1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Gì toàn tiếng Anh không vậy chú
    Al-Qaeda thích bài này.
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Để phục vụ xuất khẩu nữa mà
    --- Gộp bài viết: 28/05/2017, Bài cũ từ: 28/05/2017 ---
    Đâu tôi trích nguyên văn lại, ko chỉnh sửa gì cả
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tên lửa TQ bán chạy như tôm tươi

    Bất ngờ nguồn gốc tên lửa đạn đạo của Thổ Nhĩ Kỳ

    Cập nhật lúc: 20:30 29/05/2017
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [paste:font size="5"]Báo TQ: tên lửa đạn đạo M20 vượt xa Iskander
    Kinh ngạc kho vũ khí tự chế của Thổ Nhĩ Kỳ[/paste:font]
    (Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Khan được cho là phiên bản sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ theo giấy phép từ Trung Quốc.
    Theo Military - Today, những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một số nỗ lực để mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ các quốc gia trong khối quân sự NATO. Tuy nhiên, NATO lại lên án việc mua sắm tiềm năng này, buộc Ankara phải tìm đến các quốc gia không thuộc khối quân sự lớn nhất thế giới này.

    Hệ thốngtên lửa đạn đạotầm ngắn Khan vừa được Thổ Nhĩ Kỳ công bố trong năm 2017. Khan là tên gọi quốc tế, trong khi quân đội nước này gọi là Kaan. Về mặt lý thuyết, Khan là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, nhưng các thành phần chính lại được sản xuất ở nước ngoài.

    Cụ thể, đạn tên lửa được chế tạo ở Trung Quốc, phương tiện mang phóng linh hoạt cao do Belarus chế tạo. Khan thực chất là phiên bản của hệ thống tên lửa đạn đạo M20 của Trung Quốc cấp phép sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

    Mỗi xe mang phóng chở theo 2 ống phóng kiêm container bảo quản hình hộp chứa tên lửa bên trong. Một số nguồn tin gọi tên lửa này là Bora. Đây là phiên bản của tên lửa BP-12A của Trung Quốc do tập đoàn Roketsan, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Khan được công khai lần đầu trong năm 2017. Ảnh: Military Today.
    Tên lửa đạn đạo Khanđược phóng theo chiều thẳng đứng và có tầm bắn khoảng 280 km, mang theo đầu đạn nặng 470 kg. Phiên bản gốc M20 có tầm bắn trên 300 km, mang theo đầu đạn nặng 500 kg. Một số nhà phân tích cho rằng, việc giảm tầm bắn và đầu đạn để phù hợp với Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa xuất khẩu (MTCR).

    Về ngoại hình, Khan có một số điểm tương đồng với tên lửa đạn đạo tầm ngắn LORA của Israel. Mục tiêu chính của tên lửa Khan là các khu vực tập trung đông binh lính, xe thiết giáp, sân bay, trung tâm chỉ huy và phương tiện hỗ trợ của đối phương.

    Trong một số trường hợp, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Khan có thể sử dụng như một sự thay thế cho vụ không kích bằng bom chính xác. Tên lửa Khan được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa quán tính và GPS, bán kích lệch mục tiêu khoảng 30-50 m.

    Tên lửa được cho là có thể nhắm lại mục tiêu trong quá trình bay, cho phép chuyển sang công kích mục tiêu nguy hiểm hơn. Thời gian chuẩn bị khởi động khoảng 12 phút. 2 tên lửa có thể nhắm mục tiêu độc lập.

    [​IMG]
    Khan được cho là phiên bản của M20 Trung Quốc sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Military Today.
    Tên lửa được lắp sẵn trong ống phóng và có thể lưu trữ trong nhiều năm mà không cần bảo dưỡng. Ống phóng có thể chịu được va chạm mạnh, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và mối đe dọa từ tác nhân sinh hóa học NBC.

    Về hiệu suất, Khan được đánh giá tương đương với Iskander-E của Nga. Tên lửa được lắp trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT 8x8 bánh của Belarus, được bán dưới thương hiệu Volat. Đây là phiên bản của khung gầm MZKT-7930 được sử dụng cho nhiều hệ thống vũ khí của Nga.

