1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.327
    Đã được thích:
    6.777
    Phải, số đen ở gần thằng vừa to vừa cục thì phải chịu thôi. Cũng như Ba Lan số nó ở ngay cạnh thằng Nga ngố to lừng lững nên suốt ngày bị nó làm nhục.
    Kể ra trong các nước láng giềng trên bộ của Tàu, chỉ có VN mình và Bắc Hàn (CaoLy) sống sót tới ngày nay là các cụ cũng giỏi lắm rồi\. Chứ còn tính từ thời Đông Chu Liệt Quốc đến giỜ trên mảnh đất gọi là TQ ngày nay đã có ti tỉ nước và ti tỉ dân tộc (văn hóa khác, ngôn ngữ khác đàng hoàng nhé chứ không phải chỉ như mình giọng miền Nam giọng miền Trung đâu) mà bây giờ tất cả đều thành tro bụi cả.
    Bác nào rảnh rỗi đi sớt bài phát biểu mới đây của ông tướng Giang Long sẽ thấy các cụ mình cũng rất lo, nhưng thế nó quá mạnh nên cũng khó, chưa nói bây giờ nó đã cài cắm người đầy ra ở khắp các cấp chính quyền.
    Duc_No__________haohoacongtu thích bài này.
  2. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.327
    Đã được thích:
    6.777
    Cơ bản tôi nghĩ là một thứ thôi: Lãnh đạo VN trọng người luồn cúi, biếu xén, COCC, không trọng người tài.

    Có thằng giỏi nó làm thì từ từ vấn đề gì cũng có lối ra hết. Chốt lại là thế.

    Nhưng mà tình hình hiện giờ những thằng giỏi một là nó chạy (nếu chạy được), hai là nó giả ngu, ba là ngu lâu quá nó đụt mất rồi.
    Duc_No__________ thích bài này.
  3. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.327
    Đã được thích:
    6.777
    Bác nói chuyện kinh tế thể chế thì OK.. Nhưng tôi thấy bác đổ lỗi cho cái phim Kong hơi bị chuối. (Tìm mãi ko thấy cái bài bác viết về Kong, mặc dù tôi nhớ đã có đọc)
    Bên hải ngoại cũng có một chú viết bài về Kong, đại ý là nói bọn làm phim chê chế độ XHCN như con khỉ.

    Tôi thì thấy các ý đó chỉ là lưỡi không xương uốn nó ra thì nó ra thế. Chứ còn cá nhân tôi thì thấy cái phim này nó là phim Hollywood, bọn Tàu có đổ tiền vào nó cũng là Hollywood. Cả cái ekip nó toàn Hollywood, chỉ có mỗi một con Tàu nó cho vào để mị dân thị trường TQ thôi. Tóm lại chả có gì phải thắc mắc cả.

    Còn giá thành làm phim thì cái đó là thông tin công khai ai mà không biết. Bác đừng nghĩ là làm phim ở VN thì nó phải rẻ hơn nhé. Thứ nhất là nó quay nhiều nơi đâu phải chỉ ở VN. Thứ hai nếu có rẻ thì chỉ rẻ cái giá khách sạn tí xíu thôi, nhưng bù lại nó phải xây dựng đường sá phục trang các thứ lại từ đầu, phải chi phí chuyên chở hàng tấn thiết bị bay tới bay lui.

    Tóm lại xem phim thì vui thôi, thắc mắc làm gì cho nó mệt óc. Để đầu óc nghĩ những thứ cao xa hơn như kinh tế chính trị hay biển đảo ấy bác ạ.
    Duc_No__________ thích bài này.
  4. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN - TƯƠNG LAI CUẢ VN ?

    "Giải thoát 2017" là tên một chiến dịch tuần hành ôn hoà vừa diễn ra ở Philippines nhằm phản đối các nhà máy nhiệt điện than ở quốc gia này. Những người tham gia chiến dịch cho rằng, các doanh nghiệp vận hành các nhà máy nhiệt điện than đang kiểm soát cả chính trị và kinh tế, vì lợi ích mà bất chấp đời sống người dân.

    “300 MW thật sự là một con quái vật”, thị trưởng một thành phố ở Phillippines nói về một dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than công suất 300 MW. Còn Bộ trưởng Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên của Chính phủ Philippines đặt câu hỏi: “Vì sao phải cho phép xây thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than? Tại sao phải đâm đầu vào nguồn năng lượng không có tương lai?”.

