1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Người lắp "mắt" cho tên lửa Trung Quốc
    Thiện Trí|08/07/2017 01:45 PM

    1
    [​IMG]
    Ông Jia có nhiệm vụ làm và lắp ráp một bộ phận quan trọng của tên lửa, thường được gọi là "cặp mắt".
    Jia Yan, 52 tuổi, là kỹ thuật viên trưởng tại một nhà máy của Học viện số 2 - trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC, trụ sở ở Bắc Kinh).

    Theo trang mạngChina.org, ông Jia có nhiệm vụ làm và lắp ráp một bộ phận quan trọng củatên lửa, thường được gọi là "cặp mắt".

    Bắt đầu công việc này từ năm 1981, tới nay, ông Jia đã chế tạo, xử lý và lắp đặt nhiều loại phụ tùng trên hầu hết các loại tên lửa phòng thủ của Trung Quốc.

    Ngày nay, các loại máy gia công kỹ thuật số được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp quân sự, nhưng với nhiều bộ phận đòi hỏi mức độ chính xác cao thì chỉ những người thợ có tay nghề lão luyện mới làm được.

    Có lần, Jia và đồng nghiệp phải khoan một lỗ đường kính 0,17mm trên bề mặt của một thanh thép không gỉ có đường kính 2mm, tương tự như tạo ra 1 lỗ chỉ dày bằng sợi tóc trên 1 cây kim bằng thép. Không khó để tưởng tượng nhiệm vụ này gian nan tới mức nào.

    Hồi tưởng lại tình cảnh khi ấy, một thợ kỹ thuật cho biết họ phải dùng tới kính lúp trong quá trình khoan:"Vì mũi khoan rất nhỏ và mỏng, bất kỳ sự thiếu thận trọng nào cũng có thể làm hỏng mũi khoan. Ngay cả khi khoan được vào thì kích thước lỗ và độ đàn hồi lại chưa đạt chuẩn".

    Jia không vội vã thực hiện mũi khoan ngay khi nhận nhiệm vụ, mà lên kế hoạch, tính toán trước.Ban đầu, ông khoan 1 lỗ có đường kính 0,15mm trên bề mặt thanh thép, mài nó bằng tay, và cuối cùng mở rộng đường kính thêm 0,02mm để hoàn tất quy trình.

    Bộ phận đặc biệt đó đã được xử lý và kiểm tra hơn 2.000 lần để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

    [​IMG]
    Jia Yan xử lý một lỗ có đường kính 0,17mm trên thân của một thanh thép không gỉ có đường kính 2mm.

    [​IMG]
    Jia Yan khoan một lỗ chỉ dày bằng một sợi tóc trên cây kim. Không khó để tưởng tượng công việc khó khăn như thế nào.

    [​IMG]
    Bất kỳ sự thiếu thận trọng nào cũng có thể làm hỏng mũi khoan.

    Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các công ty vũ khí Trung Quốc cũng phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao trong lĩnh vực lắp rắp các sản phẩm quốc phòng.

    Hầu hết phụ tùng trong các bộ phận chính của tên lửa rất phức tạp và có chi phí sản xuất tốn kém.

    Rất khó để lắp ráp hàng trăm bộ phận đòi hỏi độ chính xác cao của tên lửa lại với nhau.Chỉ những người thợ điêu luyện, có kinh nghiệm như Jia mới có thể thực hiện công việc này.

    Trong những năm gần đây, nhiệm vụ lắp rắp của Jia và đồng nghiệp trở nên khó khăn hơn. Chẳng hạn, các bộ phận cần lắp ráp chỉ được cách nhau 0,01mm, trong khi họ thường phải lắp ráp tới hàng trăm bộ phận như vậy lại với nhau.

    Song, nhờ kinh nghiệm dày dạn, Jia có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề, đồng thờiphát hiện sai sót trong nháy mắt. Nhờ thế, ông còn trở thành một chuyên gia xử lý các vấn đề phát sinh, giúp đảm bảo hoạt động trong tất cả các dự án lớn.

