1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Về động cơ cho tàu chiến , tàu ngầm thì Nhật lùn nó sản xuất rất tốt chứ không phải mua từ MTU Friedrichshafen của Đức rồi copy 100% để trang bị như khựa. Bản thân khựa chả có ý tưởng nào ra hồn, nhìn kiểu dáng máy bay không người lái của khựa là biết đúc khuôn từ đâu ra rồi.
    Kể ra VN thật vô phước làm hàng xóm với gã to con lại ngáo đá như TQ, suốt ngày gầm gừ như chó dại. Ai mà chả sợ bị con chó dại nó cắn nên người ta làm ngơ cho nó lành thôi.
    Thật ra không phải mình ghét TQ mà chỉ ghét mấy thằng háng gian thôi, chứ bạn gốc hoa của mình bên này rất dễ thương và hiểu biết. Họ biết nước Mỹ nghèo và rất lạc hậu nhưng họ không chịu về lại TQ đâu.
    Lần cập nhật cuối: 27/07/2017
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Bớt sủa ngu lại đi con chó, động cơ tàu chiến, tàu ngầm Nhật mua của Đức khi nào, mua của Mỹ và Thụy Điển đấy con chó
    Type 093, Type 055 nào dùng động cơ MTU thế con chó ?

    https://en.wikipedia.org/wiki/Type_093_submarine
    https://en.wikipedia.org/wiki/Type_055_destroyer
  3. c4u2sky

    c4u2sky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2017
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    7
    Nói chung khá là nhiều nước đang phải phụ thuộc tương đối nhiều vào TQ
  4. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Thằng này nói câu nhìn có vẻ hiểu biết hầy. Dệt may của vn đang phải mua nguyên phụ liệu của tàu, làm cho tàu hưởng. Vn chủ yếu lấy tiền gia công, trừ tiền nguyên phụ liệu và tiền mua thiết bị thì cũng không kiếm được mấy đồng.
  5. chenbig

    chenbig Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2016
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    471
    đây là hậu quả của cách tư duy củ khoai và cấm vận vào những năm 7x, 8x thôi.
  6. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Điều động lượng lớn thiết giáp lên biên giới với Ấn Độ, TQ sẵn sàng tăng nhiệt "cuộc chơi"
    Nam Đồng|27/07/2017 01:15 PM

    10
    [​IMG]
    Trên các trang mạng Trung Quốc đã xuất hiện hình ảnh quân đội nước này di chuyển một số lượng hùng hậu xe thiết giáp hiện đại ZBL-09 và ZBD-04 tới Doklam.
    Súng chống tăng bắn như pháo phản lực, Trung Quốc xát muối vào nỗi lo thiếu đạn của Ấn Độ
    Đầu tiên là một video ghi lại cảnh đoàn dài gồm hàng chục xe thiết giáp ZBL-09 hành quân tới khu vực Doklam.

    Video tạm dừng
    Xe thiết giáp chở quân ZBL-09 củaTrung Quốcdi chuyển tới Doklam

    ZBL-09 (còn được gọi bằng cái tên Type-07 Snow Leopard) hiện là xe thiết giáp chở quân (APC) bánh lốp 8x8 tốt nhất của Trung Quốc, do Tập đoàn Công nghiệpquốc phòngHoa Bắc (NORINCO) sản xuất, nó được phát triển trong thập niên 1990, lần đầu xuất hiện năm 2006 và chính thức vào biên chếQuân đội Trung Quốctừ năm 2009.

    Chiếc APC này có động cơ đặt giữa, khoang chở quân bố trí phía sau, giúp binh lính ra vào bằng cửa đuôi nhằm tránh hỏa lực từ phía đối phương. ZBL-09 có trọng lượng 20 tấn, lắpđộng cơ diesel Deutz BF6M1015C 440 mã lực cho tốc độ tối đa 100 km/h trên bộ, 8 km/h khi bơi; tầm hoạt động 800 km.

    [​IMG]
    ZBL-09 phóng tên lửa chống tăng HJ-73

    Theo truyền thông Trung Quốc, mức độ bảo vệ của ZBL-09 rất cao, nó chịu được đạn xuyên giáp 12,7 mm bắn từ mọi góc độ, trong khi vòng cung phía trước còn miễn nhiễm trước đạn pháo cỡ 25 mm, nếu lắp bổ sung giáp gốm hoặc composite thì cấp độ còn tăng lên gấp bội.

    Vũ khí của ZBL-09 bao gồm pháo tự động 30 mm (tương tự 2A72 củaLiên Xô) và súng máy đồng trục 7,62 mm. Tháp pháo có thể lắp thêm súng phóng lựu tự động hoặc tên lửa chống tăng HJ-73. Kíp điều khiển 3 người và chở theo được tới 10 lính bộ binh.

