1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Pháo GAU-22/A không khiến F-35 mạnh hơn
    (Vũ khí) - Dù có tốc độ bắn lên đến 3.300 phát/phút, tuy nhiên pháo GAU-22/A không giúp tiêm kích F-35 mạnh hơn trong các tình huống không chiến.
    Theo Business Insider hôm 16/5, Thủy quân lục chiến Mỹ đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một chiếc tiêm kích F-35B lần đầu tiên thực hành bắn pháo siêu nhanh Gatling GAU-22/A 25 mm trong tình huống không chiến giả định. Trong cuộc thử nghiệm, đạn của GAU-22/A đã rời nòng với tốc độ kinh hoàng 1km/s.

    GAU-22/A được giấu phía trong phi cơ, đảm bảo F-35 giữ được khả năng tàng hình cho đến khi nó được kích hoạt. Dù bắn với tốc độ kinh hoàng nhưng GAU-22/A trên F-35 đang là một chủ đề gây tranh cãi.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35B bắn đạn thật.
    Một số người lên tiếng chỉ trích do nó chỉ nạp được 181 viên đạn, ít hơn so với súng GAU-8/A Avenger của chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt với băng đạn 1.174 viên 30 mm. Vì vậy những người phản đối tin rằng, khẩu pháo này không khiến tiêm kích F-35 mạnh hơn trong các tình huống không chiến tầm gần.

    Và đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ đang chật vật nâng cấp chiến đấu cơ này để mang được tên lửa đối không tầm gần AIM-9X. Theo cơ quan báo chí của Văn phòng Chương trình F-35, cánh ngoài của 32 tiêm kích tàng hình F-35C cần phải được sửa chữa để có thể mang tên lửa không đối không AIM-9X, vũ khí chính trong các cuộc không chiến tầm gần.

    Tiêm kích F-35C được ghi nhận những giao động bất ổn trong quá trình thử nghiệm với tên lửa AIM-9X hồi tháng 12/2015. "Chúng tôi phát hiện phần gấp bên ngoài của cánh có kết cấu độ bền không đủ chịu lực khi lắp giá treo tên lửa AIM-9X trong cuộc diễn tập gần đây", Trung tướng Christopher Bogdan cho biết.

    Trước khi tiết lộ thông tin này, Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng Herbert Carlisle vừa thừa nhận: "Tiêm kích F-35 không phải là một mẫu máy bay linh hoạt và không được thiết kế cho cận chiến trước đối thủ như Su-35 của Nga".

    Tạp chí National Interest dẫn phân tích của chuyên gia quân sự David Axe cho biết: "Vào giữa năm 2015, chứng cứ đã lộ ra rằng, mẫu máy bay hiện đại thế hệ 5 Mỹ từng tuyên bố là có thể tấn công cả mặt đất lẫn trên không, không thể chuyển hướng và tăng tốc đủ nhanh để chiến thắng trong cận chiến với những mẫu tiêm kích khác”.

    Thiếu khả năng không chiến tầm gần có thể coi là một vấn đề không quá lớn, do F-35 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tầm xa. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc Mỹ quyết định đưa F-35 vào thay thế 90% số lượng các máy bay tiêm kích chiến thuật, trong khi Nga và Trung Quốc đang chủ động phát triển các loại chiến đấu cơ cận chiến hiện đại.

    Được biết, đây không phải là lần đầu, các nhà quân sự Mỹ đã thừa nhận sự yếu kém của F-35 so với các chiến đấu cơ của Nga, đặc biệt là tiêm kích Su-35. Sự thừa nhận đã được các quan chức Mỹ và Australia miễn cưỡng đưa ra từ năm 2010 trong một trận chiến giả định trên không.

    Cụ thể, một trận chiến giả định trên không đã được thực hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho "te tua".

    Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia. Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không thương tiếc".

