1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    không chỉ Tàu mà Nhật cũng lừa nhé, đừng tưởng chỉ có Tàu lừa ta :D
    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-s...tp-hcm-bi-doi-von-60-000-ty-dong-3315406.html
    meo-u thích bài này.
  2. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tàu khu trục lớp 055 mới của Trung Quốc tác chiến thế nào?
    Cập nhật lúc: 07:45 23/05/2017
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [paste:font size="5"]Trung Quốc bất chấp PCA, đưa hai tàu 20.000 tấn tới Biển Đông
    Hải quân Trung Quốc sẽ mạnh hơn Mỹ trong 4 năm nữa?[/paste:font]
    (Kiến Thức) - Tàu khu trục lớp 055 của Trung Quốc được đánh giá có khả năng tác chiến đa năng, là cơ sở để Bắc Kinh phát triển biên đội tàu sân bay trong tương lai.
    Trung Quốc bắt đầu khởi công đóng cáctàu khu trục lớp 055thế hệ mới từ năm 2015, dự đoán cuối năm 2017 sẽ hạ thủy và chính thức bàn giao từ nửa đầu năm 2018 cho Hải quân nước này. Các chuyên gia đánh giá, cáctàu khu trục lớp 055 thế hệ mới của Trung Quốccó nhiều tính năng hiện đại, đủ năng lực tác chiến độc lập trên biển dài ngày với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau.
    [​IMG]
    Mô hình thiết kế tàu khu trục lớp 055. Ảnh: Indiandefence
    Mục đích phát triển
    Giới chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, Trung Quốc phát triển các tàu khu trục lớp 055 thế hệ mới nhằm 3 mục đích đó là: Thứ nhất, tăng cường và nâng cao năng lực tác chiến phòng thủ cho chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) của nước này, qua đó hạn chế tối đa sự tiếp cận về quân sự của Mỹ đối với các vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền cũng như ngang ngược tuyên bố chủ quyền; Thứ hai, mở rộng phạm vi bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia do tàu khu trục mới có khả năng tác chiến xa bờ cao hơn nhiều so với các tàu hiện có trong biên chế; Thứ ba, nâng cao năng lực tác chiến xa bờ, phô trương sức mạnh quân sự, răn đe đối với các nước có tranh chấp lãnh hải.
    Thông số kỹ thuật và nhiệm vụ chủ yếu
    Căn cứ vào những thông tin được giới truyền thông Trung Quốc tiết lộ, có thể dự đoán các tàu khu trục lớp 055 thế hệ mới của hải quân nước này có lượng giãn nước từ 10.000 – 14.000 tấn; dài từ 160 – 180m; rộng 21 – 23m; tốc độ 30 hải lý/h; phạm vi hoạt động 10.000km; biên chế 280 người. Nhiệm vụ chủ yếu của tàu khu trục lớp 055 đó là chỉ huy lực lượng tàu tác chiến mặt nước của Trung Quốc; làm trung tâm của hạm đội phòng không để tấn công các cuộc tập kích đường không của đối phương; hộ tống cho cụm tàu sân bay chiến đấu và tiến hành tấn công hỏa lực đối đất, đối hạm để bảo vệ Không quân Trung Quốc; thực hiện nhiệm vụ săn ngầm để bảo đảm hoạt động an toàn cho các tàu ngầm của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Vị trí hệ thống vũ khí và radar trên tàu khu trục lớp 055.
    Ảnh: Nosintblogspot
    Tính năng và biên chế các loại vũ khí
