1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SMERSH - VŨ KHÍ BÍ MẬT CỦA STALIN

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vacbay03, 20/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Một lý do khác khi Stalin quyết định xử Pavlov có thể là ông đã thách thức quyền lực của Stalin ba năm về trước, và Stalin không bao giờ quên những chuyện xúc phạm cá nhân như vậy. Năm 1956 vợ của Pavlov, Aleksandra, đã viết thư cho Nikita Khrushchev yêu cầu ông minh oan cho người chồng đã chết của bà. Bà nhắc đến một chi tiết làm rõ vụ bắt giữ Pavlov:

    'Vào mùa hè năm 1938, D.G. Pavlov, Pavel Sergeevich Alliluev (Tư lệnh Thiết Giáp), và GI Kulik (Tư lệnh Pháo binh) với tư cách cá nhân đã kiến nghị lên đồng chí Stalin. Họ yêu cầu ông chấm dứt các vụ bắt giữ các chỉ huy chế độ cũ. Tôi không biết tại sao trong ba người, GI Kulik vẫn còn sống sót. Đối với Alliluev, ông đột nhiên qua đời cùng năm đó, một ngày sau khi ông trở về từ khu nghỉ dưỡng. Có thể, K. Ye. Voroshilov biết rằng đơn kiến nghị đã được trao đến tay Stalin.'

    Có vẻ như vợ của Pavlov đã quên rằng cấp phó của Kulik, Grigorii Savchenko, cũng ký vào đơn kiến nghị. Các nguyên đơn thậm chí còn chuẩn bị một dự thảo quyết định để Stalin ký để chấm dứt các vụ bắt giữ. Stalin đã không quên sự thách thức này đối với uy quyền của ông ta. Cuối cùng tất cả bốn người ký tên đều biến mất.

    Đầu tiên là Pavel Alliluev. Ông là anh vợ của Stalin, người anh trai yêu quý của vợ Stalin, Nadezhda, đã tự tử sáu năm trước đó, ngày 09 tháng 11 năm 1932. Alliluev chết một cách bí ẩn bởi 'một cơn đau tim' trong văn phòng của mình ngày 02 Tháng 11 năm 1938 sau khi ông phát hiện ra tất cả thuộc cấp của ông đều bị bắt. Con trai, con gái, và cháu ông nghi ngờ ông bị đầu độc bởi NKVD. Sau đó, vào năm 1946, sau khi bị bắt và bị kết tội, vợ của Pavel, Yevgenia bị biệt giam mười năm tại nhà tù Vladimir. Một năm sau, con gái của họ, Kira bị bắt và sau đó bị đi đày nhiều năm.

    Có thể, Pavlov là người kế tiếp, bởi vì trong các cuộc thẩm vấn từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1939, các điều tra viên đã buộc Mikhail Koltsov làm chứng rằng ở Tây Ban Nha, (Nơi Pavlov chỉ huy các lực lượng xe tăng của Quân đội Cộng hòa) Pavlov là kẻ thất bại, lừa đảo, và nghiện ngập. Tại thời điểm đó Stalin đã không ra lệnh theo đuổi những vấn đề của Pavlov ở Tây Ban Nha, nhưng hiện nay, vào năm 1941, ông đã quyết định giũ bỏ Pavlov.

    Tướng Savchenko cũng đã bị đưa vào tầm ngắm. Ông bị bắt giữ ba ngày trước chiến tranh, liên quan đến vụ án Rychagov (Phụ lục I, xem http://www.smershbook.com). Ngày 28 tháng 10 năm 1941, ông bị bắn không cần xét xử.

    Trong tháng 11 năm 1941, Stalin săn đuổi Grigori Kulik, người đã từng là một trong những vị tướng được ông tin tưởng nhất kể từ cuộc Nội Chiến Nga. Tại Tây Ban Nha bí danh của ông là ông 'Tướng Cooper', và vào năm 1940 ông được thăng Nguyên soái. Tuy nhiên, ông đã không hoàn toàn thoát khỏi cuộc Đại thanh trừng. Tháng 5 năm 1939, vợ ông, Kira-Simonich Kulik, đã biến mất không một dấu vết. Một thời gian ngắn trước khi bà biến mất, Stalin đã nói với Kulik rằng vợ ông là một điệp viên Ý và ông nên ly dị bà ta, nhưng Kulik đã từ chối. Việc Stalin nghi ngờ Simonich-Kulik có khả năng bị thúc đẩy bởi các mối quan hệ với nước ngoài của bà: một trong những chị em của bà đã kết hôn với một tùy viên quân sự Ý, và mẹ của họ cũng đang sống ở Ý.

    Năm 1953, chi tiết vụ giết Simonich-Kulik được đưa ra ánh sáng khi Beria và đồng bọn bị thẩm vấn, nhưng câu chuyện kỳ quái này chỉ được công bố trong những năm 1990. Rõ ràng là, Beria đã ra lệnh cho Merkulov và một nhóm hành động NKVD bắt cóc vợ của Kulik trên một đường phố Moscow. Sau khi Beria và Merkulov thẩm vấn bà tại NKVD, bà bị hành quyết không qua xét xử. Trong cuộc thẩm vấn Beria và những người khác đã tuyên bố rằng việc đó được ra lệnh ‘từ trên cao’, tức là Stalin.

    Trong tháng 11 năm 1941, Stalin đã ra lệnh cho Kulik, thành viên Stavka và là Phó Dân Uỷ NKO lập lại trật tự ở Crimea-một nhiệm vụ bất khả thi vào thời điểm đó. Sau thất bại có thể đoán trước được của Kulik ở Crimea, ông đã báo cáo với Stalin: 'Quân đội đã biến thành một băng đảng! Tất cả những gì bọn chúng làm là uống rượu và hãm hiếp phụ nữ. Tôi không có cơ hội nào để bảo vệ Kerch với một đội quân như vậy. Tôi đã đến quá muộn; mọi việc đã không thể cứu vãn.' Kulik bị xét xử tại một phiên họp đặc biệt Tòa án tối cao và bị hạ cấp xuống thiếu tướng, bãi miễn chức vụ Phó Dân Uỷ NKO, và bị tước tất cả các huân chương quân sự. Trong vô vọng, ông đã van nài Stalin trong một lá thư dài viết rằng: ‘Nếu tôi là một kẻ phá hoại [như bị buộc tội theo Điều 58-7] và tiến hành các hoạt động ngầm, tôi nên bị xử bắn. Nếu không phải, tôi đề nghị ông trừng phạt những kẻ vu cáo.’ Stalin đã không trả lời. Sau đó Kulik đã chỉ huy nhiều đơn vị khác nhau và được thăng trung tướng, nhưng sau đó bị giáng chức xuống thiếu tướng một lần nữa. Cuối cùng, vào năm 1947, sau khi bị bắt vì những lời lẽ chống Liên Xô, ông đã bị kết án tử hình và bị hành quyết tháng 8 năm 1950.

    Những vụ án khác trong năm 1941
    Sau vụ án Pavlov, phản gián quân đội dường như đã hơi vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Nhiều vụ bắt giữ các chỉ huy ở tất cả các cấp, bao gồm cả cấp tướng, đã tiếp diễn tại Phương diện quân Tây và các Phương diện quân khác. Nhiều người trong số họ đã bị kết án theo các khoản 193-17b (lạm dụng quyền lực) và 193-20a (quân đội đầu hàng), và bị hành quyết (Phụ lục I, xem http://www.smershbook.com). Tại Moscow, cấp Phó của Mikheev, A.N. Klykov, đã báo cáo với Beria về một trong những người thân cận nhất của Stalin, Nguyên soái Semyon Budennyi, chỉ huy Phương diện quân Tây Nam và là cấp Phó của Timoshenko. Bản báo cáo buộc tội Budennyi làm gián điệp đồng thời cho Anh, Ba Lan, Ý, và tình báo Đức. Những cáo buộc trên rõ ràng là quá lố bịch đến nỗi mọi việc chỉ dừng lại ở đó. Tuy nhiên, hai tháng sau Timoshenko đã bị bãi miễn chức vụ Phó Dân ủy và được bổ nhiệm làm chỉ huy Phương diện quân Tây Nam thay cho Budennyi, trong khi Budennyi trở thành chỉ huy Phương diện quân dự bị (chỉ tồn tại cho đến tháng 10 năm 1941)

    Thật kinh ngạc, vào ngày 16 tháng 7 năm 1941, Mikheev thậm chí lên án Dân ủy NKO Timoshenko, chỉ ra sự liên quan của Timoshenko với các chỉ huy quân sự đã bị hành quyết trước đó. Timoshenko đã không bị bắt, nhưng vào ngày 19 tháng 7 năm 1941, Stalin đã tự mình trở thành Dân ủy NKO, trong khi Timoshenko bị giáng cấp xuống làm phó của Stalin. Cùng ngày, Mikheev được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục 3 phản gián của Phương diện quân Tây Nam, và hai tháng sau đó, ông đã bị giết trong khi cố vượt khỏi vòng vây của Đức Quốc xã. Ông là một trong 3.725 osobisty (sĩ quan phản gián – ND) thiệt mạng và 3.092 người mất tích trong chiến tranh từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 cho đến ngày 01 Tháng 3 1943.
    DepTraiDeuhuytop thích bài này.
  2. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Sau đó các điều tra viên của Abakumov tiếp tục thu thập những tư liệu có hại đến Timoshenko. Năm 1953, Tướng Boris Teplinsky đã viết một lá thư từ một trại lao động cho Nguyên soái Aleksandr Vasilevsky: "Trong khi ở trong tù [Moscow] ... [các điều tra viên] đã cho tôi những cơ hội để đóng vai một kẻ kích động chống lại Nguyên soái Timoshenko vì tôi là bạn chung buồng giam với cựu cấp phó của ông, Thiếu Tướng F.S. Ivanov [bị bắt vào năm 1942, được thả vào năm 1946] ... Sau khi tôi từ chối, việc điều tra vụ án của tôi bị dừng lại ... trong 9 năm tới, tôi không có khái niệm gì về tương lai số phận của tôi.'

    CHƯƠNG 8
    Cơ cấu Cục Đặc biệt (UOO)


    Với việc Liên Xô hiện nay đang lo bảo vệ đất nước của mình hơn là thâu tóm các vùng lãnh thổ mới, Stalin đã quyết định hợp nhất NKGB vừa mới thành lập và ba cơ quan phản gián quân đội vào NKVD trở lại. Ý tưởng là một NKVD hợp nhất có thể kiểm soát tốt hơn việc rút lui của quân đội và giữ gìn trật tự một cách hiệu quả hơn ba cơ quan riêng biệt.

