1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Ngoài tên lửa và hạt nhân, Triều Tiên còn có những vũ khí bí mật đáng gờm nào?
    Nguyễn Tiến|22/07/2017 09:50 AM

    2
    [​IMG]
    Tên lửa của Triều Tiên trong lễ duyệt binh. (Ảnh: EPA)
    Bên cạnh năng lực tác chiến hạt nhân, quân đội Triều Tiên còn được cho là có năng lực tác chiến sinh hóa học và năng lực tác chiến điện tử đáng gờm.
    Trong những ngày gần đây, tin tức về vụ phóng thử thành công tên lửa Hwasong-14 lại một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về khả năngTriều Tiênsử dụng tên lửa tầm trung và tầm xa mang đầu đạn hạt nhân.

    Ngay lập tức, Mỹ trấn an đồng minh và gửi thông điệp tới Triều Tiên bằng vụ thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD.

    Rõ ràng, vũ khí hạt nhân là loại vũ khí nguy hiểm nhất và những cuộc thử nghiệm tên lửa được quân đội Triều Tiên thực hiện thường xuyên gần đây cho thấy nước này đang xây dựng chương trình dài hạn cho kế hoạch phát triển tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

    Có thể nói, Triều Tiên đã đạt được những thành tựu cũng như kinh nghiệm đáng kể trong nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của mình.

    Nhưng Triều Tiên không chỉ có năng lực hạt nhân đáng gờm, mà còn sở hữu lực lượng tác chiến sinh hóa học và tác chiến điện tử với năng lực cao, khả năng gây ra những thiệt hại không thể tưởng tượng được.

    Vũ khí sinh hoá

    Vũ khí sinh hóa không phải là thứ gì đó xa lạ trong thời đại hiện nay. Ngay từ Thế chiến I, quân đội Đức đã sử dụng khí clo để tấn công quân đội Pháp và gây ra thiệt hại lớn cho cả hai phe.

    Triều Tiên bắt đầu phát triển ngành công nghiệp hóa chất và vũ khí hóa học vào khoảng năm 1954, đến khoảng những năm 1960, Chủ tịch Kim Nhật Thành quyết định thành lập Cục phòng thủ hóa học và hạt nhân của Triều Tiên.

    Trong suốt thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ Triều tiên phát triển ngành công nghiệp hóa chất, đến cuối thập niên 80 Triều Tiên đã làm chủ kỹ thuật.

    [​IMG]
    Chủ tịch Kim Jong-un tới thăm Viện nghiên cứu công nghệ sinh học Bình Nhưỡng. (Ảnh: Reuters)

    Triều Tiên đã ký kết Nghị định thư Genève về việc cấm sử dụng vũ khí hóa học cũng như tán thành Hiệp định về vũ khí sinh học.

    Kể từ khi Triều Tiên bắt đầu phát triển ngành công nghiệp hóa chất và chế tạo vũ khí sinh hóa học, nước này chưa bao giờ sử dụng vũ khí sinh hóa học trong các cuộc xung đột.

    Ngành công nghiệp hóa chất của Triều Tiên trên thực tế không chỉ phục vụ cho việc sản xuất vũ khí sinh hóa học, mà còn có những đóng góp lớn cho ngành chế tạo tên lửa của nước này, cụ thể là ở hoạt động chế tạo nhiên liệu tên lửa.

    Đơn vị 180 bí ẩn

    Bên cạnh vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học, Triều Tiên còn phát triển hiệu quả một lực lượng mới đáp ứng nhu cầu của chiến tranh hiện đại – lực lượng tác chiến điện tử.

    Lực lượng này được cho là Đơn vị 180, trực thuộc Tổng cục trinh sát Triều Tiên. Vụ tấn công có bằng chứng rõ ràng nhất của lực lượng tác chiến điện tử của Triều Tiên là vào năm 2014, khi tập đoàn Sony bị tin tặc tấn công gây gián đoạn hoạt động và bị mất một lượng lớn dữ liệu.

    Nguyên nhân của vụ tấn công được xác định là do Sony Pictures chuẩn bị tung ra thị trường bộ phim "The Interview" với nội dung châm biếm nhà lãnh đạo của Triều Tiên.

    Việc các tin tặc đe dọa sẽ tiếp tục những cuộc tấn công với mức độ còn cao hơn nếu Sony công chiếu phiên bản nguyên gốc của bộ phim hoặc các bộ phim khác có nội dung thù địch với Triều Tiên cho thấy, nhiều khả năng lực lượng tác chiến điện tử của Triều Tiên đứng sau vụ tấn công này.

