1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Strkyer, Abram ăn IDE cũng banh nóc, lật giò, đừng vôi

    [​IMG]
    [​IMG]

    Phiến quân bắn hạ Su-22 Syria
    (Vũ khí) - Theo Southfront, ngày 5/6, nhóm phiến quân Osoud al-Sharqiyah do Mỹ hậu thuẫn đã bắn hạ một chiếc cường kích Su-22 của Không quân Syrria tại khu vực Dakwah, gần Damascus.
    Nguồn tin cho biết, nơi diễn ra vụ bắn hạ cách thủ đô Damascus khoảng 60km về phía Đông, đồng thời cũng là chiến trường khốc liệt giữa nhóm chiến binh do Mỹ hậu thuẫn và quân đội chính phủ Syria nhằm giành quyền kiểm soát khu vực này.

    Southfront dẫn nguồn tin địa phương cho biết, người ta đã nhìn thấy viên phi công nhảy dù khỏi máy bay. Hiện cả quân đội chính phủ Syria và nhóm phiến quân đang gấp rút tìm kiếm viên phi công này.

    Trước thông tin Su-22 bị bắn hạ, chính quyền Damascus chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào.

    [​IMG]
    Những gì còn lại của chiến Su-22 bị bắn hạ hôm 5/6.
    Dù nhóm Osoud al-Sharqiyah không cho biết vũ khí nào đã thực hiện vụ này nhưng ngay trước khi Su-22 bị bắn hạ, người ta đã nhìn thấy các tay súng của lực lượng này mang những quả tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) rất giống với FN-6 của Trung Quốc.

    Nếu thông tin này được xác nhận và FN-6 là thủ phạm thì tên lửa có nguồn gốc Trung Quốc tiếp tục khiến Không quân Syria ôm hận.

    Bởi theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), chỉ trong giai đoạn nửa cuối năm 2016, tên lửa FN-6 đã bắn hạ ít nhất 3 máy bay của không quân Syria, trong đó có 1 chiếc Su-22 và 2 chiếc trực thăng.

    Trang Al Mayadeen News dẫn nguồn tin từ những lực lượng thánh chiến tại Syria cho biết, trong năm 2016, nhóm Jabhat Al-Nusra và Osoud al-Sharqiyah tại Syria đã nhận được số lượng lớn tên lửa MANPAD.

    Có những thông tin cho thấy ít nhất 100 tên lửa MANPAD đã được chuyển giao cho tổ chức khủng bố ở miền Bắc Syria.

    Dù công khai số lượng tên lửa được tiếp nhận nhưng nguồn tin này không thông báo chính xác, loại tên lửa nào và thế lực nào đã cung cấp cho tổ chức khủng bố này. Tuy nhiên, theo Al Mayadeen News, rất có thể lô tên này đã được 3 quốc gia là Saudi Arabia, Qatar, UAE viện trợ.

    Số vũ khí nằm trong đợt viện trợ này bao gồm tên lửa MANPAD Igla do Nga sản xuất, FN-6 do Trung Quốc sản xuất, Stinger nguồn gốc từ Mỹ. Trong đó, có số lượng lớn nhất có thể sẽ là FN-6.

    Trang Al Mayadeen News dẫn nguồn tin từ "Cơ quan khảo sát vũ khí xung đột" trụ sở tại Anh cho biết, trong nhiều cuộc xung đột tại Trung Đông, châu Phi gần đây đều có vũ khí Trung Quốc đều tham chiến.

    Theo số liệu thống kê của tổ chức này, nguồn cung vũ khí của IS ít nhất đến từ 21 quốc gia, bao gồm cả những quốc gia nhỏ bé trên thế giới như Sudan, nhưng chủ yếu là của các cường quốc xuất khẩu vũ khí lớn, mà đứng đầu là Nga, Trung Quốc và Mỹ.

    [​IMG]
    Tên lửa FN-6 được nhìn thấy tại Syria.
    Trung Quốc là quốc gia thứ 2 (sau Nga và trên Mỹ) trong danh sách các quốc gia chế tạo các vũ khí mà các tay súng của IS đang sử dụng, bởi sau khi tiến hành thu hồi khoảng 1.700 vỏ đạn (súng cá nhân, súng chống tăng, tên lửa MANPAD...) của phiến quân sau các cuộc chiến, có 445 chiếc do Trung Quốc sản xuất, chỉ kém Nga một chút.