    Nhưng tại Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách kinh tế nói rằng, nhiệt điện đốt than sẽ vẫn giữ vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển của ngành điện ít nhất vài chục năm tới. Tại sao phải đâm đầu vào nguồn năng lượng không có tương lai ư? Họ nói rằng vì nó có giá thành rẻ.

    Nhu cầu về điện vẫn đang tăng khoảng 10% mỗi năm. Và tui hiểu rằng, khi phát triển một nguồn năng lượng giá rẻ, người ta dễ dàng hơn trong việc cân đối bài toán đầu tư. Nhờ đó, họ vẫn hoàn thành chỉ tiêu kinh tế, đạt được thành tích tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

    Nhưng nếu hôm nay im lặng - không thức tỉnh , VN chấp nhận tiếp tục đi theo một con đường phát triển lấy số lượng thay chất lượng, lấy giá rẻ thay vì tăng trường bền bững, nếu chấp nhận phát triển kinh tế một cách dễ dãi, lạc hậu trong một thời đại văn minh, nếu chấp nhận để hôm nay vẫn có bát cơm ăn, nghĩa là chính phủ đang để người dân ăn vào cả tương lai, ăn cả mồ hôi, thậm chí là sinh mạng của con cháu mình trong tương lai .

    Việt Nam hiện có 20 nhà máy nhiệt điện đốt than đang vận hành. Chỉ chừng ấy thôi mà mỗi năm đã có tới 4.300 mạng người Việt phải trả giá. Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Harvard của Mỹ đã cảnh báo rằng, nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện đốt than trong quy hoạch đi vào hoạt động thì sẽ có tới 25.000 người Việt Nam bị cướp đi mạng sống vì những ảnh hưởng của nhiệt điện đốt than hàng năm .

    Hãy nhìn sang Trung Quốc, nơi có ngành công nghiệp nhiệt điện than phát triển nhất thế giới. Ở đó, người ta ra đường không thể nhìn thấy mặt nhau. Ở đó, người giàu thì mua không khí sạch nhập khẩu từ các nước châu Âu đóng lon bán trong siêu thị. Còn đại đa số người dân buộc phải chịu đựng một bầu không khí có thời điểm mức độ độc hại gấp 100 lần giới hạn của Tổ chức y tế thế giới - WHO.

    Để có nguồn năng lượng phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng tốc độ 10% mỗi năm, Chính phủ Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ công nghiệp nhiệt điện than. Và đây là một trong những thủ phạm chính gây ra cuộc khủng hoảng môi trường ở quốc gia này. Sự xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường đang vô cùng gay gắt. Mỗi ngày, có 4.000 mạng người Trung Quốc bị đánh đổi cho chính sách phát triển kinh tế bằng mọi giá mà chính quyền Bắc Kinh đã theo đuổi nhiều chục năm qua.

    Trong một nỗ lực cứu vãn tình hình ô nhiễm môi trường có thể nói là tồi tệ nhất trong lịch sử mà người Trung Quốc đang phải hứng chịu . Hôm 18-3 vừa qua, Bắc Kinh đã hoàn tất việc đóng cửa nhà máy nhiệt điện đốt than cuối cùng. Đây là một trong những hành động mãnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc nhằm làm sạch bầu không khí, từng bước từ bỏ các nhà máy nhiệt điện đốt than để thay thế bằng năng lượng sạch. Từ cuối năm ngoái đến nay, Trung Quốc đã dừng xây dựng 103 dự án nhiệt điện than và đóng cửa hàng loạt nhà máy khác. Đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển năng lượng sạch đến năm 2020 với số vốn đầu tư lên đến 361 tỉ USD.

    Trong khi cùng thời điểm, hàng loạt dự án nhiệt điện than quy mô lớn, với vốn đầu tư hàng tỉ USD đã được chấp thuận ở Việt Nam. Mới nhất, Bộ Công thương đang xin ý kiến về địa điểm xây dựng nhà máy nhiệt điện than ở Long An mà tui đã nói ở post trước với quy mô vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD.

    Theo quy hoạch ngành điện đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, công suất của các nhà máy nhiệt điện than sẽ vào khoảng 26.000 MW, chiếm 49,3% tổng lượng điện sản xuất. Năm 2030, công suất của nhiệt điện than sẽ lên đến 55.300 MW, chiếm 53,2% tổng lượng điện sản xuất.