    [​IMG]
    Học viên tại trường Cách mạng Mangyongdae, Bình Nhưỡng. (Ảnh: AP)

    Gần đây nhất, một số tổ chức kết luận rằng vụ tấn công của mã độc tống tiền WannaCry có mối liên hệ nào đó với Triều Tiên.

    Họ đưa ra giả thuyết rằng, một số mật vụ thuộc lực lượng tác chiến điện tử của Triều Tiên đã đem phát tán mã độc tống tiền khắp thể giới nhằm gây thiệt hại cho các cường quốc, trong đó có Mỹ và thậm chí là cả Trung Quốc, cũng như tìm kiếm nguồn tài chính phục vụ các chương trình phát triển vũ khí của nước này thông qua việc đòi tiền chuộc.

    Mặc dù Bình Nhưỡng thường công bố về năng lực tác chiến hạt nhân của mình, song vẫn sẵn sàng sử dụng vũ khí hóa học, sinh học và lực lượng tác chiến điện tử nếu rơi vào tình thế bắt buộc.

    [​IMG]
    Chủ tịch Kim Jong-un sử dụng máy vi tính trong chuyến thị sát Bộ tư lệnh Phòng không - không quân của quân đội Triều Tiên. (Ảnh: KCNA)

    Trong khi đó, lực lượng tác chiến điện tử lại hoạt động hiệu quả hơn nhiều khi có khả năng gây thiệt hại rất lớn cho các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hệ thống công nghệ thông tin, trong đó có Mỹ và Hàn Quốc.

    Seoul và Washington hoàn toàn hiểu rõ điều này và không hề đánh giá thấp năng lực của Triều Tiên trong tác chiến sinh hóa học và tác chiến điện tử.

    Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ James Mattis mới đây chỉ ra rằng việc sử dụng vũ lực nhằm giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên có thể gây ra những "thảm họa ở mức không thể tưởng tượng nổi".

    Còn về phía Hàn Quốc, Chung Eui-yong, cố vấn an ninh mới của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh: "Vẫn có chỗ cho Mỹ và Hàn Quốc căn chỉnh và lên kế hoạch hợp tác cùng với Triều Tiên".

    http://soha.vn/ngoai-ten-lua-va-hat...khi-bi-mat-dang-gom-nao-20170722092148251.htm
  2. c4u2sky

    c4u2sky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2017
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    7
    Bới móc làm sao hết được triều tiên nó không gà đâu đẻ hàn xẻng nó mà biết được thì đi ngay
  3. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Lực lượng hải quân khác thường nhất ở châu Á
    QS|24/07/2017 07:30 PM

    2
    [​IMG]
    Hải quân Triều Tiên trong một cuộc tập trận
    Theo nhà phân tích Kyle Mizokami, Hải quân Nhân dân Triều Tiên (KPN) được xem là một trong những lực lượng hải quân khác thường nhất tại châu Á.
    Phải nhường ngân sách cho chương trình hạt nhân và tên lửa, các lực lượng thường quy của Bình Nhưỡng chỉ giành được chiếc ghế phía sau trên con đường đi tới giấc mơ tạo ra một loại ICBM mang đầu đạn hạt nhân, có thể vươn tới bất cứ đâu trên lãnh thổ Mỹ.

    Hệ quả là, KPN trở thành một hạm đội lỗi thời, xiêu vẹo nhưng... một ngày nào đó có thể sớm sở hữu vũ khí hạt nhân.

    Quy mô, cơ cấu tổ chức

    Quân số của KPN khoảng 6.000 người, trong đó lính nghĩa vụ phục vụ với thời hạn từ 5-10 năm. Xét về quân thường trực thì KPN có quy mô nhỏ nhất trong 3 quân chủng, chỉ bằng 1/20 quy mô của Lục quân và 1/2 quy mô Không quân.

    Về cơ cấu tổ chức, KPN có Bộ Tư lệnhHải quân, 2 sở chỉ huy hạm đội, 16 phi đoàn, 2 lữ đoàn bắn tỉa hải quân và các đơn vị phòng thủ bờ biển được phân bổ ở cả 2 bên bờ biển. Ngoài ra, KPN còn có các trung tâm huấn luyện hải quân, cầu cảng, trung tâm hậu cần và cơ quan quản lý đóng tàu cho hạm đội.

    Trang bị

    KPN hiện vận hành từ 810-990 tàu hải quân mua từ Liên Xô, Trung Quốc hoặc đóng trong nước. Năm 2001, chuyên gia phân tích Joseph Bermudez ước tính có 360 tàu phân bổ cho Hạm đội phía Tây (hoạt động ở Hoàng Hải), 480 tàu cho Hạm đội phía Đông (phụ trách Biển Nhật Bản).