    Tuy nhiên, Trung Quốc lại là nước có nhiều vũ khí, đạn dược mới nhất mà phiến quân đang sử dụng. Khoảng 10% số đạn dược trong báo cáo được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2014, trong thời gian này thì số đạn dược mới do Trung Quốc sản xuất chiếm đến hơn một nửa.

    "Cơ quan khảo sát vũ khí xung đột" cho biết thêm, loại vũ khí mới nhất của Trung Quốc xuất hiện trong lực lượng khủng bố và "phe đối lập ôn hòa" tại Syria chính là tên lửa FN-6 và vũ khí này đang góp phần khiến cuộc chiến tại Syria thêm phức tạp.

    Một số hình ảnh Su-22 bị bắn hạ

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phien-quan-ban-ha-su-22-syria-3336834/

    FN6 bắn hạ Mi-35, Su-22, AH-64 lia lịa hehe
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Trung Quốc ôm mộng chế tạo "tàu vũ khí" mang hàng trăm tên lửa
    QS|05/06/2017 01:45 PM

    5
    [​IMG]
    Ý tưởng thiết kế tàu vũ khí của Trung Quốc
    Tờ China Topix cho hay, Trung Quốc đang cân nhắc phát triển "tàu chứa vũ khí" - một loại tàu nổi có thể mang theo tới 500 tên lửa.
    Loại tàu này từng suýt được Hải quân Mỹ chế tạo từ 2 thập kỷ trước. Song, khác ở chỗ, Trung Quốc muốn phiên bản của họ có thể lặn được, trong khi vẫn dành phần lớn thời gian hoạt động trên mặt nước.

    Cũng có một ý tưởng khác nhưng gây tranh cãi hơn, đó là một tàu ngầm chứavũ khí, có thể duy trì hoạt động dưới lòng biển trong phần lớn thời gian thực hiện nhiệm vụ.

    Thông tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết, các hiệp hội nghiên cứu thuộc sở hữu hoặc liên kết với chính phủ Trung Quốc đang tiến hành khảo sát mức độ khả thi của các ý tưởng này.

    Phiên bản tàu vũ khí của Hải quân Mỹ là một tàu nổi. Theo ý tưởng, đó sẽ là tàu không người lái, hoạt động bằng cách điều khiển từ xa.

    [​IMG]
    Ý tưởng thiết kế tàu vũ khí của Mỹ

    Được đề xuất lần đầu tiên năm 1996, các tàu chứa vũ khí được kỳ vọng sẽ sử dụng tên lửa mà chúng mang theo để oanh tạc bờ biển, hỗ trợ cho thủy quân lục chiến Mỹ. Tuy nhiên, dự án này đã bị Quốc hội Mỹ hủy bỏ tài trợ vào năm 1998.

    Theo China Topix, Trung Quốc muốn chế tạo một tàu ngầm hoặc tàu nổi có khả năng lặn với lượng giãn nước 20.000 tấn. Mẫu tàu nổi sẽ có 2 đài chỉ huy và có thể hoạt động theo 4 chế độ: lặn, nổi một phần thượng tầng, nâng một phần thân tàu lên khỏi mặt nước và hoạt động như một tàu cánh ngầm tốc độ cao.

    Để giảm tiết diện phản xạ radar thìphần lớn thân tàu sẽ chìm dưới nước, chỉ có đài chỉ huy và một số bộ phận khác của tàu nổi lên trên mặt nước.

    Tuy nhiên, khi đi cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay, con tàu này sẽ sử dụng phần đáy phẳng để lướt trên mặt nước với tốc độ cao.

