1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Học cóp Mỹ làm tầm nhiệt à, hé hé. Bay gần đến thì em nó bỗng dưng quên hết lối về thì lại tốn mấy chục ngàn cắm đầu xuống đất :))
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Vậy chứ Nga đâu có loại tương đương =))
  3. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Ủa, không có loại tương đương là thua hả??? Thế Trung Quốc không có tàu sân bay 100.000 tấn là thua Mỹ hả =))Cám ơn đã thừa nhận logic này nhe, mấy rồ Mỹ thích lắm :))

    Có cái bắn 10 cây số là đủ BBQ Type99 rồi =))
  4. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    ko có thì sao khắc chế được như TQ ? VN phải tốn 5 quả đạn diệt 1 con tank Type 99A2, trong khi TQ tốn 1 quả diệt T90, TQ ko có TSB như vậy nhưng có tên lửa diệt hạm DF21D, TSB chỉ là cái xà lang chở máy bay, vũ khí của nó là FA18 chứ bản thân nó có làm được gì ! việc tấn công vượt tầm nhìn thì tàu chiến còn làm tốt hơn
  5. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Ấn độ tiếp tục phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài

    Trang bị ngọn giáo Israel, Tejas Ấn Độ lên đời

    (Vũ khí) - Công ty công nghệ của Israel thuộc tổng công ty Rafael đã tích hợp thành công tên lửa I-Derby trên máy bay tiêm kích Tejas của Ấn Độ.
    Công ty công nghệ của Israel đã thử nghiệm thành công việc trang bị tên lửa tiên tiến của họ trên máy bay tiêm kích của Ấn Độ.

    Theo thông tin từ tờ Flight Global, việc nghiên cứu và đồng bộ các hệ thống trên máy bay tiêm kích Tejas với loại tên lửa I-Derby được tiến hành bởi công ty Rafael.

    [​IMG]
    Phóng to
    Phiên bản tên lửa không đối không I-Derby ER của Israel được trang bị cho nhiều loại máy bay tiêm kích khác nhau.
    Đại diện công ty Israel, ông Yossi Horowitz cho biết rằng, tên lửa này từ bây giờ sẽ trở thành loại vũ khí chính trang bị Tejas.

    Ông cũng nhấn mạnh rằng, quân đội Ấn Độ sẽ tiếp tục nâng cấp thành phiên bản I-Derby ER và sẽ tiếp tục trang bị cho máy bay tiêm kích của họ.

    Đây là phiên bản tên lửa được cải tiến nhằm tăng phạm vi hoạt động, loại tên lửa này được trang bị radar Homing head (hay Seeker) có đầu đạn với khả năng tự động dẫn đường đến mục tiêu và có tầm hoạt động 100 km.

    Phía Rafael cũng cho biết thêm, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Ấn Độ và Israel, các công ty của Israel đang tích cực nghiên cứu nhằm cho phép trực thăng của Ấn Độ có thể sử dụng tổ hợp tên lửa Spiker ER.

    Đối với Tejas (tên đầy đủ là HAL Tejas), đây là loại áy bay tiêm kích phản lực đa năng hạng nhẹ của Ấn Độ. Chúng không có cánh đuôi ngang mà thay vào đó là thiết kế cánh tam giác, máy bay được trang bị một động cơ phản lực.

    Dòng tên lửa Derby (hay còn được gọi bằng cái tên Alto) là loại tên lửa không đối không tiên tiến của Israel, về cơ bản Derby chính là tên lửa Python-4 nâng cấp với đầu dò radar chủ động.

    Quá trình nghiên cứu và phát triển Derby khởi động từ đầu thập niên 1980, tên lửa ra mắt công chúng vào giữa những năm 1990 và chính thức được chấp nhận đưa vào trang bị của Không quân Israel từ năm 1998. Tính đến thời điểm hiện tại, Derby đang phục vụ trong quân đội 6 quốc gia trên thế giới.