    Cơ Cấu và Hoạt động của UOO
    Ngày 17 tháng 7 năm 1941, NKO ban hành một mệnh lệnh chuyển Cục 3 của NKO trở lại NKVD, trở thành Cục Đặc biệt của nó, hoặc UOO (Hình 8-1). Một chỉ thị của NKVD giải thích: ‘Mục đích của việc tái tổ chức các Cục 3 vào Cục đặc biệt trong NKVD là nhằm tiến hành một cuộc chiến không khoan nhượng chống lại những kẻ làm gián điệp, phản bội, phá hoại, đào ngũ, những kẻ hoảng loạn và vô tổ chức khác.' Viktor Abakumov, trong khi vẫn duy trì chức vụ phó Dân uỷ NKVD của mình, giờ đây đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo UOO, một chức vụ quan trọng vì phản gián quân đội đã trở nên rất quan trọng. Solomon Milshtein, người đã tham gia vào việc tiêu diệt các sĩ quan Ba Lan trong vụ thảm sát rừng Katyn, trở thành cấp phó của ông. Sáu tháng sau, vào tháng Giêng năm 1942, Cục 3 của Dân uỷ Hải quân cũng được chuyển giao cho UOO.

    Năm ngày sau việc tái tổ chức của NKO và NKVD, NKVD và NKGB lại một lần nữa sáp nhập thành một cơ quan Dân uỷ, NKVD. Các phòng ban hoạt động, chủ yếu là mô phỏng lại cơ cấu của GUGB, được thành lập trong NKVD mới, và UOO đã trở thành một trong sáu Cục (Hình 8-1). Beria vẫn là Dân ủy NKVD và Merkulov lại một lần nữa là Phó Dân uỷ thứ nhất của ông.

    Đến cuối năm 1941, trụ sở chính UOO của Abakumov bao gồm tám phòng ban, và Abakumov có thêm ba cấp phó: Fyodor Tutushkin, Nikolai Osetrov, và Lavrentii Tsanava. Sau đó, cả hai Tutushkin và Osetrov đều là chỉ huy cơ quan SMERSH ở Phương diện quân. Tháng Bảy năm 1942, sau khi thay đổi bổ sung, trụ sở chính UOO ở Moscow tăng lên đến 12 phòng ban chính (Hình 8-2), và đã có một đội ngũ nhân viên là 225 người.

    Các Cục OO của sáu Phương diện quân, được thành lập vào tháng 7 năm 1941, phụ trách các hoạt động ở chiến trường, báo cáo cho UOO, Tổng cục, ở Moscow (Bảng 8-1). Sau đó, từ tháng 8-tháng 12 năm 1941, bổ sung thêm sáu, và từ tháng 1 năm 1942-tháng 8 năm 1942, thêm năm Phương diện quân với các Cục OO được thành lập. Các phòng ban OO được thành lập trong tất cả các cấp tập đoàn quân, quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn độc lập ngoại trừ các cấp trung đoàn và tiểu đoàn. Chức năng OO ở những cấp này được thực hiện bởi duy nhất một sĩ quan OO (osobist) đi cùng với các đơn vị này. Hệ thống chỉ huy trong các cục OO tại các Phương diện quân là dựa vào cấp bậc. Một đơn vị OO điển hình ở cấp sư đoàn bao gồm 25 người:


    Chức vụ Cấp bậc An Ninh Quốc Gia Cấp bậc Quân đội tương đương

    Chỉ huy Đại uý Trung Tá
    Chỉ huy phó Thượng uý Thiếu tá
    Hai sĩ quan điều hành Trung uý Đại uý
    Thư ký (thường là phụ nữ) Thiếu uý Thượng uý
    Sĩ quan phụ trách thực hiện Thiếu uý Thượng uý
    Một trung đội bộ binh 15-20 người– Binh nhì

    Ở mặt trận, chỉ huy phó OO và sĩ quan điều hành phụ trách điều tra các vụ án chính trị. Ngoài nhiệm vụ văn thư, thư ký còn phụ trách công việc mật mã. Chỉ huy OO đôi khi cũng đích thân thực hiện các vụ hành quyết. Từ tháng 7 năm 1942 trở đi, OO có 'quyền bắt giữ những kẻ đào ngũ, và khi cần thiết, bắn chết họ không cần xét xử.’

    Chỉ huy OO tuyển mộ điểm chỉ viên, thường được gọi là seksoty (nhân viên bí mật) hoặc stukachi (từ này xuất phát từ từ ‘stuchat’ tiếng Nga hoặc 'gõ', và ý nghĩa là bí mật gõ cửa văn phòng NKVD), trong số các sĩ quan quân đội. Một tài liệu mật của KGB giải thích cách làm việc này: ‘Các sĩ quan điều hành tuyển mộ đặc vụ và điểm chỉ viên trong tất cả các đơn vị quân sự ngoài mặt trận, bất chấp việc có hay không có các yếu tố thù địch [trong các đơn vị]. Số lượng đặc vụ của các phòng ban Đặc biệt cũng gia tăng do việc tuyển những điểm chỉ viên trong các đơn vị dự bị, từ nơi họ đã sẽ được đưa đến các đơn vị tiền tuyến.’

    Các sĩ quan OO bí mật gặp gỡ những điểm chỉ viên của họ trong những văn phòng tách khỏi các căn cứ quân sự, thường được đặt trong các tòa nhà riêng biệt. Seksoty phải thề giữ bí mật. Pyotr Pirogov, một cựu sĩ quan Xô Viết và sau đó đào thoát sang phương Tây, đã nhớ lại tài liệu mà một sĩ quan OO đã ra lệnh cho ông phải ký sau khi tuyển mộ ông như sau: ‘Tôi, Pirogov, đã họp với một nhân viên Ban Đặc biệt và cam kết không nói với ai về nội dung cuộc họp này. Tôi nhận thức rằng trong trường hợp ngược lại, tôi sẽ bị truy tố theo Điều 58 của Bộ luật Hình sự.' Mỗi seksot hoặc stukach được đặt một bí danh mà anh ta sử dụng để ký báo cáo của mình.

    Seksoty (số nhiều) cũng được tuyển chọn trong các binh nhì. Một lính bộ binh nhớ lại vào năm 2009: ‘Tôi nhớ một đêm nọ, osobist của trung đoàn chúng tôi đã gọi tôi [từ chiến hào ẩm ướt] lên sở chỉ huy tiểu đoàn đặt trong một cái hầm trú ẩn khô ráo. Ông ta giữ tôi ở đó trong một tiếng rưỡi, cố gắng tuyển mộ tôi làm một stukach, nhưng tôi đã từ chối. Ông ta có thể làm gì tôi chứ? Tôi là một xạ thủ súng máy, không phải điểm chỉ viên. Tay osobist nổi khùng và tôi còn nhớ ông ta đã hét vào mặt tôi: "Nếu anh muốn sống, đố anh dám nói với bất kỳ ai về cuộc nói chuyện của chúng ta!’. Một lính bộ binh khác cũng nhớ lại như vậy: ‘osobisty của chúng tôi ... đã nói chuyện với tôi ... và thậm chí đã đặt cho tôi một cái tên giả, ‘Leonov’, bắt nguồn từ tên nơi tôi sinh ra-Leonovo. Sau đó, ông ta liên tục quở trách tôi: ‘Tại sao anh không muốn chia sẻ những gì anh biết với chúng tôi? Tại sao anh không viết báo cáo cho chúng tôi?’. Tôi sẽ viết những gì trong báo cáo đây nếu không có kẻ phản bội trong chúng tôi? Tôi có nên dựng lên vài câu chuyện không?’.
    DepTraiDeu thích bài này.
  3. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Với cơ cấu của UOO và các nhánh tiền phương của nó, rõ ràng là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, mục tiêu chính của phản gián quân đội là do thám Hồng quân và Hải quân để giữ họ trong khuôn khổ. Ví dụ, vào ngày 22 Tháng 7 1941 Viktor Bochkov, chỉ huy OO của Phương diện quân Tây Bắc, đã ban hành chỉ thị sau đây:

    'Có rất nhiều trường hợp chỉ huy đơn vị và binh sĩ bỏ vị trí mà không được phép, bỏ chạy trong hoảng loạn, và để lại tất cả các trang thiết bị quân sự đằng sau. Nguy hiểm nhất là ... một số ban Đặc biệt thậm chí đã không điều tra các trường hợp như vậy và đã không bắt giữ các quân nhân phạm tội, và họ đã không bị xét xử. Tất cả các nhân viên bí mật cần được hướng dẫn để xác định những kẻ như vậy ...
    Cuộc chiến chống lại bọn đào ngũ, hoảng loạn và hèn nhát là nhiệm vụ chính của các cơ quan chúng ta [ví dụ OO], cùng với cuộc chiến chống bọn gián điệp và kẻ phản bội ... Các phòng ban Đặc biệt phải thiết lập kỷ luật và trật tự nghiêm ngặt ở hậu phương các sư đoàn, quân đoàn, và tập đoàn quân để nạn đào ngũ và tình trạng hoảng loạn phải được chấm dứt trong vài ngày tới.'

    Theo các báo cáo của OO Phương diện quân Leningrad, Tây Nam, Nam, Tây, Tây Bắc, từ tháng bảy đến tháng mười hai 1941, có 102 nhóm lớn quân nhân Liên Xô chạy sang phía kẻ địch. Ngoài ra, các OO đã ngăn chặn việc vượt qua chiến tuyến 159 nhóm khác và 2.773 binh sĩ. Tình trạng tự thương của quân nhân, tiếng lóng gọi là samostreltsy, là một vấn đề khác nữa của OO. Ngày 2 tháng Tám, 1941, GKO ra lệnh cho OO bắt giữ những quân nhân 'tự thương' và, nếu cần thiết, bắn họ ngay tại chỗ như những kẻ đào ngũ. Một người lính súng cối nhớ lại vào năm 2006:

    'Có một chàng trai tốt trong đại đội của chúng tôi, một tay quan sát chỉnh mục tiêu, gốc Kazakh. Tôi sững sờ vì sốc khi thấy anh ta tự bắn một viên đạn xuyên qua cánh tay của mình. Nó rất dễ dàng để nhận ra được. Thế là hết -tòa án quân sự và xử bắn. Như một quy luật, việc hành quyết được thực hiện trước toàn trung đoàn. Có một thể loại (tự thương-ND) khác trong trung đoàn. Một số binh lính làm thành một vòng tròn và một người ném một quả lựu đạn vào giữa để làm bị thương tất cả mọi người vào chân ... Tôi đã nghe nói về một cách nữa để trốn không tham gia chiến đấu- giơ cao tay trên thành chiến hào [binh lính một cách hài hước đã gọi phương pháp tự thương này là golosovanie, hoặc 'bỏ phiếu'] ...

    Toán Đặc biệt trong trung đoàn của chúng tôi làm nhiệm vụ ngăn chặn nạn đào ngũ và vạch mặt các samostreltsy ... được [gọi là] Osobyi otdel và có 5 nhân viên ... Mọi người đều cố gắng giữ khoảng cách với họ. Chúng tôi cũng biết rằng có các điểm chỉ viên Osobyi otdel bí mật trong tất cả các đơn vị của trung đoàn.’

    Hầu hết lính Hồng quân đều căm ghét osobisty. Dưới đây là một bài hát được viết bởi một ê kíp lái tăng vô danh (bản dịch của tôi) (tức Tác giả - ND):

    Viên đạn đầu bắn trúng bình xăng
    Và tôi không nhớ đã thoát khỏi chiếc tăng như thế nào
    Sau đó, tôi đã bị otdel Osobyi thẩm vấn:
    ‘Đồ chó đẻ, tại sao mày không chết cháy cùng với chiếc xe tăng?'
    Và tôi trả lời, và tôi nói:
    'Trong cuộc tấn công tiếp theo, tôi chắc chắn sẽ chết.'