    Khi có một nhóm tàu tác chiến mặt nước đi theo bảo vệ thì tàu chứa vũ khí sẽ dành phần lớn thời gian hoạt động trên mặt nước và chỉ lặn khi bị đe dọa, phần nhiều nhiệm vụ của nó giống như các tàu ngầm U-boat Type VII và Type IX của Hải quân Đức thời Thế chiến II.

    http://soha.vn/trung-quoc-om-mong-che-tao-tau-vu-khi-mang-hang-tram-ten-lua-20170605111849345.htm
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Trung Quốc thử nghiệm tàu tiếp tế 40.000 tấn tại Biển Đông
    Tàu tiếp tế cỡ lớn Type 901 của Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm hoạt động trên Biển Đông.
    [​IMG]
    Tàu tiếp tế lớp Type 901 (trái) thử nghiệm tiếp nhiên liệu cho tàu đổ bộ tấn công lớp Type 071 của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông. Ảnh: Via chinamil

    Quân đội Trung Quốc ngày 4/6 công bố hình ảnh hoạt động thử nghiệm đầu tiên của tàu tiếp tế cỡ lớn lớp Type 901 được tiến hành tại Biển Đông vào ngày 24/5, theo IHS Jane's. Type 901 đã thử nghiệm tiếp nhiên liệu cho tàu đổ bộ tấn công Type 071 của hải quân Trung Quốc trong một tình huống tác chiến biển xa giả định.

    Tàu tiếp tế lớp Type 901 ra mắt vào tháng 5/2015 tại nhà máy đóng tàu Quảng Châu, có trọng tải lên đến 40.000 tấn.

    Nhiệm vụ chính của Type 901 là cung cấp nhiên liệu, đạn dược, lương thực, vật tư dự phòng cho các tàu chiến của biên đội tàu sân bay Trung Quốc, giúp biên đội này có thể tác chiến tại các vùng biển xa trong thời gian dài.

    Trước đó, Trung Quốc cũng đóng hai tàu tiếp tế lớp Type 903 có trọng tải lần lượt là 23.000 và 25.000 tấn.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...tiep-te-40-000-tan-tai-bien-dong-3595540.html
  4. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Một bài viết hay , Trung quốc không đáng sợ.

    Hai cuộc chiến tranh thế giới, thứ nhất và thứ hai, gây nhiều tang tóc trong lịch sử loài người nhưng cũng để lại nhiều bài học: (1) Dù đứng trên quan điểm nào, các nhà chiến lược quân sự đều đồng ý rằng, nếu chiến tranh là chọn lựa duy nhất để bảo vệ sự sống còn của đất nước, yếu tố quyết định mà một nhà lãnh đạo phải làm là chủ động chọn thời điểm để phát động chiến tranh. (2) Chiến tranh xảy ra càng sớm càng có lợi cho các nước nhỏ vì đối với các nước nhỏ, nhanh hay chậm, trước hay sau cũng không giúp họ nhiều về kỹ thuật chiến tranh trong khi với các nước lớn một năm là thời gian dài để tăng cường khả năng quân sự. (3) Không phải chỉ nước lớn mới có quyền chọn lựa chiến tranh mà một nước nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh và lôi kéo các nước lớn vì quyền lợi hay vì bảo vệ quyền lợi phải tham dự vào cuộc chơi sinh tử.

    Chiến tranh và quyền lợi quốc gia: Thủ tướng Anh Lord Palmerston thời Nữ Hoàng Victoria phát biểu: “Nước Anh không có đồng minh bất diệt, kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là bất diệt và vĩnh viễn.” Câu nói đó trở thành thước đo cho chính sách đối ngoại của mọi quốc gia.

