1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Mỹ-Nhật-Hàn bất lực, không thể đánh chặn tên lửa Triều Tiên
    (Bình luận quân sự) - Chuyên gia Nga vừa cho biết, một phần lãnh thổ của Mỹ có thể bị Triều Tiên giáng đòn tấn công tên lửa mà Mỹ không thể đánh chặn được.
    Triều Tiên sẵn sàng tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Guam

    Mới đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trao tặng những người phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwaseong-14 danh hiệu cao quý và đồng hồ kỷ niệm cùng tuyển tập lời phát biểu của ông, theo tin của Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA).

    Trong bài phát biểu chúc mừng, Chủ tịch Triều Tiên gọi việc phát triển thành công tên lửa liên lục địa Hwaseong-14 là một sự kiện có tầm quan trọng lịch sử, về cơ bản đã thay đổi tình thế chiến lược của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và cấu trúc chính trị của thế giới.

    Nhà lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh, tên lửa liên lục địa và vũ khí hạt nhân chính là sự bảo đảm vững chắc cho đất nước trước những đòn tấn công tiềm năng của kẻ thù.

    Bình luận về việc này, một quan chức quân sự Mỹ là Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - Tướng Paul Selva cho rằng, mặc dù Triều Tiên đã vươn tới thiết kế tên lửa đạn đạo liên lục địa nhưng nước này vẫn chưa có khả năng tấn công chính xác đến tận Mỹ.

    Tướng Paul Selva tuyên bố trong cuộc họp của Quốc hội rằng, cuộc thử nghiệm tên lửa liên lục địa gần đây không cho thấy Triều Tiên có khả năng thực hiện vụ tấn công chính xác và hiệu quả đến tận lãnh thổ Hoa Kỳ.

    "Tôi đồng ý rằng Triều Tiên có tiến bộ nhanh chóng trong việc xây dựng năng lực tên lửa liên lục địa. Tuy nhiên, các chuyên gia báo cáo với tôi rằng Triều Tiên chưa đủ khả năng kiểm soát tên lửa và nhắm trúng mục tiêu" - Tướng Selva cho biết thêm.

    Thế nhưng, giới phân tích độc lập cho rằng, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và ít nhất là có tầm bắn khoảng 6.700 km, đủ vươn tới bang Alaska và các thành phố lớn ở bờ biển phía Tây của nước Mỹ.

    Các chuyên gia Nga cũng nhận định rằng, mặc dù còn nhiều vấn đề nghi ngại về trình độ ICBM của Triều Tiên, nhưng trình độ phát triển chương trình tên lửa trong giai đoạn hiện nay rõ ràng là đã đủ điều kiện để Bình Nhưỡng khởi động cuộc tấn công tên lửa nhắm vào Hoa Kỳ.

    [​IMG]
    Căn cứ không quân Mỹ ở Guam sẽ bị hủy diệt nếu Triều Tiên tấn công

    Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) tuyên bố hôm 08/8, kế hoạch tấn công vùng đảo Guam bằng tên lửa tầm xa Hwasong-12 mà các nhà chiến lược quân sự Triều Tiên đang xem xét có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, khi chỉ huy tối cao Kim Jong-un ra lệnh.

    Theo KCNA, hiện nay, các nhà chiến lược Triều Tiên đang vạch kế hoạch tác chiến tiềm năng về tấn công vùng đảo Guam bằng tên lửa tầm xa Hwasong-12, nơi có các căn cứ quân sự cơ bản của Mỹ, trong đó có căn cứ không quân Anderson và các máy bay ném bom chiến lược.

    Tiến sĩ Khoa học Quân sự Nga Konstantin Sivkov, Chủ tịch Viện Các vấn đề địa chính trị Nga nói rằng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hiện thời chưa có khả năng tấn công vào phần lục địa của Hoa Kỳ.

    Ông cho biết, các chuyên gia Nga nhận định rằng, qua quá trình thử nghiệm cho thấy, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwaseong-14 vẫn chưa đạt được đến trình độ chiến đấu. Tuy nhiên, những tên lửa khác thì đã sẵn sàng và chúng có thể gây ra những mối nguy hiểm lớn cho Mỹ.

    "Tuyên bố này trước hết là lời cảnh báo Hoa Kỳ, để Mỹ chấm dứt hành động khiêu khích chống Triều Tiên. Dĩ nhiên, Bình Nhưỡng đã thực sự sẵn sàng cho cuộc tấn công như vậy, trong trường hợp nếu Washington tiếp tục gây áp lực với họ" - chuyên gia Sivkov nhận xét.

    Vị chuyên gia Nga nhấn mạnh rằng, hòn đảo này nằm cách Triều Tiên vẻn vẹn chưa đầy 3500km, nằm trọn trong tầm phóng của các tên lửa đạn đạo tầm trung (ỈBM). Hơn nữa, đảo Guam có nguy cơ bị giáng đòn tấn công hạt nhân, bởi hiện nay trên hòn đảo này không có hệ thống lá chắn tên lửa đủ sức bắn hạ tên lửa Hwaseong-12.
    +
    Nước này được cho là đang sở hữu khoảng 700 tên lửa tầm ngắn đủ uy hiếp Hàn Quốc cùng 300 hỏa tiễn tầm trung có thể đe dọa Nhật và vươn tới các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương. Trong khi đó, khả năng ngăn chặn của 3 nước này chưa tạo được cảm giác an tâm, bất chấp các động thái nâng cấp.

