1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Trump cầm chân con tóa dặn dò, hiểu rồi
  2. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.883
    Đã được thích:
    17.406
    beta22 thích bài này.
  4. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Ngay xì cút của I răk hồi chiến tranh vùng vịnh năm 1991 tỉ lệ "tới mục tiêu" cũng cao hơn ^_^.
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Hình ảnh Su-22M chuẩn bị xuất kích trở lại
    [​IMG][​IMG]

    Mỹ chém tiêu diệt hết máy bay rồi mà giờ lòi đâu ra Su-22 thế này ?

    [​IMG]

    Lạ ghê, đầu đạn TLAM lên tới 450 kg HE-FG kia mà, sao đường băng nhiều chỗ như còn nguyên vẹn thế này theo nguồn Mỹ thì bắn trúng vào sân bay tới 58/59 quả kia mà ?

    [​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 10/04/2017
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Chỉ đủ sức làm "trầy da" đường băng Syria: Thực ra Mỹ đã rất sai lầm khi chọn Tomahawk
    QS|09/04/2017 01:45 PM

    18
    [​IMG]
    Một chiếc máy bay bị hư hại tại căn cứ không quân Al-Shayrat sau vụ tấn công bằng tên lửa của Mỹ.
    Theo nhà phân tích Gary Wetzel, Tomahawk không phải là vũ khí lý tưởng để gây thiệt hại lâu dài cho đường băng sân bay.
    Hải quân Mỹ đã bắn 59 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk vào một sân bay quân sự của Syria tối thứ Năm vừa qua (theo giờ Mỹ), để trả đũa vụ tấn công hóa học của quân chính phủ Syria vào dân thường nước này hôm 4/4.

    Trong bài viết trên trang mạngFoxtrot Alpha, nhà phân tíchGary Wetzelcho rằng, đây rõ ràng là một động thái chính trị, chứ không phải một động thái quân sự cứng rắn.

    Tomahawk không phải là vũ khí lý tưởng để gây thiệt hại lâu dài cho đường băng sân bay nói chung, hay đường băng mà các máy bay Syria đã cất cánh từ đó để tiến hành vụ tấn công hóa học nói riêng.

    Vào khoảng 20h40’ tối 6/4 theo giờ Mỹ (tức 4h40’ sáng 7/4 theo giờ địa phương), các tên lửa phóng từ 2 tàu khu trục USS Porter (DDG-78) và USS Ross (DDG-71) của Hải quân Mỹ bắt đầu tấn công căn cứ Al-Shayrat ở miền trung Syria.

    Đó là căn cứ không quân đã triển khai các máy bay tiến hành vụ tấn công hóa học (được cho là khí độc thần kinh Sarin), khiến hơn 100 người thiệt mạng tại thị trấn Khan Sheikhun, tỉnh Idlib, Syria.

    [​IMG]
    Căn cứ không quân Al-Shayrat của Syria (Ảnh vệ tinh chụp tháng 10/2016. Nguồn: DoD/AP)

    Lầu Năm Góc cho biết, quân đội Mỹ đã báo trước cho Nga qua đường dây nóng giữa 2 phía trước khi tiến hành cuộc tấn công tên lửa.

    Cuộc tấn công này được lên kế hoạch để giảm thiểu thương vong về người cho lực lượng Nga và Syria tại sân bay. Ngoài ra, Mỹ cũng tránh những khu vực có khả năng chứa chất độc Sarin để giảm thiểu hơn nữa tổn thất có thể xảy ra cho lực lượng Nga.

    Các mục tiêu được nhắm tới tại căn cứ không quân Al-Shayrat (một trong những căn cứ lớn nhất và hoạt động tích cực nhất của Không quân Syria) bao gồm máy bay, các nhà chứa máy bay được gia cố, kho dự trữ nhiên liệu, radar, kho dự trữ đạn dược và các hệ thống phòng không.

