1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    5. Betrayal at the Fuhrer’s Headquarters
    SỰ PHẢN BỘI TẠI TỔNG HÀNH DINH FUHRER


    Không có bí mật bảo đảm tại Bộ Chỉ huy tối cao - Tin nhắn của "Werther" tới "Giám đốc" - Tín hiệu của Rudolf Rossler tới Moscow - Trung tâm gián điệp Đỏ ở Thụy sỹ - Ai là "Werther" ?



    Nhưng chúng ta hãy quay lại trận Kursk. Luận điểm thường được dẫn giải thời nay rằng Kursk là một chiến thắng logic không thể khác được của quân Nga. Nhưng đây là một quan điểm dựa vào ý thức hệ hoặc là sự tuyên truyền…

    Không có những điều gì như là chiến thắng logic, hoặc chiến thắng tính toán được trước, hoặc là một chiến thắng không thể đảo ngược được.

    Trong cuốn sách được người Nga phát hành chính thức mang tên là Lịch sử của Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại cung cấp nhiều bằng chứng phong phú. Ở Tập III chúng ta thấy báo cáo cực kỳ thú vị mà Bộ tư lệnh của Phương diện quân Voronezh, nói cách khác là Khrushchev và Valutin đã làm Sở chỉ huy tối cao sau trận chiến. Vào ngày 7 tháng 7, báo cáo nói rằng sự thành công của chiến dịch như ngàn cân treo trên sợi tóc. Nó bị phụ thuộc vào một quyết định đơn độc – đó là việc mà các Sư đoàn của Hoth có thể chọc thủng phòng tuyến tới Oboyan hay không. Tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân Cận vệ VI đã bị xé toang. Tất cả những gì đứng sau nó là các đơn vị thuộc 2 Quân đoàn thiết giáp Sô-viết. Họ nên được ra lệnh để làm một cuộc phản công tuyệt vọng hay họ nên giữ được giữ lại để tổ chức hệ thống phòng thủ? Điều đó, theo báo cáo là một câu hỏi quyết định. Cách giải quyết đúng đắn tại thời điểm này của cuộc khủng hoảng là gì ? Vào đúng lúc này thì sự thù hận sinh tử giữa Khrushchev và Nguyên soái Zhukov bắt đầu được nhen nhóm.

    Để kìm chân các cuộc tấn công Panzer của người Đức, tướng Vatutin trong một sự thỏa thuận với Khrushchev, đã ra lệnh chôn số xe tăng còn sót lại thuộc Tập đoàn Tăng số 1 xuống đất để tạo ra các hỏa điểm cố định dã chiến và từ đó thiết lập nên một bức tường đại bác chống tăng.

    Nguyên soái Zhukov mặt khác là người đại diện cho Stalin ở mặt phía nam của mặt trận Sô-viết, đã kịch liệt phản đối " sử dụng lực lượng xe tăng một cách không bình thường " này. Ông yêu cầu rằng họ phải được sử dụng cho một cuộc phản công. Khi Khrushchev và Vatutin giữ vững lập trường của họ thì Zhukov đến gặp Stalin và đã lôi kéo ông về phía quan điểm của mình. Do đó từ Đại bản doanh Sô-viết tối cao đã đưa ra mệnh lệnh : Phản công.

    Cuốn Lịch sử của Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã phân tích theo mối quan hệ này : “Dù lạ lẫm với hoàn cảnh cụ thể - Stalin đã quyết định ủng hộ theo quan điểm của Nguyên soái Zhukov khi mà nó không thể chặn đứng được các cuộc tấn công thiết giáp của quân Đức từ mọi vị trí cố định"

    Nhưng Khrushchev và Vatutin không bỏ cuộc. Họ vận động Nguyên soái Vasilievskiy và cùng với ông ta, họ đã thuyết phục thành công Stalin sửa đổi mệnh lệnh. Các Quân đoàn Thiết giáp của Tập đoàn Xe tăng I sẽ không được sử dụng cho một cuộc phản công nữa nhưng việc chôn các xe tăng xuống đất để thành lập một bức tường thiết giáp của hỏa lực và sắt thép.

    Nếu xuất phát từ quan điểm quân sự thì không cần phải nói, Zhukov đã đúng. Xe tăng không phải để chôn xuống đất. Nhưng trong trường hợp riêng biệt này thì hàng rào thép bằng xe tăng và súng chống tăng trên thực tế đã chặn đứng được đòn thọc sâu của người Đức.

    Cuốn sách Lịch sử của Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại còn trích dẫn toàn bộ báo cáo của Sở chỉ huy Tối cao thuộc Phương diện quân Voronezh với số tham chiếu và bạch hóa mọi chi tiết nguồn gốc, bằng cách đó ghi nhận chính thức nó cho thế hệ mai sau. Bản báo cáo này đã đề cập : "Nếu mà chúng ta quyết định mở một cuộc phản công sớm với các đội hình thiết giáp có trong tay thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị tiêu hao sức mạnh của mình khi mà ở đó không có sự kết nối trên các dải phòng tuyến chắc chắn với các đội hình bộ binh Sô-viết còn lại đang bố trí dọc theo con đường. Quân Đức sẽ chắc chắn chọc thủng tuyến phòng thủ của chúng ta để xông tới Oboyan và sẽ bắt đầu phát huy tiếp thành công ban đầu để hướng tới Kursk" – Bản báo cáo còn nhấn mạnh : "Người Đức sẽ chắc chắn chọc thủng phòng tuyến và xông tới Oboyan" – hay nói cách khác là chiến thắng sẽ được dành cho tướng Hoth.

    Từ quan điểm thuộc phía người Đức, trận chiến vòng cung Kursk sẽ có thể rất dễ dàng bị chuyển theo một hướng khác. Ví dụ Manstein trong một cuộc đàm luận với các viên Tư lệnh quân đội của mình ở Kharkov bốn tuần trước khi mở màn cuộc tấn công, đã thảo luận vấn đề này có được hay không, khi xét thấy các tuyến phòng thủ của người Nga được xây dựng một cách vững chắc để chống lại hai gọng kìm bắc - nam của quân Đức. Đó có lẽ không phải là ý tưởng tốt hơn nếu người Đức bỏ cách tấn công hai gọng kìm kiểu Blitzkrieg này và thay vào đó đánh thẳng vào Kursk tại các điểm yếu nhất nhô ra - nói cách khác là phía trước mặt- và thực hiện một cuộc xâm nhập, rồi mở rộng ra theo hướng cánh phải và trái.