    Tình trạng thiếu hụt ngân sách khiến nhiều tàu trong số này vẫn còn tiếp tục hoạt động cho đến tận ngày nay.

    Do tính chất hoạt động của các sư đoànTriều Tiên/Hàn Quốc, cũng như tầm hoạt động tương đối ngắn của các tàu hải quân trực thuộc KPN nên các tàu KPN hiếm khi di chuyển giữa hai bờ biển.

    Chiếm số lượng đông đảo trong hạm đội của KPN là tàu pháo, với 80% có lượng giãn nước dưới 200 tấn. Những con tàu này trang bị súng máy hạng nặng và pháo hạng nhẹ.

    Vũ khí lớn nhất trên tàu là pháo 85mm tháo từ các xe tăng T-34/85 đã lỗi thời. Một số tàu trang bị hệ thống rocket đa nhiệm 122mm nhưng chúng tỏ ra thiếu chính xác khi đối phó với các tàu của đối phương và có vẻ được dùng để hỗ trợ các hoạt động đổ bộ.

    Một số tàu khác trang bị ngư lôi. Hệ thống điều khiển hỏa lực bị hạn chế khi chỉ có các thiết bị quang học "nguyên thủy", radar thô sơ, phụ thuộc vào radar dẫn đường. Kích cỡ của các tàu này lại quá nhỏ để có thể tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với Hải quân Mỹ.

    Như chuyên gia Bermudez viết, "phần lớn những con tàu này chỉ có thể hoạt động ở những vùng biển ôn hòa và trong phạm vi 50 hải lý từ bờ biển".

    Thế nhưng, hạm đội tàu pháo lại là bộ phận hoạt động tích cực nhất trong KPN. Triều Tiên và Hàn Quốc đã xảy ra một số trận giao tranh dữ dội trên biển, trong đó có trận Yeonpyeong lần thứ nhất năm 1999, trận Yeonpyeong lần thứ hai năm 2002 và trận Daecheong năm 2009.

    Mặc dù các tàu pháo Triều Tiên đã nhiều lần gây thiệt hại cho hải quân Hàn Quốc nhưng KPN lại là phía chịu nhiều thương vong hơn về tàu và nhân lực do các tàu của họ cũ hơn, hỏa lực yếu hơn.

    Việc Triều Tiên không còn động thái khiêu khích nào trên biển phần nhiều là do các tàu hải quân Hàn Quốc giờ đã chiếm ưu thế tuyệt đối.

    [​IMG]
    Ông Kim Jong-un tới thị sát một tàu ngầm của Triều Tiên.

    Một bộ phân đông đảo khác của KPN là tàu ngầm. Trong bản báo cáo năm 2015 về năng lựcquân sựcủa Triều Tiên, Lầu Năm Góc cho biết KPN có 70 tàu ngầm đang hoạt động.

    Bản báo cáo đa quốc gia năm 2010 ghi nhận sự kiện tàu hộ tống ROKS Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm. "Thủ phạm" được cho là một tàu ngầm mini của Triều Tiên.

    Theo bản báo cáo này, KPN vận hành 20 tàu ngầm lớp Romeo, 40 tàu ngầm lớp Sang-O ("Shark") và 10 tàu ngầm mini lớp Yono.

    Một vài tàu ngầm Sang-O được thiết kế để hỗ trợ người nhái trong các hoạt động bí mật, số còn lại được thiết kế để bảo vệ bờ biển Triều Tiên và quấy rối các tàu thuyền ra vào các cảng biển Hàn Quốc trong thời chiến.

    Tuy nhiên, tàu ngầm quan trọng nhất của Triều Tiên là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Gorae ("Whale"). Hình ảnh vệ tinh lần đầu tiên ghi nhận sự tồn tại của mẫu tàu ngầm này vào năm 2014. Theo đó, tàu ngầm lớp Gorae có vẻ được phát triển dựa trên tàu ngầm lớp Yono.

    [​IMG]
    Một hình ảnh vệ tinh khác chụp tàu ngầm lớp Gorae năm 2016.

    Website các vấn đề hải quân Covert Shores ước tính tàu Gorae có lượng giãn nước đầy tải 1.650 tấn, dài 65m, thủy thủ đoàn từ 70-80 người. Trên tàu Gorae có 1 ống phóng tên lửa đạn đạo, dùng để triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-1 (KN-11).

    KN-11 ước tính có tầm bắn từ 970 - 1.500km và gần như chắc chắn sẽ mang theo đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.

    Bên cạnh đó, Triều Tiên vẫn duy trì một lực lượng đổ bộ quy mô nhỏ để triển khai 2 lữ đoàn bắn tỉa của KPN- lữ đoàn 29 và 291.

