1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. Lenam098

    Lenam098 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2015
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    1.361
    Nó như này cụ ạ

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    beta22 thích bài này.
  2. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    7.378
    À ra vậy. Là tàu dỏm của bọn Mỹ hả cụ?
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    tàu Ku nhét xốp đấy cụ, hình cắt ra từ clip trên youtube post từ 2014.

    Các thể loại nhân dân tiến bộ yêu môi trường ở HK thì đông hơn VN nhiều, nên nghĩ ra mấy cái trò này không lạ :D
    beta22meo-u thích bài này.
  4. dongdaiphat

    dongdaiphat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2017
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    186
    Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận Hong Kong khi nhả khói đen dày đặc trong lần đầu tiên cập cảng đặc khu hành chính này, theo HKFP.

    Liêu Ninh được tân trang từ thân tàu sây bay Liên Xô cũ do Trung Quốc mua lại từ Ukraine. Tàu dài 305 m, tải trọng 60.900 tấn, đang được sử dụng để huấn luyện.

    Chuyên gia Albert Lai thuộc tổ chức nghiên cứu The Professional Commons cho biết, những tàu sân bay phiên bản đầu như Liêu Ninh thường sử dụng nhiên liệu nặng, chứ không phải năng lượng hạt nhân. Đây là nguyên liệu phổ biến với các tàu biển do giá thành rẻ.

    Do đó, lượng khói tàu nhả ra mỗi khi vận hành là rất lớn. Theo Lai, trong 5 ngày thăm Hong Kong, Liêu Ninh thải ra lượng khói tương đương 500.000 chiếc ôtô. Và trong một năm, tàu sân bay Trung Quốc tạo ra mức ô nhiễm bằng 50 triệu chiếc xe hơi.

    Quy định kiểm soát ô nhiễm không khí của Hong Kong bắt buộc các tàu khi đỗ tại bến phải sử dụng nhiên liệu thải ra lượng lưu huỳnh thấp, nhưng quy định này không áp dụng với tàu quân sự.
    "Khi xây dựng quy định chúng tôi đã tham khảo tình hình thực tiễn về việc miễn trừ cho tàu chiến hoặc tàu phục vụ mục đích quân sự. Loại nhiên liệu mà Liêu Ninh sử dụng tại Hong Kong nằm trong danh sách miễn trừ", cục Bảo vệ Môi trường Hong Kong tuyên bố.

    Tuy nhiên, chuyên gia Lai cho rằng giới chức Hong Kong vẫn có thể đề xuất Liêu Ninh đổi nhiên liệu, thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm hoặc neo đậu tại một vùng hẻo lánh.

    Liêu Ninh hiện neo đậu gần Kau Yi Chau, hòn đảo không người ở giữa Hong Kong và đảo Đại Nhĩ Sơn (Lạn Đầu). Tàu dự kiến rời Hong Kong vào ngày 11/7.
  5. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    đồng ý với bác
    hình này được lấy từ chiếc Kuznetsov của Nga thì phải
    beta22meo-u thích bài này.
  6. congaubeo

    congaubeo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    367
    meo-u thích bài này.
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Căn cứ hải quân quan trọng nhất của Trung Quốc ở Biển Đông

    Căn cứ hải quân Ngọc Lâm đang hình thành như một căn cứ quân sự chiến lược quan trọng nhất ở Biển Đông.

    http://thediplomat.com/2017/03/chinas-most-important-south-china-sea-military-base/

    Damen Cook - Ngày 09 tháng 3 năm 2017

    Gần thành phố Tam Á đẹp như tranh vẽ, ở mũi cực nam của đảo Hải Nam, Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tự chuẩn bị một cách có phương pháp cho giai đoạn tiếp theo để phô trương quyền lực ở biển Đông. Khu vực được nói đến ở đây là căn cứ Hải quân Ngọc Lâm, và nó đang dần hình thành như một căn cứ quân sự chiến lược quan trọng tại biển Đông. Trong thực tế, nó có thể đã giữ danh hiệu này, tùy thuộc chủ yếu vào lưu lượng giao thông tàu ngầm hạt nhân ra vào căn cứ ngầm Ngọc Lâm. Các trang bị bảo vệ diện và điểm đã được triển khai, các thiết bị khử từ và nạp vũ khí đã sẵn sàng hoạt động, cũng như các tòa nhà hành chính, đạn dược, hệ thống giao thông, và công sự mặt đất - và phần lớn lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải đã nép mình sâu vào trong núi. Với sự kết hợp của tàu mặt nước, phòng không và các trận địa tên lửa chống hạm, và kết hợp cả hai mũi tấn công thông thường và bằng tàu ngầm răn đe hạt nhân, giá trị chiến lược của Ngọc Lâm đang tăng đều. Và cùng với sự trỗi dậy của nó, sức mạnh cưỡng chế của Trung Quốc ở Biển Đông và đường thủy xung quanh cũng tăng lên.

