1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Các thương hiệu điện tử tiêu dùng Nhật Bản về tay Trung Quốc
    Sự sát nhập và mua lại các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản về tay Trung Quốc và Đài Loan đã làm cho bức tranh của thị trường này phức tạp hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng cũng không thể nào phân biệt được nguồn gốc thực sự của các hãng điện tử được xem là mác Nhật giờ như thế nào? Sau đây là những tổng hợp mới và chính xác nhất từ Techguy đến đọc giả:

    [​IMG]

    1. TOSHIBA
    Mảng điện tử gia dụng (điều hòa, máy giặt, tủ lạnh,...) đã về tay Midea Group (Trung Quốc) năm 2016 với giá tiết lộ 88 triệu USD.

    Mảng Tivi (thị trường Châu Âu) đã bán thương hiệu cho sử dụng Conmpal Electronics (Đài Loan) năm 2013. Thị trường nội địa Nhật Bản, Toshiba vẫn duy trì mảng kinh doanh này. Toshiaba vẫn đang tìm đối tác để nhượng quyền sản xuất và thương hiệu tại các thị trường khác ngoài Nhật Bản. Hiện tại ở Đông Nam Á vẫn chưa tìm được đối tác nên TV TOSHIBA ở thị trường này vẫn là TOSHIA Nhật.

    Mảng y tế đã về tay Canon.

    [​IMG]
    2. SANYO
    Mảng TV (thị trường Bắc Mỹ) cho về tay Funai Electric
    Mảng điện gia dụng và điện lạnh nay đã thuộc về Haier (Trung Quốc) vào năm 2012. Công ty con của tập đoàn điện tử Sanyo về mảng tủ lạnh, máy giặt và thiết bị gia dụng chuyển sang sản xuất và kinh doanh thương hiệu AQUA với mục đích là dòng cao cập hơn Sanyo thông thường, kể từ đó AQUA được thay thế hoàn toàn cho thương hiệu Sanyo về ngành hàng tủ lạnh, máy giặt và thiết bị gia dụng.



    [​IMG]

    3. SHARP
    Bán hoàn toàn tất cả các mảng cho Foxconn Group (Đài Loàn) năm 2016.Mảng TV (thị trường Châu Âu) vẫn đang cho Universal Media Corp (Slovakia) sử dụng thương hiệu để thương mại.

    [​IMG]


    4. PANASONIC

    Panasonic đã mua lại Sanyo vào năm 2008, sau đó bán lại Sanyo mảng gia dụng cho Haier vào năm 2012, nên các sản phẩm của PANASONIC có mặt trên thị trường ở thời điểm hiện tại vẫn là của Panasonic Nhật.

    [​IMG]
    Don Le
    https://lecongdon.blogspot.com/2016/10/tong-quan-ve-m-thi-truong-ien-tu-gioi.html

    Sự suy sụp của các thương hiệu điện tử Nhật Bản
    Ngày tạo: 04/08/2016 2:28:47 CH - Số lần đọc: 262


    Nếu như không sớm thay đổi, có lẽ sẽ chẳng bao lâu nữa các sản phẩm cộp mác "Made In Japan" sẽ vắng bóng hoàn toàn trên thị trường.


    [​IMG]

    Ảnh minh họa
    Panasonic vào thứ Sáu tuần trước đã công bố lợi nhuận ròng giảm tới 63,5% trong quý vừa rồi, điều này một lần nữa đã cho thấy rõ ràng các nhà sản xuất điện tử Nhật Bản đang phải đối mặt với khoảng thời gian rất khó khăn.
    Panasonic Corp đã báo cáo lợi nhuận ròng là 21,74 tỉ yên (213 triệu USD) trong ba tháng từ tháng 4 đến tháng 6, giảm mạnh so với mức lợi nhuận 59,56 tỉ yên (584 triệu USD) cùng kì trước đó. Lợi nhuận hoạt động cũng đã giảm 12,6% xuống 66,93 tỉ yên (656 triệu USD) trong quý đầu tiên của năm 2016, doanh thu giảm 5,9% xuống 1,75 nghìn tỷ yên (17,15 tỉ USD).