    KPN có khoảng 100 tàu đổ bộ lớp Nampo, được thiết kế dựa trên tàu phóng lôi P-6 của Liên Xô, có thể di chuyển với tốc độ 40 hải lý. Bên cạnh đó, họ còn có 130 tàu đổ bộ đệm khí lớp Kongbang.

    Mặc dù lực lượng của KPN có số lượng đông đảo nhưng vẫn chưa đủ khả năng hoạt động bên ngoài bán đảo Triều Tiên.

    Trong những năm gần đây, KPN đã tiếp nhận một số tàu chiến mới. Năm 2014 ghi nhận sự xuất hiện của 2 khinh hạm trực thăng - tàu chiến lớn nhất từng được chế tạo cho Hải quân Triều Tiên trong 1/4 thế kỷ qua.

    Chuyên gia Joseph Bermudez trên website 38North cho rằng con tàu này chỉ được trang bị lượng vũ khí khiêm tốn và có thêm rocket chống ngầm, nhưng website Covert Shores cho rằng vũ khí trên tàu có khả năng sẽ bao gồm: 1 pháo 76mm và tới 8 tên lửa chống tàu Kumsong-3 - bản sao của Kh-35.

    [​IMG]
    Hình ảnh được cho là tên lửa Kumsong-3 của Triều Tiên

    Với tốc độ cận âm và khả năng bay sát mặt biển như tên lửa Exocet (Pháp) và Harpoon (Mỹ), tên lửa hành trình chống tàu của Triều Tiên cực kỳ nguy hiểm, không chỉ với các tàu Hàn Quốc, mà còn với hạm đội tàu mặt nước của Mỹ.

    Ngoài các khinh hạm hạng nhẹ, Triều Tiên có vẻ đã chế tạo một số (không xác định) tàu 2 thân tốc độ cao, có lượng giãn nước 200 tấn. Chúng được Bộ Quốc phòng Mỹ định danh là lớp Nongo, có 2 phiên bản tàng hình và không tàng hình.

    Cả 2 phiên bản đều mang theo tên lửa chống tàu Kumsong-3, 1 pháo hạm 76mm (có vẻ được nhập khẩu từ Iran) và các tên lửa phòng không vác vai.

    Bên cạnh đó, Triều Tiên đã chế tạo một mẫu tàu cao tốc mới có tên "Very Slender Vessel" (VSV), có khả năng xuyên sóng tốc độ cao. Chúng có thể được triển khai như phương tiện xâm nhập chống lại Hàn Quốc hoặc tác chiến mặt nước.

    Cuối cùng phải kể đến số lượng đáng kể các hệ thống phòng thủ được Triều Tiên bố trí xung quanh cả 2 bên bờ biển. Phần lớn là pháo 76mm thế hệ cũ nhưng trong năm 2017 đã xuất hiện thêm một số hệ thống phòng thủ mới sơn màu ngụy trang xanh hải quân, ống phóng của chúng có thể triển khai tên lửa Kumsong-3.

    Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy các đơn vị phòng thủ bờ biển của Triều Tiên được tăng cường tầm bắn và hỏa lực mà còn cho thấy Bình Nhưỡng có khả năng sản xuất tên lửa với số lượng lớn và họ đã thông qua bên thứ 3 mua được một số tên lửa có nguồn gốc từ Nga.

    Hiện Bình Nhưỡng đang tìm cách nâng cấp lực lượng hải quân, có khả năng sẽ trở thành lực lượng chống tiếp cận với quy mô vừa phải tại các vùng biển xung quanh Triều Tiên.

    http://soha.vn/luc-luong-hai-quan-khac-thuong-nhat-o-chau-a-20170724151842845.htm
  4. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Tên lửa hành trình Kumsong-3 của Triều Tiên đã đạt được những tiến bộ vượt bậc
    Trung Phạm|27/07/2017 07:32 PM

    0
    [​IMG]
    Kumsong-3 (KN19) – tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển mới của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
    Kumsong-3 (KN19) đã cho thấy nhiều cải tiến về quỹ đạo bay cũng như khả năng dẫn đường đột phá so với các biến thể Kh-35 hiện nay của Triều Tiên.
    Ngày 8/6/2017, lần đầu tiênTriều Tiêntiến hành phóng thử tên lửa hành trình phòng thủ biển (CDCM)Kumsong-3từ một địa điểm gần cảng Wonsan trên bờ biển phía Đông.

