1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    CONTRACTS

    NAVY


    Lockheed Martin Corp., Lockheed Martin Aeronautics Co., Fort Worth, Texas, is being awarded a $129,430,321 modification to a cost-plus-fixed-fee delivery order (N0001917F0108) against a previously issued basic ordering agreement (N00019-14-G-0020). This order provides for ad***ional work on the TR-3 integrated core processor and related subsystems to alleviate diminishing manufacturing sources constraints projected under F-35 production Lot 15 for the Air Force ($51,772,129; 40 percent); Navy ($25,865,355; 20 percent); Marine Corps ($25,865,355; 20 percent); and international partners ($25,927,482; 20 percent). Work will be performed in Fort Worth, Texas, and is expected to be completed in March 2019. Fiscal 2017 research, development, test and evaluation funds (Air Force, Navy and Marine Corp); and international partner funds in the amount of $27,005,628 are being obligated at time of award, none of which will expire at the end of the current fiscal year.
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mỹ ca ngợi trí thông minh nhân tạo trên tiêm kích T-50
    (Vũ khí) - Tờ National Interest vừa có đánh giá cao khi Nga bước vào giai đoạn thử nghiệm hệ thống máy tính điều khiển trên khoang (ePilot) dành cho tiêm kích tàng hình T-50.
    Đại diện Tập đoàn Sukhoi, Dmitry Gribov cho biết, trong quá trình thử nghiệm, ePilot sẽ được trao quyền quản lý từng phần của máy bay, từ đó giúp phi công giảm thao tác điều khiển để tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu.

    Trước khi thực hiện cuộc thử nghiệm này, hãng Sukhoi đã nâng cấp công nghệ ePilot trên PAK FA với hệ thống máy bay tính mới được biết đến với tên gọi "Hệ thống tích hợp các mô-đun hàng không quân sự" – IMA BK để thay thế cho hệ thống cũ.

    [​IMG]
    Tiêm kích T-50.
    Khi được trang bị IMA BK, hệ thống này sẽ giúp phi công nhận diện và xử lý tình huống chiến đấu tốt hơn. Theo lời chuyên gia Sukhoi, IMA BK sẽ thực hành nhiệm vụ kiểm soát tình trạng của máy bay, hoa tiêu, radar hàng không và các kênh liên lạc quân sự trong quá trình thử nghiệm.

    Theo ông Dmitry Gribov, trong các bài thực nghiệm chiến đấu, IMA BK sẽ giúp phi công nhận diện các mục tiêu, phát hiện các mục tiêu nguy hiểm và lựa chọn vũ khí tấn công. Không chỉ có vậy, ePliot mới còn được thử sức với tình huống máy bay mất kiểm soát để khởi động và tối ưu lại các hệ thống trên khoang.

    Quá trình thử nghiệm ePilot sẽ giúp hoàn thiện IMA BK. Vị đại diện này cho biết, hệ thống ePilot trang bị trên PAK FA ưu việt hơn so với hệ thống điều khiển tự động đang lắp đặt trên các máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ hiện nay.

    Ông Dmitry Gribov cho biết: "Hệ thống mới có thể sẽ tăng hiệu quả hoạt động của máy bay lên 10 lần, độ tin cậy và an toàn lên 4 lần". Theo Lenta, thực chất đây là hệ thống được coi là trí thông minh nhân tạo từng được Nga nói đến trước đây.

    Phản ứng trước việc Nga bước vào giai đoạn thử nghiệm, tạp chí Mỹ National Interest nhận định: "Đây có thể là yếu tố được mong đợi ở máy bay thế hệ thứ 5 của Nga. Và không ngạc nhiên khi Nga và Mỹ có cùng cách tiếp cận công nghệ".

    Tuy nhiên, giữa Nga và Mỹ vẫn đang có sự khác biệt trong chiến lược phát triển điện tử hàng không quân sự. Trong khi phía Nga thường phát triển hệ thống hàng không chung nhất, có tính kế thừa và hoán cải nó phù hợp với nhiều dòng máy bay chiến đấu, thì Mỹ lại theo hướng hợp nhất trang bị của từng loại máy bay riêng rẽ.

    Ngoài ra, có thể thấy rõ xu hướng này khi hệ thống điều khiển trên khoang Baget từng được thử nghiệm trên các nguyên mẫu PAK FA đã được trang bị trên máy bay Su-35. Hướng phát triển này giúp Nga có thể sử dụng các thành phần của máy bay thế hệ thứ 5 nâng cấp các máy bay thế hệ cũ trong tương lai.