    [​IMG]
    Panasonic khóc...

    Những thiệt hại nghiêm trọng mà Panasonic đang phải gánh chịu chưa phải là trường hợp duy nhất. Đầu tháng này, Lenovo đã mua lại 44% cổ phiếu Tập đoàn Nhật bản NEC Lenovo, theo báo cáo phương tiện truyền thông.

    Công ty điện tử Nippon (NEC) từng là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn nhất ở Nhật Bản đã đưa ra một kế hoạch để xây dựng liên doanh với Lenovo năm 2011. Tuy nhiên, liên doanh này luôn ở trong tình trạng thiệt hại liên tiếp trong nhiều năm, và bây giờ 95% cổ phiếu của nó đang ở trong tay của Lenovo.

    Một cái tên khổng lồ khác của nền điện tử Nhật Bản, Sharp Corp, tiết lộ lỗ ròng lên đến 27,5 tỷ yên (269,5 triệu USD) trong nửa đầu năm 2016, trong đó lợi nhuận vận hành lỗ 2,5 tỷ yên (24,5 triệu USD). Doanh thu của hãng cũng đã giảm 32% xuống 510,2 tỷ yên (5 tỷ USD) so với cùng kì năm trước.

    Được thành lập vào năm 1912, công ty điên tử gia dụng đa quốc gia Nhật Bản này đã tung ra một số sản phẩm được dán nhãn là "đầu tiên ở Nhật Bản" và thậm chí "đầu tiên trên thế giới.", tuy nhiên nó không thể thoát khỏi số phận bị sáp nhập. Hon Hai Precision Industry Co., công ty điện tử khổng lồ Đài Loan sở hữu thương hiệu Foxconn đã mua 66% cổ phiếu của Sharp với giá 388,8 tỷ yên (3,8 tỉ đô la Mỹ) ngày 30 tháng 3, theo truyền thông Nhật Bản.

    [​IMG]
    ...còn Sharp cũng không thể cười.

    Toshiba Corp cũng không tránh khỏi số phận như Sharp khi cũng đã bán 80,1% cổ phiếu với giá 51,4 tỷ yên (504 triệu đô la Mỹ) vào ngày 30 tháng 6 cho Midea Group, một nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc, Beijing Times đưa tin. Thương hiệu 140 tuổi sản xuất ra tivi, tủ lạnh và máy giặt đầu tiên của Nhật Bản này đã nhận được báo cáo về lỗi trong thiết kế ít nhất ba lần kể từ năm 2008.

    Công ty bị thua lỗ ngày càng lớn sau khi lỗ ròng gần 37.8 tỷ yên (370 triệu đô la Mỹ) trong năm 2014 do hoạt động không hiệu quả, dịch vụ sau bán hàng không đạt yêu cầu và vụ bê bối tài chính hiện hành.

    [​IMG]
    Lối thoát nào cho các công ty công nghệ Nhật Bản?

    Suy cho cùng, các hãng điện tử nổi tiếng từng là động cơ của tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã và đang chứng kiến sự suy giảm doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận kinh doanh và thậm chí cả khả năng bị mua lại do sự tăng giá của đồng yên, thiếu sáng tạo, dịch vụ và quản lý không hiệu quả.


    http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/51649/Su-suy-sup-cua-cac-thuong-hieu-dien-tu-Nhat-Ban
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Thời của các đại gia công nghệ Nhật Bản đã hết?
    Những tên tuổi lớn trong lĩnh vực thiết bị điện tử tiêu dùng Nhật Bản như Sony, Panosonic và Sharp đang bị lép vế bởi các đối thủ đến từ Mỹ, Hàn Quốc...
    12/11/2012
    [​IMG]
    Những tên tuổi lớn trong lĩnh vực thiết bị điện tử tiêu dùng Nhật Bản như Sony, Panosonic và Sharp đang bị lép vế bởi các đối thủ đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Họ đang phải tìm hướng đi mới để có thể trụ vững trên thị trường.