    Tuy nhiên, các mục tiêu được đề cập đến lại không có đường băng, trong khi chúng nên bị phá hủy để ngăn cản hoạt động của Không quân Syria, dù chỉ là tạm thời.

    Vì sao lại như vậy? Lý do chủ yếu là vì Tomahawk không phải là công cụ thích hợp cho việc này.

    Đây là vũ khí có thể thực hiện nhiều, nhưng không phải mọi nhiệm vụ. Và đặc biệt, nó không phải là công cụ có thể khiến sân bay của đối phương tê liệt trong một thời gian dài bằng cách phá hủy đường băng.

    [​IMG]
    Ảnh vệ tinh chụp năm 2014 cho thấy Syria mở rộng đường băng và cơ sở hạ tầng tại căn cứ Al-Shayrat.

    Tomhawk, được đưa vào biên chế quân đội Mỹ trong những năm 1980, là tên lửa hành trình tầm xa, có thể phóng từ trên bộ/không/biển ở khoảng cách lên tới hơn 1.600km.

    Với đầu đạn nổ nặng 450kg, nó là vũ khí hiệu quả để "thổi bay" các tòa nhà từ khoảng cách xa (hay tiêu diệt cùng lúc nhiều mục tiêu như xe quân sự, kho chứa, máy bay của đối phương với biến thể mang đầu đạn chùm), mà không gây nguy hiểm cho kíp chiến đấu.

    Song, đường băng – với kích cỡ lớn và các khối bê-tông phẳng – lại là mục tiêu khá khó để làm cho tê liệt trong một thời gian dài.

    Ngay cả nếu Tomahawk trực tiếp đánh trúng đường băng thì nó cũng chỉ tạo ra một hố lớn trên mặt đường. Và hố này rất dễ khắc phục, chỉ cần vài công nhân với một chiếc máy ủi.

    Hình ảnh đầu tiên tại căn cứ không quân Al-Shayrat của Syria bị Mỹ tấn công bằng tên lửa Tomahawk (Video: RT)

    Thứ vũ khí lý tưởng để làm tê liệt sân bay trong một khoảng thời gian đáng kể phải là các loại bom xuyên phá như BLU-107 do Pháp sản xuất, hay còn được gọi là Matra Durandal.

    Theo trang mạng GlobalSecurity.org, bom Durandal rất hiệu quả trong việc phá hủy đường băng. Nó có thể xuyên phá tới 40cm bê-tông và tạo ra một hố lớn, sâu 2m và có đường kính xấp xỉ 5m, khiến công tác sữa chữa gặp khó khăn hơn so với hố tạo ra do các loại bom thông thường.

    Không những vậy, nó còn xới tung những tấm bê-tông xung quanh miệng hố, khiến bên bị thiệt hại mất nhiều công sức khắc phục hơn.

    Hay bom JP233 của Anh, với khả năng phân tán nhiều bom nhỏ mà nó mang theo xung quanh đường băng bị phá hủy, có thể khiến đội ngũ sửa chữa của đối phương gặp nguy hiểm khi tiếp cận khu vực này.

    Thế nhưng, những loại vũ khí ấy lại không thể được phóng từ tàu chiến ở khoảng cách trên 1.600km. Chúng cần được thả từ một chiếc máy bay tiếp cận gần mục tiêu.

    Vấn đề đó đã khiến Mỹ không còn lựa chọn nào tối ưu nào khác, ngoài việc phóng tên lửa Tomahawk, để tránh nguy cơ đối đầu trực diện với các đơn vị quân sự của Nga tại Syria.

    Hình ảnh tại căn cứ Al-Shayrat do máy bay không người lái ghi lại sau vụ tấn công bằng tên lửa của Mỹ.

    Với sự hiện diện của máy bay và các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, Mỹ không có cách nào để triển khai loại bom có thể làm tê liệt những đường băng đó.