    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh ZBD-04 được vận chuyển tới Doklam bằng đường sắt

    Khác với APC ZBL-09 bánh lốp có thể tự chạy trên đường, xe chiến đấu bộ binh (IFV) ZBD-04 yêu cầu phải vận chuyển tới khu vực căng thẳng bằng đường sắt, chiếc IFV này là bản nâng cấp sâu từ nguyên mẫu ZBD-97 và đang được biên chế với số lượng rất lớn trong Lục quân Trung Quốc.

    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh ZBD-04

    Ấn tượng đầu tiên về ZBD-04 là nó có tháp pháo tương tự Bakhcha-U lắp trên BMP-3 của Nga nhưng khung gầm thì khác biệt hoàn toàn.Vỏ giáp của ZBD-04 làm bằng thép hàn, cho khả năng chống chịu tốt trước sức sát thương của các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ.

    Kíp chiến đấu của ZBD-04 bao gồm 3 người, mang theo 7 binh sĩ với trang bị đầy đủ. Lính có thể tác xạ súng bộ binh qua lỗ châu mai nằm bên trái lẫn bên phải thân xe, cửa nóc phía sau còn cho phép đứng dậy bắn trong khi xe đang chạy.

    IFV ZBD-04 có trọng lượng 22 tấn, động cơ diesel bố trí phía trước cùng hệ thống treo dạng thanh xoắn cho vận tốc tối đa 65 km/h trên đường nhựa, 20 km/h khi bơi nhờ 2 động cơ phản lực nước, tầm hoạt động đạt 500 km.

    Vũ khí của ZBD-04 gồm pháo nòng xoắn bán tự động cỡ 100 mm, tốc độ tác xạ 10 phát/phút và còn phóng được tên lửa chống tăng 3UBK10 (phiên bản sao chép AT-10, tầm bắn 4.000 m) qua nòng. Bên phảipháo chính là pháo tự động 30 mm có nhịp bắn 300 phát/phút, phía trái pháo chính có 1 súng máy đồng trục 7,62 mm.

    Trên xe có hệ thống phòng hộ xạ - sinh - hóa (NBC) tập thể kiểu quạt lọc áp suất dư, 2 cụm 3 ống phóng lựu đạn khói lắp hai bên tháp pháo và hệ thống đối phó, trả đũa, cảnh báo sớm laser do Trung Quốc tự sản xuất.

    Theo đánh giá, tính năng của ZBL-09 và ZBD-04 vượt trội các loại thiết giáp tương ứng phục vụ trong Lục quân Ấn Độ, sẽ tạo cho Bắc Kinh ưu thế nhất định nếu xung đột bùng phát thành chiến tranh biên giới.

    http://soha.vn/dieu-dong-luong-lon-...ng-tang-nhiet-cuoc-choi-20170727094844363.htm
  7. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Vẫn phải dùng động cơ diesel của Đức hay dùng hàng copy?
  8. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nhật có căn cứ nào ko nhĩ =))
    Lộ quy mô căn cứ quân sự của TQ ở nước ngoài

    Hoài Linh|27/07/2017 03:15 PM

    3
    [​IMG]
    Ảnh vệ tinh mới chụp cho thấy căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài to hơn, vững chắc hơn so với dự đoán ban đầu.
    Theo CNN, hai tấm ảnh do Stratfor Worldview & Allsource Analysis cung cấp. Ảnh cho thấy, căn cứ củaTrung Quốcở Djibouti nằm ở vị trí nút thắt chiến lược ở Vùng sừng châu Phi, được phòng thủ kiên cố với ba lớp an ninh và có khoảng 23.000m2không gian dưới lòng đất, theo phân tích của Stratfor, một công ty chuyên về tình báo địa chính trị đặt ở Mỹ.

    "Kiểu xây dựng này phù hợp với những tập tục thường thấy của Trung Quốc trong việc củng cố cáccăn cứ quân sựcủa họ. Các cấu trúc ngầm cho phép các hoạt động diễn ra mà không bị quan sát, cũng như bảo vệ cho xe và những cơ sở thiết yếu đối với sứ mệnh của Trung Quốc ở Djibouti," Strafor cho biết trong một phân tích có kèm hình ảnh.

    Trung Quốc đã phái binh sĩ đến căn cứ ở Djibouti hồi đầu tháng này. Mỹ, Pháp và Nhật Bản cũng có các căn cứ quân sự thường trực ở đây nhưng không được phòng thủ kiên cố như của Trung Quốc.

    Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, căn cứ này là một cách để Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc giúp mang lại hòa bình và an ninh cho khu vực bằng cách cung cấp phương tiện thực hiện hoạt động chống hải tặc và hỗ trợ nhân đạo.