    Cách đây không lâu, các công ty Nhật Bản như Sony, Panasonic và Sharp được coi là những thương hiệu cao cấp trên thị trường điện tử tiêu dùng. Họ chế tạo mọi thứ trong thế giới điện tử tiêu dùng, từ TV tới lò vi sóng và thiết bị nghe nhạc kĩ thuật số. Có vẻ như không có cách nào chặn được đà tăng trưởng của họ. Sản phẩm của họ thường có mức giá cao hơn, thể hiện đẳng cấp chất lượng và người tiêu dùng thường lựa chọn thương hiệu này.

    Nhưng hiện nay, những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản đã giảm sút dần, nhiều trong số đó đang phải vật lộn chỉ để giữ được lợi nhuận. Hiện nay, khoản nợ của Sony đã được rút ngắn lần thứ hai trong tháng xuống một bậc. Trong khi đó, Sharp thất bại lớn trên thị trường chứng khoán năm nay đã rơi vào trạng thái “báo động” và đang tìm kiếm gói cứu trợ từ chính phủ Nhật Bản. Lãnh đạo của Panasonic đã báo hiệu sẵn sàng rơi vào trạng thái kinh doanh không lợi nhuận và có thể một ngày nào đó, TV Panasonic sẽ biến mất khỏi thị trường.

    Sự sụp đổ này đánh dấu sự thay đổi đáng kể đối với các công ty từng đứng đầu thế giới điện tử tiêu dùng. Đây cũng đánh dấu sự kết thúc của kỉ nguyên mà các công ty Nhật Bản nghĩ rằng, họ có thể hoạt động tốt trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

    Trong khi đó, đối thủ đến từ Hàn Quốc- Samsung trong thập kỉ trước chưa là gì nhưng đã vươn lên thực sự thành công hơn nhiều so với các đối thủ Nhật Bản.

    Các công ty lớn khá chậm chạp
    Vì sao các đại gia công nghệ Nhật Bản không thể trụ được? Nguyên nhân được lí giải rằng, là do các công ty này không chú ý tới xu hướng đang thay đổi cho dù họ trội hơn các đối thủ nước ngoài. Khi thị trường tiêu dùng dịch chuyển sang các thiết bị di động, ứng dụng phần mềm, thiết bị giải trí số, Internet… công ty Nhật Bản vật lộn để theo kịp xu hướng đó. Mặt khác như giá đồng Yên tăng lên cũng khiến cho các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản ra nước ngoài có giá cao lên.

    [​IMG]
    Năm nay, Kazuo Hirai nhậm chức CEO Sony với nỗ lực tạo ra sức sống mới cho công ty.
    Sự sụt giảm kinh doanh TV Nhật Bản là minh chứng tốt nhất cho sự sụp đổ của những đại gia công nghệ nước này. Sony, Sharp và vô số các công ty Nhật Bản khác chiếm ưu thế trong kinh doanh truyền hình khi các TV ống cồng kềnh chiếm ưu thế.

    Vài trong số họ chuyển sang TV màn hình phẳng nhưng cạnh tranh gia tăng và lợi nhuận giảm sút đã gây không ít khó khăn cho các công ty. Những công ty không trụ được đã bị đánh bật khỏi thị trường này như JVC, Hitachi, Fujitsu, Toshiba, NEC, và Pioneer.

    [​IMG]
    TV Panasonic đang vật lộn để giữ chỗ đứng trên thị trường.
    Trong khi đó, LG và Samsung, đặc biệt là Samsung đã tập trung vào các TV màn hình phẳng chất lượng cao hơn với nhiều tính năng hơn và giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Nhờ đó mà thị phần của hãng đều đặn tăng lên. Đã từ lâu, TV của Samsung đã vượt qua các đối thủ Nhật Bản về tính năng và thiết kế. Hiện giờ, hãng đang dẫn đầu mảng kinh doanh TV với thương hiệu tiêu chuẩn vàng.

    Bỏ lỡ mảng di động
    Các công ty Nhật Bản cũng bỏ lỡ mảng di động. Panasonic và Sharp đã quá thiển cận và tập trung vào thị trường nội địa của họ. Sony bị ràng buộc bởi liên doanh với Ericsson cho dù gặt hái chút ít thành công với điện thoại cơ bản.