    ................................
    caonam_vOz, vacbay03, gaume15 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Các chỉ huy cấp cao của Manstein đã nhiệt tình về ý tưởng này. Nhưng rõ ràng nó đã bị bác bỏ bởi Bộ tổng tham mưu Lục quân Đức. Bản thân Hitler, kể từ khi Manstein chỉ huy thành công chiến dịch chinh phục nước Pháp, đã có sự kính trọng to lớn với kĩ năng chiến lược của Manstein, dường như cũng ủng hộ ý tưởng của ông ta. Điều này đã được xác minh bởi lời nói giận dữ của ông tới tướng Schmundt sau Chiến dịch Citadel :" Đây là lần cuối cùng tôi nghe theo ý kiến của Bộ Tổng tham mưu". Schmundt ngay lập tức báo cáo nhận xét này tới trung tướng Black. Đây là một bằng chứng thú vị. Nhưng tất nhiên, không thay đổi thực tế cho rằng một mình cá nhân Hitler phải chịu trách nhiệm cho thất bại ở Kursk. Chính Quốc trưởng là người đã liên tục trì hoãn ngày giờ của cuộc tấn công.

    Nổi lên rõ ràng nhất là qui mô trận chiến khi mà bất kể đã được chuẩn bị cẩn thận và kỹ lưỡng thế nào thì vẫn còn phải phụ thuộc vào những yếu tố không thể lường trước được- đó là sự sáng suốt của một người chỉ huy thâm niên đầy kinh nghiệm chiến trường, sự sẵn sàng ra những quyết định không chính thống, sự vững vàng thần kinh tại những thời điểm quyết định, sự quả cảm của quân lính và cuối cùng là sự can đảm của người chỉ huy dám hành động chống lại các mệnh lệnh tỏ ra không thích hợp trước nhịp độ thay đổi của cuộc chiến.

    Tuy nhiên nằm ở các vị trí cao trong tất cả các nhân tố này thì vị trí số một có ý nghĩa quyết định nhất cho Chiến dịch Citadel ngay từ đầu – đó là sự phản bội. Trong trận chiến của Kursk nó đóng một vai trò đặc biệt đáng kể. Sự phản bội của một bí mật sống còn vẫn được bao quanh bởi các tấm màn che bí ẩn cho tới ngày nay (1970), để lại một trong những câu đố khó chịu nhất chưa có lời giải đáp vừa ý.

    Kể từ mùa xuân năm 1942, Trung tâm phản gián của Đức phát hiện ngày càng nhiều các bằng chứng cho thấy Đại bản doanh Sô-viết tối cao đã được cung cấp rất nhiều thông tin tuyệt hảo – những thông tin thuộc loại tối mật được bảo vệ hết sức chặt chẽ liên quan đến các kế hoạch, hoạt động của người Đức trong chiến tranh.

    Những tin tức về ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của người Đức, về sức mạnh và thành phần của quân đội Đức tại mặt trận miền Đông, và trên tất cả là các dự định, kế hoạch của Bộ tư lệnh tối cao Đức đều được người Nga biết tới. Một phần của các hoạt động phản gián này rõ ràng là do lực lượng du kích, các cơ sở, đầu mối gián điệp cho người Nga hoạt động trong các lĩnh vực ở hậu phương quân Đức. Ngoài ra, những đối thủ chính trị của chế độ phát xít đã thoát ly, những cán bộ đương nhiệm, những người có địa vị và đến ngay cả những kẻ bị bắt làm tù binh đều là nguồn thông tin vô tình hay cố ý cho tình báo Liên xô. Để thực hiện được điều này, bổ sung thêm sự trinh sát từ trên không thật hiệu quả. Hơn nữa, việc khai thác thông tin qua các đường giây điện thoại của người Đức trên chiến trường hoặc nghe trộm trên sóng radio được truyền đi bởi các nhân viên tham mưu hoặc các lực lượng Đức đang tham gia chiến trận chưa được mã hóa do việc áp lực của thời gian hay là sự bất cẩn, tất cả hình thành một nguồn thông tin quan trọng và cập nhập nhanh chóng trong các lĩnh vực chiến thuật của người Đức đã đến tai người Nga.

    Nhưng tất cả các điều trên đều không đầy đủ để giải thích tại sao các nhà lãnh đạo Sô-viết lại có những hiểu biết chi tiết về các dự định chiến lược, các kế hoạch, các sự chuẩn bị và điều chỉnh của Bộ Tư lệnh tối cao Đức. Chúng ta có thể dẫn chứng theo lời nói của Cựu Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Lục quân Đức Franz Haider (ông ta giữ chức cho đến mùa thu năm 1942), vào thời điểm năm 1955 khi ông ta đứng trước một phiên tòa với tư cách là một nhân chứng :”Gần như tất cả mọi hoạt động tấn công của người Đức đều được kẻ thù biết đến ngay sau khi được lên kế hoạch tại Bộ Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Đức (OKW) , thậm chí trước khi chúng được đặt trên bàn làm việc của tôi. Điều này do sự phản bội của một thành viên OKW mà trong suốt cuộc chiến, chúng tôi không thể nào ngăn chặn được sự rò rỉ này…!” .

    Số lượng thông tin mà ngay cả một ổ gián điệp nhỏ có thể thu lượm được minh họa qua một ví dụ sau : Vào mùa hè năm 1942, phản gián Đức tung ra một chiến dịch tìm kiếm một máy phát bị định vị sau một thời gian tìm kiếm và đã bị chộp sau những sai lầm của đối phương tại Otwock, thuộc vùng ngoại ô Warsaw. Hai quân nhân đã từng phục vụ trong quân đội Ba-lan cũ, gồm Đại úy Arzyszewski và Trung úy Meyer cùng với một số cộng tác viên thân cận của họ đã bị bắt giữ. Hai sĩ quan Ba-lan đã nhảy dù từ một máy bay của Nga xuống khu vực phía nam Thủ đô Warsaw vào mùa hè năm 1941. Họ được trang bị một máy phát cùng với 2.500 USD. Nhiệm vụ được giao cho họ là xây dựng một hệ thống hoạt động gián điệp khép kín để thu thập các thông tin về quân sự truyền qua hệ thống vô tuyến về thủ đô Moscow.

