1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Số lượng hơi bị nhiều. Cứ cho mỗi khẩu đội cần 7 chú lính thì 150.000 khẩu cần tới 1 triệu lính pháo binh. Chưa kể hậu cần.

    Chắc bọn Sò há nó viết thừa 1 số o
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    quân số của TT lớn top 10 thế giới, xã hội quân sự hóa, nên số lượng lính dành cho pháo bính ko thiếu đâu, hơn nữa pháo binh TT ko cần tỉ lệ chính xác, vì chắc chắn khi khai chiến thì sẽ dùng đầu đạn sinh học rồi, số pháo có dẫn đường là loại KN09 thì ít hơn
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mỹ "hoảng vía": Tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên bắn tới được Guam

    (Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo Hwasong-12 mà Triều Tiên vừa phóng thành công có thể tấn công căn cứ Mỹ ở đảo Guam.
    Ngày 14/5, đánh dấu một bước tiến lớn trong chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Bình Nhưỡng phóng thành công mộttên lửa đạn đạomới có thể tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam, bước tiến gần hơn tới tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đe dọa lục địa Mỹ.

    Theo CNN, Bình Nhưỡng cho biết tên lửa mới được gọi là Hwasong-12, một loại tên lửa đạn đạo tầm trung. Tên lửa bay được khoảng 787 km nhưng đạt độ cao tới 2.111 km. Các chuyên gia quân sự nhận xét, nếu tên lửa bay đúng quỹ đạo, tầm bắn có thể đạt tới 4.500 km. Trong khi đó, đảo Guam, căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Thái Bình Dương cách Triều Tiên khoảng 3.500 km.

    Bình Nhưỡng tuyên bố rằng tên lửa mới có thể mang đầu đạn hạt nhân cỡ lớn.Tên lửa Hwasong-12được công bố lần đầu trong cuộc diễu binh kỷ niệm ngày sinh của nhà lãnh đạo Kim Il-sung vào tháng trước. David Schmerler, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí James Martin nhận xét, Hwasong-12 dường như là phiên bản rút gọn của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) KN-08.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 trong đợt diễu binh vào tháng 4. Ảnh: CNN.
    Tên lửa này có thể là sự thay thế hoặc tăng cường cho tên lửa tầm trung Musudan, cũng không loại trừ khả năng dùng để thử nghiệm công nghệ cho tên lửa liên lục địa KN-08. Vụ phóng thử thành công ngày 14/5 cho thấy việc phát triển ICBM của Bình Nhưỡng đang tiến triển nhanh hơn những gì mà giới phân tích dự đoán.

    Trong tháng 1, các nhà phân tích còn hoài nghi tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, rằng Triều Tiên đang có một ICBM ở giai đoạn cuối trong quá trình phát triển. Vụ phóng vào ngày 14/5 có thể là lần thử nghiệm đầu tiên của tên lửa Hwasong-12.

    Thời gian gần đây, Triều Tiên thực hiện khá nhiều vụ phóng tên lửa nhưng tập trung vào các hệ thống đang phát triển, thậm chí họ còn làm tốt hơn so với Mỹ trước đây. Các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đầu tiên của Mỹ như Redstone, Vanguard, Atlas và Titan có tỷ lệ thất bại khi phóng thử khá cao.

    [​IMG]
    Tầm bắn của tên lửa Hwasong-12 bao phủ toàn bộ căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam. Đồ họa: CNN.
    Kể từ khi nắm quyền điều hành đất nước, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đẩy mạnh việc phát triển và thử nghiệm tên lửa. Ông trực tiếp giám sát 3 lần phóng thử tên lửa, nhiều hơn so với những gì cha ông đã làm trong 18 năm cầm quyền.

    Bình Nhưỡng đạt được nhiều thành công đáng chú ý trong giai đoạn 2016-2017. Trong tháng 2, Triều Tiên phóng thử thành côngtên lửa đạn đạo tầm trungdi động KN-15, còn gọi Pukguksong-2. Tháng 8/2016, Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

    Tháng 6/2016, Bình Nhưỡng thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Tên lửa bay theo quỹ đạo cao bất thường, nhiều khả năng để thử nghiệm độ chịu nhiệt của đầu đạn. Các nhà phân tích cho rằng, nếu tên lửa bay theo quỹ đạo thông thường, tầm bắn của nó có thể đạn tới 4.000 km.