    Xe được trang bị động cơ diesel tăng áp công suất 550 mã lực của Nga, hoặc động cơ Deutz, công suất 540 mã lực của Đức cùng hộp số tự động. Xe có thể di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau với khả năng off-road cực tốt.

    Hệ thống tên lửa đạn đạo Khanđược điều khiển bởi ê kíp 4 người. Cabin xe được bọc thép có thể bảo vệ ê kíp trước mảnh đạn pháo nhỏ, vũ khí cá nhân. Mỗi khẩu đội tên lửa Khan gồm 3 xe mang phóng, một xe tiếp đạn có tích hợp cần cẩu, xe chỉ huy.

    Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ từng phát triển khung gầm chuyên dụng BMC 525-44 8x8 bánh để phục vụ cho các nhu cầu quân sự. Tuy nhiên, khung gầm này không được sản xuất, thay vào đó Khan sử dụng khung gầm nhập khẩu từ nước ngoài.

    http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-nguon-goc-ten-lua-dan-dao-cua-tho-nhi-ky-876651.html
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Trung Quốc đang vượt Mỹ về trí tuệ nhân tạo?
    Quote:
    Sự cân bằng quyền lực trong công nghệ đang chuyển đổi với quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tham vọng vươn lên trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc ngày càng tăng cao

    Sören Schwertfeger đã hoàn thành nghiên cứu sau tiến sĩ về robot tự động ở Đức, và thay vì tới Mỹ hoặc các nước châu Âu khác, nơi trí thông minh nhân tạo (AI) đi tiên phong, thì anh ta lại chọn đến Trung Quốc Đại lục vì nhận được khoản trợ cấp cao gấp 6 lần số tiền có thể nhận được ở các nước phát triển khác. “Bạn không thể có sự khởi đầu với một phòng thí nghiệm được cung cấp đầy đủ những gì cần thiết như tôi đang có tại đây. Nguồn tài trợ nghiên cứu đang thu hẹp lại ở Mỹ và châu Âu, nhưng nó chắc chắn sẽ được mở rộng ở Trung Quốc”, Schwertfeger nói.

    Theo The New York Times, sự cân bằng quyền lực trong công nghệ đang chuyển đổi. Trung Quốc từ một nước nhiều năm qua đã phải chứng kiến phương Tây phát minh ra phần mềm và các chip năng lượng cho thời đại kỹ thuật số, giờ đây đã trở thành nhân tố chính trong lĩnh vực AI. Các chuyên gia tin rằng đất nước châu Á này chỉ bước sau Mỹ một bước nhỏ trong lĩnh vực công nghệ quan trọng nhất của tương lai.

    Tuy nhiên, tham vọng về AI của Đại lục lại đang nghiêng về phía phục vụ cho nhu cầu của chính phủ nhiều hơn cho người dân, với các kế hoạch sử dụng AI để tiên đoán hành vi phạm tội, tạo tên lửa tự điều khiển và kiểm duyệt internet.

    Theo hai giáo sư đã tư vấn các kế hoạch cho chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh đang ủng hộ việc đẩy mạnh tình báo nhân tạo của họ bằng một khoản tiền khổng lồ, với hàng tỉ USD chi cho các chương trình nghiên cứu. Không những thế, các công ty tư nhân của nước này cũng đang đẩy mạnh phát triển AI. Baidu, công ty được mệnh danh là Google của Trung Quốc và là nhà tiên phong về AI trong nước, năm nay đã mở một phòng thí nghiệm nghiên cứu về robot có thể sử dụng trong quân sự.

    Nhiều tỉnh và thành phố tại Đại lục cũng đang chi nhiều tiền cho phát triển robot và nghiên cứu AI. Ví dụ, một thành phố ít nghe danh như Tương Đàm, thuộc tỉnh Hồ Nam, đã cam kết chi 2 tỉ USD cho lĩnh vực này. Tại Tô Châu, các công ty AI hàng đầu có thể nhận được khoảng 800.000 USD trợ cấp, trong khi Thâm Quyến đang sẵn sàng cung cấp 1 triệu USD để hỗ trợ bất kỳ dự án AI nào được thành lập tại đó.