    Ngọc Lâm Đông [1]

    Các công cụ tình báo cung cấp một cái nhìn thoáng qua thông tin về căn cứ quân sự bận rộn, được củng cố và ngày càng quan trọng của đảo Hải Nam. Mọi nguồn đã nói rằng Ngọc Lâm Đông bao gồm hơn 25 kilômét vuông cơ sở hạ tầng quân sự nằm trong một, bến cảng nhân tạo được bảo vệ.

    Như sẽ được mở rộng ra dưới đây, các cơ sở chứa tàu mặt nước và tàu ngầm (và hầu hết các trang bị phụ cần thiết), các hệ thống vũ khí bảo vệ diện và điểm, xe tải đạn và kho tàng, các tòa nhà hành chính dành cho các chỉ huy quân sự.

    Bắt đầu xây dựng vào năm 2000, và mặc dù vẫn chưa hoàn thành, khu phức hợp ngổn ngang phản ánh toàn bộ 17 năm đầy nỗ lực. Tất nhiên là điểm phòng thủ tự nhiên vịnh Yalong, ngọn núi lớn hùng vĩ - phải lọt vào mắt của Trung Quốc. Núi này bây giờ là nơi chứa căn cứ răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc, được che chở dưới vài trăm feet đất và đá. Tuy nhiên, phải thừa nhận một cách thận trọng rằng chỉ với lợi thế địa hình thì sẽ không giành chiến thắng trong ngày, Trung Quốc xây dựng một bức tường biển lớn và đáng gờm dọc theo đường biên của căn cứ.Hình ảnh vệ tinh chụp trong vòng 15 năm trở lại đây kể một câu chuyện về công sức và chi phí khổng lồ. Việc các công sự này sẽ đáp trả ra sao đối với một làn sóng tấn công phối hợp từ các đối thủ của Trung Quốc là không rõ ràng. Ngoài các công sự tự nhiên và nhân tạo, Ngọc Lâm Đông tự hào có một loạt các công nghệ quốc phòng diện và điểm. Ít nhất năm tòa nhà tại Ngọc Lâm-Đông, cách nhau bởi những bức tường chống chất nổ, có khả năng chứa các khẩu đội tên lửa đất đối không (SAM). Các khác biệt về chiều dài - hai tòa nhà chứa vũ khí đo được 55 mét trong khi ba tòa khác là 78 mét - có thể là chỉ dấu của việc lắp đặt tên lửa SAM tầm ngắn và tầm xa để chia lớp bảo vệ căn cứ. Nằm trong nhóm là các bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu (ASCM) xếp hàng hai bên lối vào đường hầm tàu ngầm. Loại có tầm bắn xa hơn như C-802 và tên lửa YJ-83 thì quá dài đối với các hộp đựng 6.5-7m xác định bởi Strategic Sentinel. C-801, một loại vũ khí nhẹ hơn được thiết kế để bảo vệ một khu vực nhỏ hơn, sẽ phù hợp hơn. Các bệ phóng tên lửa chống máy bay và chống tàu trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc triển khai sức mạnh quân sự của họ trên tuyến đường thủy quan trọng; các hệ thống tương tự khác đóng tại Ngọc Lâm Đông chủ yếu là để bảo vệ chính căn cứ này.