    Zyama Ioffe, thành viên của một tòa án quân sự gần như trong suốt chiến tranh, đã làm việc với các osobisty hàng ngày, đã nói rõ vào năm 2009:

    'Mọi osobist đều nhìn những người xung quanh với sự kiêu ngạo và tự tin một cách vô liêm sỉ rằng anh ta có thể đưa bất kỳ một người lính hay sĩ quan nào, bất chấp cấp bậc hay công trạng, tới một đội trừng giới, hay 'làm cho anh ta khuất phục ', hoặc bắn chết anh ta, hoặc 'nghiền nát anh ta trong đám bụi bặm của các trại lao động’ [cách diễn đạt yêu thích của Beria], hoặc chăm sóc anh ta đặc biệt, vv ...

    Quyền lực vượt trên mọi người và hoàn toàn không bị trừng phạt, đặc biệt là khi các 'nhân viên của các cơ quan’ [như các sĩ quan của NKVD/MGB tự gọi bản thân] đã liên tục được [cấp trên của mình] cho biết rằng những kẻ thù và kẻ phản bội tiềm năng tồn tại ở khắp mọi nơi trong khi anh ta là người đáng tin cậy đặc biệt duy nhất, đã biến anh ta thành một đống phân thực sự ...'

    Rất ít người có can đảm chống lại osobisty.

    Một cựu chiến binh khác, Izo Adamsky, một sĩ quan pháo binh, đã nhớ lại rằng tại mặt trận, sự thù ghét osobisty (sau đó trở thành sĩ quan SMERSH) vẫn tiếp tục cho đến khi kết thúc chiến tranh:

    'Trên bờ sông Oder [gần Berlin, tháng 5 năm 1945], một osobist say rượu ngủ trong căn hầm trú ẩn của tôi suốt thời gian vì ông ta sợ đi ra ngoài một mình và bị bắn vào lưng. Osobisty thậm chí đã ra một mệnh lệnh 'tự bảo vệ’, cấm họ (Osobist-ND) đi lại bất cứ lúc nào mà không có bảo vệ.

    Điều này là bởi vì có nhiều người muốn ‘chơi’ osobisty khi họ có cơ hội. (nguyên văn: Get even with Osobisty: đối xử với anh ta tương tự như những gì anh ta đã đối xử với họ - ND). Tôi nhớ rõ những chuyện như vậy.'

    Trong vô số hồi ký của cựu chiến binh NKVD/SMERSH được xuất bản vào cuối những năm 2000, các sĩ quan phản gián quân đội thường viết về chính mình rằng 'quyền hạn của chúng tôi rất lớn' đối với quân nhân. Rõ ràng, thậm chí đã hơn 65 năm sau chiến tranh, họ vẫn không sẵn sàng đối mặt với thái độ chống đối thực sự của binh sĩ đối với họ. Như Ioffe đã nói, ‘gần như tất cả mọi người đều thù ghét osobisty'.

    Chỉ có một lần Ioffe thấy một osobist chiến đấu với kẻ thù. Trong một cuộc rút lui thảm hoạ từ Bắc Caucasus mùa thu năm 1942, Goldberg, chỉ huy OO của một Tập đoàn quân, ‘chộp lấy một khẩu súng tiểu liên từ tay của một người lính canh gác tòa án, và vội vã chạy lên chặn đầu đám đông đang bỏ chạy. Ông chặn những người lính đang rút lui, bắt họ quay lại, và dẫn họ trở lại với vị trí họ vừa rời bỏ'.
    DepTraiDeu thích bài này.
  4. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Mệnh Lệnh số 270 của Stalin

    Số lượng quân nhân Hồng quân bị bắt làm tù binh, đặc biệt ở Belorussia và Ukraine, là cao chưa từng có. Cụm Tập đoàn quân Nam của Đức, được hỗ trợ bởi một số đơn vị Ý, Hungary và Slovakia, đã chiếm Belorussia và hầu hết Ukraine, trong khi quân đội Rumani chiếm vùng Bessarabia trước đây và khu vực gần Odessa. Đến cuối tháng 9 năm 1941, chỉ riêng tại khu vực quanh Kiev (thủ đô Ukraine), 665,000 binh lính Liên Xô đã bị bao vây và bị bắt làm tù binh. Tù binh chiến tranh trở thành tâm điểm chính của sự tức giận của Stalin và mục tiêu của phản gián quân đội.

    Theo số liệu hiện tại của Nga, từ tháng Sáu đến tháng 12 năm 1941, có từ 2 triệu đến 3,8 triệu binh lính đã bị bắt làm tù binh. Vào cuối năm 1941 chỉ có khoảng tám phần trăm quân nhân được liệt kê trong danh sách vào ngày 22 tháng 6 năm 1941 vẫn còn mặc quân phục. Người Đức ghi nhận con số cao hơn trong thời kỳ 1941-1943 so với nguồn của Nga thường đưa ra. Ngày 11 tháng 12 năm 1941, Hitler tuyên bố rằng quân đội Đức đã bắt 3.806.865 tù binh. Tháng hai năm 1942 Alfred Rosenberg, Bộ trưởng Đức phụ trách các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng phía Đông và là nhà tư tưởng chính của lý thuyết chủng tộc của Đức Quốc xã, đã viết: "Hiện nay, trong 3,6 triệu tù binh chiến tranh, chỉ có một vài trăm ngàn người có khả năng làm việc. Hầu hết bọn họ đã chết vì đói và thời tiết xấu. Hàng ngàn người bị bệnh sốt phát ban. Trong hầu hết các trại các chỉ huy ... coi cái chết là giải pháp tốt nhất cho họ’.

    Vào giữa năm 1942, số lượng tù binh tiếp tục gia tăng. Vào tháng năm 1942, các lực lượng Đức và Rumani cùng chinh phục Crimea, và 150.000 lính Hồng quân đã bị bắt ở Crimea; 240.000 người bị bắt trong cùng tháng 5 gần Kharkov; 80.000 lính đã bị bắt trong tháng 6 trong trận chiến trên sông Bắc Donets; và khoảng 95.000 người đã bị bắt vào tháng 7 gần Sevastopol. Dưới đây là số lượng các quân nhân Nga bị bắt làm tù binh trong những năm 1941-1945 từ cả hai nguồn Nga và Đức:


    Năm nguồn Nga nguồn Đức

    1941 Approx. 2.000.000 3.355.000

    1942 1.339.000 1.653.000

    1943 487.000 565.000

    1944 203.000 147.000

    1.945 40.600 34.000

    Tổng số 4.069.000 5.754.000


    Cuối cùng, chỉ có khoảng 1,7 triệu tù binh Liên Xô vẫn còn sống trong tay người Đức. Không phải tất cả các tù binh bị bắt vì thất bại quân sự hoặc bị bao vây. Trong mùa thu năm 1941, việc chạy qua phía kẻ thù xảy ra trên một quy mô lớn. Để ngăn chặn điều này, chỉ huy OO thuộc đơn vị bảo vệ Moscow đã ban hành biện pháp đối phó với ngay cả cấp dưới của mình. Một mệnh lệnh của chỉ huy OO Tập đoàn quân 16 viết rằng: "Tôi cảnh cáo tất cả các nhân viên điều hành [từ ‘sĩ quan’ chỉ được sử dụng vào đầu năm 1943] của các Ban đặc biệt, nếu các hành vi phản bội chống lại Đất mẹ tiếp tục, các nhân viên điều hành phụ trách các đơn vị để xảy ra những hành vi như vậy, cũng như các chỉ huy và chỉ huy phó OO của những đơn vị này, sẽ bị đưa ra Tòa Án Quân Sự’.

    Thái độ khắc nghiệt của cá nhân Stalin đối với tù binh Liên Xô là hiển nhiên trong Mệnh Lệnh số 270 khét tiếng của mình, ngày 16 tháng 8, năm 1941. Bốn ngày trước đó, Dân uỷ NKO Timoshenko đã mang đến cho Stalin một bản dự thảo Mệnh Lệnh và Stalin sửa chữa nó đáng kể. Mệnh Lệnh bao gồm các ví dụ về ba viên tướng Vladimir-Kachalov, Tư lệnh Tập đoàn quân 28 (Phương diện quân Tây), Nikolai Kirillov, Tư Lệnh Quân Đoàn bộ binh 13, và Pavel Ponedelin, Tư lệnh Tập đoàn quân 12 (cả hai đều ở Phương diện quân Nam) – Những người được cho là đã hoảng sợ và đào ngũ. Nó đưa ra câu khẩu hiệu: ‘Bọn hèn nhát và đào ngũ phải bị xử lý!’. Mệnh lệnh kết luận:

    Tôi ra lệnh:
    1. Bất cứ ai gỡ bỏ cấp hàm của mình trong trận chiến và đầu hàng nên được coi là một kẻ đào ngũ độc hại, gia đình của những người này sẽ bị bắt như gia đình của một kẻ vi phạm lời thề và phản bội Tổ quốc. Những kẻ đào ngũ như vậy sẽ bị bắn ngay tại chỗ.
    2. Những người bị bao vây phải chiến đấu đến phút cuối và cố gắng trở về chiến tuyến của họ. Và những người thích chọn giải pháp đầu hàng phải bị tiêu diệt bằng bất kỳ cách nào, và gia đình của họ bị tước bỏ tất cả các khoản phụ cấp và hỗ trợ của nhà nước
    3. Những người dũng cảm và can đảm phải được khen thưởng tích cực hơn nữa
    4. Mệnh lệnh này phải được đọc trước các đại đội, phi đội, [và] khẩu đội.'

    Mặc dù Stalin đã viết trong văn bản ‘Tôi ra lệnh', Molotov (Phó chủ tịch GKO), bốn Nguyên soái (Semyon Budennyi, Kliment Voroshilov, Semyon Timoshenko, và Boris Shaposhnikov), và Tổng Tham mưu trưởng Georgii Zhukov cũng ký vào mệnh lệnh. (Tác giả có lẽ đã nhầm lẫn: từ ngày 29/7, Zhukov đã bị cách chức Tổng Tham mưu trưởng xuống làm tư lệnh Phương diện quân Dự bị - ND)

    Bộ máy tuyên truyền của Liên Xô không bao giờ đề cập đến việc rằng các tướng Nikolai Kirillov và Pavel Ponedelin đã bị bắt làm tù binh cùng với 103.000 binh lính (theo số liệu của Đức) trong một trong những thất bại nặng nề nhất của Hồng quân vào năm 1941, gần thị trấn Uman của Ucraina. Hitler, trái lại, đã công bố rộng rãi chiến thắng này và thậm chí còn mời Benito Mussolini, lãnh tụ Ý, đến thăm các binh sĩ trong túi Uman.

    Ngày 26 Tháng 8 năm 1941, hai nhà độc tài lên máy bay tại Tổng hành dinh Hang Sói (Wolfschantze) của Hitler ở Đông Phổ và bay đến Uman. Tại Uman, họ thăm một sư đoàn Ý đã chiến đấu bên cạnh quân Đức. Mãi đến năm 2010, một tác giả người Nga cuối cùng đã xuất bản một cuốn sách về thảm họa Uman.