    Bom thông minh JDAM được trang bị trên máy bay ném bom tàng hình B-2. Song, với số lượng có hạn (20 chiếc) và khả năng tàng hình không chắc còn hiệu quả, B-2 sẽ là sự lựa chọn đắt đỏ và liều lĩnh của Mỹ nếu đối đầu với các hệ thống phòng không mới nhất và tiên tiến nhất của Nga.

    Ý nghĩa thực sự của 59 tên lửa Tomahawk

    Hiệu quả của cuộc tấn công này sẽ còn gây tranh cãi trong một thời gian nữa. Cuộc tấn công nhằm vào một sân bay quân sự của Syria sẽ không dẫn đến nhiều thay đổi.

    Ngay cả khi một số máy bay Syria bị phá hủy đáng kể thì những tác động đối với cuộc xung đột này cũng sẽ rất nhỏ.

    Tại thời điểm này của cuộc xung đột, vụ tấn công bằng 59 tên lửa Tomahawk không gì hơn là một tuyên bố chính trị, thay vì một động thái quân sự cứng rắn.

    Tất nhiên, truyền thông Nga đã kể một câu chuyện khác, như họ vẫn thường làm. Hãng tinSputnikmô tả thiệt hại tại căn cứ Al-Shayrat nhỏ hơn nhiều so với Mỹ tuyên bố. Hãng tinRTthậm chí tuyên bố chưa đầy một nửa số tên lửa Tomahawk của Mỹ đánh trúng mục tiêu.

    Ý nghĩa thực sự của cuộc tấn công tên lửa này là nó đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi cuộc nội chiến Syria bùng nổ, quân đội Mỹ đối đầu trực tiếp với quân đội và chính phủ Syria. Giờ đây, cùng với IS và Al-Quaeda, quân đội Syria trở thành kẻ địch thứ 3 của Mỹ tại đất nước này.

    [​IMG]
    Tomahawk không phải là vũ khí lý tưởng để phá hủy đường băng.

    3 năm trước, hậu quả từ cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk dội xuống lực lượng Syria có lẽ sẽ đáng kể hơn nhiều.

    Đúng vậy, tên lửa Tomahawk, với đầu đạn nặng 450kg, có lẽ sẽ gây thiệt hại lớn cho sân bay Syria. Nhưng liệu nó có thực sự tác động tới hành động tàn nhẫn của chính phủ Syria đối với người dân của họ? Nhiều khả năng sẽ là "Không".

    Hơn 2.000 tên lửa Tomahawk đã được triển khai chiến đấu kể từ năm 1991.

    Đợt triển khai gần đây nhất là vào tháng 10 năm ngoái, khi Mỹ bắn 5 tên lửa Tomahawk phá hủy các trạm radar ven biển tại Yemen vì cho rằng chúng đã cung cấp thông tin để quân nổi dậy Houthi tấn công các tàu chiến Mỹ đang hoạt động trong khu vực này.

    Tomahawk, trong phần lớn kịch bản chiến tranh, sẽ là thứ vũ khí hiệu quả để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định. Tuy nhiên, khi được dùng để truyền tải một thông điệp hay làm đối phương xao nhãng, thì Tomahawk dường như sẽ mất đi hiệu quả của nó, nhất là khi đối phương lại được báo trước về vụ tấn công như vừa qua.

    Trong quá khứ, dù là phá hủy nhà máy dược phẩm ở Khartoum, Sudan (nơi Mỹ cho là có liên quan tới sản xuất vũ khí hóa học) hay tấn công trả đũa hành vi xâm phạm vùng cấm bay tại Iraq thì tên lửa hành trình Tomahawk luôn là thứ vũ khí trừng phạt lý tưởng.

    Nó có thể được phóng từ khoảng cách an toàn, không gây nguy hiểm cho lính Mỹ và biểu trưng cho sự hiện diện của một lực lượng đang thực thi sứ mệnh quan trọng.