    Tàu khu trục lớp 055 có khả năng tàng hình cao nhờ có thiết kế tàng hình hiện đại, độ phản xạ radar thấp, mức độ bức xạ hồng ngoại/điện từ và tiếng ồn thấp. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, tàu khu trục lớp 055 thế hệ mới được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
    Về vũ khí: Tàu khu trục lớp 055 có một sàn nâng/hạ tự động trực thăng và được thiết kế từ 112 - 128 ống phóng tên lửa thẳng đứng và mang được khoảng 150 tên lửa các loại, vượt trội các khu trục hạm lớp Arleigh Burke Flight I (90 ống phóng) và Flight IIA (96 ống phóng), không hề thua kém so với tuần dương hạm lớp Ticonderoga (122 ống phóng) của Mỹ. Hệ thống phóng thẳng đứng trên khu trục hạm này có thể phóng nhiều loại tên lửa quốc nội mạnh nhất của Trung Quốc là tên lửa hàng trình chống hạm YJ-18, tên lửa phòng không hạm HHQ-9 và tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10. Với những loại tên lửa trên, tàu khu trục lớp 055 có thể tấn công các mục tiêu cách xa 1.000 - 2.000km và được tăng cường đáng kể khả năng tấn công mục tiêu trên bộ.
    [​IMG]
    Cấu tạo ống phóng thẳng đứng của tàu 055. Ảnh: Paralayiboards
    Bên cạnh đó, tàu khu trục lớp 055 còn được trang bị pháo 130mm nòng đơn PJ38, tầm bắn khá xa, tốc độ bắn khá cao, có thể sử dụng các loại đạn khác nhau, có khả năng bắn đạn dẫn đường chuyên dùng cho nhiệm vụ phòng thủ tầm xa. Trong khi đó, các pháo 30mm PJ-11 với 11 nòng và các tên lửa HHQ-10 sẽ đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ tầm gần.
    Về radar: Theo giới phân tích, khu trục hạm lớp 055 sẽ được trang bị radar thế hệ mới của Trung Quốc là 346X, đã được lắp đặt và thử nghiệm trên khu trục hạm lớp Lữ Dương III. Radar 346X có tính năng ngang ngửa với radar AN/SPY-1 trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke Flight I của Mỹ. Hệ thống radar này sử dụng cả băng tần X và băng tần S, có khả năng phát hiện nhạy bén các mục tiêu tầm ngắn và tầm trung đồng thời dẫn đường cùng lúc cho nhiều loại tên lửa như tên lửa hành trình, tên lửa tấn công đối đất, thậm chí tên lửa chống hạm siêu âm.
    [​IMG]
    Cấu tạo radar của tàu khu trục lớp 055. Ảnh: Militar
    Về thông tin liên lạc và tác chiến điện tử: Tàu khu trục Type 055 còn được trang bị nhiều hệ thống truyền dữ liệu như hệ thống JIDS, hệ thống truyền dữ liệu tổng hợp và hệ thống truyền dữ liệu tốc độ cao băng thông rộng, có thể cung cấp khả năng thông tin, định vị, chống nhiễu, với tốc độ cao, dung lượng lớn, giúp cho tàu này có khả năng thông tin mạnh. Trong khi đó, hệ thống tác chiến điện tử của tàu khu trục Type 055 có thể trinh sát tín hiệu điện từ, quang học và sóng âm xung quanh tàu, phán đoán mức độ đe dọa của các loại tín hiệu, tiến hành phân tích, đo đạc và cảnh báo sớm đối với các tín hiệu mối đe dọa.
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-khu-truc-lop-055-moi-cua-trung-quoc-tac-chien-the-nao-873977.html
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Chính thức tên lửa M20 đã được xuất khẩu cho Belarus, đánh bại Prahaar, ATACM và SS-26 hoặc các loại TBM khác, trong phân khúc tên lửa đạn đạo chiến thuật, dẫn đầu trong dòng tên lửa này