    Toà Án Quân sự đã kết án các Tướng Kachalov, Kirillov, và Ponedelin tử hình vắng mặt vì tội phản bội (Khoản 58-1b), không biết rằng một trong số họ, Kachalov, đã chết trong khi chiến đấu. Nhưng Stalin, rõ ràng đã không quên mối nhục từ chuyến viếng thăm của hai nhà lãnh đạo phát xít. Vào tháng 5 năm 1945, SMERSH bắt Kirillov và Ponedelin, những người đã sống sót trong trại tù Đức Quốc xã, và vào tháng 8 năm 1950, Toà Án Quân sự đã kết án tử hình họ lần thứ hai và họ đã bị hành quyết. Stalin đích thân phê duyệt việc hành quyết.
    DepTraiDeu thích bài này.
  5. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Hậu quả từ Mệnh Lệnh số 270

    Sau Mệnh Lệnh số 270, Stalin đã ký một mệnh lệnh bổ sung yêu cầu các chỉ huy, chính ủy, OO cấp quân đoàn và sư đoàn báo cáo tên của tất cả các quân nhân bị bắt làm tù binh, cũng như tên của các thành viên gia đình của họ. Các người vợ của Kachanov, Kirillov, và Ponedelin đã bị bắt và bị kết án lưu đày (Phụ lục I, xem http://www.smershbook.com).

    Về cơ bản, Mệnh Lệnh số 270 chỉ là sự tiếp nối của chính sách dài hạn của Stalin đối với vấn đề tù binh chiến tranh. Ví dụ, trong năm 1938, hầu hết các binh sĩ Nga đã bị Đức hoặc Áo bắt trong chiến tranh thế giới thứ nhất đã bị bức hại, bất chấp việc thời gian hai mươi năm đã qua (có lẽ là nguyên tắc bất hồi tố chăng?- ND). Vào tháng Ba năm 1938, Stalin đã một ghi chú trên một báo cáo của NKVD liên quan đến việc bắt giữ cựu tù binh: ‘Cựu [nhấn mạnh trong bản gốc] tù binh chiến tranh Nga phải được kiểm đếm và kiểm tra. J. St [alin]'. Một tù binh nhớ lại: "Năm 1938, những công nhân và nông dân kolkhoz thật thà [nông trang tập thể của Cộng sản] bắt đầu xuất hiện trong các phòng giam [của nhà tù điều tra NKVD], tất cả hoàn toàn không thể tưởng tượng được tại sao họ bị bắt. Hoá ra rằng họ đã từng bị bắt làm tù binh.’

    Một từ mới bắt đầu được sử dụng, okruzhenets, có nghĩa là một quân nhân bị quân Đức bao vây (tiếng Nga là okruzhenie). Ngày 6 tháng 9 năm 1941, tờ báo Hồng quân Krasnaya Zvezda công bố lần đầu tiên một bài xã luận về tù binh chiến tranh, nhưng không đề cập đến Mệnh Lệnh số 270. David Ortenberg, chủ bút của tờ báo, sau này đã nhớ lại những tuyên bố chính của bài báo: ‘Thật nhục nhã khi bị bắt bởi những tên vô lại Đức phát xít, một nỗi nhục đối với nhân dân, đồng chí, gia đình, con cái, và là một tội ác chống lại Đất mẹ’. Theo xu hướng này, tư lệnh Phương diện quân Leningrad, Georgii Zhukov, thậm chí còn đi xa hơn Stalin. Trong một bức điện mã hoá ngày 28 tháng 9 1941, ông ra lệnh: "Tất cả các quân nhân nên biết rằng gia đình của bất kỳ ai đầu hàng kẻ thù sẽ bị bắn, và tất cả những người sống sót sau khi đầu hàng sẽ bị bắn khi họ trở về từ nơi giam giữ.'

    Theo chỉ thị của Mệnh Lệnh số 270, vào mùa thu năm 1941, OO tại mặt trận tập trung vào việc bắt giữ cả nhân viên cấp thấp và sĩ quan cao cấp. Ngoài ra, mệnh lệnh được sử dụng để hành quyết một số lượng rất lớn các chỉ huy trung cấp, cũng như các binh sĩ, không cần xét xử, theo mệnh lệnh của hội đồng quân sự tập đoàn quân hay tư lệnh phương diện quân. Lev Mekhlis đích thân ra lệnh hành quyết mặc dù ông thậm chí không phải là thành viên hội đồng quân sự. Sau khi ông và Kirill Afanasyevich Meretskov đến sở chỉ huy phương diện quân Tây Bắc với tư cách là đại diện Stavka vào tháng Chín năm 1941, Mekhlis chỉ đơn giản là viết một mệnh lệnh hành quyết tướng Vasilii Goncharov, Chỉ huy Pháo Binh của tập đoàn quân 34, không cần xét xử. Goncharov bị xử bắn trước đội ngũ nhân viên. Viktor Bochkov, chỉ huy OO phương diện quân, báo cáo Mekhlis về những sĩ quan dám phàn nàn về việc hành quyết này. Sau đó Mekhlis ra lệnh tòa án phương diện quân kết án tử hình Thiếu Tướng Kuz'ma Kachanov, Tư lệnh tập đoàn quân 34. Kachanov đã bị hành quyết trước sự hiện diện của Mekhlis.

    Mặc dù bận rộn với các vụ hành quyết, Mekhlis vẫn không quên rằng ông, là lãnh đạo GlavPURKKA, cũng là người phụ trách tinh thần quân đội. Chỉ huy Sư đoàn bộ binh 163 cùng phương diện quân (Tây Bắc-ND) nhận được một điện tín từ Mekhlis: 'Tôi đang gửi một ban quân nhạc hay đến tham gia sư đoàn [của anh] ... Kẻ thù phải run sợ những âm thanh của cuộc diễu hành quân sự Xô Viết.'

    Trong những hoàn cảnh phức tạp này, một số công tố viên quân sự đã cố gắng không thành công để nhắc nhở các chỉ huy, lãnh đạo OO về pháp luật. Ví dụ, trong tháng 10 1941 Boris Alekseev, Công tố viên tập đoàn quân 43 (phương diện quân Tây), phát hiện ra rằng 30 chỉ huy và binh sĩ đã bị hành quyết trong một vài ngày mà không xét xử, chỉ dựa vào mệnh lệnh của Hội đồng quân sự tập đoàn quân này. Ông lập tức ra lệnh cho các công tố viên sư đoàn gia tăng giám sát trong những trường hợp như vậy. Ngoài ra, ông nói với Thiếu Tướng Stepan Akimov, Tư lệnh tập đoàn quân 43, rằng ông sẽ không tha thứ cho việc hành quyết không qua xét xử, và báo cáo cho Trưởng Công tố viên Quân sự Nosov, ‘Tôi đã chỉ ra cho các chỉ huy cao cấp tập đoàn quân và lãnh đạo OO việc cần thiết tuân thủ theo đúng quy định.’ Nhưng Georgii Zhukov, Tư lệnh phương diện quân Tây, vẫn tiếp tục ra lệnh hành quyết không qua xét xử. Trong tháng 11 năm 1941, theo lệnh của Zhukov, Trung tá A.G. Gerasimov và Chính ủy G.F. Shabalov đã bị xử bắn trước đội ngũ binh lính.

    Đối với Mekhlis, tháng 5 năm 1942, sau thất bại của Hồng quân ở Crimea (nơi ông đại diện cho Stavka), ông bị mất chức Phó Dân uỷ NKO và lãnh đạo GlavPURKKA và bị giáng chức xuống làm Chính uỷ Quân đoàn, thấp hơn hai cấp. Tuy nhiên, Mekhlis vẫn là thành viên hội đồng quân sự cho đến khi chiến tranh kết thúc. Với sự chấp thuận của Stalin, ông đi đến 9 phương diện quân, tố cáo các chỉ huy và các thành viên sở chỉ huy lên Stalin. Sau khi đến phương diện quân Bryansk năm 1943, một phóng viên tờ báo quân sự Krasnaya Zvezda (Sao Đỏ) đã mô tả Mekhlis: ‘Ông ta là người đáng sợ, không được ưa thích, và thậm chí bị thù ghét.'

    PHẦN III. QUÂN ĐỘI
    PHẢN GIÁN: THÁNG 7 NĂM 1941-THÁNG 4 1943


    Chương 9
    Trước Cổng Thành Moscow


    Đến tháng Tám năm 1941, cụm tập đoàn quân Trung tâm Đức đã chiếm Smolensk. Ngày 27 tháng Chín, GKO ban hành một ‘Chỉ thị Tổ chức Phòng thủ Chiến lược' đầy thảm họa. Vì sự mơ hồ, kém cỏi của Chỉ thị này, ba mươi bảy sư đoàn gần Vyazma và hai mươi lăm sư đoàn gần Bryansk đã bị bao vây. Tại khu vực phía tây của Moscow Hồng quân mất gần một triệu quân nhân, trong đó 673.000 bị bắt làm tù binh.


    Hoảng loạn tại Moscow

    Ngày 02 tháng 10, người Đức bắt đầu tiến hành chiến dịch Typhoon, họ tiến công vào Moscow. Viktor Kravchenko, một nhân chứng của sự kiện này, người sau này đã đào thoát sang phương Tây, đã nhớ lại sự hoảng hốt rộng khắp những ngày đó: 'Ngày và đêm khói tuôn ra từ các ống khói của NKVD, Tòa án tối cao, Dân uỷ Ngoại giao, các tổ chức khác nhau và trụ sở Đảng. Các lãnh đạo của chúng tôi đã vội vàng tiêu hủy các hồ sơ, dọn sạch các manh mối trong nhiều thập niên về tội ác chính thức của họ. Chính phủ, rõ ràng theo lệnh trên, đã che đậy mọi dấu vết. Những đợt tuyết đầu tiên của tháng 10 đen như bồ hóng với giấy tờ bị đốt'. Một nhân chứng khác, một người Mỹ gốc Phi, từng làm việc ở Moscow, cũng nhớ lại: 'Nhiều đảng viên Cộng sản ném đi thẻ đảng của họ, một số xé chúng đi và nhét các mảnh vụn xuống bồn cầu, những người khác chỉ đơn giản là quăng thẻ đảng với tên và ảnh đã bị xoá ra đường phố. Tôi thấy những cái thẻ này rải rác dọc vỉa hè.’
    convitbuoc, danngoc, DepTraiDeu1 người khác thích bài này.
  6. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Nikolai Sbytov, chỉ huy Không quân, nhớ lại rằng trong suốt những ngày này, ông là chỉ huy quân sự chuyên nghiệp duy nhất tại Moscow. Ngày 05 tháng 10, những máy bay chiến đấu của ông nhận ra một hàng xe tăng Đức cách thủ đô khoảng năm mươi cây số.