    Hiện nay, thống kê công bố hôm 10-3, nhiệt điện đốt than đang chiếm 44,5% tổng lượng điện sản xuất . Bộ Công thương cho biết các nhà máy nhiệt điện hiện đang tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than và lượng tro xỉ thải ra khoảng 15,7 triệu tấn/năm. Như vậy, năm 2030, ước tính sẽ có tới 66 triệu tấn tro xỉ được thải ra môi trường. Đó là chưa kể vấn đề phát thải lưu huỳnh, cacbon là mối đe doạ đối với môi trường sống và sức khoẻ của người dân.

    Mặc dù thừa nhận những mối nguy ấy, nhưng khi bảo vệ cho ngành nhiệt điện than, một chuyên gia ngành điện đã nói rằng, Việt Nam phải phát triển điện than vì giá rẻ. Khi đất nước đã trở nên giàu có mới nghĩ đến phát triển các dạng năng lượng khác như điện tái tạo và hạn chế dần phát triển nhiệt điện than.

    Chọn nhiệt điện than, Việt Nam có giàu được hay không? Liệu có ngày đất nước này trở nên giàu có để sử dụng những nguồn năng lượng sạch bằng con đường phát triển tăm tối hôm nay không?

    Ước tính, mỗi năm ngành điện cần huy động 7-8 tỉ USD cho phát triển điện. Nhưng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, đến năm 2030, chỉ riêng nhiệt điện than có thể lấy đi 9,7 tỉ USD. Đó là chi phí do thiệt hại về môi trường và sức khoẻ con người. Trung Quốc, cường quốc phát triển nhiệt điện than cũng đang phải trả giá đắt. Trong vòng 5 năm tới, quốc gia này sẽ phải bỏ ra 275 tỉ USD để làm sạch không khí.

    Các nhà quản lý kinh tế có thể hùng hồn tuyên bố công nghệ nhiệt điện than hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề môi trường . Sẽ có thiết bị lọc bụi tĩnh điện, xử lý khí thải độc hại… Nhưng những gì đang diễn ra ở Trung Quốc đã không thể nào thuyết phục được . Vì một lẽ đơn giản, chính ở Trung Quốc, công nghệ nhiệt điện than của họ còn phá huỷ môi trường một cách tàn khốc đến mức Chính phủ phải đóng cửa hàng loạt nhà máy. Trong khi đó, thực tế có tới 78% dự án nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam đã , đang và sẽ dùng tổng thầu Trung Quốc và đương nhiên là họ sẽ mang theo công nghệ đến từ quốc gia láng giềng này.

    Những lo ngại VN sẽ tiêu thụ công nghệ rác của Trung Quốc không phải là không có cơ sở. Thật buồn cười khi các nhà quản lý kinh tế nói ra rả về phát triển bền vững nhưng hành động của họ hoàn toàn ngược lại. Họ hô hào tăng trưởng xanh nhưng lại hồ hởi với công nghệ xi măng lò đứng một thời đã khiến không biết bao người dân sống phải chịu đựng một môi trường quanh năm mù mịt khói bụi. Họ tuyên bố tăng trưởng kinh tế chú trọng về chất lượng nhưng lại mở rộng cửa chào đón những dự án thép khổng lồ để rồi gây ra một thảm hoạ môi trường nghiêm trọng nhất lịch sử. Và nay, họ coi sự xuất hiện của những dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than là một thành tích của ngành.

    Lịch sử đã chỉ ra rằng không một sự phát triển nào được coi là bền vững khi nó tiềm ẩn những rủi ro đe doạ cuộc sống của người dân. Không một quốc gia văn minh nào, không một dân tộc tiến bộ nào lại chấp nhận một thành tích phát triển có được khi hậu quả của nó là môi trường bị tàn phá. Ngày nay, phát triển kinh tế mà chấp nhận đánh đổi cả sinh mạng của nhân dân thì không chỉ là thất bại, mà đó là một tội ác.