    [​IMG]


    Triển vọng phát triển hệ thống rocket phóng loạt Polonez
    7:10 PM, 22/05/2017, Views: 407 | By Nam Xương

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Tại triển lãm vũ khí quốc tế Milex-2017 ở Minsk, Belarus, tên lửa M20 do Trung Quốc sản xuất đã được giới thiệu với tư cách phương tiện sát thương tương lai dành cho hệ thống rocket phóng loạt hạng nặng Polonez.

    [​IMG]
    Hệ thống rocket phóng loạt Polonez
    Polonez chính là biến thể xuất khẩu của hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật còn khá lạ lẫm DF-12 được giới thiệu với công chúng vào mùa thua năm 2013. M20 được thông báo là có tầm 280 km, tức là trong giới hạn do chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa MTCR quy định. M20 có trọng lượng 4 tấn, trong đó trọng lượng phần chiến đấu là 480 kg.
    Phần chiến đấu gồm các loại: phá-mảnh, phá, động năng, chùm mảnh-xuyên giáp. Tên lửa được trang bị hệ dẫn kết hợp (quán tính/vệ tinh). М20 có khả năng cơ động để đột phá hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của đối phương. Người ta có trù tính khả năng lắp 2 tên lửa M20 để trong ống phóng lên một bệ phóng của hệ thống rocket phóng loạt Polonez.
    Xem ra thì việc chuyển giao М20 cho Belarus là vấn đề đã được giải quyết hoặc ở mức độ sẵn sàng giải quyết cao. Nếu sản xuất М20 tại Belarus thì trên cơ sở tên lửa này, Belarus có thể chế tạo tên lửa đất đối đất của mình có tầm băn 400 km trở lên.
    [​IMG]
    Tên lửa M20
    Ngoài ra, Belarus cũng đã hoàn thành việc tích hợp tên lửa có tầm bắn 300 km với hệ thống Polonez. Tên lửa này cũng đặt trong ống phóng cùng loại như tên lửa tầm bắn 200 km và chỉ dài hơn 20 cm.

    Cần lưu ý là tên lửa đặt trong ống phóng kín có thời hạn cất giữ 10 năm, còn thời hạn cất giữ tính toán thì còn lâu hơn nhiều. Tên lửa được kiểm tra tình trạng kỹ thuật 3-5 năm một lần mà không phải đưa tên lửa khỏi ống phóng.

    Hiện đã có ít nhất một hợp đồng xuất khẩu Polonez và tuy khách hàng đầu tiên không được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng đó là Azerbaijan.

    Belarus đã mất 3 năm kể từ khi bắt đầu công tác thiết kế-thử nghiệm cho đến khi bàn giao những hệ thống đầu tiên cho quân đội. Nhờ nghiên cứu và khái quát kinh nghiệm sản xuất vũ khí tương tự của nước ngoài, các nhà thiết kế đã tạo cơ sở tiềm năng lớn để phát triển hệ thống. Hệ thống pháo phản lực Polonez có trình độ tự động hóa cao, cho phép khi cần thì huấn luyện kíp chiến đấu sử dụng vũ khí chỉ trong vài giờ.
    Trong hệ thống Polonez, vì các lý do kỹ thuật và kinh tế, các bộ phận và linh kiện do nước ngoài sản xuất vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Ví dụ, việc sản xuất động cơ tên lửa chỉ có ý nghĩa kinh tế khi sản lượng đạt 20 động cơ/năm trở lên. Tuy nhiên, các hệ thống điều khiển và dẫn của Polonez là của Belarus.
    Điều thú vị là tên lửa của Polonez có thể sử dụng không chỉ phần chiến đấu mà cả động cơ làm phương tiện sát thương vì động cơ có thể rơi xuống đầu đối phương từ độ cao 42 km và ở tầm 22-92 km.
    Tiềm năng kỹ thuật của Polonez cho phép sử dụng nhiều thành phần của hệ thống để chế tạo hệ thống tên lửa phòng không của Belarus. Theo thông tin chưa được xác nhận, Belarus đang tiến hành dự án nghiên cứu riêng trên hướng này.
    http://vietnamdefence.com/Home/phan...ong-rocket-phong-loat-Polonez/20175/55223.vnd
    Lần cập nhật cuối: 24/05/2017
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Trung Quốc thử thành công Z-19E Hắc toàn phong
    10:03 PM, 19/05/2017, Views: 763 | By PM

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Tổng công ty chế tạo máy bay Trung Quốc AVIC đã thử nghiệm thành công trực thăng chiến đấu hạng nhẹ Z-19E vốn có biệt danh Cơn lốc xoáy đen, tờ Nhân dân nhật báo ngày 18/5/2017 đưa tin.