    Trả lời phỏng vấn của Aviation Week, chyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng, F-35 hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình (trong khi công nghệ này không phải là áo tàng hình của Harry Potter) và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần vì nó rất dễ bị bắn hạ.

    Muốn giành được lợi thế trong không chiến trước đối thủ, tiêm kích F-35 chỉ còn cách duy nhất là dựa vào tài năng của phi công. Nhưng phương án này cũng không phải là cứu cánh bởi trình độ của phi công Nga là không thể phủ nhận, Bill Sweetman nhận định.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phao-gau-22a-khong-khien-f-35-manh-hon-3335583/
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Canada ko thèm mua F35 mặc dù là 1 trong những nước góp vốn và trực tiếp sản xuất F-35. Nhưng Nhật, Do Thái lại đi mua F3, lý do 2 nước này ko thể sản xuất ra máy bay chiến đấu ra hồn

    Formal program spending by the government is an estimated US $711.6 million through to 2051 – $288.7 million as of 2015. This will likely be offset as Canadian companies gain further contracts during the development, production, and sustainment phases of the F-35.

    Canadian involvement in the JSF program is therefore not just of military importance, but an industrial and economic imperative as well.

    http://natoassociation.ca/the-f-35-and-canadian-defence-procurement-part-i/

    Canada's participation in the Program provides companies in Canada the opportunity to compete for design/development, production and sustainment contracts on the F-35 aircraft and associated systems, taking advantage of current and emerging value chains. As of June/July 2012, 72 companies in Canada have secured US$438 million in contracts

    To date, companies in Canada have been key suppliers for the development and production of major aircraft structures, components, software, and systems for the Joint Strike Fighter Program.

    https://www.tpsgc-pwgsc.gc.ca/app-acq/amd-dp/air/snac-nfps/dir-irb-eng.html

    Nói cách khác Can cũng là 1 trong những cha đẻ F35, cùng với Anh và Mỹ
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Pratt and Whitney có thử nghiệm thành công bước đầu cho cái gọi là "ứng viên cho thế hệ động cơ tương lai" của F-35.

    Động cơ này có vẻ được thiết kế để tiết kiệm nhiên liệu hơn 6% so với thế hệ động cơ hiện tại, và tạo ra lực đẩy lớn hơn.

    Tức là ngay từ bây giờ P&W đã chuẩn bị cho ưu thế trong tương lai, năng lực thiết kế và chế tạo động cơ của Mỹ đúng là hàng đầu thế giới.
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.585
    Cái F-136 tụi GE & Rolls Royce nó làm từ tám hoánh. Đó mới là thế hệ động cơ tiên tiến có khả năng thay đổi chu trình nhiệt động lực học để bay tối ưu ở mọi độ cao. Tuy nhiên anh ô nhọ cắt cmn kinh phí nên dừng. P&W chỉ là nâng cấp F-135 lên thôi. Rượu mới bình cũ.
    beta22 thích bài này.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Động cơ nâng cấp từ động cơ F135, tăng thêm đường kính cánh quạt nén để tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu. Như động cơ máy bay thương mại;-). Chỉ có điều chắc chắn tốc độ tối đa của F35 lại càng giảm thê thảm. Cứ chờ xem có đúng không.

    Cái động cơ F136 thế hệ mới của lão Cùi bị Ô nhọ cắt cơm rồi. Thiết kế đó tốn diện tích lắm. Mà F35 đã nổi tiếng béo ú rồi.
    beta22Tifavn thích bài này.
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Bây giờ người ta quan tâm là khi nào F35 hết phụ thuộc vào linh kiện TQ :))
  8. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Các chuyên gia quân sự ttvnol từ hơn một thập niên trước đây đã nhận định rằng siêu tiêm kích cơ F-22 chẳng may gặp tiêm kích cơ Mig-21 hay hàng nhái J-7 là cầm chắc mạng vong:-D