    [​IMG]

    Rất rõ ràng là tài sản có giá trị cao nhất của Ngọc Lâm Đông là những tàu ngầm (và các trang bị liên kết). Như đã thấy trong đồ họa trên, Ngọc Lâm Đông có bốn cầu tàu ngầm có khả năng tiếp nhận mọi loại tàu ngầm của Hải quân PLA - bao gồm cả các tàu ngầm tấn công lớp Thương (Shang), hai trong số đó đang neo đậu trong hình. Hình ảnh vệ tinh mã nguồn mở đã cho thấy việc nạp vũ khí diễn ra trên các cầu tàu, nhưng vẫn còn nhiều đồn đoán về việc liệu vũ khí cũng được nạp bên trong căn cứ ngầm. Đây sẽ không phải là một vị trí lý tưởng, vì một vụ nổ ngẫu nhiên gây chấn động sẽ tăng theo cấp số nhân nguy hiểm hơn trong một không gian khép kín như vậy (một không gian khép kín chứa đầy chất dễ cháy đắt tiền). Tuy nhiên, hoặc trong thời chiến hoặc trong nỗ lực bảo vệ bí mật quan trọng, Trung Quốc có thể chấp nhận rủi ro này và chứa vũ khí nổ bên trong căn cứ ngầm. Hiện nay, không có đủ tài liệu mã nguồn mở về vũ khí cho tàu ngầm chứa tại tại Ngọc Lâm để giải thích cho tất cả những gì chúng ta muốn biết, để ngỏ khả năng Trung Quốc đã chọn để chỉ thực hiện một số hoạt động trong các cơ sở ngầm trong núi. Lối duy nhất vào cơ sở ngầm trong núi là đường hầm cho tàu ngầm rộng 16 mét; đường hầm này, như Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đã ghi nhận trước đây, rộng hơn 3 mét - tương đương gần 20 phần trăm - so với lối vào căn cứ hải quân Jianggezhuang (Lão Sơn) của Hạm đội Bắc Hải. Trung Quốc có kế hoạch chứa tất cả các tàu ngầm lớn nhất của mình, là lớp Tấn (Jin-class hay Type 094), trong núi này. Các tàu ngầm Jin-class là tàu duy nhất trong PLAN mang tên lửa hạt nhân - lên đến 12 tên lửa mỗi tàu - và là sự khởi đầu răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc chỉ có kế hoạch xây dựng sáu tàu ngầm Jin-class, yêu cầu tối thiểu để duy trì khả năng tấn công nhanh liên tục của hải quân, một lớp mới tàu ngầm hạt nhân sẽ xuất hiện trong thập kỷ tới. Ngọc Lâm sẽ sớm trở thành đầu não không chỉ cho lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải, mà còn cho toàn bộ chân rết của bộ ba hạt nhân của Trung Quốc.

    Mặc dù mục đích nổi bật nhất Ngọc Lâm Đông là bến đỗ cho tàu ngầm hạt nhân, tàu chiến mặt nước cũng không bị loại trừ trong sứ mệnh của Ngọc Lâm. Dọc theo khúc cong cực bắc của Vịnh Yalong, hai cầu tàu cho tàu chiến mặt nước sẵn sàng để tiếp nhận hầu như bất kỳ tàu mặt nước nào của PLAN. Chúng tôi ước tính rằng hai cầu tàu này, mỗi cái gần một cây số chiều dài, có thể chứa lên đến tổng số mười sáu tàu khu trục - hoặc một số tương tự kết hợp của tàu khu trục, tàu hộ tống và khinh hạm khi cần thiết. Ít nhất một ảnh vệ tinh cho thấy các cần cẩu chuyển tải đang chuẩn bị đón tàu mặt nước cập cảng. Chỉ một vài km về phía tây, PLAN cũng đã xây dựng cầu tàu có khả năng tiếp nhận hai hàng không mẫu hạm. (nếu Trung Quốc có thêm một hàng không mẫu hạm để dự phòng).