    [​IMG]
    Jia Yan hướng dẫn một học viên xử lý phụ tùng.

    Với những đóng góp của mình, Jia được phong tặng danh hiệu chuyên gia kỹ thuật công nghiệp quốc phòng, và được liệt vào danh sách nhân tài quốc gia Trung Quốc.

    Ngày nay, Jia có xưởng riêng được xây dựng trong học viện, chủ yếu tham gia công tác giảng dạy, thử nghiệm sản phẩm mới và giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật gai góc.

    http://soha.vn/nguoi-lap-mat-cho-ten-lua-trung-quoc-20170706115835846.htm
    meo-u thích bài này.
  2. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Chất lượng tank TQ được kiểm chứng qua thực chiến ntn

    Rất nhiều quốc gia mua tank TQ, có thể nói TQ là cường quốc tank Châu Á và thế giới là ko sai

    Type 59 16 nước
    https://en.wikipedia.org/wiki/Type_59_tank

    Type 62 14 nước
    https://en.wikipedia.org/wiki/Type_62

    Type 69 8 nước
    https://en.wikipedia.org/wiki/Type_69_tank

    Type 80/88 3 nước
    https://en.wikipedia.org/wiki/Type_80/88_main_battle_tank

    Type 96 1 nước
    https://en.wikipedia.org/wiki/Type_96_tank

    Type 90-II 6 nước
    https://en.wikipedia.org/wiki/Al-Khalid_tank

    VT-4 3 nước
    https://en.wikipedia.org/wiki/VT-4

    Trong khi đó xe tank Nhật bẩn lùn ko bán được chiếc nào cho bất kì ai, ko ai thèm mua
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Có đồng chí anti TQ nhắc tới Trận Cửa Việt 1973, vậy trong trận đó VN sử dụng tank gì, cùng xem nhé

    Trận đấu xe tăng thiết giáp lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam

    Đặc biệt, đó cũng là trận đấu có sự chênh lệch lực lượng lớn nhất: 7 xe tăng thiết giáp của QĐND Việt Nam đối đầu với hơn 130 xe của phía Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

    Đó là trận đánh chống lấn chiếm tại Cửa Việt (Quảng Trị) trước thời khắc Hiệp định Paris có hiệu lực - 8 giờ sáng ngày 28/01/1973.



    [​IMG]

    ĐẠI TÁ NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
    Nguyên Trưởng ban KH-CN-MT Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, cùng đơn vị với các xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30-04-1975. Tác phẩm: Bão thép (4 tập), Bút ký lính tăng: Hành trình đến Dinh Độc Lập,...

    Bối cảnh trước trận đánh

    Cửa Việt thuộc địa phận huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một quân cảng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ mở ra biển Đông và đại dương của vùng Trị - Thiên.

    Đồng thời, nơi này là đầu mối tiếp vận cho các lực lượng ở khu vực này cả theo đường thủy lẫn đường bộ. Đây cũng là nơi neo đậu, tiếp tế, sửa chữa... của các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ và Hải quân VNCH.

    Tại khu vực này có 2 cảng: cảng Mỹ ở phía ngoài biển, cảng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở phía trong.

    Sông Thạch Hãn đoạn chảy qua Cửa Việt (còn gọi là sông Cửa Việt) được bổ sung nguồn nước của sông Hiếu có chiều rộng trung bình 600-700 mét là một vật cản thiên nhiên lợi hại trước các lực lượng tiến công.

    Trước tháng 4.1972, Cửa Việt thuộc quyền kiểm soát của VNCH.

    Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972, trước sức tiến công mạnh mẽ của QĐNDVN, phía VNCH đã phải rút chạy khỏi Cửa Việt.


    Cảng Cửa Việt - 1969 - Photo by K Weston.


    Sau các cuộc chiến đấu giằng co trong năm 1972, đến trước thời điểm Hiệp định Paris được ký kết thì ranh giới giữa hai bên đã được hình thành theo tuyến Long Quang Thanh Hội cách Cửa Việt khoảng 10 km về phía nam.