    Tiếc rằng chính phủ Trung Quốc Đại Lục đang đi theo con đường sai lầm của Mỹ quốc khi cố tình phát triển máy bay tàng hình Thành Đô J-20 và Thẩm Dương J-31 nhằm bòn rút ngân khố quốc gia:-)

    MiG-21 đối đầu F-22 và kết quả không ngờ
    http://soha.vn/mig-21-doi-dau-f-22-va-ket-qua-khong-ngo-20170608105110876.htm
    Electoker thích bài này.
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Chị gái đúng hôm đèn đỏ đã phát minh ra chiến thuật thuê mấy chú lái Mig21 lùa F22 bay thấp để chị gái tập bắn pháo 57. Bút con nó biết chị gái bị mấy cái chung cư chắn tầm nhìn nên nó làm riêng con F35B đứng im cho chị gái bắn. Sướng nhé.
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Căn cứ Mỹ ngừng bay tiêm kích F-35 vì nhiều phi công ngạt thở
    Không lực Mỹ quyết định dừng các chuyến bay của F-35 ở căn cứ thuộc bang California sau hàng loạt sự cố thiếu oxy của phi công.
    [​IMG]
    Các phi công trên F-35 gặp hiện tượng bị thiếu oxy. Ảnh minh họa: Azcentral

    Đại uý Mark Graff, phát ngôn viên Không lực Mỹ, hôm 10/6 cho biết các tiêm kích F-35 tại Căn cứ Không quân Luke, thành phố Glendale, bang California đã bị ngừng hoạt động sau khi xảy ra 5 trường hợp phi công bị thiếu dưỡng khí khi bay kể từ ngày 2/5, Azcentral đưa tin.

    Theo đó, các phi công báo cáo họ có triệu chứng giảm oxy trong máu, hay còn gọi là hiện tượng mất oxy trong khi bay. Họ phải sử dụng hệ thống cung cấp oxy dự phòng trên máy bay để hạ cánh an toàn.

    Ông Graff cho biết quyết định dừng hoạt động chỉ áp dụng với các siêu tiêm kích F-35 tại căn cứ Luke để điều tra. Các máy bay F-35 hoạt động ở 5 căn cứ khác không bị ảnh hưởng.

    Trong nỗ lực tìm ra nguyên nhân sự cố, không quân Mỹ đã lập đội hành động gồm các kỹ sư, chuyên gia bảo dưỡng và chuyên gia y tế trên không để xem xét các sự cố ở Luke.

    Thiếu tướng Brook Leonard, Chỉ huy trưởng phi đội 56 tại Luke, cho biết không quân đang xem xét các vụ việc này một cách nghiêm túc, quan tâm đến sự an toàn và sức khoẻ của các phi công.

    "Chúng tôi đang thực hiện các bước đi cần thiết để tìm ra nguyên nhân của các sự cố", ông nói.

    Rebecca Heyse, người phụ trách truyền thông tại căn cứ Luke, cho biết 5 phi công than phiền về giảm oxy huyết là những người bay trên các máy bay F-35 khác nhau. Họ gặp phải nhiều triệu chứng, từ chóng mặt, mất phương hướng đến tê chân tay.

    Căn cứ Luke cam kết sẽ đào tạo lại cho các phi công về việc làm sao phát hiện và xử lý với tình trạng bị thiếu oxy khi đang bay, nhằm bảo đảm họ vẫn hạ cánh an toàn nếu gặp tình huống này.

    Không lực Mỹ từng gặp tình huống tương tự hồi 2011, khi các phi công tiêm kích F-22 Raptor phàn nàn về triệu chứng giống như bị thiếu oxy trong các chuyến bay. Sau đó F-22 bị tạm ngừng trong 5 tháng cho đến khi nhà chức trách phát hiện nguyên nhân gây trục trặc cho việc cung cấp oxy nằm trong áo gile của phi công.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...-f-35-vi-nhieu-phi-cong-ngat-tho-3597957.html

Chia sẻ trang này