    Tên lửa có chiều dài 362 cm, sải cánh 64 cm, đường kính 16 cm, trọng lượng phóng 118 kg, mang đầu đạn nặng 23 kg, tốc độ tối đa 4 Mach, tầm bắn 50 km (lên tới trên 100 km ở phiên bản I-Derby ER).

    Điểm độc đáo của Derby so với các đối thủ khác là nó được thiết kế cho cả không chiến trong tầm nhìn lẫn ngoài tầm nhìn, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và khả năng kháng nhiễu điện tử cao.

    Trước đó, tên lửa I-Derby cũng được cho là sẽ tích hợp trên các loại máy bay tiêm kích Su-27, Su-30 của Nga, khi đó các máy bay này sẽ có thêm một vũ khí cực kỳ lợi hại, tạo ra sự đa dạng khiến đối phương khó nắm bắt và khó đưa ra phương án đối phó tối ưu.

    Đại diện nhà sản xuất tự hào tuyên bố rằng, loại tên lửa này được thiết kế đặc biệt và dễ dàng trang bị cho nhiều loại máy bay khác nhau.

    Israel là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp quốc phòng rất phát triển. Các sản phẩm của họ đã và đang chiếm được lòng tin nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/trang-bi-ngon-giao-israel-tejas-an-do-len-doi-3339071/

    TQ thì tự chế tạo được tên lửa đối không PL-8/9/10 còn Ấn thì bó tay
    Lần cập nhật cuối: 14/07/2017
  6. DaccongM26

    DaccongM26 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2016
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    68
    Bị thần kinh à ?
    LMAO thích bài này.
  7. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Lấy cái méo ở đâu ra cái thông tin 5 quả diệt 1 tăng vậy, định lấy B40 bắn Type99 à :)), nổ thì ngày xưa Mỹ cũng nổ M1 vô đối lắm, rốt cuộc Yemen nó one hit, còn tăng Trung Quốc chắc đang leo núi phía Bắc chết máy tự chết quá :))
  8. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Al-Zarrar - Gói nâng cấp đáng tiền của dòng xe tăng T-54/55

    Al-Zarrar là phương án hiện đại hóa xe tăng Type 59 của Trung Quốc do Pakistan tiến hành, gói nâng cấp này hoàn toàn có thể triển khai trên T-54/55.

    Xe cũ mà không cũ

    Pakistan là quốc gia bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ xung đột, những cuộc chiến tranh liên miên và nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố đã buộc quốc gia Nam Á này xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng vững chắc để đáp ứng nhu cầu an ninh.

    Tuy nhiên không giống như Ấn Độ hay Trung Quốc, Pakistan không hề dồi dào về tài chính để thực hiện những hợp đồng mua sắm lớn nhằm hiện đại hóa lục quân. Do vậy khi đặt ra yêu cầu phát triển một xe tăng chiến đấu chủ lực mới, quân đội Pakistan đã nhìn đến nền tảng Type 59 mà Trung Quốc chuyển giao để thực hiện ý đồ của mình.

    [​IMG]
    Xe tăng Type 59 của Trung Quốc

    Al-Zarrar mang dáng vẻ rất đặc trưng của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) huyền thoại T-54/55 hay biến thể Type 59 của Trung Quốc. Tuy vậy, khung thân của nó được nối dài và đã có nhiều cải tiến toàn diện về giáp, động lực, thiết bị điện tử hay hỏa lực trên xe.

    [​IMG]
    Dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn không che giấu hình ảnh nguyên mẫu

    Sức mạnh hỏa lực của MBT Al-Zarrar chịu ảnh hưởng nhiều từ gói nâng cấp Type 59G và xe tăng Al-Khalid do Trung Quốc cấp phép cho Pakistan sản xuất.

    Pháo nòng trơn 125 mm được thiết kế với hệ thống nạp đạn bán tự động có hệ thống cân bằng giúp Al-Zarrar có khả năng bắn trong lúc hành tiến, cùng với máy tính đạn đạo đã đưa sức chiến đấu của nó lên ngang ngửa các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại.