    Song có một điều đáng nói là trong khi Trung Quốc chi nhiều cho AI bao nhiêu thì Mỹ lại cắt giảm nhiều bấy nhiêu. Cụ thể là chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa qua đã công bố ngân sách đề xuất cắt giảm ngân quỹ cho nhiều cơ quan chính phủ ủng hộ nghiên cứu tình báo nhân tạo. Sự cắt giảm này nếu được chấp thuận sẽ khiến những nghiên cứu được chuyển sang các công ty tư nhân lớn như Facebook hay Google. “Sự khác biệt là Trung Quốc đã coi AI là một cuộc đua trong thế hệ máy tính mới, nhưng dường như Mỹ thì không”, James Lewis, thành viên cao cấp tại Center for Strategic and International Studies, nói.

    Phần lớn sự thúc đẩy AI của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng mạnh mẽ tương tự như cách người ta thúc đẩy hòa bình. Nhưng sức mạnh và sự cống hiến của nước này lại đang đặt ra cảnh báo cho cơ sở quốc phòng của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ phát hiện ra rằng tiền của Trung Quốc đang đổ vào các công ty tình báo nhân tạo của Mỹ và Đại lục mới đang là những “người chơi chính” với mục tiêu tìm kiếm sức mạnh trong hệ thống vũ khí.

    Theo báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc, trong sáu năm qua các nhà đầu tư Trung Quốc đã tài trợ cho 51 công ty tình báo nhân tạo của Mỹ, với khoảng 700 triệu USD được huy động. Không rõ là sự hợp tác đầu tư này sẽ tiếp diễn trong bao lâu, nhưng nhiều quan chức Washington đang kêu gọi nên cảnh giác và kiểm soát nhiều hơn với Trung Quốc.
    http://thanhnien.vn/kinh-doanh/trung-quoc-dang-vuot-my-ve-tri-tue-nhan-tao-841070.html
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ngộ nhận nghiêm trọng của các cô là nước ta và gã hàng xóm phương Bắc vẫn còn là CỘng sản.Nhầm.Việt và Trung Quốc đã đi theo tư bẩn từ lâu rồi về kinh tế.Thể chế chính trị là một đảng cai trị chứ không phải là nước cs nữa.
    Quan trọng là cách điều hành.
    Trung Quốc mở cửa kt nhiều thành phần từ 1978 với câu nói bất hủ của Đặng tiểu Bình là mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột.Với Vn thì bị Mẽo hành cho đủ kiểu mới được dỡ bỏ cấm vận 1995.Sau gần chục niên nữa mới có các nhà đầu tư đến là quá muộn so với tg.Nên nghèo cũng phải.
    Người Việt quen nghĩ nhỏ, nên cái họ sợ nhất là thằng hàng xóm to. Cái mặc cảm uke đó lại càng làm cho người Việt tủn mủn hơn. Thay vì mong cho hàng xóm nó giàu gấp đôi gấp ba để mình cũng ăn theo, thì lại chỉ mong nó mất mát, dù mình cũng thiệt hại theo, nhưng sướng.
    Dân mình cũng không dám tin là có những người máu đỏ da vàng cũng có thể ngang hàng bọn Tây. Trong sâu thẳm tâm hồn người Việt, Tây là những tạo vật rất cao quý, không có lỗ đít, nói chung thượng đẳng.
    Thành thử, việc người Tàu làm được máy bay, tàu sân bay,tên lửa đạn đạo,vũ khí hột nhân... với người Việt là những chuyện không thể tin nổi, nó làm cho các giá trị cốt lõi của người Việt bị sụp đổ, hệ hình tư duy của người Việt bị bóp méo. Chẳng nhẽ các ông Tây bà Đầm lại cũng chỉ thế thôi sao? Thua cả ông Tàu hàng xóm nhà mình sao?
    Mà ngaytừ thời cổ đại chính họ cũng phát minh ra thuốc súng,pháo hoa, la bàn ,giấy ,những hệ tư tưởng rồi các chiến thuật quân sự hết sức vl ( đọc Tam Quốc là thấy )1 dân tộc vĩ đại đó chứ
    Người Việt không chịu được suy nghĩ ấy. Ít nhất là các thế hệ hiện nay.
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Phòng không lục quân Trung Quốc
    3:42 PM, 04/06/2017, Views: 0 | By Long Xuyên