    Viên đại úy liên tục di chuyển trong nước Ba-lan, bằng mọi lý do hợp pháp để thu thập thông tin, trong khi đó viên Trung úy chỉ có làm bạn với chiếc máy phát. Bộ phận phản gián Đức đã tìm ra mật mã và gần 500 bản sao đã được mã hóa để gửi về Moscow. Khi được xem những tài liệu đã được giải mã đặt trên bàn làm việc, các quan chức an ninh Đức đã không nói lên lời. Lượng thông tin bí mật quân sự mà hai tên gián điệp Ba-lan thu thập được tại hậu phương của người Đức thật là khủng khiếp. Các bức điện cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về nhiệm vụ trong các trận chiến của người Đức trong đợt tấn công mùa hè năm 1942. Tuy nhiên không chỉ có mệnh lệnh chiến đấu, mà còn có đầy đủ chi tiết các mục tiêu sắp tới, các đơn vị ra mặt trận, hệ thống vận chuyển của các Sư đoàn và Quân đoàn Đức đã được ghi chép rất tỉ mỉ và chính xác. Bộ Tổng tham mưu Sô-viết đã không mấy khó khăn trong việc suy luận ra hướng chính cuộc tấn công mùa xuân năm 1942 của người Đức qua những thông tin được cung cấp từ hai tay gián điệp người Ba-lan. Đó thực sự là một món hời với giá 2.500 USD

    .....................
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 23/06/2017, Bài cũ từ: 23/06/2017 ---
    ĐÂY LÀ HAI CUỐN VỪA PHÁT HÀNH TỐI NAY...CÁC BÁC THÔNG CẢM...VỀ NHÀ VỘI QUÁ ....ĐANG SAY...CHỈ KỊP POST LÊN HẦU CÁC BÁC...GIÁ MUA LÀ 166.000/2 QUYỂN...NGỦ NGON NGAY....
    Lần cập nhật cuối: 23/06/2017
    caonam_vOz, huymaya, DepTraiDeu1 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bộ Tư lệnh tối cao Đức đã có hành động gì sau sự khám phá đáng lo ngại này ? Chắc chắn sự kiện Otwock đã mở mắt cho các nhà lãnh đạo quân sự Đức về sự nguy hiểm của các gián điệp đối phương cùng với các máy truyền tin – đó là một loại gián điệp mới xuất hiện trong Đại chiến thế giới lần thứ II ? Chắc chắn họ đã nhận ra rằng Điệp vụ Vacsava không phải là một trường hợp duy nhất. Liệu các chuyên gia phản gián có dám đưa các kết quả của họ trình lên Tổng hành dinh Quốc trưởng và Sở chỉ huy tối cao hay không ? Không bao giờ họ hành động dại dột như vậy….

    Bản thân Adolf Hitler, chưa bao giờ nhìn thấy những báo cáo toàn diện của Cơ quan an ninh Đức về thành tích phá được ổ gián điệp đối phương trong Điệp vụ Warsaw. Tướng Erich Fellgiebel, phụ trách bộ phận truyền tin của Wehrmacht thuộc Tổng hành dinh Quốc trưởng đã trả lại bản báo cáo về nơi ban đầu với lý do nó quá dài khi đệ trình lên Führer. Khi một phiên bản rút gọn được đưa đến thì nó lại được mô tả là “quá đáng báo động“ – Quốc trưởng, như người ta thường nói – sẽ rất bực mình khi nhìn thấy một bản báo cáo như vậy.

    Vô số cơ sở gián điệp đã được Moscow đặt ở hậu phương quân Đức, không chỉ ở trong nước Đức mà gần như ở tất cả các nước châu Âu, rất lâu trước khi Đại chiến thế giới bùng nổ. Họ tiếp tục làm việc cần mẫn, khéo léo và với một sự táo bạo đáng kinh ngạc. Các cơ sở gián điệp đã chuyển qua sóng vô tuyến, trực tiếp tới thẳng Moscow, hoặc Bộ Tổng tham mưu Hồng quân. Họ có mặt ở khắp nơi như Paris, Marseüles, Bordeaux, Brussels, The Hague, Berlin, Berne, Geneva, Lausanne, Copenhagen, Oslo, Hammerfest, Bucharest, Belgrade, Sofia, Athens, Istanbul, và Cairo…..

    Một số thiết bị thu phát vô tuyến điện đã được phát hiện tại Brussels (Bỉ) vào mùa đông năm 1941, và ở Berlin, Paris vào mùa hè năm 1942. Khi được giải mã, các bản sao bức điện đã được truyền đi tiết lộ một sự thực đáng kinh ngạc – Trên thực tế, người Nga đã được thông báo tất cả những bí mật quan trọng cùng tất cả các bản kế hoạch quân sự cho mỗi chiến dịch quan trọng của người Đức.

    Trong vài năm tiếp theo, Bộ phận phản gián và an ninh Đức đã thành công trong việc phát hiện và ngăn chặn các buổi truyền tin giữa các cơ sở gián điệp của người Nga tại Thụy sĩ tới Moscow. Nhưng các bức điện họ thu giữ đã được mã hóa rất phức tạp làm cho các chuyên gia vô tuyến điện của người Đức không thể giải mã nổi cho đến tận năm 1944…

    Một bản phân tích ngắn gọn qua các bức điện đã được thu giữ và giải mã đã tiết lộ một sự thực là:Trong tất cả các giai đoạn tại cuộc chiến tranh thuộc Mặt trận miền Đông, các cơ sở gián điệp của người Nga đã đáp ứng một cách tuyệt diệu các yêu cầu và nhiệm vụ của Bộ tổng tham mưu Sô-viết. Một số thông tin trong số này chỉ có thể bị rò rỉ từ giới chức quân sự cao nhất của Đức quốc xã – đó là những quyết định quân sự đến từ Bộ Tư lệnh tối cao Lục quân Đức và Tổng hành dinh Quốc trưởng thẳng ngay tới những đài phát sóng lưu động của gián điệp Sô-viết đặt tại Geneva và Lausanne.