    Al-Zarrar vẫn giữ nguyên vũ khí phụ bao gồm 2 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 đại liên phòng không 12,7 mm. Chiếc MBT này có khả năng bắn các loại đạn đa dạng, từ APFSDS tới HEAT-FS, thậm chí cả tên lửa chống tăng có điều khiển phóng qua nòng. Những cải tiến về hỏa lực đã xóa nhòa khoảng cách giữa MBT cũ kỹ với chiến xa tân kỳ.

    [​IMG]
    Pháo chính 125 mm khiến Al-Zarrar có sức mạnh ngang ngửa T-72 của Ấn Độ

    Xe tăng được gia cố bằng nhiều lớp giáp tổng hợp, giáp phản ứng nổ và gia cường khung thân nhằm chống lại thiết bị gây nổ dưới gầm xe - một đặc điểm nên có khi triển khai tại nơi có nhiều lực lượng phiến quân hiện diện.

    Để tăng sức sống còn cho chiến xa, quân đội Pakistan bổ sung một thiết bị cảnh báo đe dọa bằng laser mang tên LST1, nó sẽ sẽ kích hoạt màn khói để vô hiệu hóa tên lửa chống tăng của đối phương đang công kích.

    [​IMG]
    Giáp xe được gia cố nhiều lớp

    Sức mạnh của Al-Zarrar còn nằm ở động cơ 12 xilanh 730 mã lực làm mát bằng nước, nâng tốc độ của nó lên 63 km/h. Điều đáng nói là mặc dù sở hữu nhiều tính năng ưu việt và vũ khí mạnh mẽ như vậy, chiếc xe tăng này chỉ có trọng lượng 40 tấn, khá nhẹ cân nếu so sánh với các gói nâng cấp khác.

    Như vậy có thể nói dựa trên nền tảng Type 59, Pakistan đã nỗ lực để cho ra đời dòng xe tăng chiến đấu chủ lực gần như mới hoàn toàn nhưng lại tận dụng được năng lực sản xuất và số lượng xe tăng đời cũ còn trong biên chế. Đây thực sự là giải pháp vẹn cả đôi đường cho những quốc gia eo hẹp về kinh tế.

    Thực chiến hiệu quả, xuất khẩu thành công

    Gói nâng cấp toàn diện của quân đội Pakistan sẽ chẳng có gì đáng kể nếu vũ khí của họ không được minh chứng qua thực tiễn chiến đấu. Trong một chiến dịch truy quét khủng bố, Al-Zarrar đã thể hiện xuất sắc ngoài mong đợi của quân đội Pakistan.

    Trong vụ đột kích chống lại Taliban gần biên giới với Afghanistan, một chiếc Al-Zarrar đã che chở cho 35 lính bộ binh chống lại cuộc phục kích của phiến quân.

    Trong chỉ hơn 15 phút, chiếc Al-Zarrar đã hứng chịu đợt tấn công điển hình của tác chiến đô thị. Quân Taliban đã kích nổ tới 3 quả mìn, bắn 20 phát đạn từ súng chống tăng vác vai mới phá hủy được xe tăng. Tuy vậy, tổ lái 4 người vẫn sống sót khỏe mạnh và 35 lính tùng thiết đều an toàn.

    [​IMG]
    Hiện trường vụ tấn công - Chiến xa của quân đội Pakistan vẫn giúp binh sĩ được an toàn dù đã bị vô hiệu hóa

    Thành công trên chiến trường đã mang lại triển vọng xuất khẩu. Ngoài việc được cung cấp số lượng lớn cho Pakistan, quân đội Bangladesh đã loại bỏ giải pháp Type 59G của Trung Quốc để nâng cấp những xe tăng của mình lên chuẩn của Pakistan.

    Cần nói thêm rằng Type 59G cũng là một gói hiện đại hóa rất mạnh với pháo 125 mm, giáp hộp, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại nhưng chi phí rất hợp lý. Có thể nói đây là thắng lợi của nền công nghiệp quốc phòng ít tên tuổi Pakistan trước người nâng đỡ Trung Quốc.