    Nhà phân tích Schmerler cho biết thêm, tên lửa Hwasong-12 là vụ phóng thử có độ cao lớn nhất từ trước đến nay của Triều Tiên, ngoại trừ các vụ phóng vệ tinh. “Bình Nhưỡng sẽ không thử nghiệm tên lửa ở tầm bắn đầy đủ vì phải bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Họ sẽ phóng tên lửa lên càng cao càng tốt, từ đó họ có thể tính toán đầy đủ phạm vi của nó”, ông Schmerler nói.

    Vụ phóng thử thành công tên lửa Hwasong-12 bổ sung vào kho vũ khí của Triều Tiên có thể đe dọa căn cứ đảo Guam. Nó báo hiệu công nghệ tên lửa Triều Tiên tiến bộ nhanh hơn những gì mà Mỹ dự đoán.

    http://kienthuc.net.vn/quan-su/my-h...g-12-trieu-tien-ban-toi-duoc-guam-871897.html
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
  6. Hanoi1979

    Hanoi1979 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2015
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    118
    Chỉ lo Hwasong-12 không bay tới Guam mà lại bay lạc sang đất người khác thôi , mà lạc vào Beijing cho nó gần nhà đỡ bay nhiều mệt mỏi .
    Và điều gì sày ra khi Mỹ mất căn cứ ấy ? . Nó lại chả nướng đa số dân bắc hàn lên trong lửa hạt nhân luôn và ngay . Tất nhiên là Mỹ chả đợi điều ấy sảy ra mà sẽ đánh trước từ cự ly hàng trăm ,hàng ngàn Kilomet cho 120 000 pháo từ 12,7 mm cho đến thần công nhà bắc hàn bắn trả :-D
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mỹ chỉ có 10 phút ra quyết định nếu Triều Tiên phóng tên lửa
    Tên lửa đạn đạo Triều Tiên mất khoảng nửa giờ để bay tới Mỹ, nhưng Tổng thống Trump có ít thời gian để ra quyết định đối phó hơn rất nhiều.
    Mỹ có thể bất lực trước tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Triều Tiên
    [​IMG]
    Tên lửa tầm trung Hwasong-12 của Triều Tiên rời bệ phóng. Ảnh: KCNA.

    Triều Tiên mới đây phóng thành công tên lửa Hwasong-12, giúp nước này tiến gần hơn tới tham vọng sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể mang đầu đạn hạt nhân bắn tới Mỹ, đồng thời khiến tổng thống Mỹ có ít thời gian để ra quyết định đối phó hơn nhiều, theo Independent.

    "Mọi chuyện sẽ diễn ra rất nhanh. Ngay cả đối với tên lửa tầm xa, chúng ta cũng phải thực hiện nhiều giai đoạn để có thể phát hiện và xác định đó là tên lửa gì. Tổng thống Trump có lẽ chỉ có khoảng 10 phút để quyết định có nên tấn công trả đũa hay không", chuyên gia David Wright thuộc Chương trình An ninh Toàn cầu UCS nhận định.

    Giới quan sát quốc tế cho rằng tên lửa Hwasong-12 có thể đạt tầm bắn 4.500 km, thừa sức bắn tới căn cứ quân sự Mỹ ở Guam. Triều Tiên vào năm sau có thể chế tạo thành công ICBM dựa trên công nghệ của tên lửa đạn đạo tầm trung này.

    [​IMG]
    ICBM Triều Tiên có thể phóng tới Mỹ trong vòng nửa giờ. Đồ họa: IISS

    Nhà phân tích Markus Schiller thuộc tổ chức ST Analytics ở Đức cho rằng một khi sở hữu ICBM mang đầu đạn hạt nhân, Triều Tiên sẽ mất chưa đến nửa tiếng để tấn công các thành phố thuộc Bờ Tây của Mỹ như Seatle, Los Angeles và khoảng 33-34 phút để giáng đòn tấn công hạt nhân vào San Francisco.

    Các siêu đô thị ở xa hơn như New York và thủ đô Washington, cách Triều Tiên khoảng 11.000 km, có thể hứng đòn tấn công hạt nhân sau 38-39 phút từ khi Bình Nhưỡng khai hỏa tên lửa.

    Các đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á sẽ có ít thời gian hơn. Tên lửa Triều Tiên có thể bay tới Seoul trong 6 phút và Tokyo trong 10-11 phút, khiến thời gian ra quyết định ứng phó của lãnh đạo các quốc gia này còn rất ít.