    Vào ngày 9 tháng 11 năm 1942, trong khi các Sư đoàn thuộc Tập đoàn quân VI của Đức đã chiếm được tới 9 phần mười Thành phố Stalingrad và Đại bản doanh tối cao Sô-viết đang chuẩn bị một đòn phản công tại khu vực sông Don. Lực lượng an ninh Đức đã thu giữ được một bức điện, sau đó họ đã giải mã được nội dung của bức điện :”Gửi Dora ! Hãy cho biết chính xác những vị trí phòng thủ ở phía hậu phương của Đức trên khu vực phía tây nam Stalingrad và dọc theo hành lang khu vực sông Don. Director-Giám đốc ?”..

    Một câu hỏi bổ sung đến sau đó vài giờ : ” Gửi Dora ! Hãy cho biết các đơn vị Đức trước đây đã từng đóng quân tại khu vực Bryansk như các Sư đoàn Panzer 11 và 18, Sư đoàn Cơ giới hóa 25 hiện giờ đang ở đâu. Giám đốc ?”.

    Người gửi những bức mật điện này – "Director" – chính là người phụ trách Cục tình báo quân sự ở Mos-cow. Người nhận chính là người phụ trách mạng lưới gián điệp Liên xô tại Thụy sĩ được biết đến với mật danh là “Dora”.

    Vào ngày 26 tháng 11 năm 1942, khi các Quân đoàn Thiết giáp của Liên-xô đã tạo thành một vòng vây sắt thép bao quanh Stalingrad và cụ thể là Tập đoàn quân VI, "Director" vẫn nhắn tin tới "Dora": Hãy gửi thông tin về các giải pháp cụ thể mà OKW (Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Đức) thực hiện trước bước tiến Hồng quân tại Stalingrad…

    Đó là một bức điện rất thú vị. Rõ ràng lúc bấy giờ, các chỉ huy Sô-viết cao cấp vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn khi họ đã đạt được một thành công tuyệt vời trong việc bao vây Tập đoàn quân VI của Paulus. Phải chăng họ vẫn còn một tâm lý sợ sệt, trong bất kỳ một cơ hội nhỏ nào, lại chạy ngay vào một cái bẫy do người Đức giương lên ! Cho nên, họ vẫn cần một sự xác nhận chính xác…

    Vào ngày 2 tháng 12 năm 1942, "Director" tại Moscow đã ra lệnh cho chi nhánh của mình ở Thụy sĩ :”Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong một tương lai gần nhất là xác định chính xác tất cả các nguồn lực dự trữ chiến lược của người Đức tại hậu phương thuộc Mặt trận miền Đông”….

    Vào ngày Giáng sinh năm 1942, "Director" yêu cầu : “Khẩn ! Werther hãy xác định rõ có khoảng bao nhiêu Sư đoàn Đức mới được hình thành từ đợt tuyển quân mới nhất trong khoảng ngày 1 tháng 1 năm 1943..”

    Lần đầu tiên, bức điện này đề cập tới cái tên bí ẩn nhất trong các hoạt động gián điệp của Liên-xô tại nước Đức quốc xã – đó là "Werther". Ngày 16 tháng Giêng năm 1943, cái tên "Werther" một lần nữa lại được nhắc tới trong một bức điện :” Gửi Dora ! Thông tin từ Lucie và Werther về tình hình mặt trận Caucasian và tất cả các thông tin quan trọng nhất về Mặt trận, cũng như việc gửi đi các Sư đoàn mới thành lập tới Mặt trận miền Đông, sẽ phải gửi đến cho chúng tôi với một sự ưu tiên tuyệt đối. Đặc biệt, bức điện trước là bức điện có giá trị nhất. Director."

    Thời điểm này, những bức điện đã được giải mã bởi các chuyên gia Đức chỉ biết được ít, thậm chí có người còn không biết chút gì về những cái tên mã hóa đã được đề cập trong những bức điện. Cho đến ngày nay (1970). Chúng ta đã biết gần hết tất cả mọi sự việc đã xảy ra…
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    “Dora” là bí danh của người phụ trách mạng lưới gián điệp Sô-viết hoạt động tại đất nước Thụy sĩ – tên chính thức là Alexander Rado, một gián điệp Sô-viết gốc Hungary. Nhóm của ông bao gồm những người cộng sản trung kiên, các cơ sở hoạt động gián điệp do ông phụ trách đã được đào tạo một cách chuyên nghiệp và tuyệt hảo. Trong số này, nổi lên nhất là Rudolf Rossler, là một người Đức tị nạn, mang bí danh là "Lucie". Rossler chính là con Át chủ bài của mạng lưới Tình báo phản gián của Liên-xô chống lại nước Đức quốc xã, người được phép so sánh với ngôi sao sáng nhất là Tiến sĩ Sorge, giữ vai trò là một chuyên gia truyền thông của Đại sứ quán Đức tại Tô-ky-ô cho đến tận mùa đông năm 1941 và đã chuyển cho Thủ lĩnh Đỏ nhiều thông tin quan trọng bậc nhất. Rossler được sinh ra tại Kaufbeuren vào năm 1897. Từ năm 1930, ông ta làm việc tại Berlin với tư cách là nhà quản lý cho một cơ sở in ấn và ông ta đã phối hợp cộng tác với các tổ chức văn chương, đảng Tự do và sau đó với tổ chức Cộng sản. Ông ta đã có những bước giao du thân mật với giới trí thức cánh tả Đức, trong đó có Schulze-Boysen, người mà lúc đó vẫn còn là một lãnh tụ sinh viên có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản và một thời gian sau trở thành người phụ trách “Dàn nhạc Đỏ” tại Berlin. Ông ta cũng kết thân với các thành viên thuộc nhóm Bolshevik quốc gia, những người đàn ông thuộc nhóm Ernst Niekisch thuộc Đảng dân chủ xã hội Độc lập Đức cùng với một số nhà văn nổi tiếng đương thời.

    Một trong những người bạn của Rossler là một sinh viên Thụy sĩ – sau đó người ta còn phát hiện ra – anh ta làm việc cho cơ quan tình báo Thụy sĩ. Anh ta tên là Xaver Schnieper – một cái tên sau đó chúng ta sẽ phải gặp lại.