    Những vài năm trước, Apple đã mở ra một phân khúc smartphone bằng chiếc iPhone đầu tiên, các công ty Nhật Bản nhanh chóng thấy không thể cạnh tranh nổi với sản phẩm này. Sau đó, Google và Android gia nhập thị trường di động, các công ty Nhật Bản lại chậm chạp trong việc áp dụng nền tảng đang phát triển và tự đẩy mình lại phía sau so với Samsung và HTC.

    [​IMG]
    Smartphone Sony Xperia TL.
    Giống như thị trường TV, cạnh tranh trong lĩnh vực smartphone cũng vô cùng khốc liệt, chỉ có vài công ty giành thắng lợi. Cùng với Apple, chỉ có Samsung kiếm được lợi nhuận đáng kể với smartphone của mình.

    Sony đã quay trở lại thị trường này bằng chiếc điện thoại hàng đầu của hãng - Xperia TL – chiếc điện thoại được James Bond sử dụng trong phim "Skyfall" do Sony sản xuất. Sharp cũng tung ra thị trường Mỹ một vài mẫu điện thoại nhưng ít người biết đến chúng. Panasonic cũng tham vọng mở rộng ra ngoài thị trường Nhật bằng dòng smartphone Eluga nhưng thiếu nguồn lực để thực hiện điều đó.

    Thay đổi bản sắc
    Thay vì với thương hiệu hàng điện tử tiêu dùng quen thuộc, Sony và Sharp đang tìm cách cung cấp các bộ phận điện tử cho các công ty lớn hơn. Chẳng hạn như Sony cung cấp camera cho iPhone, còn Sharp cung cấp màn hình hiển thị cho smartphone của Apple.

    Nhưng thậm chí công việc kinh doanh màn hình cũng không hoàn toàn an toàn, khi các đối thủ cạnh tranh giá rẻ đe dọa “miếng ăn” của Sharp.

    Chủ tịch Kazuhiro Tsuga của Panasonic lại thẳng thắn nói về dự định của mình di chuyển khỏi lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Gần đây, ông nói với những người quản lí rằng, bất cứ mảng kinh doanh nào không kiếm được ít nhất 5% lợi nhuận sẽ không còn tồn tại trong công ty.

    Sony, nhà sản xuất thiết bị chơi game cầm tay PlayStation và chủ sở hữu xưởng phim Hollywood có thể tồn tại tốt trong lĩnh vực game và giải trí. Công ty đang tập trung hơn vào lĩnh vực như hình ảnh và game, ngay cả khi họ thiết lập được vị thế của mình trong lĩnh vực điện thoại di động.

    Cạnh tranh mới
    Sự cạnh tranh không chỉ đến từ các đối thủ Mỹ và Hàn Quốc mà từ chính các đối thủ giá rẻ Trung Quốc. Chẳng hạn, Lenovo đã chứng tỏ sự thống trị của mình trong mảng máy tính. Điều này sẽ gây khó khăn cho Sony và Toshiba. Về điện thoại di động, Huawei và ZTE đang có những bước tiến lớn trên thế giới cả về điện thoại bình dân và cao cấp.

    [​IMG]
    Huawei gây sức ép lớn cho các đối thủ trong lĩnh vực ĐTDĐ.
    Trong lĩnh vực TV, các công ty Trung Quốc cũng là mối đe dọa lớn đối với các công ty Nhật Bản. Các nhà sản xuất TV hàng đầu của Trung Quốc gồm TCL, Hisense, đang bắt đầu di chuyển thâm nhập vào các thị trường khác với TV giá cực rẻ. Hisense đã giới thiệu ra thị trường Mỹ chiếc TV 4K cao cấp.