    Theo các chuyên gia, việc thời gian ra quyết định ứng phó rất ngắn có thể dẫn đến những quyết định sai lầm của các nhà lãnh đạo. Khu vực Đông Bắc Á cũng như cả thế giới có thể rơi vào thảm họa hạt nhân nếu lãnh đạo nước Mỹ nhận định sai về tên lửa Triều Tiên và tung ra đòn tấn công phủ đầu, khiến Bình Nhưỡng đáp trả bằng các vũ khí uy lực nhất.


    Vụ phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên

    Ngay cả khi kho vũ khí hạt nhân bị vô hiệu hóa, Triều Tiên vẫn có thể gây thiệt hại nặng cho Mỹ và Hàn Quốc bằng các cuộc tấn công sinh hóa nhắm vào các căn cứ quân sự của liên quân trong khu vực.

    Mỹ đã triển khai nhiều hệ thống đánh chặn trên đất liền và trên biển ở Đông Bắc Á để đề phòng tên lửa đạn đạo Triều Tiên, nhưng không ai có thể đảm bảo rằng những hệ thống này có thể bắn hạ các tên lửa được Bình Nhưỡng phóng lên, đặc biệt là khi nhiều ICBM được khai hỏa cùng lúc.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...inh-neu-trieu-tien-phong-ten-lua-3587197.html
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mỹ có thể bất lực trước tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Triều Tiên
    Mỹ và các đồng minh hiện không có phương pháp nào hiệu quả 100% để chống lại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Triều Tiên.
    Chiến lược chống trả của Triều Tiên khi bị Mỹ tấn công / Lưới phòng không Nga có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên bay lạc

    Vụ phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên

    Việc Triều Tiên gần đây phóng thử thành công tên lửa Hwasong-12 đưa nước này tiến gần hơn bao giờ hết tới tham vọng sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), nhưng cũng đặt Mỹ và các đồng minh trước thách thức chưa từng có, theo National Interest.

    Theo các chuyên gia quân sự quốc tế, nếu Triều Tiên phát triển được công nghệ ICBM, họ có khả năng tấn công các thành phố ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Mỹ và nhiều khu vực khác mà gần như không thể bị ngăn cản.

    Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ vừa triển khai ở Hàn Quốc được cho là rất tiên tiến, nhưng không bảo đảm khả năng đánh chặn được ICBM. Tổ hợp Aegis có khả năng tạo lá chắn phòng thủ cho một biên đội tàu chiến hoặc khu vực đất liền, nhưng không thể bao trùm toàn bộ các thành phố trước những cuộc tấn công tiềm tàng của ICBM Triều Tiên.

    Để bảo vệ lục địa Bắc Mỹ, Lầu Năm Góc đã triển khai hệ thống phòng thủ mặt đất giai đoạn giữa (GMD) đặt tại bang Alaska và California, nhưng chỉ có 9 trong tổng số 17 cuộc thử nghiệm đánh chặn của GMD thành công, khiến hệ thống này không được đặt nhiều hy vọng.

    Về chính trị, các cường quốc hạt nhân hiện nay thường đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân bằng khái niệm đảm bảo hủy diệt lẫn nhau (MAD) nhờ nhận thức rằng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu sẽ gây ra nhiều hậu quả hơn lợi ích. Tuy nhiên, Triều Tiên được cho là không đi theo con đường này, khiến chiến lược răn đe hạt nhân có thể không còn hiệu quả.

    [​IMG]
    Triều Tiên đang tích cực phát triển ICBM có tầm bắn tới Bắc Mỹ. Ảnh: Reuters.

    Nhà phân tích Adam Cabot cho rằng nếu các biện pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế thất bại, Mỹ và các đồng minh không có nhiều lựa chọn ngoài việc can thiệp quân sự để loại bỏ mối đe dọa từ chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân Triều Tiên.

    Tuy nhiên, giải pháp này này có thể dẫn đến những thiệt hại khủng khiếp, nhất là khi họ chưa có biện pháp chắc chắn 100% để đánh chặn được tên lửa đạn đạo Triều Tiên, Cabot kết luận.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...dan-dao-xuyen-luc-dia-trieu-tien-3586335.html
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mỹ chỉ có 10 phút ra quyết định nếu Triều Tiên phóng tên lửa
    Tên lửa đạn đạo Triều Tiên mất khoảng nửa giờ để bay tới Mỹ, nhưng Tổng thống Trump có ít thời gian để ra quyết định đối phó hơn rất nhiều.
    Mỹ có thể bất lực trước tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Triều Tiên
    [​IMG]
    Tên lửa tầm trung Hwasong-12 của Triều Tiên rời bệ phóng. Ảnh: KCNA.