    Những người chấp nhận tăng trưởng kinh tế bằng tư duy đánh đổi chẳng bao giờ có thể giúp đất nước này trở nên thịnh vượng. Khi thế giới đã dần từ bỏ mà vẫn cố đi ngược lại vì lợi ích cá nhân thì sự tăng trưởng mơ hồ , hão huyền kia sẽ đẩy VN đến chỗ suy tàn nhanh chóng .
    Namdinh80 thích bài này.
  5. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.343
    Đã được thích:
    18.713
    Buồn cười vl. Tui xem phim Kong thấy em Cảnh Điềm đúng là cái bình bông di động, cả phim chắc ko nói nổi 5 câu. Các anh các chị khác hớt ha hớt hải, mặt mũi nhem nhuốc tèm lem, riêng em Cảnh Điềm lúc nào cũng sạch sẽ thơm tho, mặt mũi trắng phau phau, hollywood mị dân TQ giỏi thật, dùng em CĐ moi được 1 trăm mấy chục chẹo, gấp đôi doanh thu nội địa, mỗi tội các bác xem xong bĩu môi chê ẻm như gì :D
    Duc_No__________haohoacongtu thích bài này.
  6. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    5.671
    Đã được thích:
    2.327
    Bác ko thấy logic của Vn à, phó làm chó cho trưởng :D
    Ông tài chuyên môn thì vào BCT làm giề :D, mời ông làm chuyên môn phụ trách, mảng thượng tầng Văn Thể Mỹ có phải đùa đâu, chính phủ phải Kinh tài mới vào BTC chứ.
    P/s: Dạo này bóng banh có gì động long mạch mà các bác quay sang bàn thế cuộc ghê nhể.
    --- Gộp bài viết: 06/04/2017, Bài cũ từ: 06/04/2017 ---
    Bác Lọ là tay kiệt hiệt đấy, tài trí bản lĩnh đều có, nhưng hiện đang bị lệch pha tí. Nên nhớ Chính phủ cũng có 1 bác còn toàn tài hơn là bác Hoa vương, đặc biệt bác là cánh tay phải của bác Nặng. 2 hổ không thể chung 1 chuồng bao giờ. Tôi tin 3 bác ngành kinh tài Hoa Vương - Lọ - Nhạc Sỹ sẽ tranh ttg khóa tới, không thể có ai khác. Nên nhìn bước 2 để thấy bước 1 phải tàn sát nhau như thế nào.
    --- Gộp bài viết: 06/04/2017 ---
    Câu này ý của bác trả lời bác ở trên chắc khác, ý là phải tiêu để kích cầu. Cái này thì đúng, nhưng mà ở 1 ý khác phải thấy câu nói BỚT ĂN TIÊU đi là: không hoang phí, là phải tăng năng suất sx. Ví dụ mình làm ra 200 tỷ đô, riêng tiêu thụ nội địa 130 tỷ, là sức tiêu thụ nội địa mất 60% GDP, phải tăng năng suất, ko có nước nào tiêu nội địa chiếm % lớn như vậy so với sức làm ra cả. Đấy là năng suất quá kém, tất nhiên là so sánh cùng các nước đang phát triển để thấy cơ cấu chưa chuẩn.
    Duc_No__________ thích bài này.
  7. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    5.671
    Đã được thích:
    2.327
    Nếu bác bdnuocnam chỉ nhìn vào chỉ số GDP giảm, nhất là 1 quý để tìm sự tồi tệ e là không hợp lý tí nào. Nhất là ở Vn, có vài lí do chính để một vài chỉ số thống kê cần lên thì ... lên cần xuống thì ... lại lên : ))
    Ngay đánh giá của các tổ chức tín dụng cũng chỉ là ... tham khảo với VN, vì dù họ có tỉ mẩn, cẩn thận đến mấy cũng không thể làm gì nổi với mớ bòng bong thông tin tại VN. Chưa kể thống kê, phân tích ở mặt chính thống, kinh tế ngầm Vn quá mạnh, trước em nghĩ chỉ bằng 0,5-1 kinh tế chuẩn giờ em nghĩ chắc phải bằng 1,5. Tức là nếu thế giới đánh giá mức thu nhập bình quân đầu người sức mua tương đương của VN 2015 là 6000 $/người/năm, em tin nó phải cỡ 14K. Bằng Maldives.
    THAM KHẢO:
    https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(PPP)_per_capita
    --- Gộp bài viết: 06/04/2017, Bài cũ từ: 06/04/2017 ---
    Sao các bác lại sợ nợ công tăng cao nhể :D nó có khác gì các bác vay tiền nhiều đầu tư nhiều đâu. Ở góc độ nào đó, nước đang phát triển cần vay, tiêu nhiều là đúng.
    Phải chính xác là: tôi đang vay/bị vay tiền, của tôi (giang hồ sắp tới) nhưng đặt vào tay thằng đ éo biết buôn, làm ăn. Hahaha.