    Năm 1934, Rossler đã di cư sang Thụy sĩ. Tại thành phố Lucerne, ông ta thành lập một công ty xuất bản mang tên là Vita Nova, chuyên xuất bản các đầu sách theo chủ nghĩa nhân đạo, thần học và triết học. Ông ta nằm im không hề hoạt động tình báo cho đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Rõ ràng là ông ta đã cố tình làm như vậy. Ông ta dự đoán là thời điểm hoạt động của mình sẽ bắt đầu khi chiến tranh bùng nổ. Lúc này, ông ta mới đưa bộ máy đã được chuẩn bị kỹ lưỡng vào hoạt động. Tại nước Đức, ông ta đã khai thác các nguồn tin mà ông ta đã chăm sóc, chuẩn bị từ lâu, đặc biệt là nguồn tin nằm ngay trong OKW ( Bộ Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Đức) – nguồn tin cung cấp chính cho ông ta chính là "Werther".

    Vậy ai là người đàn ông mang bí danh theo tên một chàng thanh niên có một mối tình bi thảm trong tác phẩm “Nỗi đau của chàng Werther” của nhà Đại văn hào Goethe, đó chính là người đàn ông đã được đặc biệt khen ngợi trong bức điện gửi từ Moscow trong ngày 16 tháng Giêng năm 1943…"Werther" là một điệp viên vĩ đại, rất bí ẩn của Cục tình báo quân sự Sô-viết trong giới lãnh đạo hàng đầu nước Đức quốc xã. Đó là người cung cấp các bí mật quan trọng hàng đầu mà tất cả đều từ Bộ Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng Vũ trang Đức và từ Tổng hành dinh Fuhrer – đó là những bí mật được biết ngay từ lúc bắt đầu khởi xướng.

    Bất cứ khi nào Moscow muốn biết một điều gì đó đặc biệt quan trọng, những bí mật quan trọng nhất thuộc giới lãnh đạo hàng đầu nước Đức quốc xã họ đều gọi cho "Werther". "Werther" phải làm điều này, "Werther" phải làm điều kia. Luôn luôn phải là "Werther"….

    Vào ngày 16 tháng Hai năm 1943,"Director" ra chỉ thị cho "Dora": Ngay lập tức tìm hiểu từ Werther qua Lucie có phải Vyazma và Rzhev hiện nay đang di tản phải không ?...Và tiếp theo vào ngày 22 tháng Hai : Ngay tức khắc liên lạc với Werther hãy tìm hiểu xem các kế hoạch của OKW về mục tiêu tấn công dành cho Tập đoàn quân Kluge…

    Vậy câu trả lời là gì ? Dĩ nhiên, "Werther" đã cung cấp những thông tin cần thiết…Nhưng ai là "Werther" ?

    Vào đầu tháng ba năm 1943, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức đã bắt đầu tập trung các lực lượng chiến lược của mình để chuẩn bị cho đòn Tổng tiến công tại khu vực Vòng cung Kursk. Có tới 10 Sư đoàn được chuyển đến cho Tập đoàn quân Panzer số II đóng quân trong khu vực Orel. Việc chuyển giao này, cùng các vũ khí, khí tài cần thiết nhất cho cuộc tấn công đã làm cho Bộ chỉ huy tối cao Đức đối mặt với vấn đề về giao thông nghiêm trọng. Tổng cộng tới 320 đoàn tàu vận tải theo đường sắt phải đưa đến các điểm đóng quân mới trong vòng có 18 ngày. Toàn bộ kế hoạch này phải dựa vào sự vận hành trôi chảy của các phương tiện giao thông. Đó chính là gót chân A-sin của Chiến dịch Thành trì. Và người Nga nhanh chóng đã nắm rõ tất cả các chi tiết…

    ..............................
    caonam_vOz, vacbay03, hunterxmn7 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đại tá Hermann Teske thuộc Bộ Tổng tham mưu Đức, sau đó lên Thiếu tướng phụ trách Công việc hậu cần thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức – một người đàn ông đóng vai trò quan trọng nhất trong thời điểm này, đã ghi lại :” Người Nga phải được thông báo về các kế hoạch tập trung lực lượng chiến lược của chúng ta trong một giai đoạn rất sớm bởi vì hai đường triển khai quân đội tới các mục tiêu của cuộc Tổng tiến công đã bị các cuộc tập kích bất ngờ và nặng nề ngay từ giữa tháng Ba. Đối phương luôn sử dụng những lực lượng hiệu quả nhất cho các hoạt động này, cho nên chúng tôi đã giả định việc làm của họ phải được kiểm soát từ những mệnh lệnh chiến lược ở cấp cao nhất”.

    Nói cách khác, Đại bản doanh Sô-viết tối cao đã nắm giữ những thông tin chi tiết, chính xác và đáng tin cậy về việc triển khai quân dự bị Đức dành cho chiến dịch Thành trì. Do đó, họ có thể chỉ đạo các biện pháp đối phó lại trên một qui mô chiến lược. Chỉ có những món quà ngoại lệ đến từ sự ứng biến nhanh nhẹn và lòng can đảm của các kỹ sư đường sắt người Đức mới tạm thời ngăn chặn các mối nguy cơ phát triển đến một mức độ nguy hiểm. Mặc dù vậy, mọi thứ vẫn diễn biến theo một chiều hướng xấu đi.

    Ngày 15 tháng Tư năm 1943, Hitler đã ký Mệnh lệnh số 6 để triển khai Chiến dịch Thành trì trong đó đặt ra ngày 3 tháng Năm là ngày sớm nhất dành cho các cuộc tấn công. Nhưng năm ngày sau, ngày 20 tháng Tư, "Dora" thông báo cho "Director": Thời gian biểu dành cho cuộc tấn công tại Kursk được dự kiến trong tuần đầu tiên của tháng Năm, nay đã bị hoãn lại…Và ngày 29 tháng Tư, "Dora" lại nhắn : Ngày D-day của đợt tấn công của Đức sẽ là 12 tháng Sáu !