    Thời gian này, cơ quan trung ương của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được đặt tại Cam Lộ, Quảng Trị càng làm cho vị trí của Cửa Việt thêm phần quan trọng.

    Nhận thức rõ vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này, Quân lực VNCH dưới sự giúp đỡ của người Mỹ đã bí mật xây dựng kế hoạch chiến dịch mang tên “Tango City” với mục đích chiếm lại Cửa Việt trước khi Hiệp định Paris được ký kết và có hiệu lực.

    Mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch này được tiến hành một cách hết sức bí mật và ngày 25.01.1973, chiến dịch bắt đầu.

    Tương quan lực lượng

    Về phía VNCH, để phục vụ Chiến dịch Tango City, một đơn vị đặc nhiệm với tên gọi Lực lượng đặc nhiệm Tango đã được thành lập, đặt dưới sự chỉ huy của Sư đoàn Thủy quân lục chiến (TQLC), do Đại tá Nguyễn Thành Trí, Phó tư lệnh TQLC làm chỉ huy trưởng.

    Đơn vị này bao gồm Tiểu đoàn 2 và 4 TQLC, cộng thêm 3 đại đội tăng cường của Tiều đoàn 9 và 1 đại đội của Tiểu đoàn 5 TQLC, cùng với đó là Thiết đoàn chiến xa 20 (trang bị xe tăng M48), các Thiết đoàn kỵ binh 7 và 17 (trang bị xe tăng M41 và thiết giáp M113).

    Hỗ trợ lực lượng này còn có các Lữ đoàn TQLC 147 và 258 tiến đánh trên các hướng thứ yếu, 3 tiểu đoàn pháo binh TQLC, 2 tiểu đoàn bảo an, 4 tàu đổ bộ LCU, cùng hỏa lực chi viện của Hạm đội 7 và Không quân Hoa Kỳ.

    Về phía Quân giải phóng (QGP) có các đơn vị sau tham gia phòng ngự: Trung đoàn 101/Sư đoàn BB 325; Trung đoàn 48 và 64/ Sư đoàn BB 320B; Trung đoàn BB 27; Tiểu đoàn 66/ Trung đoàn BBCG 202 (thiếu) cùng một số đơn vị binh chủng và du kích địa phương...

    Tuy nhiên, lực lượng trực tiếp phòng ngự trên chốt tương đối mỏng còn đại bộ phận đều ở tuyến sau.

    Tiểu đoàn bộ binh cơ giới (BBCG) 66 sau gần 1 năm tham gia chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị đã bị tổn thất khá nhiều nhưng chưa được bổ sung lực lượng kịp thời, lại đang làm nhiệm vụ cả ở bờ bắc và bờ nam sông Thạch Hãn nên lực lượng khá mỏng.

    Tính đến ngày 25.01.1973, lực lượng TTG bố trí tại Nam Cửa Việt chỉ có 5 xe. Đó là: 1 xe tăng bơi K63-85 (số hiệu 704), 2 xe thiết giáp (TG) K63 (có trang bị 2 bệ phóng tên lửa chống tăng B72), 2 xe TG BTR50PK lắp cao xạ 23mm.

    Trong đó xe tăng bơi K63-85 do đại đội trưởng Khoán chỉ huy cùng 2 xe K63 bố trí tại điểm cao 12 ở phía đông thôn Hà Tây, còn 2 xe cao xạ tự hành bố trí ở Vĩnh Hòa.

    Trong khi đó, lực lượng TTG phía VNCH gồm 3 thiết đoàn. Mỗi thiết đoàn trung bình có 40- 45 xe. Tổng số TTG tham gia chiến dịch khoảng 130 xe các loại (trong đó có khoảng 40 M48).

    Nếu chỉ so sánh đơn thuần về lực lượng TTG tại thời điểm này thì có một sự chênh lệch quá lớn: 5/130.

    Tuy nhiên, bên phía QGP có lợi thế là chủ động phòng ngự, hệ thống công sự tương đối vững chắc và đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ đã trải qua chiến đấu dài ngày, rất dũng cảm và thiện chiến.


