1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Mở căn cứ ở Djibouti: Bước khởi đầu xây dựng lực lượng viễn chinh của Trung Quốc?
    Hồng Hạnh|15/07/2017 10:15 AM

    3
    [​IMG]
    Lính Hải quân Trung Quốc làm việc trên tàu Wei Fang. Ảnh: AFP
    Cùng với kế hoạch tăng quân số Thủy quân lục chiến lên gấp 5 lần, động thái mở căn cứ quân sự ở Djibouti và sau này có thể là hàng loạt nước khác của Trung Quốc được cho là dấu hiệu về việc Bắc Kinh muốn xây dựng lực lượng viễn chinh siêu mạnh.
    Trung Quốc nói gì về căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài?
    Trước đó, theo kênh truyền hình CNN, hai tàu chiến Trung Quốc ngày 11/7 đã rời cảng biển ở thành phố Trạm Giang (tỉnh Quảng Đông) đưa một số lượng binh sĩ bắt đầu hành trình vượt Ấn Độ Dương để tới căn cứ tạiDjibouti, một địa điểm chiến lược ở vùng Sừng châu Phi.

    Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã trong một bài báo viết về hoạt động quân sự này nhấn mạnh căn cứ ở Djibouti được thiết lập chỉ nhằm mục đích "thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, chứ không phải là một tiền đồn quân sự được xây dựng để tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc và đóng vai trò ngăn cản trong khu vực".

    Theo Tân Hoa Xã, căn cứ ở Djobouti "không hề liên quan đến việc chạy đua vũ trang hay mở rộng quân sự, và Trung Quốc cũng không có ý định biến trung tâm giao thông vận tải thành một chốt quân sự".

    Theo Andrei Kots - phóng viên đang cộng tác với Đài Sputnik, việc Bắc Kinh ưu tiên vùng đất nhỏ bé ở vùng Sừng châu Phi là việc không có gì khó hiểu.

    "Biên giới phía Tây của Djibouti giáp với phần hẹp nhất của Eo biển Bab-el-Mandeb nối giữa Biển Đỏ và Vịnh Aden.

    Vị trí này quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế. Mọi tàu châu Âu muốn từ Địa Trung Hải vào Biển Đỏ qua Kênh Suez, hướng về Đông và Nam Á, cũng như Australia, đều phải đi qua nút cổ chai rộng 26 km này", ông Kots giải thích, "không chỉ có vậy, phần lớn các tàu chở dầu của Saudi Arabia cũng sẽ đi qua Eo biển Bab-el-Mandeb".

    Chính vì điều trên mà Mỹ, Đức, Italy và Tây Ban Nha đều thiết lập hiện diện quân sự trong khu vực này. Theo Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng, Igor Korotchenko, tất cả các nước đều biết đến vai trò địa chính trị của Djibouti.

    Một lý do nữa mà Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại đây là do, "trong suốt 20 năm qua, Trung Quốc tích cực đầu tư vào các quốc gia châu Phi và coi châu lục này là một nguồn chủ yếu để phát triển kinh tế và công nghiệp".

    Theo ông Korotchenko, Trung Quốc cần một căn cứ quân sự ở Djibouti để "bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực", và "sự hiện diện quân sự lâu dài tại châu Phi cho phép Trung Quốc sử dụng sức ảnh hưởng lớn của mình lên các quốc gia châu Phi đem lại lợi ích cho nước mình".

    Quả thực, tính đến đầu năm 2017, tổng số tiền mà Trung Quốc đầu tư vào các quốc gia châu Phi đã lên tới nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó Bắc Kinh đã hỗ trợ tài chính cho hàng chục dự án cơ sở hạ tầng xuyên suốt châu lục, bao gồm dự án Đường sắt Đông Phi.

    Tuy nhiên, phóng viên Kots tin rằng Trung Quốc cũng đang xem xét cơ hội này để mở rộng sự hiện diện của họ ở nước ngoài trong tương lai. Chứng minh cho luận điểm của mình, Kots giải thích bằng hoạt động tăng cường lực lượng Hải quân Trung Quốc một cách đáng chú ý trong suốt 10 năm qua.