    Thông tin này là hoàn toàn chính xác. Nó là một trong những bí mật được bảo vệ cẩn mật nhất của Wehrmacht. Chỉ có khoảng 10 người biết được bí mật này. Ngày 7 tháng Năm,"Director" ra chỉ thị cho "Dora": Lucie khẩn trương tìm hiểu qua Werther tất cả các chi tiết, kế hoạch, ý định của OKW và báo cáo ngay lại !” .

    Câu trả lời của "Dora" rất kịp thời trong ngày 9 tháng Năm qua một bức điện dài với 120 nhóm mã hóa : “Dora gửi Director….. Nguồn tin từ Werther...OKW đã tin tưởng điều đó….”. Và sau đó là một khối lượng lớn thông tin về những ý định, kế hoạch hành động từ Bộ Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Đức, những ý định của họ về một đầu cầu đổ bộ tại Kuban, kế hoạch bảo vệ Novorossiysk, và những bí mật hàng đầu khác của người Đức…

    Ngày 13 tháng Năm, Moscow đã nhận được lời cảnh báo sau : “Dora gửi Director….. Nguồn tin từ Werther...Trinh sát Đức đã xác định sự tập trung quân của người Nga gần Kursk, Vyazma, Velikiye Luki."

    Ngày 30 tháng Năm, Moscow yêu cầu có thông tin chính xác về các kế hoạch tấn công của người Đức : Director gửi Dora….Khẩn trương chỉ dẫn cho Lucie và Werther tìm hiểu….
    1/Xác minh chính xác địa điểm tại khu vực phía nam thuộc mặt trận miền Đông là nơi người Đức sẽ mở màn cuộc tấn công mùa hè ?....
    2/Các lực lượng và Sư đoàn Đức nào sẽ thực hiện cuộc tấn công đó ?...
    3/Ngoài khu vực phía nam, người Đức có lên kế hoạch cho một cuộc tấn công nào thuộc mặt trận miền Đông nữa không…Nếu có hãy xác định địa điểm và thời gian ?….


    Năm ngày sau, ngày 4 tháng Sáu năm 1943, bốn tuần trước khi cuộc tấn công của người Đức thuộc Vòng cung Kurk nổ ra, một bức điện yêu cầu “Dora” hướng dẫn tất cả các cơ sở tập trung toàn bộ sự chú ý của họ để tìm hiểu các thông tin về thời gian biểu, kế hoạch và mục tiêu của cuộc tấn công có thể sẽ nổ ra ở Vòng cung Kurk…

    Ngày 10 tháng Sáu năm 1943, “Dora” đã thông tin kịp thời chi tiết về mệnh lệnh của Manstein trong ngày 28 tháng Năm dẫn tới sự hình thành những lực lượng Cơ giới hóa thuộc Tập đoàn quân Panzer số IV.

    Vào ngày 12 tháng Sáu, trước khi những người lính Đức có thể chiêm ngưỡng được những chiếc xe tăng thần kỳ loại mới sản xuất, mà Hitler đặt rất nhiều kỳ vọng trong Chiến dịch Thành trì, "Director" đã được thông báo về sự tồn tại của những chiếc Panther :” Director gửi Dora….Khẩn trương chỉ dẫn cho Lucie và các cộng tác viên tìm hiểu….Thiết lập tất cả các dữ liệu về loại xe tăng hạng nặng có tên là Panther ở những điểm quan trọng : bản thiết kế xe tăng và các đặc tính kỹ thuật quan trọng của nó, khả năng chống đạn của lớp vỏ giáp. Liệu nó có model trang bị súng phun lửa và máy phun khói ngụy trang hay không ? Vị trí của nhà máy sản xuất xe tăng này ở đâu ? Sản lượng hàng tháng ?....

    Sự táo bạo của các câu hỏi này thật đáng kinh ngạc. Người Nga muốn nắm lấy từ A đến Z (Từ alpha đến omega) của một bí mật quân sự hàng đầu của người Đức. Bức điện trả lời của “Dora” đã không bị thu giữ nhưng không hề nghi ngờ gì nữa, nó sẽ rất toàn diện và đầy đủ.

    Ngày nay, nếu chúng ta nhìn lại các bức điện đã được giải mã và phát ra trên làn sóng điện bất hợp pháp của Thụy sĩ trong những tuần lễ trước Chiến dịch Thành trì vì chúng ta vẫn cảm thấy choáng váng về mức độ hoạt động của chúng. Mặc dù, các chuyên gia an ninh vô tuyến của người Đức đã ngăn cản được khá nhiều các bức điện trao đổi giữa hai bên. Nhưng chỉ có thế đã đủ để cho thấy rằng – vị "Director" – tức Thủ lĩnh Cục tình báo quân sự Sô-viết tại Moscow đã có một sự phục vụ tuyệt vời từ những cơ sở gián điệp của ông tại Âu châu.

    .............................
    caonam_vOz, vacbay03, hunterxmn4 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Ông ta đã được nghe báo cáo về các thành phần thuộc đội hình tấn công của người Đức ở cả hai khu vực mặt trận tại Chiến dịch Thành trì. Ông ta được báo cáo về con số chính xác của các Sư đoàn Panzer cũng như các trang thiết bị của chúng. Ông ta cũng được nghe báo cáo về các kế hoạch, các hướng chủ công chính, các mục tiêu tấn công đầu tiên của chiến dịch Thành trì mà các bức điện đã nêu chính xác là Oboyan và Maloarkhangelsk. Chắc chắn đó không phải là điều ngẫu nhiên khi xung quanh hai địa điểm này đã được tăng cường hệ thống phòng thủ mạnh mẽ và người Nga đã thành công trong việc chống lại những đòn tấn công ào ạt của người Đức.


    "Director" ở Moscow cũng được thông báo về những buổi nói chuyện của một trong những nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu thuộc OKW ( Bộ Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Đức) có cả Hitler tham dự và với những nhân viên Tham mưu cao cấp thuộc OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân Đức).

    Các bức điện truyền trong ngày cuối cùng trước khi Chiến dịch Thành trì nổ ra đã không nằm trong những tài liệu được phát hiện bởi người Đức. Tương tự như vậy, thông điệp về cuộc họp bí mật tại Tổng hành dinh Fuhrer trong ngày 1 tháng Bảy cũng không thấy xuất hiện. Tuy nhiên, dựa vào các nguồn thông tin chính thức của người Nga đã đưa ra những bằng chứng nêu rõ là những mẩu thông tin đó đã nhận được tại thủ đô Moscow.