    [​IMG]
    Xe tăng Type 59G

    Với uy lực và khả năng bảo vệ đã kiểm chứng qua thực chiến, Al-Zarrar xứng đáng được xếp vào danh sách những gói nâng cấp đáng đồng tiền bát gạo nhất của dòng xe tăng T-54/55 cũng như các biến thể của nó.

    Đây là một trong những hướng đi đáng được cân nhắc cho Việt Nam, với đơn giá vào khoảng 1,5 triệu USD, Al-Zarrar là một giải pháp hay và tiết kiệm để gia tăng sức chiến đấu của lục quân nước nhà.
    http://soha.vn/al-zarrar-goi-nang-cap-dang-tien-cua-dong-xe-tang-t-54-55-20160711163942201.htm

    Bí ẩn vụ tăng Type-96 Trung Quốc làm thịt hàng loạt T-72

    Type-96, mẫu xe tăng mới vừa được Trung Quốc trang bị cho cả 7 đại quân khu được cộng đồng mạng nước này tung hô, khoe đã bắn cháy ít nhất 4 xe tăng chủ lực T-72 tại cuộc chiến Sudan. Thực sự, Type-96 Trung Quốc mạnh hơn T-72 đến đâu?
    Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2011, miền nam Sudan trở thành quốc gia độc lập với tên gọi Nam Sudan và thủ đô là Juba để phân biệt với Sudan có thủ đô Khartum.

    Sự thực Sudan đã liên tục nội chiến kể từ năm 1954 khi Anh – Ai cập công nhận quốc gia này độc lập sau hơn một thế kỷ là thuộc địa của họ. Kể từ đó, giữa hai miền Nam – Bắc liên tục nội chiến. Cuộc nội chiến đầu tiên kéo dài từ 1955 – 1972. Kết quả của cuộc nội chiến này là Nam Sudan được trao quy chế tự trị.

    Nhưng nền hòa bình mong manh tồn tại trên giấy tờ không duy trì được bao lâu. Và cuộc chiến thứ hai đã nổ ra suốt từ năm 1983 cho tới 2005. Cuộc nội chiến đã khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng, hàng triệu người phải bỏ nước đi tị nạn.

    Ngay sau này độc lập, giữa hai miền Nam – Bắc, giờ trở thành hai quốc gia độc lập, lại xảy ra xung đột vào tháng 4/2012. Trong cuộc chiến này, hai bên đã tranh chấp quyết liệt thành phố Heglig, một rốn dầu mỏ. Quân đội Nam Sudan (SPLA) đã chiếm mỏ dầu Heglig, làm cho quốc hội Sudan tuyên bố Nam Sudan là kẻ thù và đòi hỏi chính phủ phải lập tức chiếm lấy lại mỏ dầu.

    [​IMG]
    Xe tăng T 72
    Cả 2 nước đều lệ thuộc vào lợi tức dầu hỏa, tranh chấp sẽ tạo nên khủng hoảng kinh tế cho cả hai và có thể gây ảnh hưởng cho các nước trong vùng. Nam Sudan đã bố trí trọng pháo ở Heglig, nhưng nhiều sĩ quan quân đội nói họ không muốn chiến tranh, chỉ muốn bảo vệ vùng đất bị Sudan tước đoạt.

    Nam Sudan nằm trong lục điạ cũng đang tranh chấp với Sudan về số tiền phải trả để dùng ống dẫn dầu của Sudan để chuyển dầu xuất cảng. Một viên chức dầu lửa cho biết SPLA chiếm vùng Heglig đã làm Sudan mất 40,000 thùng dầu thô/ngày.

    Sau cuộc chiến đẫm máu giữa tháng 5/2012, SPLA đã rút khỏi vùng tranh chấp Heglig nhiều dầu hỏa mà họ chiếm được trong suốt 12 ngày, khi miền bắc dùng máy bay vận tải Antonov oanh tạc và đặc biệt đã sử dụng tăng Type-96 của của Trung Quốc để bắn cháy lực lượng tăng miền Nam.