    Có thể nói, khi bạn không muốn làm điều gì đó, nhưng lại muốn tỏ ra là mình đang làm điều ấy, thì hãy cứ triển khai tên lửa Tomahawk – có thể chọn con số 59.

    Theo thông tin mới nhất, sân bay tại căn cứ Al-Shayrat đã hoạt động trở lại sau vụ tấn công của Mỹ.

    http://soha.vn/chi-du-suc-lam-tray-...i-lam-khi-chon-tomahawk-20170409121949952.htm
  7. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Mỹ dõm quá, mục tiêu thì éo trúng, thế éo nào bay xuyên qua cửa đại sứ quán khựa làm phật lòng hán triều quá.
  8. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Giờ thì đã hiểu rồi tại sao rồi, bắn 59 phát, trật hết 26 phát thì tỷ lệ trúng vào đại sứ quán cũng chả có gì là không thể, bình thường nếu 26 quả mà nó có ra sa mạc, trúng vào nhà dân, thậm chí có trúng bệnh viện, nhầm vào quân đồng minh hay bom vào đoàn xe của Mỹ đi chăng nữa thì ai dựng thuyết âm miêu làm gì? Cứ mấy ngày, cùng lắm một tuần thì sẽ chìm xuồng ngay thôi, muốn nó nổi cũng chả dựng ngóc đầu nó nổi lên được.
    Nhưng cứ trúng vào sứ quán Tàu thì sẽ có thuyết âm miêu ngay nhé :))

    Nhai gì mà nhai cả chục năm không thấy chán à? Người ta không thích Tq thì nghe cũng thấy chán. Cứ làm như tên lửa Mỹ siêu quần bắn 100% ấy, đến thằng Mỹ còn chả dám thể hiện kiểu đó.
    Al-Qaeda thích bài này.
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Thằng đó ngu như chó mà bạn chấp gì nó 1 thằng ăn trợ cấp, vợ con đếch có
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Bắn tên lửa Tomahawk vào Syria, Mỹ bộc lộ điểm yếu lớn

    [​IMG]
    Theo War is Boring, quyết định sử dụng tên lửa Tomahawk của chính quyền Trump có thể so sánh với sự phụ thuộc nặng nề của chính quyền cựu Tổng thống Clinton vào thứ vũ khí này.
    Tối 6/4 (theo giờ Mỹ), 2 tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã phóng tổng cộng 59 tên lửa hành trình nhằm vào căn cứ không quân Al-Shayrat để đáp trả vụ tấn công của quân chính phủ Syria vào dân thường nước này hôm 4/4.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis tuyên bố, vụ tấn công đã làm thiệt hại hoặc phá hủy các kho nhiên liệu, kho đạn dược, các hệ thống phòng không và 20% số máy bay có khả năng hoạt động của Syria.

    Tuy nhiên, theo giới quan sát, cuộc tấn công này mang ý nghĩa chính trị hơn là một động thái quân sự cứng rắn, bởi tên lửaTomahawkkhông phải là loại vũ khí phù hợp để phá hủy đường băng sân bay, đủ khiến Không quân Syria bị tê liệt hoạt động trong một thời gian dài.

    Bằng chứng là trong vòng 1 ngày sau cuộc tấn công, căn cứ không quân Al-Shayrat đã hoạt động bình thường trở lại.

    [​IMG]
    Ảnh vệ tinh chụp căn cứ không quân Al-Shayrat sau cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ.

    Mới đây, trang mạngWar is Boringcòn có bài viết nhận định thêm rằng, cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk thực chất đã bộc lộ điểm yếu của chính quyền Trump.

    Phụ thuộc nặng nề vào tên lửa Tomahawk

    Theo bài viết, quyết định sử dụng tên lửa Tomahawk của chính quyền Trump có thể so sánh với sự phụ thuộc nặng nề của chính quyền cựu Tổng thống Clinton vào thứ vũ khí này.