    Chứ về bản chất làm ăn vay được nhiều là kinh đấy, cho thấy 1 là bác có xác tín cao, vay được nhiều. 2 là vay nhiều để thực hiện nhiều kế hoạch, miễn kế hoạch hợp lý. Ngân hàng giờ cũng thẩm kế hoạch kỹ chứ ko như chu kỳ 2008 đâu, đang nói đại trà.
    --- Gộp bài viết: 06/04/2017 ---
    Bác ấy là D viên nhưng cơ bản cũng là người tốt hả, hahahaha
    Trêu các bác tí, gớm, tốt hơn người khác là tốt rồi. Chúng ta là cua cùng 1 giỏ mà, đâu có gì khác nhau nhiều. Nếu chưa biết truyện cua VN cùng 1 giỏ thì các bác gúc nhé.
    Duc_No__________ thích bài này.
  8. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    5.671
    Đã được thích:
    2.327
    Tôi khẳng định 100% không thể có đổi tiền nếu nguyên vẹn chính thể. Trò đổi tiền là thời mông muội kinh tế hoặc mất kiểm soát hoàn toàn, chả ai chơi trò nhảm như vậy ở thời hiện tại của VN. VN còn 1 dư địa khá lớn trước khi dân già chưa kịp giàu và chuyển thặng dư sang khối FDI (còn dư địa chứ chết dần theo kiểu FDI làm bố là khá khó cứu :D), vì 2 vấn đề lớn là tăng năng suất lao động và cổ phần hóa DN nhà nước ít nhất phải tới 2022 (5 năm tới) nên bác chớ lo việc viển vông là đổi tiền.
    Về việc bác hỏi lãi suất tệ hơn lạm phát và câu hỏi dưới của bác thì chỉ có 1 nguyên nhân do chênh lệch tỉ giá. Ví dụ bác có $ mang về đổi VNĐ gửi quỹ đầu tư/tín dụng/trái phiếu... Còn nếu dùng $ thì chả vấn đề gì.
    Duc_No__________ thích bài này.
  9. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    5.671
    Đã được thích:
    2.327
    Đang phát triển nhưng không tốt, cứ phóng nhanh xong lại phanh gấp thôi. Cái này nguy hại, nếu lạc bước 1 chút, lại vướng đợt khủng hoảng thế giới, khu vực thì phải nói làm 10 năm không lại 1 năm phá, lệch. Thế nên mong đạt tới Đài, Hàn là viển vông. Vn ta phải đi cách VN, cứ thong thả tiến chậm thôi.
    Duc_No__________ thích bài này.
  10. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    5.671
    Đã được thích:
    2.327
    So gì ko nên so với Sing bác ơi. Về các điều kiện như địa lý dân số, quy mô ko tương đương tí nào. Tất nhiên thể chế là quan trọng nhưng so thế ko nên, nên so với Myanmar, Hàn....
    Mà các bác vẫn chưa tôi được cái: 1960 (50 năm trước) Sing coi hòn ngọc Viễn đông làm thần tượng hả. Những bài so sánh Sing - Saigon năm 1960 quá nhiều đấy, có cả về tiền, về hình ảnh. Nên nhớ, Sing nằm ở eo Malacca, đường giao thương số 1 thế giới. Không phải đùa đâu. Có thể về chính trị lúc đó sao đó nên họ tách ra khỏi Malay chứ không bao giờ là việc bon này nghèo quá cho ra ở riêng được. Em tin thế.
    --- Gộp bài viết: 06/04/2017, Bài cũ từ: 06/04/2017 ---
    À quên tới mục em hỏi trong đây bác nào xem tử vi nhỉ, em đang học từ 1/4 này, cũng võ vẽ chút, cần hỏi thêm để tăng nhanh năng lực, cảm ơn các bác trước.
    Ví dụ: Mã ngộ trường sinh tại Thân/Mệnh: nó có dòng phú gì: Ngã tại mãn đề gì đó ko nhớ lắm, ý là làm được nhiều lĩnh vực, nhiều việc khác nhau. Thế tại Thân quan trọng hơn hay tại Mệnh vậy?
    Một cái khác: Ví dụ bộ Sát Phá Tham mà triệt đóng Thân/Mệnh, cái nào nguy hiểm hơn, ở thân hay mệnh. Mà Triệt thì sau 30 là nó thôi không triệt về bình hòa à các bác?
    Lục hội: Em có thấy 1 lá nữ, cung Phu có tuần, chắc chắn muộn con rồi, nhưng cung tam hợp thấy đủ: Tham Riêu Y Đào Hồng Hỷ, thế có thể chốt được không Ế không?
    Con Lưu niên văn tinh, nó chủ về dòng tư duy thi cử hay là dòng lộc như Lộc Tồn, Hóa lộc vậy các bác?
    Duc_No__________ thích bài này.

Chia sẻ trang này