    [​IMG]
    Z-19E
    Z-19E thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào buổi sáng tại một sân bay ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc.
    Z-19E là biến thể hiện đại hóa của Z-9, còn Z-9 lại là mẫu sản xuất theo giấy phép của trực thăng Dauphin của hãng Aerospatiale, Pháp. Z-19E có trọng lượng cất cánh 4,25 tấn, tố lái 2 người.
    [​IMG]
    Khác với Z-9, Z-19E có mức ồn thấp hơn, cấu tạo buồng lái có thay đổi để bảo vệ tin cậy các phi công khi bị tấn công trực diện và nhiều cải tiến để ngăn chặn vật lạ rơi vào cánh quạt khi bay ở độ cao nhỏ. Trực thăng này được trang bị thùng nhiên liệu chống đạn. Nhà sản xuất khoe rằng, Hắc toàn phong vượt trội nhiều trực thăng cùng lớp về tốc độ và khả năng cơ động.

    Z-19E dùng để tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ và hạng nặng trên chiến trường, chế áp các hỏa điểm đối phương, chi viện cho lục quân, cũng như có thể dùng để chặn đánh mục tiêu bay thấp
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    Vũ khí của trực thăng này gồm các tên lửa không đối không, không đối đất và các súng máy.
    AVIC dự định chào bán xuất khẩu Z-19E. Để làm thế, nhiều tham số và cấu hình trực thăng có thể được nhà sản xuất thay đổi tùy theo ý muốn của khách hàng.
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Nguồn: Lenta, rusnewstoday24, 18.5.2017.
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...hanh-cong-Z19E-Hac-toan-phong/20175/55218.vnd
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Khoang lái WZ-10

    [​IMG][​IMG]
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Pháo phản lực phóng loạt Polonaise mang tính năng Iskander
    (Vũ khí) - Hệ thống pháo phản lực Polonaise do Belarus chế tạo dựa trên công nghệ của Trung Quốc và được Trung Quốc hỗ trợ các các chuyên gia chú ý đặc biệt.
    Trong cuộc triển lãm vũ khí quốc tế MILEX-2017 xuất hiện hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) triển vọng mới được trang bị tên lửa M20 của Trung Quốc nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia.

    Hệ thống mới này có tên gọi là Polonaise do Belarus chế tạo dựa trên công nghệ của Trung Quốc và được Trung Quốc hỗ trợ.

    [​IMG]
    Phảo phản lực của Belarus "Polonaise" dựa trên công nghệ Trung Quốc và được Trung Quốc hỗ trợ
    Phiên bản mới này của Belarus có nhiều tính năng tương đương với phiên bản xuất khẩu Iskander của Nga.

    Hệ thống tên lửa này có tầm hoạt động khoảng 280 km (tức là trong giới hạn đã được thiết lập chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, bởi thực tế khả năng tên lửa M20 có thể đạt tầm xa tối đa 400 km).

    Khối lượng tên lửa khoảng 4 tấn, trong đó phần chiến đấu nặng khoảng 480 kg, tên lửa này dài khoảng 7,8 m, đường kính thân 0,75 m.

    Phần chiến đấu có thể được cấu tạo với nhiều loại đầu đạn khác nhau như nổ, nổ mảnh, chống xe tăng xe bọc thép...cho phép tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp giữa quán tính và vệ tinh.

    M20 có khả năng vượt qua các hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa của đối phương. Mỗi hệ thống phóng MLRS Polonaise sẽ được trang bị 2 tên lửa M20 trong ống phóng di động.

    Nguồn tin cũng cho biết rằng, nhờ công nghệ của Trung Quốc gần như vấn đề sản xuất loại tên lửa này được bảo đảm. Trong trường hợp chúng được sản xuất ở Belarus thì dựa vào những cơ sở đã có nhiều khả năng sẽ tạo ra loại tên lửa đặc biệt “đất đối đất” với tầm hoạt động lên tới 400 km thậm chí hơn.