    Kumsong-3, hay KN19 (theo cách gọi của Mỹ) chỉ mới xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng ngày 15/4/2017, được phát triển dựa trên mẫu tên lửa hành trình chống hạm Kumsong-3 thế hệ cũ hơn (Mỹ gọi là KN01).

    Cấu hình của chiếc CDCM mới này đặc biệt thu hút sự chú ý của giới quan sát bởi dàn phóng tên lửa tích hợp khá đặc trưng, có thể phóng ở mọi địa hình với 4 ống phóng.

    Từ giữa những năm 1990, Triều Tiên đã sở hữu kho tên lửa Kh-35 Uran của Nga và thậm chí từng xuất khẩu sang các quốc gia thứ ba, trong đó có Myanmar – nước đã tích hợp các bệ phóng Kumsong-3 cho khinh hạm lớp F11 Aung Zeya của mình.

    Hải quân Triều Tiên cũng sử dụng Kumsong-3 như hệ thống vũ khí chính cho lớp tàu hộ tống mới mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng tới thị sát trong vụ phóng thử vào tháng 2/2015.

    Những tháng gần đây, thật không may, do mật độ tương đối dày đặc các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa của Bình Nhưỡng như vụ phóng Hwasong-12 và ICBM Hwasong-14, nên vụ thử nghiệm Kumsong-3 nhanh chóng bị lãng quên.

    Tuy nhiên, trong vụ phóng thử ngày 8/6, ngoài cấu hình khác thường của bệ phóng tự hành (TEL), Triều Tiên còn chứng minh nước này thực sự đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc nâng cấp tính năng kỹ thuật cho tên lửa hành trình Kumsong-3.

    Những cải tiến đột phá

    Kumsong-3 (KN19) đã cho thấy nhiều cải tiến về quỹ đạo di chuyển cũng như khả năng dẫn đường đột phá so với các biến thể Kh-35 hiện nay của Triều Tiên.

    Theo một nguồn tin chính phủ Mỹ hiểu biết về các chương trình vũ khí của Triều Tiên thì Kumsong-3 thử nghiệm hôm 8/6 đã rất thành công với hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến và bay chuẩn xác theo tọa độ điểm (waypoint) ở tầm xa 240 km.

    Trong số 4 tên lửa hành trình phóng thử ngày hôm đó, ít nhất 3 quả đã tấn công trúng tàu mục tiêu đậu gần căn cứ hải quân của Bình Nhưỡng ở Mayang-do, địa điểm cách vị trí phóng gần cảng Wonsan khoảng 90 km.

    Để tấn công tàu mục tiêu, đầu tiên, Kumsong-3 bay ra biển Nhật Bản theo đường vuông góc với bờ biển Wonsan, tiếp tục di chuyển tầm thấp, tiến xa hơn về hướng Đông so với vị trí tàu mục tiêu. Sau đó, Kumsong-3 thực hiện ít nhất 2 lần rẽ trái, ngược trở lại bờ biển Triều Tiên và đã có 3 quả lần lượt tấn công trúng tàu mục tiêu ngoài khơi Mayang-do gần Sinpo.

    Tàu mục tiêu được lắp đặt 3 bộ phản xạ radar hình tam giác màu trằng để mô phỏng một tàu mục tiêu lớn hơn, giống với mục tiêu mà đầu dò radar chủ động của Kumsong-3 có thể bắt gặp trong thực chiến. Tổng chiều dài quãng đường bay của tên lửa vào khoảng 240 km.

    [​IMG]
    Quỹ đạo bay của Kumsong-3 trong vụ phóng ngày 8/6/2017. Ảnh: The Diplomat

    Những phân tích trên hoàn toàn phù hợp với các tham số Triều Tiên công bố về vụ thử. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết sau vụ thử nghiệm: "Tên lửa được phóng đi đã phát hiện và tấn công chính xác các mục tiêu nổi trên biển Đông Triều Tiên (biển Nhật Bản) sau khi bay vòng".

    Không phải cả 4 tên lửa phóng thử đều thành công tất nhưng việc Bình Nhưỡng tuyên bố về quỹ đạo bay "vòng " không hề là một phát ngôn cường điệu.

    Tuy video và hình ảnh vụ phóng mà Triều Tiên công bố không cho thấy bằng chứng về đường bay theo tọa độ điểm nhưng các tên lửa thực sự đã tấn công trúng mục tiêu. Hơn nữa, trong ít nhất 2 hình ảnh được công bố, người ta đều nhìn thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng bên cạnh bản đồ mô tả quỹ đạo dự kiến của vụ thử.