    Tuy nhiên, hình ảnh chụp hôm 4/7 cho thấy Trung Quốc vẫn chưa bắt đầu xây dựng các bến tàu, điều mà Stratfor gọi là đáng chú ý vì mục đích nói trên của căn cứ.

    Các nhà phân tích nhận xét, căn cứ này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm thiết lập một lực lượng hải quân toàn cầu có khả năng thực hiện các chiến dịch trên khắp thế giới - được gọi là "hải quân nước xanh" (hải quân viễn dương). Tuy nhiên, theo phân tích của Stratfor, việc xây dựng căn cứ cũng cho thấy nó sẽ được sử dụng không chỉ riêng mục đích hải quân.

    Đường băng và nhà chứa máy bay của nó dường như đủ lớn để chứa nhiều loại máy bay trực thăng, nhưng không phải máy bay có cánh cố định như máy bay không người lái hoặc máy bay chiến đấu.

    http://soha.vn/lo-quy-mo-can-cu-quan-su-cua-tq-o-nuoc-ngoai-20170727135413066.htm
    --- Gộp bài viết: 28/07/2017, Bài cũ từ: 28/07/2017 ---
    Nguồn đâu nói dùng hàng copy thế ? thằng Ấn dùng nguyên bản mua từ Nga đó, sao ko chửi nó ngu đi kìa
  9. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Tàu chiến Nhật Bản đã bao giờ vào vùng biển Âu Châu diễn tập chưa nhĩ ? sao rồ Nhật bảo cái gọi là hải quân Nhật là hải quân nước xanh (Blue Water) có khả năng viễn trinh toàn cầu kia mà ?

    Hoành tráng tàu chiến Nga - Trung tập trận trên sân nhà NATO

    Lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân Nga và Trung Quốc tiến hành tập trận ngay tại “cái rốn” của NATO, trước sợ ngỡ ngành của Mỹ và đồng minh.
    [​IMG]

    “Hợp tác hải quân – 2017” (Naval Interaction-2017) là tên gọi chính thức của đợt tập trận hải quân đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc tại vùng Biển Baltic, với sự tham gia của hạm đội tàu chiến đến gần 20 chiếc của cả hai nước. Trong đó Hải quân Trung Quốc điều động cả các tàu khu trục mang tên lửa dần đường hiện đại nhất của nước này là Type-052D. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Theo Bộ Quốc phòng Nga các hoạt động của “Hợp tác hải quân – 2017” sẽ diễn ra từ 21/7 cho đến 28/7, trong đó các hoạt động quân sự chính là từ 24/7-27/7. Đại diệnHải quân Ngasẽ cử ít nhất 10 tàu chiến tham gia các hoạt động quân sự. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    “Hợp tác hải quân – 2017” sẽ không có gì đặc biệt nếu như nó không được tổ chức tại vùng Biển Baltic vốn được xem là “cái rốn” củahải quân các nước NATO. Và dĩ nhiên nó tạo nên sự khó chịu cho cả Mỹ và các nước Đồng Minh. Còn đại diện phía Nga và Trung Quốc lại khẳng định rằng đợt tập trận trên chỉ là hoạt động trao đổi kinh nghiệm hải quân thông thường giữa hai nước. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Lịch sử của“Hợp tác hải quân” giữa Nga-Trungđược bắt đầu từ năm 2012, khi hải quân hai quốc gia này tái khởi động các chương trình hợp tác quân sự chung trước sự thay đổi của tình hình an ninh thế giới. Tuy nhiên từ trước cho tới nay các hoạt động của “Hợp tác hải quân” chỉ thường diễn ra ở vùng Biển Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Trong ảnh là khu trục hạm mang tên lửa Hợp Phì (174) một trong những tàu đầu tiên thuộc lớp khu trục Type-052D của Hải quân Trung Quốc, nó cũng là tàu chiến dẫn đầu hạm đội tàu Trung Quốc tham dự “Hợp tác hải quân” năm nay. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Hiện tại Hải quân Trung Quốc có khoảng 9 chiếc Type-052D và đang chuẩn bị đưa vào trang bị thêm ba chiếc khác trong năm 2018. Theo kế hoạch đến năm 2020 Bắc Kinh dự định sẽ hoàn tất việc biên chế khoảng 18 chiếc Type-052D. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Hình ảnh trực thăng săn ngầm Ka-27 của Hải quân Trung Quốc tham gia “Hợp tác hải quân - 2017”. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Theo thiết kế Type-052D có lượng giãn nước tối đa là 7.500 tấn và có chiều dài cơ sở 157m, với thủy thủ đoàn 280 người. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Ngay khi xuất hiện Type-052D đã được mệnh danh là “Arleigh Burke” của Trung Quốc, khi nó được thiết kế để trở thành người dẫn đầu biên đội hải quân nước xanh của Bắc Kinh. Và dĩ nhiên Type-052D được trang bị tất cả tinh hoa của ngành công nghiệp hàng hải Trung Quốc. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Trong ảnh là tàu Hợp Phì (174) di chuyển cùng đội hình tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Hình ảnh tàu hộ vệ mang tên lửa Vận Thành thuộc lớp Type 054A, Hải quân Trung Quốc tham gia “Hợp tác hải quân - 2017”. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Tàu hộ vệ mang tên lửa Project 20380 thuộc lớp Steregushchiy của Hạm đội Baltic tham gia “Hợp tác hải quân - 2017”. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Tàu hộ vệ Boikiy (532) cũng thuộc lớp Steregushchiy củaHạm đội Baltic. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Hình ảnh tàu Hợp Phì (174) dẫn đầu biên đội tàu liên hợp Nga-Trung trong hoạt động diễn tập trên Biển Baltic. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích quân sự, việc Bắc Kinh đồng ý triển khai biên đội tàu chiến đến Baltic là một thông điệp rõ ràng cho khả năng tác chiến xa bờ của hải quân nước này. Khi họ có thể triển khai hạm đội tàu chiến đến hầu hết mọi vùng biển trên thế giới kể cả một nơi xa xôi như Baltic. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Còn đối với Nga, sự xuất hiện của tàu chiến Trung Quốc chỉ đơn thuần là sự phô trương sức mạnh của liên minh chiến lược Nga – Trung. Chứ nó không nhằm răn đe đến NATO bởi nước xa chẳng thể cứu được lửa gần và các Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Bắc hoàn toàn có đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Nga trong khu vực. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.