    Và như vậy, Nga đang dần thu hẹp khoảng cách về công nghệ điện tử hàng không quân sự với Mỹ và phương Tây - lĩnh vực vốn là điểm yếu của Liên Xô trước đây và hiện tại là hàng không quân sự Nga so với Mỹ.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...ng-minh-nhan-tao-tren-tiem-kich-t-50-3333971/

    Mỹ có hệ thống tương tự ko nhĩ ? ngay cả F-35 cũng ko có hệ thống này thì phải !
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Phải chăng F-22 Raptor đang ngáng đường công danh F-35?

    Tính đến thời điểm tháng 4/2017, Không quân Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng tiêm kích tàng hình F-22 Raptor và nhất quyết không chịu mua F-35.
    [​IMG]

    Máy bay chiến đấu tàng hình chiếm ưu thế trên không F-22 Raptor được đưa vào hoạt động trong lực lượng Không quân Mỹ từ năm 2005. Đây là máy bay thế hệ thứ năm sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ thứ tư được Không quân Mỹ nghiên cứu chế tạo từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Đến nay, trong lực lượng Không quân Mỹ đang có khoảng 183 chiếc tiêm kích tàng hình F-22 Raptor hoạt động. Được phát triển từ phiên bản F-15 Eagle nổi tiếng, chiếc F-22 có độ hoàn thiện đến mức hơn 10 năm sau khi chiếc F-35 ra đời Không quân Mỹ vấn nhất quyết không chịu mua F-35 mà chung thành với F-22 Raptor. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Dù ra đời sau hàng thập kỷ, nhưng F-35 lại không hơn F-22 là bao, cụ thể, ngoài khả năng tàng hình vượt trội hơn so với F-22, chiếc tiêm kích tàng hình đa chức năng F-35 thậm chí còn thua cả F-16 trong những cuộc không chiến thử nghiệm chứ chưa cần tới F-22 phải ra tay. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Ví dụ, động cơ của F-35 yếu hơn so với F-22, tính cơ động của F-35 cũng kém hơn dù cả hai chiếc tiêm kích này có thiết kế khí động học hiệu quả ngang nhau nhưng F-35 chỉ được trang bị có một động cơ. Có lẽ do "ỷ" vào khả năng tàng hình siêu việt trên chiếc F-35 mà các nhà thiết kế đã giới hạn vận tốc tối đa của nó chỉ vào khoảng 1900 km/h tương đương với Mach 1,6. Chiếc F-22 với tốc độ tối đa Mach 2,2 tương đương 2560 km/h thừa sức cho F-35 "hít khói". Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Phía nhà sản xuất lại cho rằng F-35 được thiết kế để tối ưu hóa khả năng tàng hình và nó sẽ phát huy hiệu quả khả năng chiến đấu của mình với một chiến thuật hiệu quả dành riêng cho các máy bay tàng hình. Tuy nhiên phía Không quân Mỹ cho rằng một chiếc máy bay "không thể tự bảo vệ mình" khi bị phát hiện và càng không thể "cao chạy xa bay" vì tốc độ thấp như F-35 thì khả năng bị bắn hạ sau khi bị phát hiện là rất cao vì nên nhớ rằng dù có được trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến đến mấu những chiếc máy bay này vẫn dễ dàng bị nhận ra bằng... mắt thường. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Trong lực lượng Không quân Mỹ đang có khoảng 5.778 phi cơ, trong đó nhiều nhất là các loại F-16 C/D với hơn 1000 chiếc, sau đó đến các phiên bản F-15 với hơn 450 chiếc và cuối cùng là F-22A Raptor với 183 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Dự tính từ nay tới năm 2025 Không quân Mỹ sẽ giảm 20% số phi cơ chiến thuật của lực lượng này, nghĩa là chiến đấu cơ F-35 sẽ còn phải đợi rất lâu nữa mới có thể góp mặt trong Không lực Mỹ với số lượng lớn vì ít nhất trong khoảng 10 năm tới lực lượng này sẽ chỉ loại biên bớt chứ chưa chắc đã chịu "mua sắm" thêm nhất là với chiếc phi cơ đắt nhất thế giới F-35. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    F-22 Raptor và F-35 Lightning bay bên cạnh nhau. Ngoài vấn đề kỹ thuật, chiếc F-35 còn có giá thành đắt hơn và chi phí vận hành cao hơn chiếc F-22. Và với những gì F-35 mang lại, Không quân Mỹ đã từng nhận xét thẳng thừng rằng họ xứng đáng có một "chiếc máy bay tốt hơn" nhiều so với chiếc F-35 đắt đỏ này. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Những vướng mắc về kỹ thuật và vấn đề giá thành quá cao của F-35 thực chất xuất phát từ việc phía Lockheed cố gắng nhồi nhét quá nhiều công nghệ và tính năng khiến nó không đạt được sự ổn định cần thiết. Chính vì quá hiện đại như vậy, nên chiếc F-35 đã không thể soán ngôi được F-22 vốn đã nổi tiếng với sự ổn định suốt hàng chục năm nay trong lực lượng Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