    [​IMG]
    Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bên cạnh bản đồ mô tả quỹ đạo bay dự kiến của Kumsong-3. Ảnh: KCNA

    Vẫn còn những hạn chế

    Tất nhiên, việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa CDCM mới theo tọa độ điểm đã chứng tỏ được những giá trị về mặt kỹ thuật nhưng những ứng dụng chiến thuật thực tế thì vẫn còn hạn chế, nếu xét tới khoảng cách về năng lực tình báo, do thám và trinh sát biển của Hải quân nước này.

    Không giống với tàu mục tiêu cố định, trong điều kiện tác chiến thực, các tàu đối phương của tổ hợp tên lửa Kumsong-3 sẽ di chuyển liên tục trên biển và triển khai các biện pháp đối phó.

    Thêm nữa, xét ở cấp độ cơ bản hơn, các tên lửa hành trình bay ở tầm thấp, sát mặt nước biển sẽ có nhiều lợi thế khi di chuyển theo tọa độ điểm vì sẽ tránh được các vật cản và mối đe dọa biết trước trên đường bay tới mục tiêu mong muốn.

    Tuy nhiên, để tận dụng tối đa ưu thế này, Triều Tiên trước tiên cần phải nhận biết chi tiết được môi trường đe dọa gần bờ - một thách thức tiềm ẩn với cả Lục quân và Hải quân Bình Nhưỡng khi xảy ra chiến tranh.

    Cuối cùng, dù Triều Tiên có các hệ thống radar phòng thủ biển, thì vẫn chưa biết mức độ các khẩu đội CDCM có thể đồng bộ hóa nhanh chóng thông tin mục tiêu khi xảy ra chiến tranh như thế nào. Triều Tiên dường như chưa sở hữu khả năng cập nhật đường bay hoặc thông tin mục tiêu cho các tên lửa Kumsong-3 mới trên hành trình bay.

    Mặc dầu vậy, thành công về mặt kỹ thuật với Kumsong-3 đã là rất ấn tượng. Sau khoảng hơn 2 thập kỷ trải nghiệm với tên lửa hành trình chống hạm Zvedza Kh-35, Triều Tiên đã thành công trong việc chế tạo một TEL tích hợp hoàn toàn mới cho CDCM và đưa vàocông nghệbay theo tọa độ điểm.

    Vẫn còn chưa rõ, liệu những cải tiến về thiết bị dẫn đường và định vị của tên lửa hành trình Kumsong-3 có được chế tạo hoàn toàn nội địa. Nếu đạt được điều này, đó sẽ là bước tiến lớn trong khả năng cải tiến các hệ thống tên lửa mua từ nước ngoài hiện có của Triều Tiên.

    http://soha.vn/ten-lua-hanh-trinh-k...-nhung-tien-bo-vuot-bac-20170727142707363.htm
  5. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Sao radar TPY-2 của THAAD tầm 3000km ko thể theo dõi được tên lửa TT nhĩ ?

    Trần bay khủng khiếp của tên lửa Triều Tiên vừa phóng trong đêm

    07:45 | 29/07/2017 GMT+7
    Sự kiện: Tin tức Triều Tiên
    Vào đêm 28/7, Triều Tiên được cho là thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa có trần bay rất lớn và tên lửa này rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

    Kênh truyền hình NHK dẫn lời Bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết tên lửa của Triều Tiên đạt đến độ cao 3.000km, nhưng sau đó Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết tên lửa mà Triều Tiên vừa phóng đạt đến độ cao 3.700km.

    Một số nguồn tin cho biết tên lửa của Triều Tiên đã vượt qua quãng đường khoảng 1.000km trong khoảng 45 phút trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản tại khu vực cách bờ biển Nhật Bản khoảng 360 km.

    Theo tính toán, nếu được phóng theo quỹ đạo phù hợp, tên lửa này có thể với tới những vị trí cách khu vực phóng hơn 10.000 km. Theo một chuyên gia, nhiều thành phố lớn của Mỹ như Los Angeles, Denver, Chicago hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa này, thành phố Boston và New York có thể nằm trong vùng ảnh hưởng, còn thủ đô Washington D.C có thể nằm ngoài tầm bắn.

    [​IMG]
    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tên lửa Hwasong-14. (Ảnh: KCNA)

    Mặc dù trước đó vài ngày đã có tin tức về việc Triều Tiên chuẩn bị thử tên lửa, song vụ thử tên lửa này vẫn làm nhiều nước bất ngờ. Đầu tháng 7, Triều Tiên đã thực hiện phóng thử tên lửa Hwasong-14, trong vụ thử này tên lửa di chuyển được 930 km và đạt độ cao hơn 2.500 km.