    Phóng viên này chỉ ra: "Hãy chú ý đến việc Trung Quốc chế tạo ra các tàu đủ khả năng vận chuyển một lượng binh sĩ lớn đi kèm thiết bị và vũ khí đi với khoảng cách xa. Cụ thể, tàu đổ bộ di động (MLP) 868 Donghaidao và tàu đổ bộ lớp 071 có tên gọi Jinggangshan vừa mới khởi hành đi đến Djibouti vào đầu tuần qua".

    Ngoài Trung Quốc, hiện chỉ có duy nhất Mỹ là đang sở hữu loại tàu đổ bộ MLP. Theo cách phân loại của Lầu Năm Góc, tàu MLP là một tàu đổ bộ tự động viễn chinh được thiết kế để cung cấp các hoạt động đổ bộ ở nước ngoài quy mô lớn. Nói cách khác, tàu Donghaidao mà Trung Quốc triển khai có thể hoàn toàn xem như một đơn vị hải quân độc lập.

    Trò chuyện với Sputnik, nhà phân tích quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét những loại tàu đổ bộ này của Trung Quốc không hề thua kém so với tàu cùng loại của Mỹ.

    Với kế hoạch tăng số lượng thủy quân lục chiến (PLAMC) lên gấp 5 lần, từ 20.000 lên 100.000 và triển khai các hoạt động luyện tập thường xuyên, có thể kể đến đợt huấn luyện của lính thủy quân lục chiến Trung Quốc ở Sa mạc Gobi nhằm rèn luyện khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

    Nhà phân tích Kashin nhấn mạnh "tất cả các điều trên đều là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang muốn tạo ra một lực lượng viễn chinh siêu mạnh".

    Theo phóng viên Kots, Hải quân Trung Quốc hiện đang sở hữu hơn 70 tàu đổ bộ và vận tải quân sự, với phần lớn trong số đó có khả năng hoạt động ở vùng biển xa.

    Ông Kots cho rằng Trung Quốc sẽ không dừng việc xây dựng căn cứ quân sự chỉ ở Djibouti, mà còn sẽ sớm xuất hiện ở Tajikistan, Pakistan và Afghanistan để đảm bảo an ninh cho dự án "Con đường tơ lụa" mới do Trung Quốc dẫn đầu.

    Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc mở căn cứ mới ở Thái Bình Dương, do triển khai các hoạt động đàm phán với Papua New Guinea về vấn đề này từ 2014.

    http://soha.vn/mo-can-cu-o-djibouti...en-chinh-cua-trung-quoc-20170714235047856.htm
    --- Gộp bài viết: 15/07/2017, Bài cũ từ: 15/07/2017 ---
    J10C mang PL-10/15, chính thức biến nó thành tiêm kích hạng nhẹ mạnh nhất thế giới

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 15/07/2017 ---
    F-15/16/18 ko có loại tên lửa nào tương đương PL-15, kể cả Su-27, MiG-29, Typhoon, Rafale cũng vậy (như Meteor mặc dù tầm bắn cũng xêm xêm 300km, nhưng chỉ phù hợp cho máy bay AWACS, Tanker) hiện nay PL-15 là loại BVR mạnh nhất trang bị cho máy bay tiêm kích hạng nhẹ, hạng trung (MiG-29/35 thì ko mang được R-33/37)
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nga thừa nhận thực lực quân sự thông thường Nga đang tụt hậu so với TQ

    Tại sao Nga bố trí nhiều tên lửa Iskander-M hướng vào Trung Quốc?

    Trung Phạm|14/07/2017 07:15 PM

    20
    [​IMG]
    Tên lửa Iskander khai hỏa. Ảnh: Army Recognition
    Việc Nga triển khai nhiều nhất các lữ đoàn tên lửa Iskander-M tại Quân khu miền Đông cho thấy Kremlin vẫn đang rất quan ngại về nước láng giềng Trung Quốc.
    Tăng cường cho Quân khu miền Đông

    Đầu tháng 6/2017, truyền thông Nga đưa tin, lại có thêm một lữ đoàn tên lửa nữa của lực lượng bộ binh tiếp nhận hệ thống tên lửa cơ động mặt đất 9K720Iskander-M (thuật ngữ Quân đội Nga gọi là hệ thống tên lửa chiến dịch – chiến thuật – OTRK).

    Đó chính là Lữ đoàn tên lửa số 3 vừa mới được thành lập thuộc biên chế của Đơn vị Lục quân số 29, đóng tại Quân khu miền Đông rộng lớn của Nga.

