11/2016, tại triển lãm hàng không tại Chu Hải (Quảng Đông, Trung Quốc), Bắc Kinh đã giới thiệu 900 loại vũ khí do nước này chế tạo cho các khách hàng tiềm năng đến từ châu Á và châu Phi.

    Trong các loại vũ khí được giới thiệu thì xe tăng hạng nhẹ V-5 được đánh giá là rất phù hợp với các quốc gia mà không thể đầu tư vào các loại tăng như Leopard 2 của Đức hay M1 Abrams của Mỹ.

    Các loại máy bay không người lái có chất lượng cũng trở thành các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Norinco, nhà sản xuất vũ khí lớn của Trung Quốc, đã cho thấy khả năng đáp ứng được tất cả các nhu cầu về loại máy bay không người lái cho các nước đang phát triển.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chi-ngheo-moi-mua-vu-khi-trung-quoc-3330813/

    Báo VN cay cú khi TQ xuất khẩu nằm top đầu thế giới, sự bất lực đến nhục nhã. UAE, Saudi, Ai Cập, Thổ chắc cũng thuộc tôp nước nghèo :)) tới thành viên NATO là Thổ cũng đi mua vũ khí TQ mà bảo nghèo thì thầy cũng chịu với kiến thức gato của truyền thông VN, Mỹ cũng từng mua máy bay J-7 của TQ chắc cũng nghèo ?!
  8. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Ôi cái con mẹ con chắc phải tự hào lắm nhỉ, đẻ ra một con cún chuyên nghề thông lỗ trôn người khác để lấy ít kiến thức hôm sau về đăng báo, rồi làm ký giả như ai. Nói thật bố gặp nhiều con dog nhưng mà con là con chó nghẻ nhất mà bố từng biết, đúng là đời cái gì cũng có thể sinh ra được, đến một thằng người vì bát cơm mà đến cả tổ tông nhà nó cũng không tha thiết thì đúng là con là loại đặc biệt nhất rùi, về hỏi con mẹ con ngày xưa nhân giống ở lò nào để bố con biết đưa chihuahua nhà bố đi kẻo phí cả một dòng chó hiếm cún con hỉ.
    ElectokerAl-Qaeda thích bài này.
  9. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    wow anh nói nặng quá...
    [​IMG]
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    [ẢNH] "Song kiếm" Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến
    Thanh Tùng|13/03/2017 07:30 AM

    0
    [​IMG]
    Vừa qua, kênh truyền hình CCTV (Trung Quốc) đã đăng tải đoạn video có sự góp mặt của cặp “song kiếm” tiêm kích Su-30MKK và J-10 thuộc biên chế không quân nước này.
    Trung Quốc chế tạo hàng loạt bản nhái Su-30MK2?
    [​IMG]
    Trong quá khứ, việc hai loại tiêm kích này diễn tập cùng nhau là chuyện hiếm gặp. Nhưng trong lần này, sự kết hợp giữa chiến đấu cơSu-30MKKvới J-10 đã mang đến điều bất ngờ cho khán giả.

    [​IMG]
    Tiêm kích J-10 chuẩn bị cất cánh sau lượt xuất kích của Su-30MKK.

    [​IMG]
    Su-30MKK là mẫu máy chiến đấu đa năng do Tập đoàn Sukhoi của Nga sản xuất cho Không quân Trung Quốc (PLAAF) từ năm 1999. Bản nâng cấp này nhằm mục đích giúp Bắc Kinh lấy lại "thế trận" trước F-15 và F-16 của Hoa Kỳ.

    [​IMG]
    Chiếc tiêm kích đầu tiên của dòng Su-30MKK mang số hiệu 501 (khác với chiếc mang số hiệu 502 tham dự Triển lãm hàng không Chu Hải tháng 11/2000). Ngày 19/5/1999, máy bay Su-30MKK thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm với nhiều bài kiểm tra hỗn hợp.

    [​IMG]
    Toàn bộ việc nâng cấp lên phiên bản Su-30MKK được thực hiện tại Nhà máy chế tạo máy bay Komsomolk trên sông Amur tại vùng Viễn Đông của Nga, đáp ứng những tiêu chuẩn hàng không nghiêm ngặt nhất.

    [​IMG]
    Sau cuộc Chiến tranh vùng vịnh năm 1991, Không quân Trung Quốc nhận thấy rằng việc gạt bỏ dòng Su-27 và lựa chọn Su-30MKK là lựa chọn đúng đắn. Loại máy bay 2 chỗ ngồi này cho phép phi công tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều trường hợp.

    [​IMG]
    Trong thập niên 1990, các nhiệm vụ chiến đấu của Không quân Trung Quốc có thay đổi lớn, với việc tìm kiếm một chiếc máy bay đa năng để tối ưu hóa khả năng tác chiến trên không. Từ hoàn cảnh này, Su-30 bắt đầu "nên duyên" cùng PLAAF.

    [​IMG]
    Bên cạnh Su-30MKK, J-10 xuất hiện khá sớm (từ cuối thập niên 1980) với vai trò là chiến đấu cơ hạng nhẹ 1 chỗ ngồi để đối trọng với các tiêm kích thế hệ thứ tư đang được Liên Xô đưa ra ở thời điểm đó. Tuy nhiên thực trạng công nghiệp hàng không Trung Quốc còn hạn chế khiến phải đến năm 1998, J-10 mới thực hiện chuyến bay đầu tiên.

    [​IMG]
    Khung máy bay có cánh đuôi đứng lớn và cặp cánh mũi gần vị trí buồng lái với cửa hút khí hình chữ nhật nằm bên dưới thân, giúp tạo thêm không gian để chứa nhiên liệu cũng như các thiết bị điện tử, và cũng là để dự trữ cho những bản nâng cấp sau này.

    [​IMG]
    J-10 đạt vận tốc tối đa Mach 2,2 với bán kính chiến đấu 550 km. Tuy là sản phẩm nội địa của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô, nhưng "trái tim" của J-10 lại là động cơ AL-31FN được nhập khẩu từ Nga.

    [​IMG]
    Biến thể J-10B được nâng cấp theo kiểu khe hút gió DSI đem lại độ ổn định cao hơn, trang bị radar mảng pha quét chủ động, thiết bị trinh sát quang học hiện đại, tích hợp hệ thống tác chiến điện tử mới và đặc biệt là lắp động cơ nội địa WS-10A "đầy tai tiếng".

    Một vài hình ảnh khác được trang mạng Sina tổng hợp:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://soha.vn/anh-song-kiem-su-30m...uoc-huan-luyen-tac-chien-2017031218140675.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này