    Trước đó, Quảng Trị là chiến trường đẫm máu với lực lượng TTG của VNCH.


    Sơ lược diễn biến và kết quả

    Nửa đêm về sáng ngày 26.01.1973, sau màn hỏa lực chuẩn bị cường độ cao bằng cả không quân, pháo binh và pháo hạm..., phía VNCH triển khai tiến công đồng loạt vào cả tuyến chốt Long Quang - Thanh Hội.

    Phía QĐNDVN đã chiến đấu rất kiên cường song vẫn để đối phương chiếm được một phần điểm tựa ở nam Vĩnh Hòa Phường.

    Ngày 27 tháng 1, Hoa Kỳ và VNCH dùng hỏa lực đánh phá dữ dội trên toàn bộ khu vực nam Cửa Việt, đồng thời tiếp tục tiến công trên toàn tuyến. Phía QĐNDVN đã tăng cường lực lượng từ phía sau lên nên vẫn giữ vững trận địa.

    Tiểu đoàn BBCG66 cũng tăng cường 3 xe K63 sang bờ Nam nhưng do sóng to, hộp xích bơi không bảo đảm nên chỉ có xe 476 sang được bổ sung cho trận địa phòng ngự tại điểm cao 12.

    Tiến công trực diện không có kết quả, phía VNCH thay đổi cách đánh. Họ không đột phá chính diện mà lợi dụng ban đêm luồn qua khe hở giữa các trận địa phòng ngự của QĐNDVN tiến ra Cửa Việt.

    23 giờ 30 phút ngày 27 tháng 1, lợi dụng lúc gió to, sóng lớn, nước thủy triều xuống, Lực lượng đặc nhiệm Tango với khoảng 10 TTG và 2 đại đội BB bí mật tiến theo mép nước ra cảng Cửa Việt.

    Do tập trung vào tuyến phòng thủ chính phía trong đất liền nên QĐNDVN đã bị bất ngờ. Đến 1 giờ 30 phút ngày 28 tháng 1 phân đội TTG chốt giữ tại điểm cao 12 mới phát hiện được quân địch.

    Tin tức đó lập tức được báo cáo lên Ban chỉ huy Trung đòan BB101, đồng thời phân đội nhận lệnh nhanh chóng phản kích diệt địch.

    Do chỉ có 1 xe tăng K63-85 trang bị pháo 85 mm, còn 3 xe TG chỉ có súng 12, 7 mm cùng vũ khí của BB không tiêu diệt địch từ xa được nên chỉ huy phân đội TTG quyết định sẽ cho xe xuất kích rời công sự bất ngờ tiến công vào bên sườn đội hình địch.

    Khi đến gần địch bộ binh sẽ xuống xe dùng B40, B41 và các loại vũ khí BB diệt địch. Khi địch kịp củng cố lực lượng tổ chức phản xung phong thì lại nhanh chóng trở về công sự.

    Với cách đánh này có thể tận dụng được đêm tối và ưu thế quen thuộc địa hình của bộ đội ta để tiếp cận địch.

    Ngay đợt xuất kích đầu tiên, mặc dù đèn chiếu sáng kính ngắm hỏng song xe tăng bơi số 704 với 7 phát đạn đã bắn cháy 3, bắn hỏng 1 xe tăng. Các xe thiết giáp cũng diệt được nhiều địch buộc phía VNCH phải lùi lại củng cố.

    Tuy nhiên, một bộ phận bộ binh VNCH đã tiếp cận cảng Mỹ nhưng cũng bị lực lượng BB của Trung đoàn 101 chặn đánh quyết liệt.

    Phía VNCH sử dụng pháo binh bắn mạnh vào trận địa phòng ngự rồi tiếp tục tiến công. Nhờ thông thạo địa hình, địa vật phân đội TTG lại tiếp tục xuất kích lần thứ hai tiêu diệt 2 M48, 1 M41 và 50 tên địch.