    Ngoài ra một loại tên lửa có tầm xa khoảng 300 km cũng sẽ được trang bị trên hệ thống MLRS Polonaise và nó tương đối giống tổ hợp Iskander của Nga.

    Theo các nhà thiết kế, trong hệ thống MLRS Polonaise có một số bộ phận hệ thống sẽ được sản xuất trong nước và một số sẽ được sản xuất ở nước ngoài. Tuy nhiên hệ thống điều khiển và dẫn đường của hệ thống này sẽ do Belarus đảm nhiệm. Theo dự kiến mỗi năm họ sẽ sản xuất khoảng 20 hệ thống.

    Đặc biệt hơn là các tên lửa của Polonaise không chỉ tiêu diệt mục tiêu bằng phần chiến đấu mà có thể tiêu diệt mục tiêu bằng động cơ. Động cơ của chúng có thể “ném” vào đối phương ở độ cao 42 km và phạm vi tiêu diệt khoảng 22 km đến 92 km.

    Một trong những điểm chú ý của hệ thống này là các đầu đạn (phần chiến đấu) có thời hạn phục vụ khoảng 10 năm cho phép chúng phục vụ lâu dài. Việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tên lửa được tiến hành trực tiếp mà không cần tháo dỡ khỏi xe và khoảng 3-5 năm một lần.

    Các chuyên gia cho biết rằng, nhờ việc nghiên cứu và thực hiện các cuộc thử nghiệm với nhiều loại vũ khí khác nhau cho phép chúng trở thành hệ thống tiềm năng trong tương lai.

    Hệ thống MLRS Polonaise đặc trưng bởi mức độ tự động hóa rất cao. Đặc biệt trong trường hợp cần thiết có thể huấn luyện người điều khiển sử dụng chỉ trong vài giờ.

    Hệ thống triển vọng này được các chuyên gia đánh giá là “em trai” của hệ thống Iskander do Nga sản xuất và nhiều khả năng trong tương lai hệ thống Polonaise sẽ trở thành một trong những thành phần của hệ thống phòng thủ quốc gia.

    Theo nguồn tin dấu tên, có ít nhất một hợp đồng xuất khẩu hệ thống này đã được ký kết và nhiều khả năng đó là Azerbaijan.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...at-polonaise-mang-tinh-nang-iskander-3336094/
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    DF16 với đầu đạn chùm

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Trung Quốc khoe tên lửa phòng không HQ-16 hơn cả Buk của Nga: Bị chuyên gia bóc mẽ
    Trung tá Trịnh Ngọc Tiến, Trường Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng|26/05/2017 07:16 PM

    10
    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-16 Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật.
    Sự xuất hiện của Hồng Kỳ HQ-16 tại một Triển lãm làm dấy nên nghi ngờ về sự sao chép toàn bộ hay chỉ là phiên bản copy ý tưởng của hệ thống phòng không Buk nổi tiếng của Nga.
    Cú hạ cánh kiểu "bốc đầu" khiến trực thăng khổng lồ MH-53 bị hư hỏng nặng
    Trong cuộc Triển lãm hàng không Chu Hải tháng 11/2016, Trung Quốc tiếp tục giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ-16 (HQ-16) do Tập đoàn Khoa học kỹ thuật vũ trụ Trung Quốc (CASC) nghiên cứu chế tạo.

    Sự xuất hiện của Hồng Kỳ-16 làm dấy nên nghi ngờ về sự sao chép của hệ thống phòng không Buk nổi tiếng của Nga. Vậy giữa hai hệ thống này có điểm gì giống và khác nhau.

    Hồng Kỳ-16 có phải là "hàng nhái" toàn bộ hay chỉ là phiên bản "copy" ý tưởng hay một phần của hệ thống tên lửa phòng không Buk; chúng ta tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ cũng như so sánh tính năng kỹ chiến thuật của hai hệ thống này.