    Triều Tiên mới đây phóng thành công tên lửa Hwasong-12, giúp nước này tiến gần hơn tới tham vọng sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể mang đầu đạn hạt nhân bắn tới Mỹ, đồng thời khiến tổng thống Mỹ có ít thời gian để ra quyết định đối phó hơn nhiều, theo Independent.

    "Mọi chuyện sẽ diễn ra rất nhanh. Ngay cả đối với tên lửa tầm xa, chúng ta cũng phải thực hiện nhiều giai đoạn để có thể phát hiện và xác định đó là tên lửa gì. Tổng thống Trump có lẽ chỉ có khoảng 10 phút để quyết định có nên tấn công trả đũa hay không", chuyên gia David Wright thuộc Chương trình An ninh Toàn cầu UCS nhận định.

    Giới quan sát quốc tế cho rằng tên lửa Hwasong-12 có thể đạt tầm bắn 4.500 km, thừa sức bắn tới căn cứ quân sự Mỹ ở Guam. Triều Tiên vào năm sau có thể chế tạo thành công ICBM dựa trên công nghệ của tên lửa đạn đạo tầm trung này.

    [​IMG]
    ICBM Triều Tiên có thể phóng tới Mỹ trong vòng nửa giờ. Đồ họa: IISS

    Nhà phân tích Markus Schiller thuộc tổ chức ST Analytics ở Đức cho rằng một khi sở hữu ICBM mang đầu đạn hạt nhân, Triều Tiên sẽ mất chưa đến nửa tiếng để tấn công các thành phố thuộc Bờ Tây của Mỹ như Seatle, Los Angeles và khoảng 33-34 phút để giáng đòn tấn công hạt nhân vào San Francisco.

    Các siêu đô thị ở xa hơn như New York và thủ đô Washington, cách Triều Tiên khoảng 11.000 km, có thể hứng đòn tấn công hạt nhân sau 38-39 phút từ khi Bình Nhưỡng khai hỏa tên lửa.

    Các đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á sẽ có ít thời gian hơn. Tên lửa Triều Tiên có thể bay tới Seoul trong 6 phút và Tokyo trong 10-11 phút, khiến thời gian ra quyết định ứng phó của lãnh đạo các quốc gia này còn rất ít.

    Theo các chuyên gia, việc thời gian ra quyết định ứng phó rất ngắn có thể dẫn đến những quyết định sai lầm của các nhà lãnh đạo. Khu vực Đông Bắc Á cũng như cả thế giới có thể rơi vào thảm họa hạt nhân nếu lãnh đạo nước Mỹ nhận định sai về tên lửa Triều Tiên và tung ra đòn tấn công phủ đầu, khiến Bình Nhưỡng đáp trả bằng các vũ khí uy lực nhất.


    Vụ phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên

    Ngay cả khi kho vũ khí hạt nhân bị vô hiệu hóa, Triều Tiên vẫn có thể gây thiệt hại nặng cho Mỹ và Hàn Quốc bằng các cuộc tấn công sinh hóa nhắm vào các căn cứ quân sự của liên quân trong khu vực.

    Mỹ đã triển khai nhiều hệ thống đánh chặn trên đất liền và trên biển ở Đông Bắc Á để đề phòng tên lửa đạn đạo Triều Tiên, nhưng không ai có thể đảm bảo rằng những hệ thống này có thể bắn hạ các tên lửa được Bình Nhưỡng phóng lên, đặc biệt là khi nhiều ICBM được khai hỏa cùng lúc.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...inh-neu-trieu-tien-phong-ten-lua-3587197.html
  10. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Thời
    Tại sao lại là 15 vạn mà ko phải là 1 triệu hay 5 triệu khẩu, mà 10 triệu khẩu thì sao nhỉ.
    Thấy ông Al-Qaeda chăm chỉ post bài, ngoài trích dẫn ra cũng lý luận khá nhiều, ông thấy số liệu này có liều ko ? Có "hạ thấp" quá triều tiên ko ?

Chia sẻ trang này