    [​IMG]
    Quân đội Nam Sudan trên xe tăng T - 72
    Type-96 gốc Trung Quốc này, sau đó được cho rằng đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn những so với T-72: Trong các trận đánh giành thành phố tranh chấp Heglig, các xe tăng Туре-96 của quân đội Sudan đã bắn cháy không dưới 4 xe tăng Т-72 của Nam Sudan (mua từ Ukraine) mà không chịu tổn thất gì.

    Type-96 của Trung Quốc được phát triển từ nguyên mẫu Type-85 mà thực chất cũng là sao chép từ các mẫu xe tăng Liên Xô. Type-96 chính thức được đưa vào trang bị cho quân đội Trung Quốc từ năm 1997. Loại xe tăng này của Trung Quốc nặng 42,8 tấn, dài 10,28 m, rộng 3,45 m và cao 2,30 m. Trong khi đó, T-72 của Nga được sản xuất từ thời Liên Xô (sau năm 1970). T-72 nặng 41,5 tấn, dài 9,53 m, rộng 3,59m và cao 2,23 m.

    Cả Type-96 và T-72 đều được trang bị pháo 125 mm, súng máy 7,62 mm và súng phòng không 12,7 mm. Tuy nhiên, Type-96 có tốc độ lớn hơn T-72 (65 km/h so với 60 km/h). Ngoài ra, do được sản xuất sau nên Type-96 được Trung Quốc cải tiến và trang bị nhiều vũ khí cùng thiết bị hiện đại hơn T-72.

    [​IMG]
    Quân đội Sudan vui mừng vì bắn cháy xe tăng của Nam Sudan
    Một số nguồn tin quân sự cho biết Trung Quốc đã bán cho Sudan khoảng 200 chiếc tăng Type 96As. Trung Quốc cũng bán cho Sudan các loại vũ khí khác như súng bộ binh và mìn chống tăng. Trong khi đó, Nam Sudan mua các xe tăng T-72M1 của Ukraine từ năm 2009.

    Được biết, trong nước, Lục quân Trung Quốc đã nhận được không dưới 4.000 xe tăng hiện đại Туре-96 và Туре-99, hơn nữa việc thay thế xe tăng cũ bằng xe tăng mới đang thực hiện theo nguyên tắc một đổi một. Tức là sự đổi mới triệt để về chất không dẫn đến sự cắt giảm về số lượng. Các xe tăng Туре 96/96А đã được biên chế cho tất cả 7 đại quân khu của quân đội Trung Quốc, Туре-99 hiện mới trang bị cho 3 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu (chính là những đại quân khu tiếp giáp biên giới với Nga).

    [​IMG]
    Tăng Type 96 của Sudan
    Qua cuộc chiến này, giới phân tích cho rằng, các xe tăng có số lượng lớn nhất của Trung Quốc đã không thua kém gì loại xe tăng đông đảo nhất của Nga về chất lượng. Chuyên gia Khramchikhin cho rằng cần phải thay đổi cách đánh giá về năng lực công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc. Người ta vẫn thường cho rằng Trung Quốc sản xuất không nhiều vũ khí và phần lớn là sao chép các sản phẩm quân sự của Nga. Chuyên gia Nga này khuyên người Nga nên từ bỏ ảo tưởng là sản phẩm quân sự Nga chất lượng hơn của Trung Quốc.

    Theo đó, chất lượng tuyệt đại đa số các loại vũ khí của Trung Quốc đã đuổi kịp Nga, trong một số chi tiết nào đó còn vượt cả Nga. Các xe tăng mới của Trung Quốc hoàn toàn không thua kém các xe tăng của Nga. Ít nhất về mặt số lượng thì Trung Quốc bây giờ đã vượt hẳn Nga, kể cả về xe tăng, pháo và không quân.