    Được thành lập vào tháng 12/2016, lữ đoàn này ban đầu chỉ được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ cũ 9K79-1 Tochka-U.

    Thế nhưng giờ đây, họ trở thành lữ tên lửa thứ tư của Quân khu miền Đông được tái trang bị Iskander-M theo chương trình loại bỏ toàn bộ hệ thống Tochka-U vào năm 2020 của Bộ quốc phòng Nga. Ba lữ đoàn khác của Quân khu miền Đông là lữ đoàn số 107, số 103 và số 20 đều đã tiếp nhận Iskander-M vào các năm tương ứng, 2013, 2015 và 2016.

    Rõ ràng, Quân khu miền Đông của Nga đang được biến chế nhiều lữ đoàn tên lửa Iskander-M hơn bất cứ quân khu nào khác. Ba quân khu còn lại (Quân khu miền Trung, miền Nam và miền Tây), hiện mỗi đơn vị mới chỉ tiếp nhận 2 lữ đoàn Iskander-M. Vậy mục tiêu chính của 4 lữ đoàn tên lửa này là gì?

    [​IMG]
    Các lữ đoàn tên lửa của Lục quân Nga đã hoặc sẽ được trang bị tên lửa 9K720 Iskander-M. Ảnh: The Diplomat

    Tạo thế trận kiềm tỏa Trung Quốc

    Trước hết cần thấy rằng, nhiệm vụ chính của các lữ Iskander-M đang triển khai ở Quân khu miền Tây chủ yếu nhằm đối phó với các lực lượng Mỹ và đồng minh bố trí tại Baltic và Ba Lan. Vậy nên, các hệ thống đặt tại Quân khu miền Đông dường như để phục vụ một mục đích khác: tăng cường khả năng răn đe, cả hạt nhân và thông thường, của Nga đối với Trung Quốc.

    Thực vậy, nếu một hệ thống Iskander-M được bố trí tại vùng Kaliningrad sẽ giúp Nga hướng vào các mục tiêu quân sự rộng lớn của NATO, gồm cả hệ thống phỏng thủ đạn đạo Aegis ở Ba Lan, thì một hệ thống tương tự đặt tại vùng Viễn Đông Nga lại có năng lực rất hạn chế trong việc đối phó với các lực lượng Mỹ triển khai trong khu vực.

    Với các mục tiêu khác thì sao? Theo các nguồn tin Nga, loạt tên lửa cơ động đạo 9M723 của hệ thống Iskander-M có tầm bắn khoảng 400-500 km, trong khi tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M728/R-500, thường được gọi là Iskander-K, cũng chỉ có tầm bắn dưới 500 km.

    Tầm bắn này hạn chế rất lớn khả năng Iskander-M vươn tới được các mục tiêu bố trí trên đảo Hokkaido của Nhật Bản hay Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đặt tại Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Một hệ thống tên lửa 9K720 Iskander-M của Nga. Ảnh: Defense Today

    Một địa điểm được xem như ngoại lệ là căn cứ Không quân Misawa nằm ở phía Đông tỉnh Aomori. Tuy nhiên, nếu lấy căn cứ này làm mục tiêu, Nga sẽ phải triển khai Iskander-M tới cực Nam đảo Kunashir trên quần đảo Kuril.

    Kremlin cũng đã không còn bố trí lâu dài các lữ đoàn tên lửa ở phạm vi gần Nhật Bản như từng làm trong Chiến tranh Lạnh (Liên Xô khi đó thường trực duy trì một lữ đoàn tên lửa ở phía Nam đảo Sakhalin).

    Điểm đáng lưu ý là, hai lữ đoàn tên lửa Iskander-M ở viễn Đông Nga, lữ số 107 và 20, đóng tại Khu tự trị Do Thái và Primorsky Krai đều là hai khu vực tiếp giáp Trung Quốc.

    Primorsky Krai còn có cả 17 km biên giới đất liền giáp với Triều Tiên. Điều đó chứng tỏ mục đích chính của 2 lữ đoàn tên lửa này là nhằm kiềm chế Trung Quốc và đối phó với những bất ổn trên Bán đảo Triều Tiên.