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Thực lực phòng không của lục quân Trung Quốc.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không cơ động HQ-7 - biến thể sản xuất theo giấy phép của hệ thống tên lửa phòng không Crotale của Pháp (www.81.cn)
    Phòng không lục quân, theo các nguồn Trung Quốc, dùng để tác chiến bảo vệ các cụm quân và mục tiêu ở hậu phương trước các cuộc tiến công của các phương tiện tiến công đường không và có thể cả tiến công từ vũ trụ của đối phương. Phòng không lục quân được tổ chức khi tiến hành các chiến dịch ở quy mô và loại hình bất kỳ trong tất cả các hình thức tác chiến, khi lực lượng đang di chuyển hay triển khai ở nơi đóng quân.
    Từ cảnh báo đến tiêu diệt
    Phòng không lục quân bao gồm các lực lượng và phương tiện trinh sát địch trên không, cảnh báo khi địch tiếp cận cho các lực lượng cần bảo vệ, các binh đoàn và đơn vị pháo phòng không và pháo-tên lửa phòng không, các tác chiến điện tử. Các lực lượng và phương tiện phòng không lục quân tiêu diệt các máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến dịch-chiến thuật, máy bay không người lái và các phương tiện tiến công đường không khác. Các phương tiện hiện đại nhất của phòng không lục quân có thể giải quyết ở mức độ hạn chế các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa trên chiến trường.
    Trong 10-15 năm gần đây, Trung Quốc đã đạt những thành tựu quan trọng trong mở rộng khả năng chiến đấu của phòng không, trong đó có phòng không lục quân. Họ đã phát triển và nhận vào trang bị các phương tiện tác chiến phòng không hiện đại, hiệu quả cao, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay cơ động bay ở độ cao trung bình, nhỏ và siêu nhỏ. Hiện nay, trong trang bị của lực lượng phòng không của lục quân Trung Quốc, ngoài pháo phòng không với hơn 7.376 hệ thống pháo và tên lửa phòng không mang vác, còn có các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, trung và xa mà tổng số lên tới hơn 296 hệ thống.
    Cuối thập kỷ 1990, phòng không lục quân Trung Quốc nhận vào trang bị các hệ thống tên lửa phòng không Hồng kỳ-7 (HQ-7), biến thể sản xuất theo giấy phép của hệ thống tên lửa phòng không Crotale của Pháp. Trong biên chế, hiện có 200 hệ thống này ở các biến thể khác nhau. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc đã mua từ Nga hệ thống tên lửa phòng không cơ động cấp tiểu đoàn 9K331 Tor-M1 và sau đó đã chế tạo một hệ thống tương tự với tên gọi Hồng kỳ-17 (HQ-17). Các hệ thống tên lửa phòng không họ Tor dành riêng để tác chiến với các phương tiện tiến công đường không hiện đại, bao gồm cả vũ khí chính xác cao như: tên lửa chống radar, bom liệng có điều khiển, các mục tiêu khí động cao tốc cơ động, có người lái và không người lái... Trong biên chế phòng không lục quân Trung Quốc hiện có 24 hệ thống này.
    Hệ thống tên lửa phòng không HQ-17 gồm các xe chiến đấu sử dụng khung gầm xích đặc chủng, việt dã cao. Xe chiến đấu được trang bị 8 tên lửa phòng không có điều khiển bố trí trong 2 thùng phóng, mỗi thùng chứa 4 tên lửa, cũng như radar trinh sát và điều khiển cho phép phát hiện và nhận dạng mục tiêu bay của đối phương, cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu để chặn đánh và bám mục tiêu và truyền các tọa độ mục tiêu đến hệ thống chỉ huy chiến đấu của bệ phóng, cũng như các khí tài quang. Trạm radar này có thể tiến hành chiếu xạ mục tiêu và tên lửa bằng bức xạ liên tục. Radar trinh sát và điều khiển được tích hợp vào hệ thống cho poheps phát hiện máy bay ở cự ly đến 27 km, bay ở dải độ cao 30-6.000 m, các trực thăng ở cự ly đến 20 km, các máy bay không người lái, kể cả loại cỡ nhỏ ở cự ly đến 15 km. Xác suất diệt mục tiêu khí động ở cự ly đến 15 km trung bình là 0,8. Khả năng chiến đấu của HQ-17 cho phép bảo vệ hiệu quả các mục tiêu trải dài và mục tiêu điểm ở cách trận địa chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không 8-10 km.
    Sao chép các hệ thống Shtil và S-300