    Sbytov báo cáo mối nguy này cho Chính Ủy lữ đoàn Konstantin Telegin, một thành viên Hội đồng quân sự quận Moscow. Thay vì ra lệnh tiến hành oanh tạc xe tăng như Sbytov đề nghị, Telegin dường như đã báo cáo về Sbytov cho UOO, bởi vì đột nhiên Abakumov gọi điện thoại cho Sbytov và yêu cầu ông đến trụ sở NKVD ngay lập tức. Ở đó Abakumov đã thẩm vấn Sbytov trong sự hiện diện của Merkulov và Aleksandr Avseevich, chỉ huy UOO trong lực lượng không quân. Abakumov tin rằng việc trông thấy xe tăng là sai lầm và rằng Sbytov đã phạm tội phao tin đồn nhằm khơi mào một cuộc hoảng loạn ở Moscow, nhưng ông không thể ra lệnh bắt giữ Sbytov mà không có sự chấp thuận của Stalin. May mắn thay, Stalin đã tin Sbytov, và GKO chấp thuận một cuộc tấn công vào đội hình xe tăng Đức có thật.

    Abakumov ở lại Moscow trong suốt cuộc khủng hoảng tháng Mười. Tuy nhiên, sau chiến tranh, Ivan Serov, một trong những kẻ thù chính của ông, đã buộc tội ông đã lên kế hoạch trốn thoát khỏi Moscow một cách hèn nhát.

    Quân đội Đức Quốc xã đã tiến gần Moscow đến nỗi vào ngày 15 tháng 10 năm 1941, GKO đã ra lệnh di tản các cơ quan chính, bao gồm NKVD, và Đại sứ quán nước ngoài đến Kuibyshev (hiện nay là Samara) trên sông Volga. Tất cả các tòa nhà quan trọng đã được đặt mìn và UOO ngụy trang các tòa nhà trong điện Kremlin.

    Ngày hôm sau người Đức tiến đến vùng ngoại ô Moscow và sự hỗn loạn sợ hãi bao trùm. Một báo cáo tiếp theo nói rằng: 'vào ngày 16-18 tháng 10, theo số liệu chưa đầy đủ, đã có 779 nhà quản trị hàng đầu từ 438 cơ sở công nghiệp đã bỏ trốn.’ Khoảng hai triệu cư dân Moskva rời thành phố bằng đôi chân. Kravchenko nhắc lại rằng vào ngày 16 tháng 10:

    'Những tin đồn cuồng loạn nhất lan rộng ở khắp mọi nơi. Nó nói rằng một cuộc đảo chính đã xảy ra tại Điện Kremlin, và Stalin đã bị bắt, rằng người Đức đã ... đến rìa thành phố ... Đám đông di chuyển như sóng thuỷ triều từ đường phố này đến đường phố khác, sau đó lại quay lại trong cơn hoảng loạn đột ngột.

    Bạo loạn và cướp bóc đã bắt đầu. Các cửa hàng và nhà kho trống rỗng bởi bọn bất lương đang điên cuồng ... Tại trụ sở Sovnarkom... những quan chức cấp cao săn lùng những nhân viên nữ trẻ cho một cuộc truy hoan trác táng hàng giờ đồng hồ (giống hệt thời khắc cuối cùng của Berlin trong tác phẩm Berlin sụp đổ 1945 - ND). Trong hàng trăm văn phòng chính phủ khác, người ta cư xử như thể ngày tận thế đã đến. Không kích và những tin đồn đã biến sự hoảng loạn thành cơn điên cuồng.

    Một nhân chứng khác, nhà văn Arkadii Perventsev, một người cộng sản, đã viết: ‘Nếu người Đức biết những gì đang diễn ra ở Moscow, 500 lính nhảy dù của họ đã có thể chiếm Moscow'. Người Đức ném bom Moscow năm hoặc sáu lần một ngày, và các vụ đánh bom tiếp tục cho đến tháng Mười.

    Tại cuộc họp GKO ngày 19 tháng 10, Beria đề nghị: 'Chúng ta nên rời khỏi Moscow hoặc chúng sẽ bóp chết chúng ta như gà'. Stalin đã mạnh mẽ phản đối. Tuy nhiên, ông đã ra lệnh cho tất cả các thành viên Bộ Chính trị, trừ Malenkov và Beria, đến Kuibyshev. Sau đó, ông ra lệnh cho Molotov và Mikoyan quay trở lại. GKO bổ nhiệm Thiếu tướng Kouzma Sinilov, cựu chỉ huy quân biên phòng NKVD Quân khu Murmansk, làm chỉ huy quân sự Moscow. Các biện pháp của tướng Sinilov là rất khắc nghiệt. Kravchenko nhớ lại: "Các tòa án quân sự đã làm việc suốt ngày đêm. Mặc dù hàng ngàn người đã bị bắt và bị xử bắn, việc khủng bố này không làm dập tắt cơn hoảng loạn mà là những tin tức ... nói rằng quân Đức đang rút lui dưới áp lực của những đội quân mới đến từ vùng Siberia và Viễn Đông’.

    Ngày 7 Tháng 11 1941, ngày kỷ niệm cuộc cách mạng Bolshevik, Stalin ra lệnh tiến hành một cuộc duyệt binh truyền thống tại Quảng trường Đỏ ở Moscow. Nó được tổ chức một cách thận trọng, bí mật, và là một tuyên ngôn quan trọng về việc tiếp tục chiến đấu tại thời điểm khi Hitler đã lên kế hoạch duyệt binh chiến thắng tại Moscow. 28.500 binh sĩ, 140 khẩu pháo, 160 xe tăng, và 232 xe quân sự đã tham gia cuộc duyệt binh. Ngoài ra, đã có những cuộc diễu hành quân sự ở Kuibyshev, nơi mà các cơ quan chính của chính phủ và tổ chức ngoại giao nước ngoài đã được sơ tán, và tại Voronezh, nơi mà nhiều cơ quan chính phủ Ukraine đã được di tản đến từ Kiev.

    Ở Moscow hôm đó tuyết rơi dày và rất lạnh. Stalin đứng trên Lăng Lenin đội mũ lông có tai che thả xuống buộc phía dưới cằm (thông tin này hình như không chính xác, hình trên mạng thì thấy Stalin đội kê pi – ND) trong khi Nguyên soái Semyon Budennyi kiểm tra cuộc duyệt binh. Trong một bài phát biểu được phát trên đài phát thanh, Stalin nói, cụ thể là: 'Những kẻ xâm lược phát xít Đức đang đối mặt với một thảm họa. Hiện nay, tình trạng nghèo đói đang lan tràn ở Đức, và trong bốn tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh Đức đã mất bốn triệu rưỡi binh sĩ ... Những kẻ xâm lược Đức đang ngốn đến nguồn tài nguyên cuối cùng của chúng ... Một vài tháng nữa, nửa năm, hay có lẽ một năm -và nước Đức của Hitler sẽ bị thiêu cháy do tội ác của chính nó’.

    Nếu Stalin tin vào những gì ông nói, thì ông đã hoàn toàn xa rời thực tế. Các binh sĩ đang đứng trước Lăng đã tỏ ra hoài nghi. Mark Ivanikhin, một trong số ít những người tham gia cuộc duyệt binh sống sót sau chiến tranh, đã nhớ lại vào năm 2010: "Lúc đó tôi chỉ mười tám tuổi, chưa có kinh nghiệm gì về quân sự, nhưng thậm chí tôi cũng hiểu rằng sẽ không thể đẩy lùi được quân Đức trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.’ Tại Hoa Kỳ, bộ phim tài liệu của Liên Xô Cuộc phản công tại Moscow, trong đó nhấn mạnh bài phát biểu của Stalin, giành một trong bốn giải Phim tài liệu Xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Academy Awards thường niên lần thứ 15 vào năm 1942. Nó cũng giành được giải National Board of Review Award và giải cho Phim nói về Chiến tranh hay nhất của Hiệp hội Các nhà phê bình phim New York (New York Film Critics Circle Award). Khán giả Mỹ đã không biết rằng do thời tiết xấu, bài phát biểu của Stalin trong phim tài liệu đã không được quay trong cuộc duyệt binh, mà là sau đó, tại một căn phòng trong điện Kremlin, nơi Stalin đã lặp đi lặp lại bài phát biểu của mình phía trước máy quay phim.

    Cuộc kháng cự quyết liệt của Liên Xô, kết hợp với việc tuyến hậu cần của Đức bị huỷ hoại, cuối cùng đã chặn đứng cuộc tiến công của Đức vào ngày 21 tháng 11, 1941. Quân Đức đã bị chặn đứng chỉ cách 40 dặm từ Moscow. Sau khi tập hợp lại, Hồng quân bắt đầu tiến về phía tây vào ngày 5 tháng 12. Thật ngạc nhiên, Berlin chỉ nhận được thông tin về sự hỗn loạn ở Moscow mãi sau này, và chỉ từ các cơ quan tình báo của các nước khác. Ở Liên Xô, việc thảo luận về những gì đã xảy ra tại Moscow vào tháng 10 năm 1941 là điều cấm kỵ cho đến khi các mô tả chi tiết đầu tiên được xuất bản vào năm 1995.
    DepTraiDeuhuytop thích bài này.
  7. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Tiếp tục các vụ hành quyết
    Thật kinh ngạc, việc kết án và hành quyết ‘các kẻ thù chính trị’ vẫn tiếp tục tại Moscow trong tháng Mười 1941. Một nhóm lớn các chỉ huy quân sự Latvia, bị bắt tại Latvia tháng 5-tháng 6 năm 1941 (cộng với một nhóm đã bị bắt trước đó), đã bị kết án tử hình vào tháng 7 năm 1941 vì tội tham gia vào một âm mưu chống Liên Xô; họ đã bị xử bắn tập thể ngày 16 Tháng Mười 1941, vào thời điểm cao trào của sự hoảng loạn (Phụ lục I, xem http://www.smershbook.com). Cùng ngày, các bà vợ của Tukhachevsky, Uborevich, và một số quan chức Liên Xô đã bị hành quyết trước đây cũng đã bị xử bắn. Ngày 28 tháng 10, Ulrikh và sáu thành viên của Toà Án Quân sự Tối cao rời Moscow đến Chkalov (Orenburg hiện nay), nơi mà phần lớn nhân viên Toà Án Quân sự Tối cao đã chuyển đến vào tháng Tám, nhưng vào ngày 19 tháng 12, Ulrikh quay trở lại và Toà Án Quân sự Tối cao tiếp tục công việc của mình tại Moscow.

    Trớ trêu thay, số phận của các tướng bị bắt trong vụ 'âm mưu' Rychagov đã được quyết định một cách rõ ràng khi nhu cầu cần những sĩ quan có kinh nghiệm đang là cấp thiết nhất. Vào đêm 15 tháng 10 năm 1941, các tù nhân tại nhà tù Lubyanka ở Moscow đã được chuyển đến các nhà tù ở Kuibyshev và Saratov. Ba ngày sau đó Beria ra lệnh, với việc phê duyệt của Stalin, hành quyết không qua xét xử Rychagov, vợ ông, 18 ‘kẻ âm mưu’ khác, và thêm vào năm tù nhân, trong đó có Mikhail Kedrov, một cựu Bolshevik là chỉ huy đầu tiên của OO. Một đội hành quyết đến từ Moscow, và vào ngày 28 tháng 10 hầu hết các tù nhân đã bị bắn gần làng Barbysh, không xa Kuibyshev. Những người khác đã bị bắn một vài ngày sau đó ở Saratov.