    Kinh nghiệm thành công của Hoa Kỳ khi tham gia Thế Chiến thứ Nhất: Suốt ba năm đầu của Thế Chiến thứ Nhất, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vẫn còn bị chế ngự bởi tư tưởng tự cô lập kéo dài từ thời Tổng thống George Washington đến Woodrow Wilson.
    Tháng Giêng 1917, Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gởi đại sứ Đức tại Mexico Heinrich von Eckhard qua ngả tòa đại sứ Đức tại Mỹ một bức điện tín, trong đó y chỉ thị Heinrich von Eckhard tiếp xúc chính phủ Mexico và yêu cầu quốc gia này tấn công Hoa Kỳ, và sau chiến tranh, các tiểu bang vốn thuộc của Mexico trước đây gồm Texas, New Mexico và Arizona sẽ được hoàn trả lại Mexico kèm theo một khoản tiền viện trợ lớn. Tổng thống Mexico Venustiano Carranza tức khắc thành lập một ủy ban để nghiên cứu nội dung và khả năng thu hồi các lãnh thổ bị mất trong chiến tranh Mỹ-Mexico như được hứa trong điện tín. Bức điện tín bị tình báo Anh đọc được, giải mã và gởi cho chính phủ Hoa Kỳ. Dân chúng Hoa Kỳ công phẫn và chính sách đối ngoại của Mỹ thay đổi. Ngày 6 tháng 4, 1917 Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức.

    Kinh nghiệm thất bại của Tiệp, Anh, Pháp khi tránh né Thế Chiến thứ Hai: Các sử gia đã, đang và sẽ tiếp tục tranh luận về quyết định của Tổng thống Tiệp Khắc Edvard Benes khi chấp nhận các điều khoản của hiệp ước Munich dù không được mời tham dự hội nghị. Nếu Tiệp Khắc đánh nhau với Đức thì Anh, Pháp, Ba Lan, Hungary, Romania vì quyền lợi và an ninh quốc gia bị trực tiếp đe dọa cũng phải tham gia chiến đấu bên cạnh Tiệp. Đừng quên, hiệp ước bí mật giữa Hitler và Stalin chỉ được ký một tuần trước ngày Đức xâm lăng Ba Lan và trong thời gian hiệp ước Munich gần một năm trước đó, Liên Xô vẫn còn là đồng minh của Tiệp Khắc.

    Trong thời điểm hiệp ước Munich, không tính 900 ngàn quân Pháp và 200 ngàn quân Anh, vào tuần lễ thứ ba của tháng Chín, 1938, Tiệp Khắc có một quân đội tiên tiến với một triệu quân bao gồm 34 sư đoàn trang bị tối tân. Tiệp có khoảng 1000 phi cơ chiến đấu đủ loại. Về xe tăng, Tiệp có nhiều trăm xe tăng hạng nặng 38 tấn trang bị đại bác 75 li với hiệu năng chiến đấu vượt xa so với xe tăng của Đức. Khi chiếm Tiệp vào tháng Ba 1939, Đức tịch thu 469 xe tăng hạng nặng, 1500 phi cơ chiến đấu, 43,500 súng máy và trên một triệu súng trường. Cho đến đầu năm 1939, Đức mới bắt đầu sản xuất loại xe tăng Mark IV 23 tấn trang bị 75 mm và đến tháng 9, 1939, các đơn vị xe tăng của Đức mới chỉ có 300 xe tăng loại Mark III và Mark IV. Tiệp Khắc là quốc gia đã chuẩn bị cho chiến tranh. Từ tháng Ba 1938, Thủ tướng Tiệp Milan Hodza tuyên bố Tiệp sẽ đánh trả mọi sự can thiệp quân sự từ nước ngoài. Năm 1936, 12.5% GNP dành cho quốc phòng so với 13% của Đức. Ngoài ra, các vùng núi non hiểm trở Bavarian, Saxon và Silesian dọc biên giới luôn là các phòng tuyến hữu hiệu ngăn chận bước tiến của đoàn quân Hitler. Sử gia Tiệp Jaroslav Hrbek kết luận “Việc Tiệp Khắc không đánh Đức ngay cả trong trường hợp đồng minh Tây phương không ủng hộ, là một sai lầm.”
    Tuy kết quả khác nhau, việc Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến thứ Nhất hay Anh, Pháp tránh né Thế Chiến thứ Hai đều bị chi phối bởi quyền lợi bức thiết của quốc gia họ.
    Trung Cộng không dám đơn phương phát động chiến tranh đánh Việt Nam trước cũng vì bảo vệ quyền lợi và quyền lực

    Các lãnh đạo Trung Cộng từ những bài học chiến tranh thế giới nêu trên và những thất bại máu xương trong lịch sử Trung Quốc của thời bị tám nước phân thây sẽ không dám đơn phương phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam với một tầm mức quy mô như chúng đã làm vào ngày 17 tháng 2, năm 1979.