    Phân tích chiến lược và những hệ lụy

    Lỗ hổng và phòng thủ của căn cứ

    Việc sắp xếp các trận địa bảo vệ Ngọc Lâm-Đông là hơn cả đơn thuần mong đợi - sẽ khá lạ lùng nếu thiếu phòng không và chống tàu. Hiện nay thì việc triển khai các khẩu đội tên lửa đất-đối-không HQ-9 là có khả năng nhất. Với tài sản có giá trị như Ngọc Lâm, các hệ thống S-400S Trung Quốc đang mua từ Nga cũng là cư dân chính đáng trong tương lai của hòn đảo. Các hệ thống S-400 có khả năng tốt hơn để gây rắc rối cho các máy bay thế hệ thứ năm muốn tấn công căn cứ. Tuy nhiên, SAM của Nga cũng tự hào có tầm bắn xa hơn nhiều so với HQ-9, và do đó sẽ hiệu quả hơn khi phục vụ chiến lược A2 / AD của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Strategic Sentinel sẽ theo dõi sát sao các cơ sở vật chất khi S-400S được giao. Việc Trung Quốc mở rộng phạm vi khu vực tranh chấp hơn là tăng hiệu quả bảo vệ căn cứ Ngọc Lâm sẽ được chứng minh trong thời gian tới. Như đã đề cập ở phần trên, Trung Quốc cũng đã bố trí tên lửa hành trình chống tàu gần lối vào đường hầm tàu ngầm. Đây là các bệ phóng tên lửa tầm ngắn (được phát hiện ra bởi kích thước của chúng), và như vậy phần nào không có hiệu quả ngăn chặn tàu chiến mặt nước hiện đại, có thể tấn công Ngọc Lâm từ ngoài tầm bắn của chúng.

    Mặc dù Ngọc Lâm đặt ra một thách thức đối với lực lượng Mỹ, đảo Hải Nam chính nó cũng được bảo vệ khá tốt. Môi trường rất giàu tài sản chiến tranh điện tử này nằm trong phạm vi của căn cứ không quân Trung Quốc và các máy bay J-11 đậu ở đó. An ninh của hòn đảo được ưu tiên rất cao - “Rất nhạy cảm về [Hải Nam]”, một nhà phân tích miêu tả người Trung Quốc như vậy trong một cuộc trò chuyện riêng tư, mặc dù điểm phòng thủ Ngọc Lâm là một cái gì đó thiếu cảm hứng, căn cứ này vẫn được che chở bởi sự hiện diện quân sự mạnh mẽ gần đó. Bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm tấn công các mục tiêu trên đảo Hải Nam sẽ chỉ thực sự có thể thực hiện trong bối cảnh của một cuộc xung đột quy mô lớn hơn và sẽ đòi hỏi nỗ lực phi thường. Việc tấn kích thành công Ngọc Lâm hoặc các mục tiêu khác ở Hainan chắc chắn nằm trong khả năng của Mỹ, nhưng cũng chắc chắn là sẽ vô cùng tốn kém (về nỗ lực hậu cần, trang thiết bị được triển khai và bị phá hủy, sinh mạng, và dĩ nhiên là một khoản lớn đáng lo ngại về tiền bạc).

    Ngọc Lâm phục vụ như là bổ sung hoàn hảo cho mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Các đảo nhân tạo trên khắp vùng biển được triển khai công nghệ A2/AD nhằm ngăn chặn hoặc trì hoãn việc Hoa Kỳ xâm lấn vào khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. Các tàu ngầm tên lửa hạt nhân Jin-class đặt tại Ngọc Lâm ngăn chặn Hoa Kỳ tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân - và ngăn chặn Mỹ tham dự vào bất kỳ cuộc xung đột nào. Và cuối cùng, nhiều tàu chiến mặt nước, hàng không mẫu hạm, và tàu ngầm tấn công của Ngọc Lâm sẽ ép buộc các lực lượng hải quân trong khu vực quy phục sự hung hăng và chấp nhận các tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc. Nhiệm vụ kép của Ngọc Lâm - răn đe đối với phương Tây và ép buộc đối với phần còn lại, - đã phóng đại giá trị chiến lược của căn cứ này.