    Lúc 4 giờ 10 phút VNCH tổ chức trận tiến công thứ ba với 10 xe TTG và khoảng 2 đại đội BB. Phân đội TTG ở điểm cao 12 tiếp tục xuất kích lần thứ ba, đồng thời 2 xe TG lắp pháo cao xạ từ Vĩnh Hòa được lệnh cơ động đến đánh vào sườn buộc phía VNCH phải rút lui.

    Trong lần xuất kích này, xe tăng 704 bị bắn cháy.

    Lúc 4 giờ 50, VNCH tiếp tục tiến công trên 2 hướng. Các xe TG lại xuất kích một lần nữa, bắn cháy 1 xe M113.

    Tuy nhiên, đến 5 giờ 30, lực lượng Tango City đã chiếm được cảng Mỹ, một phần thôn Hà Tây, Phó Hội, đồng thời đưa quân từ phía sau lên chuẩn bị đánh chiếm toàn bộ khu vực nam Cửa Việt.

    Thực hiện quyết tâm đẩy địch ra khỏi khu vực Cảng trước khi HĐ Paris có hiệu lực (vào lúc 8 giờ ngày 28.01.1973), bên phía QGP tăng cường thêm lực lượng chuẩn bị phản kích.

    Tiểu đoàn BBCG 66 cũng quyết định đưa thêm 2 xe BTR50PK lắp pháo cao xạ 23mm sang bờ nam. Lúc này, toàn bộ lực lượng TG của QGP có 5 xe, bao gồm 1 xe K63 và 4 xe TG lắp pháo cao xạ 23 mm.

    Lúc 7 giờ 32 phút, sau một đợt pháo hỏa chuẩn bị ngắn các lực lượng QGP bắt đầu phản kích. 5 xe TG của Tiểu đoàn BBCG66 cắm cờ giải phóng, mỗi xe chở theo 8-10 chiến sĩ BB dẫn dắt BB phản kích trên cả 3 hướng.

    Trước sức tiến công mãnh liệt của QGP, lực lượng VNCH phải rút lui khỏi cảng Mỹ khoảng 700 mét. Tuy nhiên, chỉ trước khi Hiệp định Parsi chính thức có hiệu lực vài phút thì cả 5 xe TG của Tiểu đoàn 66 đã lần lượt bị bắn cháy.

    Lúc này, quân VNCH hình thành 4 cụm quân trên bãi biển, mỗi cụm cách nhau khoảng 1000 mét. Cụm gần nhất cách cảng Cửa Việt 700 mét. Tại mỗi cụm đều bố trí TTG ở vòng ngoài, phía trong là bộ binh.

    Như vậy, tính đến thời điểm này phía VNCH đã chiếm được một diện tích khá lớn vùng giải phóng mà mấy tháng trước đây họ không làm gì được.

    Trước tình hình đó, phía QGP đặt mục tiêu phải lấy lại bằng được vùng đất đã mất, ít nhất phải khôi phục lại ranh giới Long Quang - Thanh Hội như trước ngày 25/01/1973.

    Đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi điện cho tướng Lê Trọng Tấn- Tư lệnh mặt trận B5: “Các anh cho đánh chiếm lại ngay. Cố gắng đưa cho được những đứa con khoẻ mạnh nhất của Đào Huy Vũ* sang nhé? Phải lấy lại bằng được” (1).

    Đến thời điểm này, dBBCG 66 chỉ còn 2 xe TG ở bờ nam, trong đó có 1 xe cao xạ hỏng máy không cơ động được.

    Ngày 30.01 tiểu đoàn đưa sang 3 xe nữa nhưng không vượt được sông. Bộ tư lệnh B5 quyết định điều 1 đại đội xe T59 của Trung đoàn xe tăng 203 từ Cam Lộ xuống dùng phà tự hành sang bờ nam.

    5 giờ 30 ngày 31/01, phía QGP bắt đầu tiến công. Hỏa lực pháo cối và TLCT B72 bắn mạnh vào các cụm 1 và 2 của VNCH. Mặc dù chỉ có 1 xe song xe TG số 059 chở theo 8 chiến sĩ BB vẫn xuất kích đánh địch.