    Triều Tiên được cho là phóng tên lửa vào khoảng 21:41 theo giờ Việt Nam tại khu vực thuộc tỉnh Chagangdo. Vụ phóng tên lửa này được phía Mỹ nhận định là hoạt động nhằm kỷ niệm Ngày chiến thắng của Triều Tiên vào ngày 27/7.

    [​IMG]
    Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trong cuộc họp báo về vụ thử tên lửa hôm 28/7 của Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

    Về phía Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản khẳng định Triều Tiên đã vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Ông Suga cũng kêu gọi Nga và Trung Quốc có những hành động cụ thể nhằm tác động đến Triều Tiên về các vấn đề có liên quan đến vụ thử tên lửa vừa rồi.

    Được biết, sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã triệu tập một cuộc họp khẩn với các quan chức cấp cao và tuyên bố Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì mức báo động cao. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng ngay lập tức triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về vấn đề này.

    http://vtc.vn/the-gioi/tran-bay-khung-khiep-cua-ten-lua-trieu-tien-vua-phong-trong-dem.1-339099.htm
  6. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    meo-u, halosun, Minhle1231 người khác thích bài này.
  7. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nhật Bản có làm được như Triều Tiên ko nhĩ ? chắc là ko rồi, vừa rồi tét tên lửa đẩy vệ tinh thất bại mà
  8. Yakatova

    Yakatova Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2008
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Chúc mừng nhân dân Triều Tiên
    Các bạn thật anh hùng, anh anh hùng
    Các bạn tuy chưa đánh thắng tên đế quốc to nào
    Nhưng nếu phải chiến đấu lần nữa, các bạn sẽ đánh dập đầu chúng !
  9. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    'Mỹ không đánh chặn được Hwasong-14 Triều Tiên'
    (Bình luận quân sự) - Ngay khi Triều Tiên công bố thử nghiệm tên lửa ICBM Hwasong-14 hôm 29/8, tạp chí National Interest nhận định, đánh chặn Hwasong-14 là bài toàn khó với Mỹ.
    Theo Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên KCTV cho biết, vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 mới nhất được nước này thực hiện vào tối 28/7. Trước đó, Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công Hwasong-14 và nhấn mạnh, loại vũ khí này có thể tấn công mọi vị trí trên lục địa Mỹ.

    Phản ứng trước tuyên bố của Triều Tiên, tạp chí National Interest dẫn nhận định của chuyên gia Mỹ cho rằng, việc Triều Tiên liên tiếp thử nghiệm Hwasong-14 là thách thức với Mỹ bởi đánh chặn tên lửa này đang là bài toàn khó với phòng thủ Mỹ.

    [​IMG]
    Triều Tiên phóng thành công tên lửa ICBM Hwasong-14.
    Tạp chí Mỹ cho rằng, hiện lực lượng phòng thủ nước này đang sở hữu át chủ bài đối phó ICBM Triều Tiên là Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD). Tuy nhiên, hệ thống này vẫn tồn tại điểm yếu chí tử, có nguy cơ thất bại khi đánh chặn ICBM đối phương.

    GMD tập trung đối phó với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở ngoài tầng khí quyển, khi ICBM đã sử dụng hết nhiên liệu để đạt độ cao tối đa và chuẩn bị lao xuống mục tiêu. Cơ chế này cho phép GMD bảo vệ khu vực rộng như Bắc Mỹ, cũng như tăng thời gian đánh chặn lên tới 20 phút, thay vì chỉ vài chục giây như lá chắn giai đoạn cuối.

    Hệ thống GMD bao gồm nhiều thành phần phân tán. Đầu tiên là cảm biến hồng ngoại lắp trên vệ tinh, có chức năng phát hiện chớp nhiệt sinh ra trong quá trình phóng ICBM. Chúng sẽ thông báo cho radar trinh sát mặt đất để theo dõi quỹ đạo tên lửa.

    Trung tâm quản lý chiến đấu mặt đất sẽ thu thập dữ liệu từ mạng lưới cảm biến, chuẩn bị sẵn sàng các tên lửa đánh chặn. Các quả đạn sẽ được lái tới mục tiêu bằng radar dẫn bắn hoạt động trên băng sóng X. Radar này đang được lắp trên một tàu bán nổi có kích thước 115x85 m.

    Đạn đánh chặn là tên lửa đa tầng, dùng nhiên liệu rắn dài 18 m, có thể tiếp cận ICBM với vận tốc 23.400 km/h. Khi tầng đẩy sử dụng hết nhiên liệu, đầu đạn động năng (EKV) sẽ tách ra, tự điều hướng bằng động cơ đẩy tích hợp.