    ưhttp://www.baomoi.com/phai-chang-f-22-raptor-dang-ngang-duong-cong-danh-f-35/c/22124325.epi
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    'Lợn béo' F-35 lại ngốn thêm 1 năm và 2 tỷ USD
    (Bình luận quân sự) - Giới chức lãnh đạo Mỹ ước tính triển vọng hoàn thiện máy bay chiến đấu tàng hình F-35 là không dưới 1 năm và cần thêm gần 2 tỷ USD nữa.
    Lockheed Martin tiếp tục khắc phục lỗi trên F-35

    “Lại mất thêm một năm và ngốn thêm hơn một tỷ USD” - giới truyền thông Mỹ than thở và cho biết, Bộ Quốc phòng nước này có thể sẽ cần thêm hơn 1 tỷ đô la để hoàn thành chương trình thiết kế phương án cơ bản cho tiêm kích F-35 - theo một báo cáo Viện Kiểm toán Mỹ.

    Bản báo cáo cho biết, những trục trặc và lỗi kỹ thuật liên tiếp của F-35 lại tiếp tục phát sinh. Sự chậm trễ trong vấn đề xử lý sự cố phần mềm Block 3F có thể dẫn đến thực tế hoạt động thử nghiệm khiến Lầu Năm Góc mất thêm nhiều thời gian và kinh phí bổ sung.

    Giới chuyên gia Mỹ cho biết, đánh giá của Lầu Năm Góc dự kiến giải quyết vấn đề này trong vòng 5 tháng và sĩ nhiên là cần phải chi thêm 532 triệu dollars. Tuy nhiên, con số này bị các nhà phân tích của Viện Kiểm toán cho là “quá lạc quan” đối với tình trạng bết bát của F-35.

    Dựa trên những đánh giá riêng của mình, Viện Kiểm toán Mỹ kết luận rằng, để hoàn thiện chương trình F-35, Mỹ sẽ cần thêm ít nhất một năm với số tiền tài trợ bổ sung không dưới 1,7 tỷ đô la, trong đó khoảng 1,3 tỷ sẽ được yêu cầu vào năm tài khóa 2018.

    Bản báo cáo này có thể không khiến cho giới chức lãnh đạo hãng Lockhead Martin nản lòng trước “đứa con” của mình, bởi họ sẽ tiếp tục tuyên bố “sẽ khắc phục, sẽ hoàn thiện” F-35 nhưng nó sẽ làm cho giới quan chức chính phủ, các chính khách và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ thêm chán nản.

    Mới đây, quan sát viên Dan Grazier của tạp chí “Lợi ích Quốc gia” (National Interest) của Mỹ đã mỉa mai rằng, chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ là nỗi thất vọng lớn lao, tương lai của chiến đấu cơ Lighning II rất bất định.

    Theo ý kiến của chuyên gia Grazier, vấn đề lớn nhất là chi phí vận hành mỗi chiếc F-35 đã lên đến con số khủng khiếp, mỗi một giờ bay của nó tiêu tốn tới 44 nghìn USD (có con số khác cho là 67.000 USD), đắt gấp 2-3 lần các chiến đấu cơ hiện đại nhất hiện nay.

    [​IMG]
    Chế tạo “Cậu bé vàng” F-35 là dự án tốn kém nhất mọi thời đại của Mỹ

    Ngay cả ông Michael Gilmore, cựu Giám đốc Cục hoạt động thử nghiệm của Lầu Năm Góc, sau khi về hưu mới thẳng thắn nói rằng, “hàng trăm sai lầm nghiêm trọng” không cho phép người ta đánh giá F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 5 hoàn chỉnh.