    Đúng là không thể biết trước được công ty nào sẽ còn trụ vững trên thị trường nhưng những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
    http://www.thongtincongnghe.com/article/41528
  3. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nhật giỏi linh kiện điện tử quá sao Mỹ ko cho đụng vào F35 vậy =))

    Nhật Bản thất vọng vì không được sản xuất linh kiện F-35
    03:49 PM - 06/06/2017 Thanh Niên Online
    [​IMG]

    Bộ Quốc phòng Nhật Bản sắm hàng chục chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ, nhưng yêu cầu tự sản xuất một số linh kiện lại không được đáp ứng.
    Tin liên quan

    Bộ Quốc phòng Nhật Bản lên kế hoạch mua 42 chiếc F-35 cho Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF), trong đó có 4 máy bay nhập nguyên chiếc, và số còn lại phải mang linh kiện được sản xuất ở nước ngoài về nước lắp ráp. Chiếc F-35 lắp ráp tại Nhật đầu tiên đang trong giai đoạn hoàn thiện tại nhà máy của Hãng Mitsubishi tại tỉnh Aichi.
    Dù Hãng Lockheed Martin phát triển F-35 cùng với các đối tác từ 8 quốc gia khác, song phía Mỹ không đáp ứng yêu cầu được tham gia sản xuất một số linh kiện của Bộ Quốc phòng Nhật.
    Đây là loại chiến đấu cơ có công nghệ tàng hình tối tân khiến radar khó phát hiện. ASDF sẽ triển khai F-35, thay thế cho thế hệ F-2 già nua nhằm đối phó với mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên và máy bay nước ngoài xâm phạm không phận Nhật Bản, theo tờ Nikkei Asian Review.
    Trước đây, linh kiện F-2 cần được thay thế bảo trì thường xuyên. Vì thế, các công ty Nhật Bản được hưởng lợi nhờ sản xuất linh kiện cho F-2, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và áp dụng vào sản xuất máy bay dân sự, chẳng hạn dùng vật liệu sợi carbon. Công nghệ sợi carbon từ F-2 đã được ứng dụng vào sản xuất Boeing 787.
    Tuy nhiên, chương trình sản xuất linh kiện F-2 kết thúc vào năm 2011, khiến các nhà sản xuất Nhật Bản phải đau đầu. Chính vì thế, Bộ Quốc phòng Nhật muốn các công ty nước này tham gia vào hoạt động sản xuất linh kiện cho F-35. Dù vậy, đến nay Nhật Bản chỉ có vai trò lắp ráp F-35. Trong khi đó, mỗi chiếc Boeing 787 hiện có 35% linh kiện do Nhật Bản sản xuất, bao gồm phần cánh.
    [​IMG]
    tin liên quan
    Mỹ điều F-35 đến sát Nga?
    Một số chiến đấu cơ F-35 của không quân Mỹ được cho là sẽ đến căn cứ Ämari của Estonia vào ngày 25.4 (giờ địa phương), theo báo ERR dẫn một số nguồn tin tiết lộ.

    Trước đây, Reuters từng thu thập được tài liệu của Lầu Năm Góc cho thấy Mỹ dùng một số linh kiện rẻ tiền của Trung Quốc để sản xuất F-35. Theo AFP, tổng chi phí chương trình phát triển F-35 của Mỹ là 1.500 tỉ USD và dự án này nhiều lần bị trì hoãn do máy bay gặp một số sự cố kỹ thuật, bao gồm vụ cháy động cơ bí ẩn vào năm 2014. Một chiếc F-35 có giá khoảng 110 triệu USD.http://thanhnien.vn/the-gioi/nhat-ban-that-vong-vi-khong-duoc-san-xuat-linh-kien-f35-842633.html
  4. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Thua cả TQ, TQ còn được sản xuất linh kiện cho F-35

    F-35 dùng linh kiện Trung Quốc

    04/01/2014 22:05

    Chương trình chế tạo chiến đấu cơ F-35 của Mỹ - ước tính 392 tỉ USD - đang bị ảnh hưởng bởi các nam châm giá 2 USD của Trung Quốc

    Lầu Năm Góc không ít lần “phá rào” luật lệ cho phép sử dụng linh kiện Trung Quốc nhằm duy trì tiến độ của chương trình chế tạo F-35, chiến đấu cơ thế hệ mới nhất của Lầu Năm Góc, trong năm 2012 và 2013. Động thái trên diễn ra bất chấp lo ngại của Washington về chương trình do thám và mở rộng quân sự của Bắc Kinh.