    Ngày 13 tháng 2 năm 1942, OSO kết án tử hình những người còn lại của vụ 'âm mưu Rychagov' và một vài ‘kẻ gián điệp và âm mưu trong quân đội’ khác, trong đó có Ivan Sergeev, cựu Dân Uỷ phụ trách Đạn dược, và ba cấp phó của ông, cũng như một số nhà quản lý công nghiệp và nhà thiết kế bị bắt vào tháng 6 năm 1941. Họ đã xuất hiện hai tuần trước đó trong danh sách 46 người do Beria đề nghị hành quyết, mà Stalin đã viết bằng bút chì xanh: ‘Bắn tất cả những người được liệt kê. J. Stalin.’ Đây là lần cuối cùng Beria đưa Stalin một danh sách như vậy. Những người bị liệt kê đã bị bắn ngày 23 Tháng 2 1942 (Phụ lục I, xem http://www.smershbook.com). Bây giờ tất cả các ‘kẻ âm mưu’ có liên quan đến Rychagov đã chết, và các thành viên gia đình của họ đã bị kết án nhiều năm tù trong các trại lao động hoặc sống lưu đày ở vùng Trung Á.

    Hậu quả
    Mặc dù cuộc phản công đã bắt đầu, nhiều đơn vị Hồng quân chiến đấu gần Moscow đã gặp những vấn đề nghiêm trọng. OO tại mặt trận và đích thân Abakumov đã thông báo với Beria về nhiều vấn đề. Trong tháng 11 năm 1941, tập đoàn quân Xung kích 1 mới thành lập bắt đầu tấn công quân Đức và giành thắng lợi. Ngày 09 tháng 12, Abakumov báo cáo với Beria: 'Việc tổ chức hậu cần yếu kém đã cản trở đòn tiến công nhanh chóng của tập đoàn quân [Xung kích] 1 [Phương diện quân Tây]. Đôi khi binh sĩ không nhận được thức ăn nóng trong 5-6 ngày ... Ngày 25 tháng 11, Tiểu đoàn Trượt tuyết 18 không hề nhận được thực phẩm ... Tập đoàn quân không có đủ số lượng xe cần thiết. Ví dụ, Lữ đoàn bộ binh 71 chỉ có 20 xe tải thay vì 162 chiếc.'

    Nói chung, sự thiệt hại các trang thiết bị quân sự là khủng khiếp. Vào ngày 09 tháng 7 năm 1941, Hồng quân đã mất 11.700 xe tăng, và đến cuối năm 1941, nó đã mất 6,29 triệu khẩu súng trường và 11.000 máy bay. Nhưng vấn đề thực sự không phải chỉ là tổn thất, mà là thái độ có ‘quỷ nó mới quan tâm’ của các binh sĩ Liên Xô với trang thiết bị quân sự. Vào tháng Hai năm 1942, Chỉ huy OO của tập đoàn quân Xung kích 1 nói trên báo cáo với Beria:

    'Từ ngày 1 tháng 12 năm 1941 đến ngày 20 tháng 1 năm 1942, tổng cộng 77 xe tăng đã bị mất. Trong số đó, 33 xe bị kẻ thù phá hủy, 4 xe tăng bị chìm khi băng qua sông và các đầm lầy, và 42 xe tăng bị tê liệt do các vấn đề cơ khí ... Từ ngày 20 tháng 11 [1941] đến ngày 21 tháng 1 năm 1942, 230 xe quân sự đã bị mất. Trong số đó, 70 xe tải bị mất hoặc bị bỏ lại, 91 xe tải bị tê liệt do các vấn đề cơ khí, và bị đối phương phá hủy 69 xe ... Trong tổng số 363 xe tăng chiếm được từ kẻ thù không có xe tăng nào được sửa chữa, và trong 1.882 xe quân sự [của đối phương] chỉ có 59 xe được sửa chữa và đang được sử dụng hiện nay.

    Trong thực tế, vấn đề về xe tải là thảm hoạ. Trong số 272.600 xe mà Hồng quân đã có trước chiến tranh và 206.000 xe được chuyển giao cho quân đội từ các tổ chức dân sự, 271.400 xe đã bị mất trong những trận chiến trước tháng 8 1941. Việc này làm hạn chế đáng kể tốc độ và hiệu quả của các cuộc tấn công của Liên Xô.

    Còn có những vấn đề khác. OO của Tập đoàn quân 20 cũng thuộc Phương diện quân Tây đã báo cáo cho Abakumov: "Ngay cả trong khi phòng thủ ... việc liên lạc giữa các đơn vị tập đoàn quân thường xuyên bị gián đoạn. Như một quy luật, sau khi kết nối điện thoại bị gián đoạn, máy phát vô tuyến ít được sử dụng. Binh sĩ của chúng ta không thích máy phát vô tuyến và không biết cách sử dụng chúng ... Tất cả các đơn vị đều có máy phát vô tuyến tốt, nhưng số lượng không đủ. Thiếu điện đài viên, và một số họ được huấn luyện kém.’

    Ngay sau đó các nước Đồng minh phương Tây đã giúp giải quyết những vấn đề này và các vấn đề khác. Hai tuần lễ trước cuộc hoảng loạn điên cuồng ở Moscow, vào ngày 01 tháng 10 năm 1941, Hiệp Ước Moscow đầu tiên của chương trình hỗ trợ cho vay-thuê đã được ký bởi đại diện của Mỹ, Anh và Liên Xô. Trong thực tế, đoàn tàu vận tải đầu tiên của Anh đã đến cảng phía bắc Archangel của Nga ngay cả trước đó, vào ngày 31 tháng 8. Nó vận chuyển xe tăng hạng trung Valentine và Mathilda của Anh, xe jeep Bantam và xe tải Studebaker US6 của Mỹ mà nước Anh đã nhận được từ Hoa Kỳ. Vào mùa hè năm 1942, xe tải Studebaker và máy phát vô tuyến đã đến tay Hồng quân với số lượng lớn. Nhìn chung, Liên Xô đã nhận được khoảng 400.000 chiếc Studebaker và các xe tải khác, 422.000 điện thoại dã chiến, và 35.800 máy phát vô tuyến. Binh sĩ Hồng quân gọi những chiếc xe tải này là 'Studery', và những chiếc xe này, cùng với những chiếc xe Jeep quân sự Mỹ được gọi là 'Willis', đã trở thành biểu tượng của viện trợ Đồng minh.

    Bất chấp tất cả những thất bại, Hồng quân tiếp tục cuộc phản công cho đến tháng tư năm 1942, đẩy lùi Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức 175 dặm về phía tây Moscow.
    DepTraiDeudanngoc thích bài này.
  8. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Tổn thất trong chiến đấu, Cuối năm 1941-Đầu năm 1942
    Nói chung, tổn thất trong chiến đấu của Liên Xô từ mùa thu năm 1941 đến mùa xuân 1942 là rất lớn. Tình hình gần Leningrad (nay là St. Petersburg) là một ví dụ điển hình. Đến tháng chín năm 1941, Cụm tập đoàn quân Bắc đã bao vây Leningrad và cuộc phong toả Leningrad 900 ngày đêm đã bắt đầu. Ngày 25 tháng sáu năm 1941, Phần Lan bắt đầu 'Cuộc chiến tranh Tiếp diễn’, cố gắng lấy lại một phần lãnh thổ đã bị mất vào tay Liên Xô vào năm 1940, và quân đội Phần Lan cũng đã bắn phá Leningrad. Nikolai Nikoulin, người thuộc đơn vị chiến đấu tại Cao điểm Sinyavin không xa Leningrad trong mùa đông năm 1941-1942, mô tả những gì các binh sĩ đã chứng kiến vào mùa xuân năm 1942:

    'Những đống xác chết tại đường sắt trông giống như những ngọn đồi tuyết nhỏ, và chỉ thấy được những người nằm phía trên. Sau đó vào mùa xuân, khi tuyết tan chảy, toàn bộ đã được phơi bày xuống tận phía dưới. Dưới cùng là những thi thể mặc quân phục mùa hè, với áo choàng và giày ủng lính. Đây là những người lính chết trong những trận đánh vào mùa thu 1941. Phía trên là những lớp thi thể của lính hải quân đánh bộ trong trang phục áo khoác đen và quần màu đen rộng ống. Trên lớp xác chết của lính hải quân đánh bộ là thi thể của những người lính từ Siberia, mặc áo khoác da cừu và mang ủng Nga [valenki], những người này đã thiệt mạng trong tháng 1- tháng 2 năm 1942. Phía trên họ, là lớp thi thể của các sĩ quan chính trị mặc áo bông, mũ làm bằng vải; loại mũ được phân phát ở Leningrad trong giai đoạn phong tỏa.

    Lớp thi thể tiếp theo mặc áo choàng và đồ ngụy trang màu trắng; một số có mũ sắt trong khi những người khác thì không. Đây là những xác chết của những người lính từ nhiều sư đoàn đã tấn công đường sắt trong những tháng đầu tiên năm 1942.'

    Hendrick Viers, người đã tham gia bảo vệ đường sắt này về phía Đức và là người mà Nikoulin đã gặp trong những năm 1990, đã kể với ông về trận đánh trong tháng 1 năm 1942: ‘Vào sáng sớm, một đám đông lính Hồng quân tấn công chúng tôi. Họ lặp lại các cuộc tấn công lên đến tám lần một ngày. Đợt tấn công đầu tiên, những người lính có vũ khí, nhưng đợt thứ hai thì thường không có vũ khí, và rất ít người có thể đến được đường sắt.’

    Các quan chức St. Petersburg ngày nay dường như không quan tâm đến những người đã hy sinh. Vào đầu năm 2009, hài cốt của hơn 180.000 binh sĩ đã thiệt mạng trong mùa thu năm 1941 vẫn còn nằm trong rừng tại Cao điểm Sinyavin. Thay vì đem chôn, trong năm 2008, chính quyền thành phố sử dụng chỗ này làm một bãi chứa phế thải.

    Chương 10
    Thêm về OO


    Bắt gián điệp Đức là nhiệm vụ chính của sĩ quan OO. Trong năm 1941-1942, do tình cảnh thảm hoạ ở mặt trận, họ hợp tác chặt chẽ với các sĩ quan chính trị. Do vị trí đặc quyền của họ, nhiều sĩ quan OO không thể bị kiểm soát.

    Bắt gián điệp Đức
    Không có đơn vị đặc biệt nào trong OO và UOO phụ trách việc bắt các điệp viên Đức. Xác định các điệp viên Đức là một phần trong công việc thường xuyên của OO. Tháng 11 năm 1941, Pavel Zelenin, chỉ huy OO Phương diện quân Nam, đã ban hành mệnh lệnh sau:

    'Các điệp viên của kẻ thù đang cố gắng thâm nhập vào các đơn vị quân sự của chúng ta dưới sự che chở của các binh sĩ [Liên Xô], những người được cho là đã trốn thoát khỏi trại tù của đối phương, hoặc những người đã vượt khỏi vòng vây hoặc bị tách ra khỏi đơn vị của họ. Mục tiêu của chúng là làm chệch hướng, gián điệp, và phá hoại tinh thần [của quân đội chúng ta] ...