    Ông nhận xét rằng, F-35 sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho Không quân Mỹ. Quá trình tối ưu hóa và các chuyến bay thử nghiệm các nguyên mẫu bay này chưa hoàn tất, nhưng những sai sót kỹ thuật của chiến đấu cơ "tàng hình" này đã hạn chế đáng kể phạm vi sử dụng nó,

    Ngoài ra, có lẽ Lockheed Martin “không có đủ nhà thiết kế tài năng, không có khái niệm rõ ràng về triển vọng của F-35”, nên số lượng sai sót kỹ thuật đang dần tăng lên, dẫn đến sản phẩm này bị giảm chất lượng, do đó, quá trình tối ưu hóa cứ kéo dài mãi, dài mãi chưa đến hồi kết.

    F-35: Máy bay vô dụng nhất, dự án thảm họa nhất của Mỹ

    Còn chuyên gia Mike Fredenburg của tạp chí Mỹ The National Review kêu gọi Tổng thống Donald Trump cần kết thúc trong thời gian sớm nhất chương trình phát triển siêu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 "đầy vô vọng".

    Theo khẳng định của ông Fredenburg, do muốn làm tăng khả năng tàng hình nên các chuyên gia thiết kế của Lockheed Martin đã cố nhồi nhét các loại bom đạn vào trong thân F-35, khiến nó giống một con lợn béo, kém hẳn các chiến đấu cơ thế hệ cũ về khả năng cơ động.

    Sau khi bị chê nhiều, các sáng chế gia Lockheed Martin đã làm nhẹ bớt F-35 nhờ vào cách tháo dỡ vũ khí và đơn giản hóa hệ thống an toàn cần thiết. Kết quả là, siêu chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ cần phải tránh va chạm với kẻ thù và luôn phải có tiêm kích đàn em khác hộ tống.

    Việc cần có máy bay chiến đấu “phi tàng hình” khác hộ tống đã khiến tính năng tàng hình được thiết kế vô cùng tốn kém về tiền bạc và công sức của F-35 trở nên vô nghĩa, khiến nó chẳng còn mang ý nghĩa là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5.

    Hơn thế nữa, việc xây dựng kết cấu khung thân của F-35 từ thành phần hợp kim nhôm đặc biệt là điều vô cùng phi lý vì không chịu được quá tải cao, khiến tốc độ thực tế của nó kém xa so với thiết kế tối ưu của động cơ.

    Theo quan sát viên Fredenburg, một vấn đề rất lớn nữa là hoạt động không ổn định của động cơ đẩy và những trục trặc thường xuyên trong các thùng chứa nhiên liệu, cụ thể là các lớp vật liệu cách nhiệt trong hệ thống làm mát của khoang nhiên liệu máy bay không thể sử dụng bình thường.

    Điều hiển nhiên là tất cả sự cố liên quan đến hệ thống nhiên liệu đều rất nghiêm trọng. Thùng chứa nhiên liệu phải được chế tạo bằng các loại vật liệu siêu bền, ví dụ như Titan.

    Tuy nhiên, người Mỹ muốn thể hiện mình có trình độ cao đến nỗi có thể bỏ qua các định luật vật lý nên đã làm thùng chứa xăng bằng vật liệu tổng hợp, nhưng loại vật liệu này có một nhược điểm lớn là không bền, khi quá tải nghiêm trọng, chúng bắt đầu vỡ vụn ra từng mảnh.

    Mới đây các chuyên gia Mỹ cũng phát hiện tiếp một lỗi khác là hệ thống càng trước của F-35C tạo ra rung động quá lớn khi máy bay rời hệ thống máy phóng với gia tốc mạnh. Điều này có thể làm phi công tổn thương vùng đầu hoặc mất kiểm soát tạm thời khi máy bay cất cánh.

    [​IMG]
    Tiêm kích “Lợn béo” F-35 khiến giới chức lãnh đạo Mỹ thất vọng

    Cùng với lỗi càng trước, ghế phóng cũng bị coi là lỗi nghiêm trọng có thể khiến phi công lái F-35 có cân nặng khiêm tốn có thể bị gẫy cổ, mất mạng bất cứ lúc nào. Điều này khiến quân đội Mỹ quyết định cấm các phi công nặng dưới 62kg lái tiêm kích F-35.