    [​IMG]

    Và một liên minh hải quân Nga – Trung hiện tại chỉ tồn tại ở mức hình thức hơn là đi đến một liên minh quân sự toàn diện, sẵn sàng hổ trợ nhau khi xung đột diễn ra. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34

    Nhật bản có căn cứ ngoài lãnh thổ chưa nhĩ ! Trung Quốc xây nhiều công trình ngầm trong căn cứ nước ngoài đầu tiên

    Hình ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Djibouti lớn hơn so với những nhận định trước đây.
    [​IMG]
    Binh sĩ trên tàu chiến Trung Quốc tại Djibouti. Ảnh: Reuters.

    Hai ảnh vệ tinh mới do Stratfor Worldview và Allsource Analysis cung cấp cho thấy căn cứ Trung Quốc ở Djibouti, nằm ở vị trí chiến lược thuộc vùng Sừng Châu Phi, có tới 23.000 m2 dưới lòng đất và được bảo vệ nghiêm ngặt bằng ba lớp hàng rào an ninh, theo CNN.

    "Kiểu xây dựng này phù hợp với hoạt động truyền thống của Trung Quốc trong việc kiên cố hóa căn cứ quân sự. Các công trình ngầm sẽ giúp Bắc Kinh che giấu được mọi động thái và bảo vệ phương tiện cùng trang thiết bị quan trọng tại Djibouti", cơ quan phân tích tình báo Stratfor, Mỹ nhận định.

    Đầu tháng 7, Trung Quốc triển khai quân đến căn cứ nước ngoài đầu tiên này. Mỹ, Pháp và Nhật hiện cũng duy trì các căn cứ quân sự lâu dài tại Djibouti. Tuy nhiên những căn cứ này không được bảo vệ nghiêm ngặt như của Trung Quốc.

    Hiện chưa rõ căn cứ của Trung Quốc có quy mô lớn như thế nào, trong khi căn cứ quân sự của Mỹ tại đây được mở rộng vào năm 2005 với diện tích khoảng hai km2.

    "Mặc dù đây chỉ là một căn cứ tương tự căn cứ của các nước khác ở Djibouti, Trung Quốc đã làm theo cách riêng của họ", nhà phân tích cao cấp của Stratfor, Sim Tack cho biết.

    [​IMG]
    Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây dựng nhiều đường hầm trong căn cứ tại Djibouti. Ảnh: CNN.

    Bộ Quốc phòng Trung Quốc quảng bá rằng căn cứ trên là cơ sở để quân đội nước này mang lại hòa bình và an ninh cho khu vực bằng cách cung cấp phương tiện cho hoạt động chống hải tặc và hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, hình ảnh chụp ngày 4/7 cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa xây dựng các bến tàu, vốn là điều kiện quan trọng cho mục đích mà nước này tuyên bố.

    Theo giới phân tích, căn cứ tại Djibouti là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa chiến lược "hải quân xanh", dựa trên việc thiết lập một lượng hải quân toàn cầu, có khả năng triển khai các hoạt động trên khắp thế giới. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc bác bỏ nhận định rằng Bắc Kinh đang muốn mở rộng và phô trương sức mạnh.http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...trong-can-cu-nuoc-ngoai-dau-tien-3619011.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này