    Tôi đề nghị tiến hành tất cả các biện pháp chống lại các điệp viên trong các phòng ban điều tra của OO của Phương diện quân, và tập đoàn quân, cũng như trong OO của lực lượng vũ trang NKVD bảo vệ hậu cứ ... OO thuộc các sư đoàn và lữ đoàn ... nên tiến hành các cuộc điều tra sơ bộ ...

    Như một biện pháp phản gián, chỉ huy OO của các tập đoàn quân nên đưa ra một phương thức tuyển mộ điệp viên đối phương, đặc biệt là những người trước đây từng phục vụ trong Hồng quân ... OO Phương diện quân phải phê duyệt những việc tuyển mộ như vậy, cũng như đưa các điệp viên hai mang vào phía sau chiến tuyến đối phương.'

    Lực lượng vũ trang NKVD bảo vệ hậu cứ của Hồng quân (sau đây gọi 'quân bảo vệ hậu cứ') mà Zelenin đề cập đến thuộc về một Cục riêng biệt được thành lập vào tháng 4 năm 1942 nằm trong Tổng cục các lực lượng vũ trang NKVD và do Trung tá (Senior Major) An ninh Quốc gia Aleksandr Leontiev chỉ huy (từ năm 1943 là cấp bậc State Security Commissar – Uỷ viên Nhân dân An Ninh Quốc Gia - ND). Chỉ huy quân bảo vệ hậu cứ của một Phương diện quân báo cáo cho Leontiev và Hội đồng quân sự Phương diện quân. Ngoài ra, Hội đồng quân sự của Phương diện quân, cùng với Chỉ huy quân bảo vệ hậu cứ của Phương diện quân, quyết định chiều sâu hậu phương mặt trận mà những đơn vị này nên phụ trách.

    Nikolai Stakhanov, Cục trưởng Cục bộ đội Biên phòng NKVD, đã đề cập tới quân bảo vệ hậu cứ trong một báo cáo ông gửi cho Beria về một cuộc họp với Thiếu Tướng Mỹ John R. Deane, Trưởng phái bộ quân sự Mỹ tại Moscow, và Harold R. Bull, trợ lý tham mưu trưởng (G-3) tại trụ sở của Dwight D. Eisenhower (SHAEF) ở châu Âu.

    Hai ngày trước cuộc họp, vào ngày 15 Tháng Một năm 1945, một nhóm đại diện quân sự của Mỹ và Anh, bao gồm cả Dean và Bull, đã có một cuộc trò chuyện kéo dài hai giờ với Stalin trong điện Kremlin. Các tướng đồng minh đã cảm ơn Stalin về cuộc tấn công hỗ trợ của Liên Xô khi trận Bulge đang diễn ra (16 Tháng 12 1944-ngày 25 Tháng 1 năm 1945). Để đáp lại, Stalin tuyên bố, "Chúng ta không có hiệp ước [đặc biệt], nhưng chúng ta là đồng chí,' và nói khá dài về cuộc tấn công (của Liên Xô-ND), nhấn mạnh tầm quan trọng của các đơn vị 'kiểu Cheka' để kiểm soát những hoạt động gián điệp của Đức trong những khu vực đã chinh phục.

    Các tướng lãnh Hoa Kỳ đã rất quan tâm đến lực lượng bảo vệ hậu cứ ‘kiểu Cheka' đến nỗi Beria đã ra lệnh Stakhanov cung cấp cho các tướng những thông tin cơ bản về cơ cấu và hoạt động của các đơn vị này. Theo Stakhanov, lực lượng bảo vệ hậu cứ thường được bố trí 15-25 km phía sau chiến tuyến, ở phía sau các đơn vị chiến đấu. Nhiệm vụ của họ là ‘chống các hoạt động gián điệp riêng lẻ và các nhóm tình báo-phá hoại nhỏ của kẻ thù'. Lực lượng bảo vệ hậu cứ bao gồm các sư đoàn 5.000 người; mỗi sư đoàn gồm ba trung đoàn, và mỗi trung đoàn gồm ba tiểu đoàn. Các đơn vị này không có xe tăng hay pháo binh, nhưng có xe để di chuyển.

    Trở lại năm 1941, osobisty liên tục báo cáo về việc bắt giữ gián điệp đối phương. Ví dụ, vào tháng 12 năm 1941, OO Phương diện quân Tây báo cáo cho chỉ huy Phương diện quân Zhukov rằng từ đầu cuộc chiến, '505 gián điệp đã bị bắt giữ và nhận diện. Trong số đó, 4 người được tuyển mộ trước chiến tranh; 380 người được tuyển chọn từ các tù binh; 76 thường dân được tuyển chọn ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng; 43 người là thường dân sống gần chiến tuyến; và hai gián điệp bị phát hiện trong các nhân viên làm việc tại trụ sở chính'.
    DepTraiDeu thích bài này.
  9. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Gần một năm sau, trong tháng Tám năm 1942, tại Phương diện quân Stalingrad '110 gián điệp đã bị bắt và nhận diện... Trong số đó, 97 người bị bắt tại mặt trận và 3 ở phía sau mặt trận, trong khi 10 người đã bị lột mặt nạ thông qua các gián điệp bí mật ... Trong số đó, 12 người là sĩ quan chỉ huy, 76 người là binh sĩ, và 13 người là phụ nữ.’

    Các báo cáo này không có nghĩa là tất cả những người mà osobisty mô tả là gián điệp thực sự. Ví dụ, nhiều người lính đã bị bắt giữ vì đã giữ những tờ rơi quân Đức thả xuống từ máy bay. Bên cạnh những tờ rơi tuyên truyền, cũng có những tờ rơi mà một binh sĩ Xô Viết có thể sử dụng như một giấy thông hành nếu anh ta quyết định đổi phe và vượt qua chiến tuyến đến với quân Đức. Tuy nhiên, nhiều người lính giữ các tờ rơi chỉ đơn giản là để làm giấy viết thư hoặc quấn thuốc lá. Họ chỉ được cung cấp thuốc lá chất lượng thấp gọi là makhorka, và họ đã phải cuộn điếu thuốc lá tạm bợ của mình với makhorka và một mảnh giấy. Những tờ rơi của quân Đức phục vụ tốt cho mục đích này, nhưng nếu một chỉ điểm viên OO nói với các osobist giám sát rằng một người lính đang giữ những tờ rơi của đối phương, người lính đó thường bị bắt vì bị tình nghi là gián điệp của đối phương hoặc đang lên kế hoạch chạy sang phía bên kia. Số lượng của những vụ án nhiều đến nỗi vào tháng Mười năm 1942 Cục trưởng Cục Toà án quân sự (Dân uỷ Tư pháp) và Trưởng công tố viên quân sự đã ban hành một chỉ thị chung nhằm ngăn chặn việc tuyên án 'trong trường hợp không khám phá được ý định xấu của các quân nhân đang giữ những tờ rơi‘.

    Dưới đây là một ví dụ về một trường hợp bị tình nghi kiểu OO điển hình. Vào tháng Chín năm 1942, sĩ quan Yeleazar Meletinsky 24 tuổi đã bị bắt bởi cơ quan OO Tập đoàn quân 56 và bị cáo buộc hoạt động gián điệp. Ông biết tiếng Đức và phục vụ trong ngành tình báo quân sự. Trong hồi ký của mình, Meletinsky đã viết:

    'Những người bị bắt trong cuộc điều tra đã bị giam giữ trong một nhà kho lớn ... tách riêng với những người đã bị kết án đang bị giam trong một hầm trú ẩn đặc biệt. Những cuộc thẩm vấn được tiến hành trong một căn hầm trú ẩn nửa chìm nửa nổi ... Kỳ lạ là, tội phản quốc chỉ bị kết án mười năm [tù] [thay vì án tử hình], nhưng một người có thể bị bắn vì đã ca ngợi các thiết bị kỹ thuật của Đức. Các doanh trại rất bẩn thỉu, và tất cả mọi người đều bị nạn chấy rận ... bọn lính áp tải vô cùng thô lỗ ... Các điều tra viên chỉ gọi tôi lên một lần. 'Anh có nhận tội không?' 'Không' ... 'Chúng tôi sẽ không kiểm tra bất cứ điều gì [điều tra viên nói]. Tôi có đủ chứng cứ để xử bắn anh. Chúng tôi sẽ không kết tội anh làm gián điệp, nhưng chúng tôi sẽ xử anh tội kích động ...'.

    Tòa án quân sự ... đã kết án tôi 10 năm tù trong các trại lao động trừng giới cộng với năm năm bị tước quyền hạn dân sự sau đó, cũng như tịch thu tất cả tài sản của tôi. Tôi đã bị buộc tội kích động chống Liên Xô nhằm làm mất tinh thần Hồng quân. Phán quyết nói rằng tôi đã ca ngợi chế độ phát xít và Hitler.

    Người lính Hồng quân áp tải tôi [từ phiên tòa] đến căn hầm trú ẩn nơi giam những người bị kết án đã nói với tôi trên đường đi rằng các cuốn sách của Đức được tìm thấy trong túi dã chiến sĩ quan của tôi là nguyên nhân của phán quyết của tòa. Nó gồm một cuốn sách từ ngữ Nga-Đức chiến lợi phẩm và một cuốn thánh ca Lutheran mà một tù nhân Đức đã đưa cho tôi’

    Cái thực tế rằng Meletinsky là một người Do Thái và do đó sẽ rất khó có thể 'khen ngợi chế độ phát xít và Hitler' chỉ nhấn mạnh sự vô lý của bản án. Những người bị bắt khác, bị vu cáo oan tội phản quốc, trong đó có hai thiếu niên bị bắt trong những ngôi làng gần đó, đã bị kết án tử hình và bị xử bắn không thương tiếc. Nhiều năm sau Meletinsky đã trở thành một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng tầm vóc quốc tế.

    OO không chỉ bắt giữ các điệp viên có thực của kẻ thù và điệp viên họ tưởng tượng ra, mà còn cử điệp viên của mình vào hàng ngũ đối phương. Một báo cáo của Phương diện quân Stalingrad đã đề cập đến các biện pháp phản gián của OO:

    'Tổng cộng, có 30 điệp viên đã được đưa vào hậu phương của đối phương vào tháng Tám [1942]; trong số đó, 22 người làm công tác phản gián, và tám người thực hiện các nhiệm vụ khác. Ngoài ra, trong quá trình rút lui đến vị trí mới, 46 rezidents [Chỉ huy mạng lưới gián điệp], các điệp viên, và người liên lạc đã bị bỏ lại phía sau hậu phương của đối phương. Họ được chỉ định thâm nhập vào các cơ quan tình báo của đối phương và thu thập thông tin phản gián.

    Ba điệp viên đã trở lại từ hậu phương của đối phương và đã mang về thông tin quan trọng về tình báo của địch. Trong tháng Tám ... Ban Đặc biệt NKVD của Phương diện quân đã mở hai hồ sơ điệp viên, một mang tên 'Reid' [Raid], phụ trách theo dõi những căn hộ an toàn được sử dụng bởi tình báo Đức trong thành phố Stalingrad, và một hồ sơ khác gọi là 'Lira' [lyre] , phụ trách theo dõi Trường Tình báo Yablonskaya [Đức]... Ngoài ra, có 10 điệp viên bị bắt.