    Năm 2011, phòng không lục quân Trung Quốc nhận vào trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Hồng kỳ-16A (HQ-16A) và về thực chất, là biến thể lục quân của hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu HHQ-16. Còn HHQ-16 lại là sự phát triển tiếp theo của hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu Shtil của Liên Xô. Phòng không lục quân Trung Quốc hiện được trang bị 24 hệ thống HQ-16A.

    Tên lửa của hệ thống НQ-16A được phóng thẳng đứng từ ống phóng. Hệ thống có thể tiêu diệt mục tiêu khí động bay ở cả độ cao lớn, lẫn độ cao nhỏ ở cự ly đến 40 km. Xét về khả năng chiến đấu, HQ-16A nằm giữa các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần HQ-7 và tầm xa HQ-9. Một tiểu đoàn HQ-16A được biên chế một sở chỉ huy, radar phát hiện và 3 đại đội hỏa lực. Mỗi đại đội có 1 radar chiếu xạ và điều khiển, và 4 bệ phóng lắp trên khung gầm ô tô bánh lốp 6x6, mỗi bệ mang 6 tê lửa phòng không có điều khiển.

    Hệ thống tên lửa phòng không HQ-16A có khả năng tiêu diệt máy bay ở tầm 3,5-40 km, tên lửa hành trình ở tầm 3,5-12 km. Độ cao tiêu diệt mục tiêu tối thiểu là 15 m, tối đa là 15.000 m. Xác suất diệt mục tiêu dạng máy bay là hơn 0,6. Theo các nguồn Trung Quốc, radar của hệ thống định kỳ chiếu xạ mục tiêu nên gây khó khăn cho máy bay địch sử dụng tên lửa chống radar. Radar có khả năng chống nhiễu cao và có khả năng dẫn tên lửa phòng không có điều khiển đồng thời đến 4 mục tiêu bằng cách sử dụng hệ dấn quán tính ở giai đoạn bay đầu và đầu tự dẫn radar bán chủ động ở giai đoạn bay cuối trong điều kiện đối phương sử dụng nhiều phương tiện tác chiến điện tử. Nhờ đó mà vùng sát thương đối với mục tiêu khí động đã tăng lên đáng kể.