    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-16 Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật.

    Nguồn gốc xuất xứ của Hồng Kỳ-16

    Theo tạp chí "Kỹ thuật và vũ khí" Nga, Trung Quốc chưa được tiếp cận toàn bộ với hệ thống Buk-9K37; nhưng sở dĩ Trung Quốc nghiên cứu phát triển được loại vũ khí có quy cách và tính năng tương tự, có thể liên quan đến một giao dịch thương mại quân sự khác.

    Tháng 8/1997, Trung Quốc và Nga đã ký kết hợp đồng mua bán tàu quân sự. Trong hợp đồng này, Nga đã bán cho Trung Quốc 2 chiếc tàu khu trục 956 lớp Sovremenny cùng hệ thống vũ khí đi kèm. Trung Quốc rất hài lòng với tính năng ưu việt của tàu 956 trong đó có hệ thống tên lửa phòng không Shtil (phiên bản của Buk trên tàu hải quân) trang bị trên tàu.

    Rất nhanh chóng, loại vũ khí này được cục thiết kế Ngưu Lang Tinh và cục thiết kế Cách Tân phối hợp nghiên cứu và sản phẩm Hồng Kỳ-16 ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

    Từ copy một phần đến phiên bản Trung Quốc

    Dự án nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa Hồng Kỳ-16 chính thức bắt đầu từ tháng 7/1999, năm 2009 chính thức công khai hóa trong lễ duyệt binh mừng quốc khánh; năm 2012 được đưa ra giới thiệu lần đầu tại Triển lãm hàng không Chu Hải.

    Chính vì Trung Quốc không được tiếp cận đồng bộ với hệ thống tên lửa Buk, nên đơn vị tác chiến tiêu chuẩn của Hồng Kỳ-16 cũng khác với đơn vị tên lửa Buk nguyên bản. Hệ thống nguyên bản Buk bao gồm 1 xe radar trinh sát mục tiêu, 1 xe chỉ huy và 3 đến 4 xe radar điều khiển hỏa lực kiêm xe phóng. Ngoài ra, mỗi đại đội có thể có từ 2 đến 3 xe chở đạn kiêm xe phóng.

    Hệ thống Hồng Kỳ-16 cũng bao gồm một xe radar trinh sát mục tiêu, 1 xe chỉ huy nhưng chỉ có 1 xe radar điều khiển hỏa lực, xe phóng được tách riêng và không có xe chở đạn kiêm xe phóng như của Buk.

    Lý giải về điều này, các chuyên gia quân sự cho rằng, hệ thống Buk là hệ thống phòng không lục quân dã chiến, được tăng cường hoặc phối thuộc cho các sư đoàn cơ giới của Liên Xô (trước đây) và Nga ngày nay.

    Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã rút ra bài học kinh nghiệm từ những cuộc chiến tranh Trung Đông, nếu chỉ có radar điều khiển hỏa lực hoặc radar tìm bắt mục tiêu đơn nhất sẽ khó đảm bảo khả năng tác chiến liên tục của toàn bộ hệ thống tên lửa đất đối không, nếu radar hệ thống bị phá hủy, tất cả các nhánh hệ thống sẽ bị tê liệt.

    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-16 Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật.

    Vì vậy, khi thiết kế hệ thống tên lửa Buk, họ mới bố trí riêng cho mỗi xe phóng đạn được phối thuộc 1 radar điều khiển hỏa lực; họ hết sức nhấn mạnh đến thiết kế dự phòng.

    Đối với Hồng Kỳ-16 của Trung Quốc, tất cả thiết kế đều tiếp cận Hồng Kỳ-9 của không quân, khái niệm thiết kế gần với phòng không khu vực, chứ không phải dùng cho phòng không dã chiến lục quân.

    Với hệ thống Buk của Nga, không cần chuẩn bị trận địa trước; nó có thể "dừng bắn không chuẩn bị trước" (với phiên bản cũ) hoặc "vừa chạy vừa bắn" (đối với phiên bản Buk-2M). Còn hệ thống HQ-16, các trận địa bắn đều được chuẩn bị trước.