    Rõ ràng, không có sự liên lạc với các điệp viên ở mặt trận ngoại trừ liên lạc thông qua người liên lạc hoặc các điệp viên đem về thông tin khi họ trở lại.

    OO và Sĩ quan chính trị
    Các sĩ quan OO làm việc hàng ngày với các sĩ quan chính trị gọi là politruki (số nhiều của ‘politicheskii rukovo***el', nghĩa là cố vấn chính trị), người chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các hành xử về mặt chính trị một cách đúng đắn của các quân nhân. Trong các đơn vị mặt trận, một trong những nhiệm vụ của sĩ quan chính trị là đưa ra cho các Đảng viên và đoàn viên Komsomol (Đoàn Thanh niên Cộng sản) những khẩu hiệu 'đúng đắn' mà họ bị buộc phải hét lên trong khi tấn công. Chúng bao gồm 'vì Đất mẹ!’, ’vì Stalin!', và 'Bọn xâm lược Đức phải chết!’. Tuy nhiên, các cựu chiến binh kể lại rằng những khẩu hiệu đó chỉ có giá trị tuyên truyền trên các tờ báo quân đội vì không ai có thể nghe thấy những tiếng hô khẩu hiệu như vậy trong một trận đánh ồn ào.

    Vào tháng Bảy năm 1941, politruki của Hồng quân đã được đổi tên thành chính ủy quân đội (voennye komissary) và làm việc độc lập khỏi các chỉ huy quân đội, như các sĩ quan OO. Chức danh Chính Ủy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc Nội chiến, đã được phục hồi vào năm 1937 trong thời gian cuộc Đại thanh trừng diễn ra, sau đó bị xoá bỏ vào năm 1940 và được đặt dưới quyền các chỉ huy quân đội. Bây giờ Chính ủy lại có quyền hạn rất lớn, chỉ báo cáo với trụ sở chính của họ, GlavPURKKA (một bộ phận của Ủy ban Trung ương), không báo cáo cho các chỉ huy quân đội. Cho đến tháng năm 1942, GlavPURKKA do Lev Mekhlis lãnh đạo và sau tháng 6 năm 1942, do Aleksandr Shcherbakov, Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị lãnh đạo.
    huytopDepTraiDeu thích bài này.
  10. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Mặc dù Chính ủy vẫn chủ yếu chịu trách nhiệm về tinh thần quân đội và các tổ chức Đảng trong quân đội, họ cũng giám sát việc tuân theo mệnh lệnh của những chỉ huy đơn vị và có thể đề nghị việc bắt giữ những quân nhân mà họ nghi ngờ phản bội.

    Ngoài ra, cho đến tháng 10 năm 1942 Chính ủy thậm chí có quyền giám sát hạn chế các sĩ quan OO ngoài mặt trận, vì sĩ quan OO cấp quân đoàn và sư đoàn báo cáo không chỉ với cấp trên OO của họ mà còn với chính ủy của đơn vị họ.

    Đến tháng 10 năm 1942, vai trò của Chính ủy lại một lần nữa được chuyển đổi, có lẽ là do vấn đề kỷ luật trong Hồng quân đã được cải thiện. Chính ủy bây giờ được gọi là zampolity (số nhiều của zampolit, chức danh vắn tắt của 'chỉ huy phó phụ trách chính trị'), bắt đầu lại báo cáo cho các chỉ huy đơn vị, cũng như với cấp trên của mình.

    Mỗi quân đoàn, sư đoàn, và lữ đoàn có một zampolit do Glav-PURKKA bổ nhiệm, và zampolity ở các cấp này lãnh đạo bộ phận chính trị của đơn vị họ. Zampolit quân đoàn báo cáo cho Phòng chính trị tập đoàn quân, và Phòng chính trị tập đoàn quân báo cáo cho Cục chính trị Phương diện quân. Tại cấp trung đoàn có một zampolit do Phòng chính trị tập đoàn quân bổ nhiệm, cũng như một partorg (Bí thư Đảng phụ trách các Đảng viên Cộng sản), một komsorg (Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản) và một agitator (không biết dịch là gì-ND), phụ trách việc đọc báo cho binh lính nghe, trong khi ở cấp tiểu đoàn, có một zampolit, một partorg, và một komsorg.

    Partorgi, komsorgi, và agitatory được chỉ định trong số các quân nhân và họ hỗ trợ zampolity. Thông qua cơ cấu tổ chức này, nhiều Đoàn viên Komsomol và Đảng viên báo cáo về đồng đội của họ. Cuối cùng, có một zampolit ở cấp đại đội, cứ ba ngày một lần gửi một báo cáo cho cấp trên về thái độ chính trị của đại đội ông ta. Đây là một hệ thống giám sát binh lính ngoài OO.

    Hầu hết các sĩ quan chỉ huy đều ghét zampolity. Georgii Arbatov, sau này là Viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ và Canada ở Moscow, kể lại:

    'Chúng tôi, những chỉ huy trực tiếp chiến đấu ... khinh thường [zampolity] và cười nhạo họ một cách kín đáo ... Bằng việc cố gắng biện minh cho vị trí đặc quyền của họ và tham gia vào các quyết định ra mệnh lệnh mà không có kiến thức quân sự ... họ làm cho cuộc sống vốn đã khó khăn của chúng tôi tại chiến tuyến thậm chí còn tồi tệ hơn. Và họ đã lấy đi mạng sống của nhiều người tốt và dũng cảm, buộc tội họ "tư tưởng chủ bại" hay "tuyên truyền cho kẻ thù" ... hoặc mang họ ra làm con dê tế thần cho những thất bại quân sự.'

    Tuy nhiên, nhìn lại những năm chiến tranh, một số cựu quân nhân cho rằng 'những người làm công tác chính trị’ là cần thiết trong quân đội vì họ là nguồn tin tức duy nhất. Họ cũng điều chỉnh mức độ căng thẳng cao độ trong binh sĩ do vấn đề nguồn gốc dân tộc (theo nhiều hồi ký, tỷ lệ bài Do Thái ngầm là rất cao trong binh lính Nga). Tất nhiên, thông qua Chính ủy, binh sĩ ‘chỉ nhận được một phần tin tức thực tế. Thông thường nó cũng mơ hồ'.

    Tuy nhiên ngay cả ngày nay, các cựu chiến binh khác vẫn khinh bỉ sâu sắc 'những người làm công tác chính trị’ và gọi họ bằng những cái tên như là ‘những con chuột hậu phương và ký sinh trùng'. Nhà văn Viktor Astafiev, một cựu chiến binh, đã viết: ‘Tôi đã có ý thức không vào Đảng ở mặt trận, mặc dù vào năm 1944 các phòng ban chính trị ... đã buộc hầu như tất cả mọi người phải vào Đảng ... Nhưng chúng tôi không quan tâm về Stalin và tiếng hô ‘hurrah’; giấc mơ của chúng tôi là buông mình xuống và ngủ một chút’.

    Mặc dù chỉ huy OO không can thiệp vào công việc hàng ngày của các chỉ huy đơn vị theo cách của zampolit, các chỉ huy quân đội phải nộp bản sao tất cả các mệnh lệnh của mình cho sĩ quan OO. Sĩ quan OO có thể gửi câu hỏi bằng văn bản mà người chỉ huy bắt buộc phải trả lời bằng văn bản. Chỉ huy OO cũng có tiếng nói trong việc thăng chức của các sĩ quan trong đơn vị.

    Kiểm duyệt là một ví dụ khác về hoạt động chung của OO và zampolity. Binh lính bị cấm ngặt việc viết nhật ký hay ghi chép cá nhân khác, và rất ít người dám vi phạm lệnh cấm này. Tất cả các lá thư đều bị kiểm duyệt nghiêm ngặt. Sử dụng dữ liệu được trích ra từ các lá thư của binh sĩ, chỉ huy OO báo cáo về tinh thần của quân đội lên người phó của Abakumov, Solomon Milshtein. Báo cáo bao gồm các trích đoạn đúng và sai về mặt chính trị của những lá thư này. Các lá thư có vấn đề về chính trị bị tịch thu và tiêu hủy, tác giả của chúng bị trừng phạt, và zampolity của đơn vị có những ‘người viết thư phạm lỗi' được thông báo. Sĩ quan OO đã kêu gọi duy trì cảnh giác: "Tất cả chỉ huy OO đã được hướng dẫn đưa đặc vụ [chỉ điểm viên mật] để nhận diện các cá nhân đã lên tiếng phát biểu chống Liên Xô và ngăn không cho họ tham gia vào bất kỳ hoạt động chống Liên Xô nào’.

    OO cũng báo cáo về công tác của các sĩ quan chính trị. Phòng 7 của Cục chính trị Phương diện quân (và bộ phận 7 trong các phòng ban chính trị của các tập đoàn quân) đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của osobisty. Các phòng ban chính trị và các bộ phận này phụ trách việc tuyên truyền chính trị trong hàng ngũ kẻ thù. Sĩ quan của các đơn vị này thẩm vấn tù binh Đức, sử dụng chúng để viết các tờ rơi tuyên truyền và dùng radio truyền đi cho quân Đức, và vv. Mối quan hệ chặt chẽ với tù binh địch đã được các osobisty theo dõi liên tục.

    Trong năm 1941, các sĩ quan chính trị và OO được vũ trang tốt hơn so với bộ binh. Ngày 21 tháng 10 năm 1941 tư lệnh các lực lượng xe tăng - thiết giáp, đại tướng (sau này là Nguyên soái) Yakov Fedorenko, đã báo cáo cho Stalin: ‘Vũ khí tự động [súng tiểu liên] ..., được sản xuất cho bộ binh, trong thực tế được trao cho các đơn vị hậu phương của các sư đoàn, tập đoàn quân, và các phương diện quân, đặc biệt là các tổ chức như tòa án, văn phòng công tố viên, và các phòng ban đặc biệt và chính trị, chứ không phải lực lượng chiến đấu. Hầu hết các chỉ huy cũng có những vũ khí này ... Cần đưa ra lệnh cấm sử dụng những vũ khí tự động này trong các đơn vị hậu phương.’ Stalin đã không bao giờ ban hành bất kỳ mệnh lệnh nào như vậy.

    Tình trạng mất kiểm soát trong Sĩ quan
    Mặc dù quân đội được đặt dưới hệ thống kiểm soát kép thông qua bộ phận phản gián quân đội và sĩ quan chính trị, kỷ luật là không tuyệt đối và đôi khi, ngay cả sĩ quan OO cũng phạm tội giết người công khai. Ngày 12 Tháng 12 năm 1941, Nguyên soái Timoshenko, Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, và Nikita Khrushchev, Chủ tịch Hội đồng quân sự Phương diện quân, đã ký một mệnh lệnh nêu rõ: ‘Chỉ huy Ban Đặc biệt của Lữ đoàn xe tăng 1, và Trợ lý phòng kỹ thuật của Trung đoàn xe tăng, đã ra lệnh, mà không có lý do nào, xử bắn Trung úy của Lữ đoàn xe tăng 1.’ Mệnh lệnh cho biết các sĩ quan đã bị xét xử bởi tòa án quân sự về tội ‘vượt quyền, xử bắn trái phép, và đánh đập [cấp dưới].’
    DepTraiDeuhuytop thích bài này.

Chia sẻ trang này