    Hiện đại nhất và hiệu quả nhất trong các hệ thống phòng không của lục quân Trung Quốc là các hệ thống tên lửa phòng không chiến trường cơ động mua từ Nga S-300V (9K81). Các hệ thống này và biến thể sao chép trái phép là Hồng kỳ-18 (HQ-18) có vai trò quan trọng trong phòng không lục quân. Khả năng chiến đấu của hệ thống này cho phép giải quyết hiệu quả không chỉ các nhiệm vụ bảo vệ các cụm quân (lực lượng), cũng như các mục tiêu quan trọng tại chiến trường và hậu phương, mà cả các trung tâm lãnh đạo nhà nước và chỉ huy quân đội, các cơ sở hành chính-công nghiệp cấp độ quốc gia, hỗ trợ và phối hợp với hệ thống tên lửa phòng không НQ-15 (S-300PMU1) vốn nằm trong biên chế lực lượng phòng không của không quân Trung Quốc mà thực chất là lực lượng phòng không/phòng thủ tên lửa quốc gia. Trung Quốc đã mua các hệ thống này của Nga, sau đó đã chế tạo các biến thể sao chép trái phép có nhiều tính năng thua kém nguyên bản. Hiện nay, lực lượng phòng không/phòng thủ tên lửa của thủ đô Bắc Kinh vẫn được biên chế các hệ thống do Nga sản xuất.
    Hệ thống tên lửa phòng không HQ-15 bao gồm:
    - 2 xe bệ phóng, mỗi bệ mang 4 tên lửa phòng không có điều khiển hạng nhẹ, các xe bệ phóng mang 2 tên lửa, các xe phóng-nạp đạn mang tên lửa phòng không có điều khiển hạng nặng;
    - Radar nhìn vòng có thể phát hiện máy bay ở tầm đến 240 km, các tên lửa đường đạn Scud ở cự ly đến 150 km (tên lửa đường đạn Lance ở tầm đến 95 km) trong điều kiện có đối kháng điện tử;
    - Radar quan sát có thể phát hiện mục tiêu khí động cao tốc khi có đối kháng điện tử ở tầm đến 175 km;
    - Radar điều khiển đa kênh cho phép dẫn 12 tên lửa đến 6 mục tiêu, với tầm phát hiện máy bay đến 150 km và tên lửa đường đạn đến 60 km;
    - Sở chỉ huy cơ động.
    Một trung đoàn HQ-15 được biên chế 4 hệ thống tên lửa phòng không, mỗi hệ thống có 6 bệ phóng và 6 xe phóng-nạp đạn và một trạm radar điều khiển tên lửa.
    Đối phó với mối đe dọa siêu vượt âm
    Các chuyên gia Trung Quốc từ khá lâu đã tiến hành nghiên cứu chế tạo các phương tiện tác chiến chống các hệ thống tên lửa siêu vượt âm và đã đạt được tiến bộ lớn trên hướng này.
    Một thành tựu quan trọng của các chuyên gia Trung Quốc là đưa vào đầu tự dẫn của các biến thể tên lửa phòng không mới nhất chế độ đặc biệt định vị nguồn gây nhiễu tích cực và tự dẫn đến nó. Việc bổ sung chế độ này làm tăng mạnh khả năng chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không, cho phép tiếp nhận thông tin chỉ thị mục tiêu bổ sung khi máy bay có người lái và không người lái của đối phương tiến hành tác chiến điện tử vì bản thân nhiễu cũng là nguồn thông tiun bổ sung để dẫn tên lửa phòng không chính xác hơn.
    Các chuyên gia Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm và phát triển các hình thức và phương pháp mới sử duingj các phương tiện phòng không/phòng thủ tên lửa trong điều kiện chiến tranh lấy mạng làm trung tâm. Cụ thể, để nâng cao hiệu quả và khả năng sống còn của lực lượng phòng không/phòng thủ tên lửa, họ đang nghiên cứu khả năng lập các cụm lực lượng và phương tiện phòng không/phòng thủ tên lửa kiểu module, gồm các loại hệ thống và tổ hợp được hợp nhất vào một hệ thống thông tin chung với một trung tâm chỉ huy chiến đấu duy nhất.
    Theo các chuyên gia Trung Quốc, việc sử dụng hệ thống module cho phép xây dựng hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa nhiều lớp, nhiều thê đội, tin cậy, cho phép phát hiện và sử dụng ở thời gian tiếp cận tối đa thực chính những phương tiện dùng để đối phó với các mục tiêu khí động cụ thể ở độ cao và cự ly hiệu quả nhất để tiêu diệt chúng, phản ứng linh hoạt nhất với những thay đổi cả về tính chất mối đe dọa đường không-vũ trụ và tình huống chiến đấu cụ thể.