    Trục trặc xuất hiện phổ biến đến nỗi, nói đến F-35 là đương nhiên sẽ có sự cố, các bài viết về F-35 thường phải kèm theo những từ khóa như: “Đình chỉ bay”, “ngừng bay” hay “lại gặp sự cố”, “vô số lỗi”, “liên tiếp trục trặc” hoặc “khắc phục”, “sửa chữa”, “tìm giải pháp”…

    Hiện nay, các chuyên gia của Lockheed Martin và các hãng liên kết chế tạo linh kiện, sản xuất các hệ thống và phần mềm hệ thống trên F-35 vẫn đang “miệt mài” khắc phục các sự cố liên tiếp xảy ra đối với dòng chiến đấu cơ này, mặc dù Mỹ đã miễn cưỡng đưa vào biên chế.

    Chương trình chế tạo F-35 đã tiêu tốn khoảng 1,5 nghìn tỷ USD (kể cả lạm phát), để trở thành chương trình sản xuất vũ khí đắt đỏ nhất trên toàn thế giới, trong mọi thời đại, nhưng lại được kèm theo danh xưng là “chiến đấu cơ vô dụng nhất”.

    Trừ các chuyên gia của Lockheed Martin, đa số các chuyên gia Mỹ nhận định rằng, chương trình chế tạo chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 là thất bại lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp hàng không Mỹ, không chỉ về kinh phía đầu tư mà còn cả về chất lượng máy bay.

    Do sự tốn kém về ngân sách phát triển và chất lượng không tương xứng với kinh phí, F-35 cũng được đặt rất nhiều biệt danh không lấy gì làm hay ho như: Tiêm kích béo tròn”, “lợn béo” hay “chiến đấu cơ bạc tỷ” hoặc “máy bay đắt đỏ nhất thế giới” hoặc “cậu bé vàng”…
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...-ngon-them-1-nam-va-2-ty-usd-3334239/?paged=2
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Lợn bay là cách gọi F 35 của đội quân bàn phím 2 xu Trung Quốc
    khách quan mà nói J-20 trông giống con đó hơn

    [​IMG]

    Đài Loan quyết bỏ qua F 16 lên thẳng F 35
    Lần cập nhật cuối: 28/04/2017
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    J20 là máy bay tác chiến tầm xa kiểu Mig31. Nó rất to, có khoang vũ khí khủng để chứa tên lửa tầm xa.

    J20 cực kỳ lợi hại khi đánh chặn tầm xa và chống tầu nổi. Không đùa với nó được đâu.

    Còn tính năng lộn nhào quần vòng thì em nó kém là cái chắc.
    beta22Al-Qaeda thích bài này.
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Thì bởi vậy TQ mới chế ra thêm J-31 đó bác
    meo-u thích bài này.
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    J31 là bản thử nghiệm hoặc xuất khẩu. Tiếc cho em nó vẫn chơi động cơ RD33 của Mig29, trong khi J10 tin dùng động cơ Su27

    Máy bay duy nhất dùng RD33 của TQ cũng là bản xuất khẩu cho Pakistan. Nội địa TQ không dùng.
    beta22 thích bài này.
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.372
    Đã được thích:
    26.718
    Về tính năng bay nó tương tự Su-27 chứ cũng không kém đâu. Nó cũng không có khả năng dùng tốc độ để đột kích đội hình địch. Nó muốn dùng khả năng tàng hình để đột kích áp sát và khả năng cơ động để thoát ly. Nó cũng định dùng khả năng đó để tiếp cận cụm TSB địch trên nền tư duy chống tiếp cận thay vì dùng tốc độ và đạn tầm xa để đánh hỏng kế hoạch từ xa trên khắp các đại dương như Tu-22M3. Về vai trò, J-20 phải đảm nhiệm cả nhiệm vụ của Su-27/J-11 lẫn Tu-22 và Mig-31. Nó là một chương trình lắm tham vọng kiểu như F-4 nhưng hướng đa nhiệm chứ không nặn lắm phiên bản.
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    thì J-20 đa nhiệm mà, nhưng khí động học của nó chỉ cho phép dogfight quần vòng hạn chế thôi, ko thể bằng J-10A/B, J-11B, Su-27/30 trong kho của TQ được. Thành ra nó sẽ vừa đảm nhận mini AWACS, anti ship/surface, interceptor, BVR/WVR giới hạn. Ở chủ đề TLQSTQ tôi đã nói J-20 dùng để interceptor tốt hơn MiG-31 vì radar có tầm phát hiện lớn, lại có khả năng tàng hình, mang AAMBVR mới. Nó nguy hiểm hơn MiG-31 dù MiG-31 có AAMBVR có tầm bắn xa nhất thế giới, nhưng lại thiếu tính tàng hình

Chia sẻ trang này