    Ngọc Lâm với tàu ngầm tấn công và các nhóm tàu sân bay tạo điều kiện cho một kiểu triển khai sức mạnh phù hợp với đối tượng có liên quan nhất: đối thủ tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc sử dụng lực lượng tàu ngầm như là tàu chiến chống tàu mặt nước, phù hợp một cách lý tưởng với nhiệm vụ này: triển khai sức mạnh hải quân cổ điển. (Trên thực tế, gần như hai phần ba toàn bộ lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị đặc biệt để đánh chìm tàu của đối phương, chứ không phải là tấn công mục tiêu trên đất liền hoặc săn tàu ngầm khác). Khi Trung Quốc triển khai các nhóm tàu sân bay tấn công trong tương lai tại Ngọc Lâm, họ có ý đồ nhắc nhở đối thủ tranh chấp rằng Trung Quốc có thể tấn công các thành phố của họ và bắn hạ máy bay của họ ra khỏi bầu trời. Trước khi hàng không mẫu hạm mới của PLAN đến, chỉ đơn giản là TQ sẽ cho tàu khu trục và tàu hộ tống qua lại khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) Đông Nam Á để thể hiện cam kết chiến lược với Đường chữ U. Và khi các tàu mặt nước nói trên đã bận rộn rồi, thì tàu ngầm Trung Quốc có thể nổi lên mặt nước chỉ cách lực lượng hải quân đối lập vài dặm, như họ đã từng làm với một hàng không mẫu hạm của Mỹ trong năm 2006. Áp lực cưỡng chế sờ thấy được trên lực lượng hải quân Đông Nam Á là cách mà nước Cộng hòa Nhân dân kiên định sự kiểm soát trên thực tế của mình trên biển Đông.

    Trong khi các tàu ngầm tấn công và tàu mặt nước gây áp lực đối với lực lượng hải quân trong khu vực, tàu ngầm Jin-class của Ngọc Lâm sẽ đảm bảo khả năng tấn công thứ hai của Trung Quốc. Jin-class, có khả năng mang cùng lúc 12 tên lửa đạn đạo hạt nhân liên lục địa, cấu thành toàn bộ phần về hải quân của bộ ba hạt nhân Trung Quốc. Là sự đảm bảo cho khả năng tấn công thú hai, các tàu ngầm sẽ dành càng ít thời gian trong lòng núi càng tốt. Và trong trường hợp có xung đột, sẽ phù hợp nhất nếu Trung Quốc giải tán các tàu ngầm hạt nhân của họ càng rộng càng tốt, giữ cho chúng cách xa các mục tiêu rõ ràng như căn cứ Ngọc Lâm. Tuy nhiên, các ngọn núi tại Ngọc Lâm cung cấp một lá chắn đáng gờm khi tàu ngầm đang dễ bị tổn thương nhất - có nghĩa là, khi đang được sửa chữa, tiếp nhiên liệu, hoặc thậm chí có thể đang được nâng cấp.

    Kết luận

    Ngọc Lâm Đông, phức hợp hải quân ngày càng phát triển thò ra Biển Đông, được thiết lập như là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và thực sự là cả trên thế giới. Căn cú này gây chú ý bởi các trang bị, các hệ thống vũ khí cổ điển và quy ước cho các nhiệm vụ của nó, và là răn đe hạt nhân chiến lược toàn cầu. Các tàu mặt nước của Ngọc Lâm Đông và tàu ngầm tấn công sẽ củng cố vị trí của Trung Quốc trên tuyến đường thương mại trong khu vực quan trọng, và nỗ lực ép buộc các nước láng giềng của Trung Quốc phải chấp nhận đường 9 đoạn. Các tàu ngầm Jin-class, bảo đảm mạnh mẽ khả năng tấn công thứ hai của Trung Quốc, sẽ là tài sản có giá trị nhất của Ngọc Lâm hiện nay. Biển Nam Trung Hoa, đã đông đúc hơn một chục lực lượng hải quân, chỉ gồm các lực lượng nhỏ hơn rất nhiều.



    [1] “Ngọc Lâm” đóng vai trò như một thuật ngữ để hoán đổi cho cho một căn cứ hải quân nhỏ hơn về phía tây, là nơi chứa hàng không mẫu và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ hải quân khác, và một căn cứ tàu ngầm ở phía đông. Vì phức hợp tàu ngầm phía đông là đối tượng chủ yếu của phân tích này, nó sẽ thường được gọi là “Ngọc Lâm-Đông” để phân biệt với cơ sở hải quân nhỏ hơn một vài cây số về phía tây.

    Damen Cook là Trưởng nhóm nghiên cứu tại Strategic Sentinel.
    Lần cập nhật cuối: 11/07/2017
  8. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    [​IMG]
    Chết không hối tiết, thả trôi phó mặt nơi đất khách quê người, chắc muốn đi tìm MH370
  9. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.006
    Đã được thích:
    3.446
  10. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    tàu Nga bị Anh chê rồi giờ đến khựa bị Anh con nên có thể khẳng định trong tâm trí người Hongkong nước Anh vẫn là nơi chốn họ muốn quay về

Chia sẻ trang này