    Nguồn: Aleksandr Vasilevich Shlyndov, PTS sử học, nghiên cứu viên chính Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, Đại tá về hưu // NVO, 27.11.2015.
    http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Phong-khong-luc-quan-Trung-Quoc/20176/55240.vnd
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Trung Quốc kiếm tỷ đô vũ khí từ Bangladesh?
    11:02 AM, 04/06/2017, Views: 0 | By PM

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Trên mạng loan truyền tin tức về hợp đồng vũ khí tỷ đô của Trung Quốc với Bangladesh.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-7 của Không quân Bangladesh (Không quân Bangladesh)
    Chuyên gia về quốc phòng-an ninh châu Á Henri Kenhmann viết trên tài khoản Twitter trang East Pendulum của mình về việc ký kết hợp đồng trị giá 1 tỷ USD giữa Trung Quốc và Bangladesh. Trong khuôn khổ hợp đồng, Dakka sẽ nhận được từ Bắc Kinh 25 máy bay chiến đấu và hỗ trợ các loại và các trang bị khác.
    Theo ông Kenhmann, gói mua sắm sẽ gồm 16 tiêm kích J-10B, 7 máy bay huấn luyện chiến đấu K-8W, 1 máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20, 1 máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và các loại vũ khí trang bị khác.
    Hợp đồng này được thanh toán bằng khoản tín dụng do Trung Quốc cấp cho Bangladesh và sẽ đổi mới đáng kể đội máy bay của Không quân Bangladesh. Tiêm kích J-10B được trang bị động cơ cải tiến AL-31FN М1 của Nga là biến thể hiện đại hóa của J-10 chế tạo trong những năm 1990-2000 trên cơ sở thiết kế Lavi của Israel với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan thiết kế Nga, trong đó có Viện Nghiên cứu hàng không Siberia (SibNIA). Trước đó, tiêm kích J-10 đã không được xuất khẩu, gần 400 máy bay loại này ở các biến thể khác nhau hiện có mặt trong biên chế không quân Trung Quốc.
    Máy bay huấn luyện chiến đấu K-8W là sản phẩm tự làm của Trung Quốc trong những năm 1980-90, đang được chào bán ráo riết cho các nước thế giới thứ ba. Ngoài Trung Quốc, máy bay này đang được sử dụng ở 12 nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Bangladesh trước đó cũng đã nhận 9 máy bay này. Ngoài ra, Không quân Bangladesh cũng đang sử dụng các máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130.

    Máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20 là sản phẩm mới ra lò của Trung Quốc, có sử dụng các giải pháp kỹ thuật của máy bay Il-76 của Liên Xô và С-17 Globemaster của Mỹ. Máy bay vận tải với trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn này được trang bị 4 động cơ D-30KP2 của Nga và có thể chở 66 tấn hàng đi xa 4.500 km. Tầm bay không ddurt tải là hơn 10.000 km.

    Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 (Y-8F-600) được trang bị radar anten mạng pha chủ động Balance Beam là một “radar bay” được chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải quân sự Y-8 (biến thể sản xuất theo giấy phép của máy bay vận tải Liên Xô An-12). Các máy bay này cũng đang được Không quân Pakistan sử dụng.

    Hiện nay, Không quân Bangladesh đang sở hữu 45 tiêm kích, trong đó có 37 F-7 (biến thể MiG-21 do Trung Quốc sản xuất) và 8 MiG-29 nhận được vào đầu những năm 2000. Bangladesh đang đổi mới không quân của mình với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Đầu tháng 4/2017, báo chí đưa tin về ý định của Ấn Độ cấp khoản tín dụng 500 triệu USD cho Bangladesh để mua phụ tùng cho các tiêm kích MiG-29 và có thể là cả mua các tiêm kích mới MiG-35. Ngày 8/5/2017, báo chí đã đưa tin về việc Bangladesh mua 8 tiêm kích Nga Su-30SME.