    Ai là người cung cấp các nguồn thông tin quan trọng này ? Trong hơn hai mươi năm kể từ khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, người ta vẫn cho là "Werther" cung cấp. Nhưng cho đến ngày nay (1970), chưa một ai thành công trong việc khám phá ra tên tuổi chính thức của "Werther".

    Cho đến bây giờ - 25 năm trôi qua – tên tuổi của những cơ sở gián điệp lớn nhất trong Đại chiến thế giới lần thứ hai đã chính thức được bạch hóa – Đó là Tiến sĩ Sorge, người đã cung cấp những tin tức tuyệt vời cho Stalin tại Tokyo và được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên xô vào ngày 7 tháng 11 năm 1964 trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày Sorge bị thi hành án tử hình. Đó là "Cicero", gián điệp của Himmler tại Ankara (Thổ nhĩ kỳ), người đã chụp ảnh được những tài liệu tuyệt mật của Ngài Hughe Knatchbull-Hugessen – Đại sứ quán Anh – cất trong két sắt, để rồi sau đó bán đại diện của Himmler. Đó là “Coco”, bí danh của Trung úy Schulze-Boysen, điệp viên của Moscow tại Berlin. Rồi còn rất nhiều các tên tuổi khác cần được kể ra như : Các phụ nữ Pháp làm gián điệp mang bí danh là “The Cat”. "Kent" và "Gilbert", hai cơ sở gián điệp hàng đầu của Moscow tại Paris và Brussel. Cuối cùng phải kể đến những trụ cột của “Dàn nhạc Đỏ” tại Thụy sĩ như "Dora", "Sissie", "Lucie", "Pakbo" và "Jim"…vvv…

    Chỉ duy nhất danh tính của "Werther" chưa hề bị tiết lộ cho đến ngày nay. Và anh ta chắc chắn là một trong những tác nhân quan trọng nhất, một trong những nguồn thông tin có tác dụng làm xoay chuyển kết quả của cuộc chiến tranh.

    Như người Nga đã từng thừa nhận, Tiến sĩ Sorge đã góp công lớn trong Chiến dịch bảo vệ Moscow. Điệp viên "Werther" đã cực kỳ ảnh hưởng đến các bước lần lượt được thực hiện trong Chiến dịch tại Vòng cung Kursk, một chiến dịch đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến tại Mặt trận miền Đông.

    Những người như ông ta đại diện đang thực hiện một nhiệm vụ liều lĩnh , mạo hiểm, được ví như là dám vuốt râu Sư tử trong cái hang nó đang sinh sống - ở đây chính là Tổng hành dinh Quốc trưởng lại mang một cái tên của một nhân vật anh hùng có số phận bi thảm trong nền văn học Đức ? Nỗi đau của chàng Werther là tiểu thuyết tâm lý – xã hội đặc sắc. Câu chuyện tình ở đây phần nào là rút ra từ chính cuộc đời thực của tác giả (mối tình giữa Goethe và Charlotte Buff, vợ chưa cưới của Christian Kestner), nhưng bản thân tác phẩm lại không đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết tự thuật. ***g trong bi kịch tình yêu là cả một tâm trạng xã hội: Khát vọng giải phóng tình cảm, khát vọng về quyền tự do, quyền bình đẳng của con người – mà Werther là một người đại diện. Cái chết của chàng Werther cũng phản ánh xu thế của cả một thời đại đang cố vượt ra khỏi thế giới phong kiến trung cổ tối tăm vây bọc con người để vươn tới một thời kỳ mới – thời đại của thế kỷ ánh sáng. Nhưng câu chuyện về người điệp viên "Werther", người đã đóng một vai trò hết sức quan trọng khoảng 150 năm sau đó, với sân khấu chính là bên trong Trụ sở Tổng hành dinh Quốc trưởng, mặt khác trong thời kỳ hậu chiến lại chưa được đề cập đến nhiều…

    Cũng giống như trường hợp của các điệp viên khác, các tin tức tình báo của "Werther" chưa thể xác định được có một sự tin cậy hoàn toàn. Nó thậm chí cần không chắc chắn khi tên mật mã của điệp viên "Werther" chỉ xuất hiện như là một nguồn trong mọi thông tin được truyền từ Thụy sĩ đến Moscow. Nhưng một điều người ta biết rõ rằng ; điệp viên "Werther" bắt đầu chính thức hoạt động từ mùa hè năm 1942.

    Đó là khoảng thời gian khi bộ phận phản gián Đức đã giăng lưới chụp được mạng lưới gián điệp của người Nga mang tên là “Dàn nhạc Đỏ”. Trung úy không quân Harro Schulze-Boysen mang biệt danh là “Coco” cũng bị các chuyên gia an ninh vô tuyến của Đức định vị được. Một đầu mối cung cấp thông tin được tổ chức tuyệt diệu với các mối liên hệ với một số ban, ngành cùng với các Bộ trong khối Quân sự thuộc Đế chế thứ III đã bị đập nát. Moscow đã mất đi một đầu mối cung cấp thông tin vào loại tốt, đáng tin cậy và trung kiên nhất….
    caonam_vOz, vacbay03, hunterxmn3 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ông ta đã được nghe báo cáo về các thành phần thuộc đội hình tấn công của người Đức ở cả hai khu vực mặt trận tại Chiến dịch Thành trì. Ông ta được báo cáo về con số chính xác của các Sư đoàn Panzer cũng như các trang thiết bị của chúng. Ông ta cũng được nghe báo cáo về các kế hoạch, các hướng chủ công chính, các mục tiêu tấn công đầu tiên của chiến dịch Thành trì mà các bức điện đã nêu chính xác là Oboyan và Maloarkhangelsk. Chắc chắn đó không phải là điều ngẫu nhiên khi xung quanh hai địa điểm này đã được tăng cường hệ thống phòng thủ mạnh mẽ và người Nga đã thành công trong việc chống lại những đòn tấn công ào ạt của người Đức.

    "Director" ở Moscow cũng được thông báo về những buổi nói chuyện của một trong những nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu thuộc OKW ( Bộ Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Đức) có cả Hitler tham dự và với những nhân viên Tham mưu cao cấp thuộc OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân Đức).