    Ông Clinton từng sử dụng tên lửa Tomahawk, kết hợp với các cuộc không kích, để trừng phạt chính quyền Saddam Hussein vì xâm phạm vùng cấm bay mà Mỹ thiết lập tại Iraq, đồng thời không tuân thủ các cuộc thanh sát vũ khí của Liên Hiệp Quốc.

    Clinton cũng từng triển khai một cuộc tấn công tương tự bằng tên lửa Tomahawk vào Baghdad để trã đũa vụ ám sát, được cho là do Iraq tiến hành, nhằm vào người tiền nhiệm - George H.W. Bush - trong năm đầu tiên ông Bush giữ cương vị Tổng thống Mỹ.

    Chính sách phụ thuộc nặng nề vào thứ vũ khí này để trừng phạt kẻ địch của Mỹ sẽ bộc lộ những thiếu sót lớn.

    Chiến dịch Desert Strike là một ví dụ điển hình. Khi quân của chính quyền Saddam tiến hành cuộc đột nhập vào Kurdistan trong lúc đang xảy ra cuộc nội chiến người Kurd vào mùa hè năm 1996, máy bay Mỹ đã không làm gì để tấn công lực lượng trên bộ của Saddam.

    Thay vào đó, các tên lửa Tomahawk phóng từ trên không và trên biển lại nhằm vào những gì còn lại của hệ thống phòng không Saddam ở miền nam Iraq, cách xa chiến trường thực tế để trả đũa một cách vô ích.

    Sách lược sử dụng lực lượng trên bộ đã giúp Saddam đạt được mục đích.

    Quay trở lại với cuộc tấn công mới nhất của Mỹ vào Syria. Theo báo cáo cập nhật thì các máy bay tại căn cứ Al-Shayrat đã trở lại hoạt động chỉ trong vòng chưa đầy 24h sau "cơn mưa" tên lửa của chính quyền Trump.

    Điều đó không khác gì với việc Iraq bắt đầu khôi phục lại các hệ thống tên lửa đất-đối-không sau cuộc tấn công của bằng tên lửa Tomahawk của chính quyền Clinton.

    Việc này được tiến hành sau khi quân Saddam tiến hành thanh trừng các thành viên đối lập người Iraq tại Kurdistan và nhanh chóng rút lui sau khi hoàn thành sứ mệnh của họ.

    [​IMG]
    Tàu khu trục USS ‘Lagoon' phóng tên lửa tại Iraq năm 1996

    "Thoạt nhìn thì thấy đây có vẻ là thắng lợi lớn của Mỹ, nhưng ngẫm lại sẽ thấy nó dường như không mấy ấn tượng" – nhà bình luận chính trị Larry Sabato nhận định vào thời điểm diễn ra chiến dịch Desert Strike.

    "Ngược lại, ngày càng có vẻ như quân Saddam Hussein mới là bên giành chiến thắng" – ông Sabato nói.

    "Việc Mỹ không sẵn lòng triển khai binh sĩ, mà sử dụng các loại đạn dược tự động để thực hiện nhiệm vụ đó, không cho quân Saddam Hussein thấy rõ cam kết bảo vệ người Kurd" – Hai tác giả Michael Russell Rip và James Hasik viết trong cuốn "The Precision Revolution: GPS and the Future of Aerial Warfare".

    Trong nội bộ nước Mỹ, Clinton có lý do riêng khi dựa vào những tên lửa này đối phó với quân Saddam. Đó là bởi công chúng Mỹ không quá bận tâm về sự can thiệp của Mỹ ở nước ngoài, khi binh sĩ Mỹ không trực tiếp dấn thân vào cuộc chiến.

    [​IMG]
    Tàu khu trục USS Ross phóng tên lửa Tomahawk tấn công Syria hôm 6/4.