    Tuy Hồng Kỳ-16 quảng cáo có hệ thống radar điều khiển hỏa lực với tính năng ưu việt, nhưng một khi radar này bị phá hủy, toàn bộ hệ thống sẽ bị tê liệt. Ngoài ra, xe tiếp đạn của Hồng Kỳ-16 cũng không có khả năng phóng đạn.

    Hiển nhiên, trong lĩnh vực phòng không dã chiến, Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu và không đưa được vào trong thiết kế vũ khí như của Nga; có thể coi đây là điểm trừ của Hồng Kỳ-16 so với Buk.

    Xe phóng tên lửa HQ-16 chở sẵn 6 quả đạn. Thời gian chuyển từ trạng thái hành quân chuyển sang trạng thái chiến đấu (phóng quả đạn đầu tiên) mất 12 đến 14 phút, trong đó không bao gồm thời gian tìm bắt mục tiêu, vì việc xác định mục tiêu chủ yếu do xe radar và xe chỉ huy phụ trách, mỗi quả đạn phóng cách nhau 3 giây, thời gian phóng hết cơ số đạn từ 25 đến 30 giây.

    Hồng Kỳ liệu có hơn cả Buk?

    Một tạp chí quốc phòng khá nổi tiếng nói rằng, khi đại diện thương mại quân sự Trung Quốc giới thiệu Hồng Kỳ-16 tại triển lãm nước ngoài, đã không trực tiếp trả lời chủ đề về tên lửa Buk-9M38; nhưng họ lại muốn so sánh Hồng Kỳ-16 với hệ thống Buk, cho rằng tên lửa của mình có ưu thế vượt trội về chỉ tiêu kỹ, chiến thuật.

    Tuy nhiên, do các nhà thiết kế Trung Quốc chỉ được tiếp cận hệ thống Buk từ phiên bản của hải quân (Shtil), do vậy họ không nắm được tính năng kỹ chiến thuật ưu việt của toàn hệ thống Buk.

    Về những khác biệt cụ thể giữa Hồng Kỳ-16 so với Buk; trước hết nói về thiết kế phần khung gầm. Hiện nay, hầu hết hệ thống Buk đang trong biên chế sử dụng kiểu bánh xích GM-569, trọng lượng xe bệ phóng lên tới 33 tấn, về khả năng cơ động trên đường bộ đương nhiên không thể bằng Hồng Kỳ-16.

    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không Buk của Nga.

    Tuy nhiên đây chính là sự khác biệt về địa hình và sự vận dụng chiến thuật của hai bên (Nga và Trung Quốc). Mọi người đều biết, nước Nga đất rộng nhưng hạ tầng giao thông lại không được hoàn chỉnh, cộng thêm phương thức tác chiến của Buk chủ yếu là đi theo các đơn vị cơ giới trên đồng bằng của châu Âu, cho nên sử dụng thiết kế bánh xích.

    Điểm cộng của Buk nữa là sử dụng rất nhiều linh kiện thuộc hệ thống phòng không dã chiến thường dùng khác của quân đội Nga như Tor-M1, Tunguska… nên thiết kế khung gầm như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng hậu cần.

    Tuy nhiên, những năm gần đây, Nga tăng cường xuất khẩu vũ khí nên đã đưa ra loại xe sử dụng thiết kế bánh hơi theo yêu cầu của khách hàng.

    Hồng Kỳ-16 sử dụng loại bánh hơi, chủ yếu là xem xét đến mạng lưới đường bộ ở miền Đông Trung Quốc đã rất phát triển, cho dù ở khu vực miền Tây thì phần nhiều vẫn là hoang mạc, thảo nguyên ít mưa, nhưng lại có thể tận dụng mạng lưới đường sắt để chuyên chở, nên lựa chọn loại xe bánh hơi.

    uy vậy nhiều loại vũ khí phòng không dã chiến của Trung Quốc lại sử dụng các khung gầm khác nhau, gây khó khăn cho công tác bảo đảm kỹ thuật.