    Các chiến sĩ BB dùng B40, B41 bắn cháy 5 xe TTG và bắt sống 1 xe M48. Sau đó chiến sĩ lái xe Vũ Văn Nhật đã dùng chiếc xe này kéo được 3 xe tăng và 2 TG địch về điểm cao 12.

    Thừa thắng xông lên, lúc 7 giờ 55 phút QGP tiếp tục tiến công cụm 3. Các chiến sĩ BBCG diệt thêm 5 xe, thu 4 xe tăng và 2 xe M113.

    8 giờ 25 phút, chỉ 1 xe T59 số 995 vượt được sông sang bờ nam đã ngay lập tức tham gia chiến đấu cùng BB ở Vĩnh Hòa Phường, bắn cháy 2 xe tăng địch.

    10 giờ 30 phút ngày 31.01, toàn bộ lực lượng VNCH rút chạy khỏi khu vực nam Cửa Việt. Chiến dịch Tango City thất bại hoàn toàn, vùng giải phóng được khôi phục lại như trước ngày 25.01.

    Kết quả, phía VNCH thiệt hại 2300 quân, 113 xe TTG bị diệt, 12 xe bị bắt sống, rơi 5 máy bay, cháy 1 tàu chiến.

    Riêng lực lượng TTG của Tiểu đoàn BBCG66 và 1 xe T59 của Trung đoàn 203 đã bắn cháy 18 TTG địch, thu 3 xe M48, 3 xe M41 và 5 xe M113. Về phía Tiểu đoàn BBCG 66 bị bắn cháy 6 xe (1 xe tăng bơi K63-85 và 5 xe TG).

    Xét riêng về TTG trong trận này, mặc dù tương quan lực lượng hết sức bất lợi song nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm và cách đánh phù hợp nên đã đạt hiệu suất chiến đấu rất cao, góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung.

    Trận đấu TTG Cửa Việt tuy không thật điển hình song đã đi vào lịch sử và để lại nhiều bài học quý giá về sử dụng TTG.

    Ghi chú: (1). Chương 2 - Tổng Hành dinh trong Mùa Xuân toàn thắng - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Đào Huy Vũ: Đại tá Tư lệnh binh chủng TTG. Ý của Đại tướng là hãy đưa những loại xe tăng mạnh nhất mà binh chủng TTG có sang bờ Nam Cửa Việt.

    http://soha.vn/quan-su/tran-dau-xe-...ng-chien-tranh-viet-nam-20160122210434005.htm

    Còn ai chê xe tank TQ chỉ trên giấy thôi ko ?
  4. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403


    tàu liêu ninh khựa ngon quá, kunhetxop xách dép rồi
  5. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    chính xác , nói về độ bóng bẩy đĩ ngựa ;))
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Trung Quốc công bố hình ảnh tên lửa chống ngầm
    Ly Vy|10/07/2017 05:50 AM

    1
    [​IMG]
    Trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc gần đây đăng tải những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về loại tên lửa chống ngầm Yu-8 của hải quân nước này.
    Thông tin vềtên lửa chống ngầmYu-8 - loại trang bị cho hệ thống phòng không HHQ-16 trên khinh hạm Type 054A không mới. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa từng công bố hình ảnh chi tiết về mẫu tên lửa này, ngoại trừ một đoạn video quay từ xa (khá mờ) quay cảnh nó được phóng đi vài năm trước.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tên lửa chống ngầm Yu-8 phóng từ khinh hạn Xiangtan (Type 054A).

    Gần đây, trong một cuộc tập trận ở Hoa Đông, khinh hạm Xiangtan (Type 054A) của Trung Quốc đã bắn thử nghiệm tên lửa chống ngầm Yu-8.

    Thông số kỹ thuật của tên lửa chống ngầm Yu-8:

    - Dài: khoảng 5m

    - Khối lượng: dưới 700kg

    - Tầm bắn: 30km

    - Tốc độ bay: 0,9 - 0,95 Mach

    - Đường kính ngư lôi: 324mm

    Ưu điểm chính của tên lửa chống ngầm so với ngư lôi thông thường là ở tầm bắn và tốc độ. Ngoài ra, tên lửa chống ngầm còn giúp giảm thiểu nguy cơ bị tàu ngầm phát hiện sớm.