    Tuy nhiên, cũng nhiều người tỏ ra hoài nghi: Thật khó lý giải kết cục các trận đánh ở Heglig là do trình độ huấn luyện tồi của lính xe tăng Nam Sudan, vì không có cơ sở nào để nói rằng, lính xe tăng Sudan thì được huấn luyện tốt hơn. Dĩ nhiên là có thể giả định các kíp xe Туре-96 là lính Trung Quốc, nhưng cả các kíp xe Т-72 cũng hoàn toàn có thể là người Đông Slave…

    http://soha.vn/quan-su/bi-an-vu-tang-type96-trung-quoc-lam-thit-hang-loat-t72-20130728172046028.htm
  9. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    3 quả mìn chống bộ binh và 20 viên đạn 12,7 xuyên giáp à :)), cho xin cái nguồn vũ khí chống tăng đó là loại gì đi . Hay là Kornet hay súng bắn tỉa AS-50 đều là súng chống tăng cả :)) , lính VNCH cầm tăng xịn cũng chết đầy ra đấy thôi, hay năm 79 cũng tăng Trung Quốc, lính Trung Quốc cũng chết ngập xác trong xe tăng đấy =)), chỉ có 1 trận, 1 xe tăng mà đã thẩm du ghê thế, hèn gì thằng Mỹ nó đánh cả nước Iraq chết ngàn xe nó thẩm được hơn 10 năm , nhưng trình độ tự sướng của nó còn thua Tàu nhiều lắm, ở mức 1/1000 ấy chứ \:D/
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Taliban thiếu AT chắc :)) ngu ko cãi được thì xoắn nguồn :)) T59 cũng được VN chống Mỹ Ngụy chắc hồi đó VN ngu nên mới nhận nhĩ thằng ngu =))

    Ũa ko xoắn vụ Type 96 thịt 4 con T72 mà ko mất chiếc nào à =)) lại bảo TQ nổ đi tao xem

    Tét giáp thường Type 98G (99 đời đầu), ko xi nê gì hết, HJ8 bắn



    HJ8 bắn tung nóc T72 nâng cấp



    Đánh giá hiệu quả Type 69 so với T72 trong chiến tranh vùng vịnh, Type 69 được đánh giá tốt hơn T72, hơn nữa cũng là dòng tank cùng với T72 còn sót lại sau 2 cuộc chiến vùng vịnh, khi đối đầu với các loại tank NATO M1, M1A1, M1A2, Challenger

    The Type 69-II was a highly successful export vehicle due to its low cost and ease of use. It’s biggest user was Iraq, with an estimated purchase of 1500 Type 59’s and Type 69-II. They were deployed (by both sides) in the 1980-88 Iran-Iraq war and then by Iraq in the Gulf War where it appeared inferior to the more modern British Challenger 1 and American M1-A1 Abrams. Though there were some T-54/55’s serving in Iraq, they are commonly miss identified and are actually Type 69-QM’s. The T-55 has only one headlight located on the right side of the hull front, while the Type 69 has two headlights mounted on the track wings.

    Type 69-QM2 – upgraded with Warsaw Pact standard 125 mm/L80 smoothbore gun and laser rangefinder 1986-199 Coalition forces who came up against the T-69’s alleged that the Type 69-QM units fought harder than the elite Republican Guard units, who were equipped with their superior Lion of Babylon tanks (Iraqi built T-72M). In the 2003 invasion of Iraq, a number of Type 69-QM’s scored a small victory over American forces when they were part of the ambush made against and decimating the U.S. Army 507th Maintenance Company at Nasiriyah, until American AH-1 Cobra attack helicopters stepped in and destroyed the Type 69-QM’s. For the most part Type 69-QM’s were generally found to be used as pillar boxes in dug in positions. Following the invasion, all Type 69-QM’s have now been destroyed or scrapped.

    http://tanknutdave.com/the-chinese-type-69-tank/
    Lần cập nhật cuối: 19/07/2017
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này