    Tại sao?

    1. Hoàn cảnh chính trị Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung đã khác hẳn so với 35 năm trước. Chiến tranh giữa Trung Cộng và Việt Nam không còn là chiến tranh giữa hai nước mà là cuộc chiến tranh vùng và có khả năng cao lôi kéo cả Mỹ và Nhật vào. Kỹ thuật quân sự của Trung Cộng đã tiến khá xa so với thời kỳ chiến tranh với Việt Nam 1979 nhưng còn quá yếu so với Mỹ. Trung Quốc là một đất nước có lịch sử phân hóa và nội phản từ trong xương tủy. Là một nước lớn nhưng Trung Quốc thường không đủ khả năng bảo vệ chính mình. Đừng nói chi thời cuối đời nhà Thanh bị 8 nước cấu xé mà ngay thời nhà Tống vàng son của Trung Quốc cuối cùng rơi vào tay Mông Cổ, một nước rất nhỏ trên thảo nguyên phía Bắc. Và một lần nữa vào thế kỷ 17, khi nhà Minh, một triều đại rất mạnh về quân sự nhưng cũng không tránh khỏi bị tiêu diệt trong bàn tay của Mãn Thanh nhỏ bé.

    2. Các điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay đã làm cho các cường quốc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn so với 35 năm trước. Nếu có xung đột quân sự, các quốc gia dân chủ dù thắng hay bại vẫn có cơ hội phục hồi nhưng Trung Cộng sẽ tiêu vong. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Cộng biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Cộng hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 45 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo Trung Cộng tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, hàng hóa của Trung Cộng xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng và đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Ngoài ra, các vấn đề môi sinh, ô nhiễm, khan hiếm năng lượng đang là những mối đe dọa trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại cũng như phương tiện nuôi dưỡng cho bộ máy chiến tranh ở tầm mức thế giới hay khu vực.

    3. Trung Cộng một đất nước hơn một tỉ dân, với hàng trăm chủng tộc, sắc dân, giọng nói, các khu tự trị. Nhiều vùng tự trị chỉ chờ cơ hội để đòi độc lập. Quân đội dù có đông đảo và tàn bạo bao nhiêu cũng không thể ngăn chận hơn một tỉ người cùng có một phản ứng tiêu cực giống nhau. Các cuộc biểu tình ở Tân Cương cho thấy không nhất thiết phải có một tổ chức quy mô nhưng chỉ cần một tin ngắn được phát ra đúng lúc và đúng chỗ cũng có thể tạo nên một biến cố lớn và khi đó, bom nguyên tử, hỏa tiễn, chiến hạm đều trở thành vô dụng. Với sự phân cách về địa lý và dị biệt về chủng tộc, sẽ không có một hình thức cách mạng nhung, cách mạng da cam, da vàng nào dành cho Trung Cộng mà chỉ là cách mạng máu. Cách giải quyết dùng xe tăng, đại pháo bắn thẳng vào những thanh niên tay trắng tại Thiên An Môn của Đặng Tiểu Bình đối với phần lớn nhân loại là dã man nhưng lại phù hợp với truyền thống Trung Quốc. Biến cố Thiên An Môn đã qua hơn 25 năm nhưng vẫn là mối ám ảnh thường xuyên trong giấc ngủ của các lãnh đạo CSTQ bởi vì đảng chỉ dập tắt ngọn lửa trên quảng trường Thiên An Môn nhưng không dập tắt được ngọn lửa chống đối trong lòng người luôn âm ỉ.