    EKV ứng dụng phương thức tiêu diệt bằng động năng, giúp thu nhỏ kích thước đầu đạn và ngăn chặn nguy cơ nổ thứ cấp. Tuy nhiên, nó cần độ chính xác cực cao để đảm bảo đâm trúng ICBM, do không có hiệu ứng nổ và văng mảnh như đầu đạn truyền thống.

    Tuy nhiên, Washington được cảnh báo không nên quá tự tin khi hệ thống này chỉ có khả năng chống lại số lượng rất ít đầu đạn cùng lúc. Các tên lửa đánh chặn hiện cũng chỉ đánh trúng một nửa số mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm.

    Các chuyên gia cho rằng GMD chỉ phát huy hiệu quả trước những quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo hạn chế, tuy nhiên với những gì Triều Tiên tuyên bố và thử nghiệm thành công cho thấy, GMD khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

    Và vấn đề còn tệ hơn với Mỹ bởi trong những lần thử nghiệm, hệ thống GMD chưa thể hiện được độ chính xác và tin cậy cần thiết trong các cuộc thử nghiệm. Trong tổng cộng 17 lần đánh chặn từ năm 1996 đến nay, GMD mới chỉ có 9 lần thành công, tương đương tỷ lệ 53%.

    Nhiều thử nghiệm đánh chặn thất bại bắt nguồn từ lỗi cơ khí hoặc phần mềm, vốn có thể được khắc phục để tăng tỷ lệ thành công. Tuy nhiên, Mỹ chưa có kế hoạch nâng cấp các đạn đánh chặn thế hệ trước, trong khi đạn đánh chặn thế hệ mới chưa được thử nghiệm đầy đủ.

    Philip E. Coyle, học giả cấp cao Trung tâm Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí, cho rằng lá chắn tên lửa Mỹ chưa đủ khả năng đánh chặn ICBM thực sự trong điều kiện chiến tranh. Các thử nghiệm từ trước tới nay đều được tiến hành trong điều kiện lý tưởng, chỉ có một tên lửa tiếp cận từ hướng biết trước, không sử dụng mồi bẫy hay các biện pháp đối phó. Nếu tên lửa đánh chặn thất bại trong điều kiện này, chúng sẽ còn hoạt động tệ hơn trên thực tế.

    Trước thực tế này, chuyên gia Philip E. Coyle cho rằng, đối phó với những tên lửa hiện đại như Hwasong-14 của Triều Tiên đối hệ thống phòng thủ Mỹ hiện nay gần như là điều không thể.
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Hàn, Nhật giỏi vậy, học theo Mỹ mà có làm được quả tên lửa nào đạt độ cao đó và có khả năng tấn công nước Mỹ ko ? cái này đỏi hỏi ngành luyện kim và chế tạo điện tử dẫn đường phải cực kì tiên tiến, TT bị bao vây cấm vận mà còn được như vậy, nếu gỡ cấm vận chắc nước Mỹ thành nghĩa địa

    Truyền thông Triều Tiên nêu chi tiết hành trình của tên lửa mới bắn trong đêm

    Nguyễn Tiến|29/07/2017 02:29 PM

    3
    [​IMG]
    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tên lửa Hwasong-14. (Ảnh: KCNA)
    Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA vừa ra tuyên bố đề cập chi tiết vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên vào đêm ngày 28/7 theo giờ Việt Nam.
    Những hình ảnh hiếm chưa từng công bố trong chương trình tên lửa của Triều Tiên
    KCNAcho biết,tên lửađược thử nghiệm là Hwasong-14 được phóng đi từ một địa điểm thuộc khu vực tây bắc Triều Tiên. Tên lửa đạt trần bay 3.724,9 km, di chuyển được quãng đường 998 km trong vòng 47 phút 12 giây trước khi rơi xuống khu vực được ấn định trước trên biển.

    [​IMG]
    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tên lửa Hwasong-14. (Ảnh: KCNA)

    Phía Triều Tiên tuyên bố vụ thử tên lửa thành công và không gây ra bất cứ đe dọa nào đến các nước xung quanh trong khu vực.

    Vụ thử nghiệm này được thực hiện nhằm đảm bảo phạm vi hoạt động tối đa cũng như xác định mức độ tin cậy của hệ thống cảm biến và hệ thống ổn định trên tên lửa Hwasong-14 nhằm phục vụ cho khả năng tấn công hạt nhân của tên lửa này.

    KCNAngợi ca vụ thử tên lửa là thành quả của tập thể các nhà khoa học, kỹ sư và công nhân của ngành tên lửa Triều Tiên dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Đồng thời,KCNAkhẳng định tên lửa của Triều Tiên hoàn toàn có thể với tới bất cứ nơi nào trong lãnh thổ nước Mỹ.

Chia sẻ trang này