    Vị trí đứng chân của hai lữ đoàn tên lửa Iskander-M khác trực thuộc Quân khu miền Đông cũng đều chĩa hướng ngắm vào Trung Quốc. Lữ đoàn Tên lửa số 103 đóng tại Cộng hòa Buryatia thuộc Nga, tiếp giáp với Mông Cổ, còn lữ đoàn tên lửa mới thành lập số 3 thì đóng tại Gorny, Zabaykalsky Krai - vùng có đường biên giới giáp với khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.

    Mặc dù Nga luôn rất cẩn trọng, tránh đề cập trực diện đến những quan ngại từ Trung Quốc thì vẫn hiện hữu những ví dụ sinh động minh chứng cho mối lo lắng của Moscow về sức mạnh quân sự đang gia tăng của quốc gia láng giềng: đó chính là các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở Quân khu miền Đông.

    Tiến sĩ Roger N. McDermott, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Chương trình nghiên cứu quân sự Á - Ấu của Quỹ Jamestown đã nhận xét trong bài phân tích của ông về cuộc tập trận Vostok 2014 với sự tham gia của khoảng 100.000 binh lính:

    Vostok 2014 đã cho thấy những dấu hiện rất rõ ràng rằng Bộ tổng tham mưu tiếp tục coi Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với Nga”.

    Nếu nhìn nhận từ quan điểm này thì việc bố trí các hệ thống Iskander-M ở những khu vực giáp biên với Chiến khu miền Bắc của Trung Quốc là một động thái hợp logic, xét theo ý đồ chiến lược của Nga.

    Với khả năng mang số lượng lớn đầu đạn, Iskander-M đặc biệt phù hợp để đối phó với các lực lượng bộ binh và thiết giáp của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột vũ trang.

    Hơn nữa, Iskander-M cũng có khả năng phóng nhiều đầu đạn chùm với độ chính xác tương đối cao. Đây là ưu điểm mà các quan chức Nga liên tục ca ngợi khi nói về hệ thống này trong các cuộc tập trận ở Quân khu miền Đông.

    Xét tới ưu thế quân sự thông thường đang suy giảm của Nga so với PLA, vũ khí hạt nhân, đặc biệt các hệ thống phi chiến lược như Iskander-M, nhiều khả năng sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược đối phó với Trung Quốc.

    Tiến sĩ Alexei Arbatov và Thiếu tướng Vladimir Dvorkin từng nhận xét trong báo cáo năm 2013 của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie như sau: “Có thể nói rằng, các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga, cũng như một số vũ khí hạt nhân phi chiến lược khác, thực sự đảm trách sứ mệnh kiềm chế Trung Quốc”.

    http://soha.vn/tai-sao-nga-bo-tri-n...-m-huong-vao-trung-quoc-20170714114944746.htm
    --- Gộp bài viết: 15/07/2017, Bài cũ từ: 15/07/2017 ---
    Nhưng Nga ơi, Nga quên TQ cũng có vũ khí tương đương như DF-12/31/41 à

    DF12 câu trả lời cho SS26, hiện đã được xuất khẩu cho Belarus 1 nước rất thân Nga

    [​IMG]

    [​IMG]
  3. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Trung Quốc: 'Nhật nên quen với việc oanh tạc cơ áp sát không phận'
    Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng Nhật Bản nên quen với việc oanh tạc cơ diễn tập gần vùng trời của mình.

    Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc diễn tập.

    "Bên liên quan không nên nghiêm trọng hóa vấn đề hoặc tìm cách suy diễn, nó sẽ trở nên bình thường khi họ dần quen với nó", Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua tuyên bố sau khi 6 máy bay ném bom chiến lược H-6K của nước này bay qua eo biển Miyako, nằm giữa đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, Sputnik đưa tin.

    Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã điều tiêm kích để giám sát biên đội oanh tạc cơ Trung Quốc. Vụ việc xảy ra chỉ cách đảo Okinawa vài km, nhưng Trung Quốc khẳng định họ không xâm phạm không phận Nhật Bản.

    Động thái của Bắc Kinh dường như được tính toán rất kỹ. Các máy bay áp sát ở khoảng cách rất gần nhưng không xâm phạm không phận Nhật. Đây chỉ là một trong hàng loạt cuộc diễn tập của hải quân và không quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

    Eo biển Miyako không chỉ là cực nam của lãnh thổ Nhật Bản. Nó còn tiếp giáp với đảo Okinawa, nơi đồn trú của 75% lực lượng Mỹ tại Nhật, cũng như nằm gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Bắc Kinh khẳng định các cuộc diễn tập này không có ý nghĩa biểu tượng hay chính trị nào.