    4. Trung Cộng đang bị bao vây. Hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Cộng, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Vì lý do kinh tế, họ có thể hòa hoãn hay ngay cả thân thiện với Trung Cộng nhưng khi chiến tranh bùng nổ, không một quốc gia nào sẽ chọn đứng về phía Trung Cộng. Tuy phụ thuộc vào nhau về mặt kinh tế không có nghĩa là các chính quyền Mỹ không xem Trung Cộng là đối thủ nguy hiểm trong tương lai gần và không có nghĩa Hoa Kỳ ngồi yên để nhìn bàn tay tham vọng của Trung Cộng vươn xa toàn thế giới. Từ thập niên 1990 đến nay, Trung Cộng luôn chống đối mọi sự liên minh theo dạng “khối quân sự” ám chỉ sự liên kết giữa Mỹ và các nước Đông Á cũng như sự có mặt của quân đội Mỹ tại Nhật Bản, Nam Hàn và mới đây tại Trung Á. Để đối phó lại các liên minh quân sự khối, Trung Cộng cố gắng phát triển mối quan hệ đa phương với Nga và các quốc gia nhỏ khác vùng Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tuy nhiên các liên minh này chưa phải là đối trọng của các khối thân Mỹ.

    5. Chính sách của Trung Cộng đối với CSVN là vừa lấn chiếm, vừa đe dọa nhưng cũng vừa bảo vệ cơ chế CS. Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắt máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị CSTQ và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Cộng không chỉ giúp để giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Giới lãnh đạo CSVN không có vị trí độc lập về chính sách đối ngoại. Mọi chủ trương, chính sách trước khi đưa ra đều phải đo lường phản ứng từ phía Trung Cộng.
    Chính sách đối ngoại kiểu chuột đồng của Trung Cộng hiện nay
    Trung Cộng theo đuổi chính sách đối ngoại như cách loài chuột đồng tàn phá mùa màng. Chúng tàn phá cả cánh đồng Việt Nam bằng cách gặm nhấm từng bụi lúa. Như đã và đang áp dụng ngay từ khi chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt, qua các sự kiện dời cột mốc biên giới, Trung Cộng không đánh chiếm mà chỉ từ từ gặm nhắm dần mòn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Một mặt chúng lớn tiếng với quốc tế là luôn theo đuổi chính sách “hòa bình” và “ổn định” nhưng mặt khác lấn chiếm từng thước đất, từng bãi san hô, từng hòn đảo nhỏ trên Biển Đông, đặt những giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam. Những hành vi ăn cắp vặt này không đủ va chạm quyền lợi nặng đến mức các cường quốc phải đặt vấn đề và các biến cố do chúng gây ra không đủ tác hại an ninh khu vực đến mức quốc tế phải quan tâm.

    Trung Cộng làm vậy một phần vì chúng đi guốc trong bụng các lãnh đạo CSVN. Ngoài các tuyên ngôn, tuyên cáo mang nội dung giống hệt từ sau chiến tranh biên giới đến nay, lãnh đạo CSVN không có một hành động nào cụ thể để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Những lời phản đối rỗng của Lê Hải Bình không gây một tác hại gì và mũi khoan của HD-981 vẫn tiếp tục ghim sâu vào lòng biển Việt Nam. Các thế hệ lãnh đạo CSVN che giấu sự phụ thuộc, sự sợ hãi chiến tranh với Trung Cộng, tham vọng quyền lực và quyền lợi trong khẩu hiệu “hòa bình và ổn định” mà quên một điều Trung Cộng ngại chiến tranh hơn bất cứ một quốc gia nào trong vùng.
    Đại đa số nhân loại không muốn chiến tranh, nhất là Việt Nam một dân tộc đã chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát vì chiến tranh lại càng không muốn chiến tranh. Thế nhưng, nếu chiến tranh phải đến lần nữa trên đất nước Việt Nam hãy đến càng sớm càng tốt, hãy đến khi Trung Cộng còn yếu, hãy đến khi quyền lợi các cường quốc bị va chạm và buộc phải tham gia can thiệp. Trung Cộng không có gì đáng sợ mà chỉ sợ lòng yêu nước trong mỗi người Việt Nam chưa đủ độ sục sôi.