    Tuy nhiên, Trung Quốc có một điểm yếu khi sử dụng tên lửa chống ngầm, đó là ở đội trực thăng chống ngầm của hải quân nước này.

    Do có tầm bắn xa hơn so với ngư lôi thông thường, tên lửa chống ngầm cần các loại trực thăng săn ngầm hiệu quả, giúp cung cấp thông tin chính xác về mục tiêu để có thể thay đổi đường bay khi cần thiết.

    Phi đội trực thăng săn ngầm của Trung Quốc hiện nay vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này và nước này vẫn đang tiếp tục phát triển các mẫu trực thăng săn ngầm mới để lấp vào khoảng trống nói trên.

    Một số hình ảnh về tên lửa Yu-8 trong cuộc tập trận:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngoài vụ phóng Yu-8, tàu hộ vệ Type-054A còn tham gia diễn tập săn ngầm bằng trực thăng.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://soha.vn/trung-quoc-cong-bo-hinh-anh-ten-lua-chong-ngam-20170708101559158.htm
    --- Gộp bài viết: 10/07/2017, Bài cũ từ: 10/07/2017 ---
    Nga, TQ đua nhau phát triển vũ khí chống ngầm, trong khi Mỹ thì tụt hậu
  7. wang_pro

    wang_pro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2016
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    115
    [​IMG]

    Cái nắp ống phóng sau khi bắn xong sao lại phải bọc bịt kín vào thế nhỉ, hay bị lỗi gì?
    meo-u thích bài này.
  8. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Trung cộng "Quan ngại" - Già dái non hột !
    Hiện nay Trung cộng chưa đe dọa được nước nào , ngoài Việt Nam.
    Nước Bhutan nhỏ xíu nằm cạnh Trung cộng nhưng không thèm đặt quan hệ Ngoại giao với Bắc kinh, và dựa hẳn vào Ấn độ trung lập.
    Còn tay Ủn Triều tiên đã bỏ hủ tục phải sang thiên triều xin ý kiến .
    Nếu Trung cộng muốn nhắc ai nhớ bài học lịch sử thì cần nhắc lại : Nước Trung hoa đã nhiều lần bị các nước nhỏ thôn tính lâu dài.
    Xa xưa thì bị Mãn Châu , Mông cổ đè đầu cưỡi cổ, bị đồng hóa tới mức cho tới nay không dám hé miệng kêu ca.
    Ngay như Lý thường kiệt , Quang Trung của tộc Việt cũng coi thường nước Trung hoa to xác, đánh như đánh trẻ con vậy.
    Lần gần đây phải chịu nhục nhất là triều đại nhà Thanh phải dẫn nhau chạy vào rừng, khi liên quân 8 nước Phương Tây đốt Tử Cấm thành , hoặc bị nước Nhật nhỏ bé đập cho tơi bời khói lửa.
    " Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc, ông Ngô Khiêm chỉ trích "tuyên bố của Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ là rất vô trách nhiệm".
    "Chúng tôi hy vọng một số cá nhân của Ấn Độ tiếp thu bài học lịch sử và chấm dứt những phát ngôn nguy hiểm khiêu khích chiến tranh như vậy," ông Ngô nói.
    Lời chỉ trích của Bắc Kinh để đáp trả phát biểu của tướng Rawat ngày 8/6, nói rằng các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã sẵn sàng chống lại bất kỳ mối đe dọa nào đối với chủ quyền nước này, dù từ bên trong hay bên ngoài."

    st
  9. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Tăng nhái tăng Nga vào tay Việt Nam còn 1 chọi một chục được, huống chi tăng xịn của Nga giờ vào tay Việt Nam. Còn ai chê quân Việt Nam không biết sử dụng với vận hành tăng nữa không rồ Tàu ??? :)):)):))
    iloveubaby thích bài này.
  10. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này