    Najmaldin Karim – một thành viên người Kurd ở phe đối lập với Saddam vào thời điểm đó cho biết, chính quyền Kirkuk đã chỉ trích việc Mỹ chỉ phụ thuộc vào các cuộc tấn công tên lửa và những cuộc không kích chỉ đủ "gãi ngứa" để kiềm chế Saddam.

    Sau khi sức mạnh trên không được sử dụng rộng rãi để phá hủy cơ sở hạ tầng và triệt tiêu lực lượng quân sự của Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, học giả Elliot Cohen đã tổng kết phương thức triển khai sức mạnh không quân hiện đại sao cho có hiệu quả.

    "Khi các Tổng thống sử dụng phương thức này, họ nên triển khai nó với sức sát thương khủng khiếp nhằm vào một vài mục tiêu nhất định hoặc triển khai trên quy mô đủ rộng để gây ra tổn thất nặng nề và lâu dài cho một quân đội và một xã hội" – ông Cohen cho hay.

    Trong khi đó, cuộc tấn công bằng số lượng tên lửa khổng lồ của Trump lại không có phạm vi rộng như vậy.

    Nếu thông tin các máy bay Syria tại căn cứ Al-Shayrat đã trở lại hoạt động là đúng thì cuộc tấn công này đã thất bại trong việc phá hủy, hoặc thậm chí là gây tổn hại nặng nề, cho mục tiêu.

    Mohammed Alloush, một nhà đàm phán cấp cao đối lập với Syria, đã ủng hộ cuộc tấn công của Trump nhưng thẳng thừng nhận định trên Twitter rằng: "Một căn cứ là không đủ. Có tới 26 căn cứ không quân nhắm vào dân thường".

    Điểm yếu lớn

    Tomahawk là loại vũ khí tương đối hiệu quả khi được sử dụng như một thành phần trong cuộc tấn công vũ trang kết hợp nhằm vào đối phương.

    Chúng cũng hữu dụng trong việc tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, chẳng hạn như hệ thống phòng không, bởi nguy cơ máy bay có người lái bị bắn hạ khi thực nhiện nhiệm vụ này quá cao.

    Chính quyền cựu Tổng thống Obama từng sử dụng tên lửa Tomahawk trong giai đoạn đầu chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria để tấn công nhóm khủng bố Khorasan.

    Tuy nhiên, chính quyền Assad có thể xâm phạm lằn ranh đỏ mà Trump tuyên bố về việc sử dụng vũ khí hóa học, bằng cách sử dụng các hệ thống pháo di động, thay vì căn cứ hoạt động cố định.

    Sau đó, tương tự như trường hợp của quân Saddam tại Kurdistan năm 1996, quân Assad có thể thường xuyên thách thức lằn ranh đỏ của Trump, trong khi tiếp tục trở thành mục tiêu khó nhằn của các cuộc tấn công trả đũa bằng đường không hoặc tên lửa hành trình.

    Khi lên án cuộc tấn công của Mỹ hôm 6/4, Nga đã đình chỉ thỏa thuận tránh đụng độ trên không với Mỹ tại Syria.Động thái này diễn ra trong thời điểm nguy cơ đụng độ giữa 2 phía đã trở nên nghiêm trọng.

    Nếu chính quyền Assad không bao giờ tái sử dụng vũ khí hóa học nữa thì cuộc không kích này sẽ là một thắng lợi. Tuy nhiên, nếu không hợp tác thận trọng với Nga, Nhà Trắng sẽ thấy việc áp đặt lằn ranh đỏ với Assad rất khó khăn.

    Điều này, cùng với những báo cáo ở trên về việc khôi phục hoạt động của căn cứ Shayrat, có thể làm bộc lộ điểm yếu, thay vì quyết tâm dứt khoát và sức mạnh của chính quyền Trump.

    http://soha.vn/ban-ten-lua-tomahawk-vao-syria-my-boc-lo-diem-yeu-lon-20170411131945407.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này