    Trần Trung Đạo.
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2017
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    lại Trần Trung Đạo, mà nhắc Trần Trung Đạo thì mình lại nhớ Trần Chung Ngọc
    beta22 thích bài này.
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Trung Quốc phát triển chiến hạm biết lặn
    (Vũ khí) - Theo Popular Science, Trung Quốc vừa gây bất ngờ lớn khi tuyên bố phát triển thế hệ chiến hạm có thể lặn như tàu ngầm nhằm tăng cường hiệu quả chiến đấu.
    Nguồn tin này cho biết, Trung Quốc sẽ đồng thời phát triển hai phiên bản bao gồm 1 sẽ phát huy thế mạnh với tốc độ cao và phiên bản tiếp theo có thể lặn như tàu ngầm để tăng cường khả năng ngụy trang và tung ra những cú đòn bất ngờ.

    Ngoài khả năng tấn công, thế hệ tàu chiến này còn có thể mang theo lượng lớn hàng hóa. Popular Science dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, các kỹ sư nước này đã bắt đầu nghiên cứu phát triển lớp tàu này từ năm 2011.

    [​IMG]
    Một số hình ảnh mô hình tàu chiến biết lặn của Trung Quốc.
    Việc Trung Quốc tuyên bố phát triển thế hệ chiến hạm này cho thấy ý tưởng táo bạo của Hải quân nước nước này và nó làm người ta nhớ đến tuyên bố trước đây của Bắc Kinh về việc phát triển tàu sân bay được trang bị máy phóng kiểu Mỹ.

    Tuy nhiên, sau tuyên bố ấn tượng, Trung Quốc đã gây bất ngờ lớn hơn khi vẫn phải đóng tàu sân bay nội địa với boong phóng kiểu nhảy cầu - thiết kế được Liên xô dùng cách đây hàng chục năm.

    Không chỉ có vậy, ngay khi Trung Quốc nói về chương trình đóng tàu chiến có thể lặn như tàu ngầm, truyền thông Pháp đã khẳng định, đây là ý tưởng của Tập đoàn đóng tàu DCNS nước này. Ngoài ra, những mẫu thiết kế được Trung Quốc công bố cũng có khá nhiều điểm tương đồng với chiến hạm SMX-25 của DCNS.

    Hãng đóng tàu DCNS cho biết, một trong những đặc điểm chính của loại tàu chiến trong tương lai mang tên SMX-25 của hãng là khả năng tiếp cận nhanh các khu vực tác chiến trên biển ở cự ly xa, đồng thời có khả năng tấn công mục tiêu đối phương từ dưới nước.

    Nếu hoạt động trên mặt nước, tàu có thể đạt vận tốc 38 hải lý/h, còn khi hoạt động ngầm dưới nước thì vận tốc này có thể đạt 10 hải lý/h. Như vậy, so với tàu nổi thì SMX-25 chạy nhanh hơn rất nhiều, song so với tàu ngầm hiện nay thì lại chậm hơn.

    [​IMG]
    Tàu SMX-25 của Pháp.
    Về vũ khí, tàu chiến đa dụng SMX-25 có thể trang bị 16 tên lửa đa năng có khả năng tiêu diệt cả tàu nổi, tàu ngầm lẫn mục tiêu trên bộ. Ngoài ra, nó còn được biên chế 4 thiết bị phóng ngư lôi.

    Nhìn bề ngoài thì phần nổi của chiếc thuyền này gần giống với chiếc du thuyền thông thường. Tàu có chiều dài 109 m, được ứng dụng công nghệ tàng hình và có thiết kế cả khoang vận chuyển binh lính với số lượng khoảng 10 người mang đầy đủ vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/trung-quoc-phat-trien-chien-ham-biet-lan-3336888/
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Xe tăng - thiết giáp Trung Quốc "thổi lửa" trên thao trường
    Thanh Tùng | 07/06/2017 01:15 PM

    4
    [​IMG]
    Tuần qua, kênh truyền hình CCTV 7 đã phát sóng phóng sự ghi lại cuộc tập trận với rất nhiều khí tài hiện đại thuộc biên chế một sư đoàn tăng - thiết giáp của Quân đội Trung Quốc.
    Ngạc nhiên lớn: Trung Quốc vẫn tin dùng "ông già" SA-2

    Dưới đây là những hình ảnh chân thực nhất về cuộc tập trận quy mô lớn này do trang mạng Sina của Trung Quốc tổng hợp.