    [​IMG]
    Eo biển Miyako có vị trí chiến lược tại Đông Á. Đồ họa: Reuters.

    "Eo biển Miyako là tuyến hàng hải quốc tế phù hợp nhất nối Trung Quốc với Thái Bình Dương. Các cuộc diễn tập là một phần kế hoạch phát triển nhằm tăng tầm chiến đấu của các lực lượng quân sự Trung Quốc", nhà nghiên cứu Jiang Lifeng thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định.

    Bắc Kinh đã nhiều lần tổ chức diễn tập bay qua eo biển Miyako, với sự tham gia của nhiều loại phi cơ như máy bay ném bom, tiêm kích và máy bay cảnh báo sớm, buộc Tokyo tăng gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu để giám sát. Nhật Bản cũng thành lập một không đoàn tiêm kích mới, có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết và đóng quân tại Okinawa từ năm 2016.http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...ec-oanh-tac-co-ap-sat-khong-phan-3613728.html

    Tàu Trung Quốc tới gần bờ biển Alaska khi Mỹ thử tên lửa
    Một tàu do thám Trung Quốc hoạt động cách bờ biển Alaska khoảng 160 km, có thể để theo dõi vụ thử hệ thống THAAD của Mỹ.

    Vụ thử tên lửa THAAD của Mỹ tại Alaska.

    Đại tá Scott Miller, người phát ngôn Bộ tư lệnh Phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD), hôm 14/7 cho biết một tàu Trung Quốc, có thể là tàu do thám tình báo hoặc thông tin liên lạc, đã xuất hiện gần bờ biển bang Alaska trong nhiều ngày qua. Ông Miller không cho biết lý do con tàu đóng tại đây, nhưng nó có thể đã theo dõi vụ thử Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) hôm 11/7, CNN đưa tin.

    Hai quan chức quân sự Mỹ cho biết con tàu hoạt động trên vùng biển quốc tế, cách bờ biển Alaska khoảng 160 km. Họ khẳng định tàu Trung Quốc hoạt động đúng luật pháp quốc tế và Mỹ không có lo ngại an ninh trước sự xuất hiện của nó. Hai quan chức này cho biết Washington không thể xác nhận liệu mục tiêu theo dõi của tàu Trung Quốc có phải là vụ thử THAAD tại Alaska hay không.

    [​IMG]
    Một tàu do thám của hải quân Trung Quốc. Ảnh: Gcaptain.

    Tuy nhiên, một sĩ quan Mỹ khẳng định Bắc Kinh hiếm khi triển khai tàu do thám tới khu vực này, nên có cơ sở để nhận định nhiệm vụ chính của tàu là đánh giá hệ thống THAAD của Mỹ. Trước đó, một số tàu do thám Trung Quốc cũng xuất hiện ngoài khơi đảo Guam để theo dõi cuộc diễn tập chung giữa Mỹ và Australia.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...o-bien-alaska-khi-my-thu-ten-lua-3613711.html
  4. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Trung Quốc thử nghiệm UAV bay được 10.000 km
    Mẫu máy bay không người lái CH-5 của Trung Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tấn công mục tiêu cách 10.000 km.
    [​IMG]
    UAV CH-5 của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

    Trung Quốc ngày 14/7 hoàn thành chuyến bay thử nghiệm của mẫu máy bay không người lái (UAV) CH-5 (Cầu vồng số 5) tại tỉnh Hà Bắc, theo Xinhua.

    CH-5 được giới thiệu tại triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2016, có thể thực hiện các nhiệm vụ như trinh sát, giám sát, tuần tra, định vị và tấn công mục tiêu.

    "Chúng tôi đã thực hiện một số cải tiến sau lễ ra mắt. Đây sẽ là một phiên bản UAV mới với những tính năng hàng đầu thế giới", Shi Wen, kỹ sư trưởng dự án phát triển CH-5 thuộc viện Nghiên cứu Kỹ thuật Khí động lực học Hàng không Trung Quốc, tuyên bố.

    CH-5 có sải cánh 21 m, có thể mang được 1.000 kg thiết bị, hoạt động liên tục trong 60 giờ với phạm vi lên đến 10.000 km.