    Hãng tin Reuters hôm 3-1 dẫn tài liệu nội bộ của Lầu Năm Góc cho biết ông Frank Kendall, giám đốc phụ trách mua bán vũ khí của cơ quan này, đã cho phép 2 nhà cung cấp Northrop Grumman Corp và Honeywell International Inc sử dụng các nam châm Trung Quốc trong hệ thống radar, thiết bị hạ cánh và các phần cứng khác của F-35. Nếu không có sự cho phép trên, cả 2 công ty có thể bị trừng phạt vì vi phạm luật liên bang.



    [​IMG]


    Theo tài liệu, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO) - cơ quan điều tra của Quốc hội Mỹ - đang thẩm tra 3 trường hợp “phá rào” liên quan đến F-35 và dự kiến đưa ra báo cáo vào ngày 1-3. Ông Frank Kenlon, cựu quan chức cao cấp Lầu Năm Góc, nhận định: “Đây là một vụ việc bất thường bởi chúng ta vẫn cấm sử dụng linh kiện quốc phòng sản xuất tại Trung Quốc. Tôi chưa từng thấy chuyện như vậy xảy ra trước đây”.

    Cuộc điều tra diễn ra sau khi nhiều nghị sĩ Mỹ lo ngại các công ty trong nước đang bị gạt khỏi thị trường kim loại đặc biệt dành cho quân sự, trong lúc hệ thống vũ khí nước này có thể phải phụ thuộc vào linh kiện được chế tạo bởi một “đối thủ tiềm tàng trong tương lai”.

    Những linh kiện được “phá rào” sử dụng thuộc loại chi phí thấp, trong đó các nam châm giá chỉ 2 USD, được lắp đặt trên 115 chiếc F-35 dùng cho các mục đích thử nghiệm, huấn luyện và sản xuất. Tuy nhiên, các nghị sĩ lưu ý một số công ty Mỹ cũng sản xuất được những nam châm tương tự.

    Trong khi đó, ông Kendall biện hộ cần thiết phải “phá rào” để duy trì tiến độ, kịp đưa F-35 vào chiến đấu từ giữa năm 2015 như kế hoạch của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Việc làm này còn giúp tiết kiệm hàng triệu USD chi phí thay thế thiết bị. Chẳng hạn, theo tài liệu, chi phí tháo các nam châm sản xuất tại Trung Quốc và thay bằng sản phẩm Mỹ mất khoảng 10,8 triệu USD, chưa kể 25.000 giờ công bỏ ra.

    Với kinh phí ước tính 392 tỉ USD, F-35 là chương trình vũ khí đắt giá nhất từ trước đến nay của Lầu Năm Góc. Ngoài Mỹ, 8 nước khác tham gia hỗ trợ kinh phí cho dự án là Anh, Canada, Úc, Ý, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch và Hà Lan. Trong khi đó, Israel và Nhật đã đặt mua loại máy bay này.
    http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/f-35-dung-linh-kien-trung-quoc-20140104212530994.htm
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Gia dụng đểu cho rẻ thì được chứ áp dụng vào mục đích quân sự là giống Indo ngay, nhấn nút bắn tên lửa mấy quả ko bay, 1 quả bay sau khi nhấn nút 15 phút.

    Do đó HQ gì của Trung Quốc cũng phải dùng linh kiện Nhật Bản.
  6. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    F35J dùng linh kiện TQ, còn chả có chỗ nào nói HQ dùng linh kiện Nhật. Vụ HQ9 dùng pin từ Nhật đã bị vạch mặt lâu rồi, con còn muốn đào lên lại ko để thêm nhục

    [​IMG][​IMG]
    http://clinelectrical.en.made-in-ch...a-Begrenzungsschalter-LX-ME-8112-AZ8112-.html
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 02/08/2017
  8. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Anh em VN làm cơ khí đều biết máy cnc hàng bãi rác của Nhật tốt hơn ngàn lần cnc mới của háng cẩu.
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    cái lớp sơn xanh bẩn kia ko rõ phải Khựa làm ko ?
  10. DaccongM26

    DaccongM26 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2016
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    68
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này