    Một trong những nguyên nhân khiến Bangladesh muốn hiện đại hóa quân đội là trữ lượng dầu khí lớn mới đây tìm thấy trên thềm lục địa của nước này.
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...em-ty-do-vu-khi-tu-Bangladesh/20176/55239.vnd
  8. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Chú nhận thức nền thì còn tạm, nhưng vì kiếp Tàu nô nên nói ngu lắm:-D

    Âu cũng là đám Việt gian phò Tàu, dùng từ Hán Việt nhưng một chữ Tàu bẻ đôi đếch biết;-)

    Một nước nhỏ vì học theo thể chế Tàu mà trở nên bạc nhược, nhưng quan cai trị Paul Doumer khi tới nhiệm sở cũng phải ngửa mặt lên trời mà than rằng ở cái xứ Châu Á xa xôi này, chỉ có hai dân tộc hội tụ những tố chất có thể sánh ngang, thậm chí vượt trội so với nhiều dân tộc da trắng thực dân khác, đó là An Nam và Nhật Bản.

    Trong khi An Nam không thèm nhận 2 châu Quảng cắt đất cầu thân từ nhà Thanh mà muốn cả xứ Giang Nam, thì một thế kỷ sau người Nhật quật khởi sau biếm pháp Minh Trị đã bắt nhà Thanh cắt đất tổ tông cầu hoà. Nói chung nếu bọn mọi da trắng không nhúng mũi vào tiến trình lịch sử Châu Á, thì giờ chị đã kê chõng tránh nóng ở tận Di Hoà Viên hay chí ít cũng mắc võng nằm nghỉ ở Lưỡng Quảng rồi:-D

    Dân Hoa hạ các chú mới có truyền thống nhận giặc làm cha, chứ tứ di nối đời văn minh hùng cường như thế thì sao có chuyện đó:-)
  9. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    WZ-551 của Kenya ăn IED, lính trong xe chết hết. Hố này thì cỡ bao nhiêu kg TNT :-ss
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. dongdaiphat

    dongdaiphat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2017
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    186
    Giới nhà giàu Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào Mỹ để đổi lấy cơ hội thường trú tại nước này.

    Tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc nhìn thấy ở Mỹ môi trường giáo dục tốt hơn cho con cái, chất lượng sống văn minh hơn và chế độ chính trị ổn định hơn, CNN dẫn lời các chuyên gia.

    Mỗi năm, chính phủ Mỹ cho phép cấp 10.000 suất thị thực theo chương trình EB-5 dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh.

    Chương trình visa đặc biệt mang tên EB-5 yêu cầu các cá nhân muốn thường trú tại Mỹ phải đầu tư ít nhất 1 triệu USD vào một doanh nghiệp nước này và tạo việc làm cho ít nhất 10 người dân địa phương. Số tiền này được giảm một nửa xuống còn 500.000 USD nếu đầu tư vào vùng nông thôn hoặc khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao.

    Năm 2016, công dân Trung Quốc chiếm gần 80% số người được cấp thị thực theo chương trình EB-5, tăng hơn 100 lần so với năm 2003.

    Sau khi Australia siết chặt luật nhập cư, số lượng người Trung Quốc đổ sang Mỹ xin thị thực thường trú, hay còn gọi là thẻ xanh, càng tăng mạnh.

    "Những lý do (xin thị thực) thông thường bao gồm giáo dục, sự ổn định chính trị và môi trường sống không ô nhiễm. Người ta muốn tận dụng giá trị đồng tiền để đổi lấy chất lượng sống tốt hơn", Eugene Chow, luật sư tư vấn di cư tại công ty luật Chow King & Associates ở Hong Kong, cho biết.

    Danh sách xét duyệt thị thực EB-5 hiện đã kéo dài đến mức người nộp đơn sẽ phải đợi khoảng ba năm mới đến lượt, theo công ty luật Wolfsdorf Rosenthal.

    "Để tìm đường vào Mỹ thì đây không phải là cách tốt nhất nhưng một số người Trung Quốc vẫn chọn cách này vì họ không quan tâm đến việc có thể mất trắng nửa triệu đô miễn sao cầm được thẻ xanh trên tay", luật sư Chow nhấn mạnh các dự án đầu tư ở Mỹ không phải lúc nào cũng sinh lãi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này