    Ngoài ra, thao tác của Hồng Kỳ-16 giống như Hồng Kỳ-9, sau khi xe bệ phóng đến trận địa, nhân viên phải xuống xe để triển khai hệ thống cùng giá anten, khiến thời gian chuyển từ hành quân đến khi phóng được quả đạn tên lửa đầu tiên mất khá nhiều thời gian.

    Với hệ thống Buk, nhân viên chỉ cần thao tác trong xe nên thời gian từ khi hành tiến đến khi phóng quả đạn đầu tiên chỉ cần 5 phút.

    Trung Quốc nhấn mạnh tính năng radar Hồng Kỳ-16 tốt hơn so với hệ thống Buk. Ở bộ phận radar tìm bắt mục tiêu, Buk sử dụng loại radar 9S18, cự ly tối đa tìm bắt mục tiêu là 160km; xe chỉ huy điều khiển có thể đồng thời xử lý 60 mục tiêu và đưa tham số của 36 mục tiêu trong đó sang xe phóng tên lửa.

    Radar trinh sát của Hồng Kỳ-16 là anten điều khiển chủ động, khả năng tìm bắt nhiều nhất là 144 mục tiêu, nhưng trên thực tế nó chỉ có thể theo bám và khóa 48 mục tiêu, khi truyền sang xe chỉ huy điều khiển sẽ chỉ còn điều khiển được hỏa lực đối với 24 mục tiêu. Về radar trinh sát, hệ thống Hồng Kỳ-16 kém hẳn hệ thống của Buk.

    Điều mà Hồng Kỳ-16 không thể sánh được là đơn vị hỏa lực của Buk-M2 vốn kèm theo 4 đến 6 xe phóng đạn có gắn radar điều khiển hỏa lực 9S36, có thể bổ sung bù đắp những khiếm khuyết về tìm bắt mục tiêu bay thấp.

    Mỗi đơn vị hỏa lực của Buk-M2 mới được tăng cường thêm 2 chiếc xe radar điều khiển hỏa lực 9S36 có thiết bị nâng cao bệ radar, có khả năng tìm bắt mục tiêu bay thấp, điều này có nghĩa 1 đơn vị hỏa lực Buk-M2 có thể đồng thời tấn công 16 đến 32 mục tiêu, gấp 2 đến 4 lần so với Hồng Kỳ-16.

    Điều đáng chú ý là, Trung Quốc chỉ muốn thông qua nhập khẩu của Nga tàu khu trục 956E, 956EM để được sở hữu tên lửa 9M38, 9M317. Về tính năng của 2 loại tên lửa đó thì Hồng Kỳ-16 thực sự không thể sánh bằng. Đánh giá chung về tính năng tổng thể thì Buk hoàn toàn vượt trội hơn Hồng Kỳ-16.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Kim Khải, T/c "Tri thức binh khí", số 3/2017.

    2. Egyptian President Reinforces Friendship with Russia

    3.http://www.onwar.com/weapons/rocket/missiles/Russia_SA11.htm
  10. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Chuyên gia Việt vẫn có thể sai, nhưng chú Tàu nô ăn ngủ với vũ khí Tàu mà cũng sai thì cần phải xem lại:-D
    [​IMG]
    Đạn này, hệ thống trên này là Hồng Kỳ Cửu hiệu đấy chú Việt gian:-D Chú chắc cũng chả phân biệt được đạn Hồng Kỳ Cửu hiệu với đạn Hồng Kỳ Thập Lục hiệu như đám môn sinh chõng tre vỡ lòng của chị đâu nhỉ;-)

    HQ-16 trung trình phòng không đạo đạn tác xạ
    [​IMG]

    Tổ hợp Hồng Kỳ 16 khi xuất khẩu được định danh là Liệp Ưng 80 (LY-80). Cuối tuần chú ý bổ túc kiến thức đi chú:-)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này