    Các bức điện truyền trong ngày cuối cùng trước khi Chiến dịch Thành trì nổ ra đã không nằm trong những tài liệu được phát hiện bởi người Đức. Tương tự như vậy, thông điệp về cuộc họp bí mật tại Tổng hành dinh Fuhrer trong ngày 1 tháng Bảy cũng không thấy xuất hiện. Tuy nhiên, dựa vào các nguồn thông tin chính thức của người Nga đã đưa ra những bằng chứng nêu rõ là những mẩu thông tin đó đã nhận được tại thủ đô Moscow.

    Ai là người cung cấp các nguồn thông tin quan trọng này ? Trong hơn hai mươi năm kể từ khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, người ta vẫn cho là "Werther" cung cấp. Nhưng cho đến ngày nay (1970), chưa một ai thành công trong việc khám phá ra tên tuổi chính thức của "Werther".

    Cho đến bây giờ - 25 năm trôi qua – tên tuổi của những cơ sở gián điệp lớn nhất trong Đại chiến thế giới lần thứ hai đã chính thức được bạch hóa – Đó là Tiến sĩ Sorge, người đã cung cấp những tin tức tuyệt vời cho Stalin tại Tokyo và được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên xô vào ngày 7 tháng 11 năm 1964 trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày Sorge bị thi hành án tử hình. Đó là "Cicero", gián điệp của Himmler tại Ankara (Thổ nhĩ kỳ), người đã chụp ảnh được những tài liệu tuyệt mật của Ngài Hughe Knatchbull-Hugessen – Đại sứ quán Anh – cất trong két sắt, để rồi sau đó bán đại diện của Himmler. Đó là “Coco”, bí danh của Trung úy Schulze-Boysen, điệp viên của Moscow tại Berlin. Rồi còn rất nhiều các tên tuổi khác cần được kể ra như : Các phụ nữ Pháp làm gián điệp mang bí danh là “The Cat”. "Kent" và "Gilbert", hai cơ sở gián điệp hàng đầu của Moscow tại Paris và Brussel. Cuối cùng phải kể đến những trụ cột của “Dàn nhạc Đỏ” tại Thụy sĩ như "Dora", "Sissie", "Lucie", "Pakbo" và "Jim"…vvv…

    Chỉ duy nhất danh tính của "Werther" chưa hề bị tiết lộ cho đến ngày nay. Và anh ta chắc chắn là một trong những tác nhân quan trọng nhất, một trong những nguồn thông tin có tác dụng làm xoay chuyển kết quả của cuộc chiến tranh.

    Như người Nga đã từng thừa nhận, Tiến sĩ Sorge đã góp công lớn trong Chiến dịch bảo vệ Moscow. Điệp viên "Werther" đã cực kỳ ảnh hưởng đến các bước lần lượt được thực hiện trong Chiến dịch tại Vòng cung Kursk, một chiến dịch đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến tại Mặt trận miền Đông.

    Những người như ông ta đại diện đang thực hiện một nhiệm vụ liều lĩnh , mạo hiểm, được ví như là dám vuốt râu Sư tử trong cái hang nó đang sinh sống - ở đây chính là Tổng hành dinh Quốc trưởng lại mang một cái tên của một nhân vật anh hùng có số phận bi thảm trong nền văn học Đức ? Nỗi đau của chàng Wertherlà tiểu thuyết tâm lý – xã hội đặc sắc. Câu chuyện tình ở đây phần nào là rút ra từ chính cuộc đời thực của tác giả (mối tình giữa Goethe và Charlotte Buff, vợ chưa cưới của Christian Kestner), nhưng bản thân tác phẩm lại không đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết tự thuật. Tác giả đưa vào trong bi kịch tình yêu là cả một tâm trạng xã hội: Khát vọng giải phóng tình cảm, khát vọng về quyền tự do, quyền bình đẳng của con người – mà Werther là một người đại diện. Cái chết của chàng Werther cũng phản ánh xu thế của cả một thời đại đang cố vượt ra khỏi thế giới phong kiến trung cổ tối tăm vây bọc con người để vươn tới một thời kỳ mới – thời đại của thế kỷ ánh sáng. Nhưng câu chuyện về người điệp viên "Werther", người đã đóng một vai trò hết sức quan trọng khoảng 150 năm sau đó, với sân khấu chính là bên trong Trụ sở Tổng hành dinh Quốc trưởng, mặt khác trong thời kỳ hậu chiến lại chưa được đề cập đến nhiều…

    Cũng giống như trường hợp của các điệp viên khác, các tin tức tình báo của "Werther" chưa thể xác định được có một sự tin cậy hoàn toàn. Nó thậm chí cần không chắc chắn khi tên mật mã của điệp viên "Werther" chỉ xuất hiện như là một nguồn trong mọi thông tin được truyền từ Thụy sĩ đến Moscow. Nhưng một điều người ta biết rõ rằng ; điệp viên "Werther" bắt đầu chính thức hoạt động từ mùa hè năm 1942.

    Đó là khoảng thời gian khi bộ phận phản gián Đức đã giăng lưới chụp được mạng lưới gián điệp của người Nga mang tên là “Dàn nhạc Đỏ”. Trung úy không quân Harro Schulze-Boysen mang biệt danh là “Coco” cũng bị các chuyên gia an ninh vô tuyến của Đức định vị được. Một đầu mối cung cấp thông tin được tổ chức tuyệt diệu với các mối liên hệ với một số ban, ngành cùng với các Bộ trong khối Quân sự thuộc Đế chế thứ III đã bị đập nát. Moscow đã mất đi một đầu mối cung cấp thông tin vào loại tốt, đáng tin cậy và trung kiên nhất….
    caonam_vOz, vacbay03, hunterxmn3 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673

    E cũngvừa mới mua chúng nó..ơn giời coi qua thấy dịch cũng khá ổn ko sai be bét về thuật ngữ quân sự như thường thấy
  10. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    Oh té ra phim " hồ sơ thần chết " nói về nhóm điệp viên Đức ở Ba lan là trên sự kiện có thật, em cứ tưởng hư cấu, còn Stieglitz chắc là Werther quá

Chia sẻ trang này