    Theo CNN, Mỹ đang hy vọng vào hệ thống phòng không cố định đánh chặn tên lửa giai đoạn giữa (GMD) để đối phó trường hợp Triều Tiên phóng ICBM nhằm vào lãnh thổ mình. Trên lý thuyết, GMD có thể đánh chặn mọi tên lửa trong giai đoạn bay ngoài không gian chuẩn bị tái nhập bầu khí quyển.

    Hệ thống này đã được phát triển trong hơn một thập niên qua với chi phí ít nhất 40 tỉ USD. Hiện có 32 giàn phóng GMD được triển khai ở căn cứ Fort Greely thuộc bang Alaska cùng 4 giàn tương tự tại căn cứ Vandenberg ở bang California. Lầu Năm Góc còn đang lên kế hoạch lắp thêm 8 giàn phóng ở Fort Greely trước cuối năm nay.

    Mỹ tuyên bố, GMD đã được thử nghiệm thành công hôm 30/5, đánh chặn thành công loại tên lửa được mô phỏng theo tốc độ và tầm bắn của ICBM Triều Tiên.

    Giám đốc Cơ quan Phòng thủ tên lửa Jim Syring khẳng định: "GMD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực bảo vệ lãnh thổ Mỹ, và cuộc thử nghiệm mới nhất cho thấy chúng ta đang sở hữu vũ khí đầy năng lực và đáng tin cậy nhằm đối phó mối đe dọa hết sức rõ rệt".

    Tuy nhiên, trong cuộc điều trần mới đây trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện, ông Syring thừa nhận phải mất thêm thời gian thì GMD mới có thể trở thành hệ thống phòng thủ tên lửa đáng tin cậy.

    Trước đó, một ban kiểm nghiệm của Lầu Năm Góc thừa nhận hệ thống này có "khả năng giới hạn" trong việc ứng phó ICBM và không chắc chắn sẽ đánh chặn hiệu quả mọi tên lửa. Kết luận này được đưa ra sau những lo ngại về việc trong 18 lần thử nghiệm, đến nay đã có 8 lần thất bại.

    [​IMG]
    Tất cả các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đều nằm trong tầm phóng của tên lửa Triều Tiên

    Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng 5 cũng đưa vào hoạt động một phần hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại huyện Seongju, cách thủ đô Seoul gần 220 km về phía đông nam. Tuy nhiên, điểm yếu lớn của THAAD là tầm hoạt động chỉ khoảng 200 km.

    Ngoài ra, Seoul đang xây dựng hệ thống phòng thủ KAMD. Một khi được hoàn thiện vào năm 2020, KAMD có thể phối hợp với THAAD tạo ra lá chắn tên lửa 2 lớp cho Hàn Quốc.

    Theo đó, quân đội Hàn Quốc đang nâng cấp hệ thống tên lửa PAC-2 thành PAC-3 để bảo vệ thủ đô Seoul. Chính phủ Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch thay thế dần tất cả tên lửa PAC-2 trong và xung quanh Seoul bằng PAC-3 trước năm 2022.

    Tuy nhiên, mặc dù có khả năng đánh chặn vượt trội so với PAC-2 nhưng PAC-3 cũng chỉ có thể bắn hạ tên lửa ở khoảng cách 30 - 40 km, ở tầm cao 40-50 km. Khoảng cách này hoàn toàn không đủ để yên tâm trước các tên lửa đạn đạo có vận tốc trên 20.000km/h.

    Do đó, hiệu quả của những hệ thống này được cho là vẫn chưa đủ để đối phó với hàng nghìn tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Triều Tiên.

    Ngoài các hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất, Mỹ-Nhật-Hàn còn có vài chục tàu khu trục trang bị hệ thống đánh chặn Aegis. Cứ cho là xác suất tiêu diệt mục tiêu của chúng là 100% thì liệu chúng có thể làm được gì nếu Triều Tiên “tặng” Nhật-Hàn đồng loạt vài trăm quả tên lửa tầm ngắn, số tầm trung thì tấn công Guam?

    Giới chuyên gia nhận định rằng, bất chấp việc thiết lập bao nhiêu hệ thống phòng thủ tên lửa, những căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, kể cả ở Guam, thậm chí là lục địa Mỹ vẫn không thể an toàn trước đòn tấn công bão hòa bằng tên lửa của Bình Nhưỡng.
  2. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tên lửa đạn đạo Triều Tiên đốt nóng tình hình Trung Đông - Nhật, Hàn dân số, kinh tế, địa lý ăn đứt TT, nhưng ko bao giờ có được khả năng toàn cầu như TT, phải nói TT quá giỏi, điều này cho thấy Mỹ chỉ có chiêu bài cấm vận, chứ ko còn chiêu bài gì khác, nếu ko cấm vận, kinh tế TT ăn đứt Nhật hàn là chắc chắn

    (Vũ khí) - Theo Tạp chí Diplomat, mối liên hệ quân sự giữa UAE với Bình Nhưỡng bắt đầu từ năm 1989, khi Abu Dhabi mua tên lửa đạn đạo Scud-B từ Triều Tiên.
    Nguồn tin này cho biết, dù UAE vừa lên án hành động Triều Tiên thử tên lửa ICBM nhưng theo một tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, UAE đã mua lượng vũ khí trị giá 100 triệu USD từ Triều Tiên vào tháng 6/2015.