    [​IMG]
    Để kiểm tra năng lực tác chiến của quân đội, một cuộc tập trận thực chiến hỗn hợp đã được tiến hành với sự góp mặt của hơn 38 tiểu đoàn tăng - thiết giáp thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), huy động hầu như toàn bộ những trang thiết bị tiên tiến nhất.

    [​IMG]
    Bài tập này nhằm mục đích kiểm tra khả năng phối hợp tác chiến giữa các đơn vị cũng như khí tài, từ việc xử lý hệ thống thông tin cho đến đánh giá uy lực của từng loại vũ khí trên chiến trường.

    [​IMG]
    "Làm sao để nắm chắc thông tin chiến trường? Làm sao để điều khiển các phương tiện quân sự một cách linh hoạt? Làm sao để khai hỏa vũ khí chính xác?" Đây là những câu hỏi được đặt ra cho đơn vị tăng - thiết giáp này. Yêu cầu người chỉ huy phải có chiến thuật mới và dẫn dắt hợp nhất các đơn vị thuộc quyền.

    [​IMG]
    Bên cạnh đó, khi phỏng vấn chỉ huy của từng lữ đoàn, phóng viên thấy được họ là người rất "sành sỏi", nắm vững đơn vị mình từ mặt nhân lực cho đến vũ khí, khí tài, để có thể phối hợp nhịp nhàng cùng các đơn vị khác.

    [​IMG]
    Dưới sự yểm trợ của pháo binh, xe bọc thép chở quân xung trận với độ linh hoạt cao, khối động cơ Deutz BF6M1015C công suất máy lên đến 440 mã lực dễ dàng cõng khối thép nặng gần 20 tấn này.

    [​IMG]
    Pháo phản lực thế hệ mới PHZ10 "thổi lửa" liên tục vào các vị trí cứ điểm của đối phương nhằm gây tê liệt cục bộ. Đây vẫn là dàn pháo 122 mm quen thuộc trên các hệ thống cùng loại và có những nét tương đồng với M270 MLRS của Quân đội Hoa Kỳ.

    [​IMG]
    Kế tiếp, máy bay không người lái JPY-02 được phóng đi làm nhiệm vụ trinh thám, thu thập dữ liệu để xác định mục tiêu cho các đơn vị pháo binh khai hỏa chính xác.

    [​IMG]
    Hệ thống phòng không PGZ-07 với cặp pháo 35 mm và 4 tên lửa tầm ngắn, tạo ra uy lực đủ lớn để bảo vệ những đơn vị mặt đất trước các mối nguy hiểm từ trên không.

    [​IMG]
    Cuối cùng là "quái thú" của lực lượng tăng - thiết giáp Trung Quốc - xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 mang pháo nòng trơn 125 mm ZPT-98 có khả năng bắn tên lửa qua nòng. Sức mạnh càng được tăng thêm khi khối thép 54 tấn này có thể đạt tới vận tốc 80 km/h nhờ khối động cơ 1.500 mã lực do Trung Quốc tự sản xuất dựa theo nguyên mẫu MTU 871 Ka-501 của Đức.

    http://soha.vn/xe-tang-thiet-giap-trung-quoc-thoi-lua-tren-thao-truong-20170607102507267.htm
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Cơ quan tìm kiếm cứu hộ Myanmar cho hay, chiếc máy bay gặp nạn là loại máy bay Shaanxi Y-8 do Trung Quốc lắp ráp. Thông báo của quân đội Myanmar thông tin, chiếc máy bay mất liên lạc thuộc loại mới.

    Không quân Myanmar tiếp nhận từ Trung Quốc hồi tháng 3/2016 và chỉ mới bay được tổng cộng 809 giờ bay kể từ đó đến nay.
    convitbuoc thích bài này.
  9. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    TQ test UAV tấn công hạng nhẹ theo chiến thuật "bầy đàn"

    China successfully tested a swarm of combat drones
    The state company China Electronics Technology Group unveiled and announced the successful concept of working out and managing a swarm of 119 super-cheap drones.
    meo-u thích bài này.
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    1007 robots cùng nhảy nhé , ngã vẫn múa ( không thèm đứng dậy ) để lập kỷ lục

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này