    Ngoài ra, UAV này cũng có thể được sử dụng cho các mục đích dân sự như khảo sát tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, giám sát thảm hoạ, thực thi pháp luật trên biển và cứu hộ khẩn cấp.

    "Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành những chuyến bay thử nghiệm và có thể bổ sung một số điều chỉnh tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Chúng tôi tin tưởng CH-5 sẽ thành công ở thị trường trong nước cũng như quốc tế", ông Shi nhấn mạnh.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...hu-nghiem-uav-bay-duoc-10-000-km-3613726.html
  5. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nhật lùn, Ấn đụ lại buồn rồi :))
    UAV tự chế lớn nhất của Trung Quốc hoàn thành bay thử nghiệm

    Hồng Hạnh|17/07/2017 04:00 PM

    0
    [​IMG]
    Caihong-5 – chiếc máy bay không người lái (UAV) lớn nhất do chính Trung Quốc chế tạo – vừa qua thành công hoàn thành chuyến bay đầu tiên của mình.
    Theo các bài viết trên phương tiện truyền thôngTrung Quốc, mẫu máy bay này đã sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt.

    Hãng truyền hình Trung Quốc Toàn cầu (CGTN) dẫn lời một quan chức cấp cao thuộc Tập đoànCông nghệvà Khoa học Hàng không Trung Quốc (CASC) – nơi sản xuất ra chiếcUAVđưa tin mẫu máy bay mới này có độ sải cánh dài 21 m và có thể chở trọng tải nặng tới 1 tấn.

    Video tạm dừng
    Chiếc Caihong – 5 (Rainbow 5) là loại UAV lớn nhất trong lớp Rainbow, hoạt động tối đa với quãng đường lên tới 10.000 km và ở liên tục trên không 60 giờ đồng hồ. Chúng có thể thực hiện nhiệm vụ thăm dò, do thám, giám sát, tuần tra, xác định mục tiêu và tấn công.

    Chúng cũng có thể được khai thác sử dụng cho mục đích dân sự như phản ứng khẩn cấp hay điều tra thăm dò khi có thảm họa.

    Chiếc Caihong, lần đầu ra mắt công chúng trong một triển lãm hàng không quốc tế năm ngoái ở thành phố Chu Hải, ngày 14/7 tham gia thử nghiệm lần bay đầu tiên tại một sân bay thuộc tỉnh Hồ Bắc.

    http://soha.vn/uav-tu-che-lon-nhat-cua-trung-quoc-hoan-thanh-bay-thu-nghiem-20170717140859856.htm
  6. c4u2sky

    c4u2sky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2017
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    7
    Trung Quốc càng ngày vũ khí càng phát triển và hiện đại gớm nhỉ
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Mỹ cho tàu tự hành bay gần 18,000 giờ trong không gian rồi quay về Hạ Cánh, Nhật cho Hayabusa bay chục năm lấy mẫu đất từ Sao Chổi mang về Trái Đất..
    cũng có thể coi là thành tích khá kém khi so với chị Hằng và thỏ Ngọc ( Yutu ) của TQ
    kimdungs thích bài này.
  8. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Có nguồn ko hay lại sủa đổng =)) thằng Nhật nào đưa tàu vũ trụ hay robot lên sao chổi vậy =))
  9. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Tranh này xem cũng hay,lột tả được lòng tham của lũ khựa bành trướng.
    https://www.dropbox.com/s/luwh5vce25xm1dy/tqxao.JPG?dl=0
    --- Gộp bài viết: 18/07/2017, Bài cũ từ: 17/07/2017 ---
    Cái vụ Hayabusa lâu rồi mà,tiếp cận và lấy mẫu đất đá là kỷ thuật cao lắm đó, không thua gì tụi mẽo đâu.
    Photos From Hayabusa: Japan's Asteroid Mission
    by Tariq Malik, Space.com Managing E***or | November 1, 2010 11:47am ET

    Không tốn tiền google đâu?.
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Hayabusa đi và về lâu rồi, Hayabusa 2 cũng dự kiến tới thiên thạch vào năm tới.

    Đơn giản có vậy thôi, Nhật chấp nhận âm thầm làm porter xây dựng nửa cái trạm Iss mà không có sự cố gì, cũng không lấy danh phận.

    Chỉ để bí mật hoàn hảo năng lực tên lửa cỡ ICBM.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này