    Tạp chí Nhật Bản cho biết, mối liên hệ quân sự giữa UAE với Bình Nhưỡng bắt đầu từ năm 1989, khi Abu Dhabi mua các tên lửa Scud-B từ Triều Tiên. Và số tên lửa này nằm trong hợp đồng 100 triệu USD nói trên.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
    Những chi tiết trong vụ bán vũ khí của Triều Tiên cho một công ty UAE đã bị tiết lộ trong vụ rò rỉ thư điện tử của Chính phủ UAE hồi năm 2015, được đăng tải lần đầu trên tờ New York Times. Những bức thư đó cho thấy Yousef al-Otaiba, Đại sứ UAE tại Mỹ, đã bị triệu tới Bộ Ngoại giao Mỹ để làm việc xung quanh thương vụ này.

    Dù chưa được nguồn tin chính thức nào xác nhận nhưng theo The Washington Post, thông tin này cho thấy ảnh hưởng của Triều Tiên tại Trung Đông và điều này được thể hiện rõ nhất trong khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra tại vùng Vịnh giữa Qatar và một nhóm nước do Saudi Arabia đứng đầu.

    Không chỉ dừng lại ở Trung Đông, Triều Tiên còn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình bằng cách xây dựng các nhà máy vũ khí ở châu Phi là Eritrea và Namibia.

    Bản báo cáo của Hội đồng chuyên gia cho rằng, Mansudae Oversea Project Group, một tập đoàn liên quan đến nhiều dự án xây dựng quân sự ở Namibia, có liên hệ với Tập đoàn Phát triển Thương mại và Khai thác mỏ Triều Tiên (KOMID).

    Hiện người ta thấy nhiều công nhân Triều Tiên đang trực tiếp tham gia vào những dự án xây dựng căn cứ quân sự ở Suider Hof, ngay gần thủ đô Windhoek của Namibia.

    Hồi năm 2015, KOMID bị Bộ Tài chính Mỹ liệt vào danh sách “công ty mua bán, xuất khẩu vũ khí và tên lửa đạn đạo hàng đầu Triều Tiên" và chịu lệnh cấm vận của Mỹ.

    Dù đưa tin cáo buộc Triều Tiên đang xây dựng nhà máy vũ khí tại châu Phi nhưng Báo cáo của Liên Hiệp Quốc không nói rõ về dự án này. Hiện Triều Tiên vẫn chưa đưa ra phản hồi nào về cáo buộc này.

    Và nếu cáo buộc trên là đúng thì đây là động thái tiếp theo của Bình Nhưỡng nhằm tăng cường ảnh hưởng tại Lục địa đen này sau khi nước này mua diện tích lớn đất tại lục địa này để làm nông nghiệp.

    Dẫn lời một quan chức ngoại giao châu Á ở Brusssels, Bỉ, tờ The Telescope News của Zimbabwe hồi cuối năm 2014 cho biết, Triều Tiên đã mua đất ở các tỉnh Đông Mashonaland và Trung Mashonaland, được miêu tả là những vùng đất trồng màu mỡ nhất Zimbabwe để trồng lúa.

    Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, thay vì trồng nông nghiệp, diện tích đất Bình Nhưỡng sẽ được dùng vào mục đích xây dựng nhà máy sản xuất quân sự nhằm tăng tầm ảnh hưởng bằng vũ khí từ chấu Phi đến Trung Đông.
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Vì sao Guam là cái gai khiến Triều Tiên đe dọa tấn công?
    Đảo Guam là mục tiêu hàng đầu vì nằm trong tầm bắn nhiều loại tên lửa Triều Tiên, cũng là căn cứ chủ chốt của Mỹ tại Thái Bình Dương.


    Truyền hình nhà nước Triều Tiên hôm 9/8 dọa tấn công tên lửa nhằm vào đảo Guam và cảnh báo sẵn sàng chiến tranh tổng lực, nhằm đáp trả tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Guam luôn là mục tiêu hàng đầu của Triều Tiên do vị trí địa lý và tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, theo Popular Mechanics.

    Guam là hòn đảo nhỏ nằm trong quần đảo Marianas ở Tây Thái Bình Dương, có diện tích gần 337 km2 và dân số 162.000 người, hầu hết là công dân Mỹ. Đây là một trong những vùng lãnh thổ Mỹ nằm xa lục địa Bắc Mỹ nhất với khoảng cách tới 9.420 km, trong khi chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng 3.410 km.

    Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định lý do hàng đầu khiến Triều Tiên tập trung vào Guam là vị trí địa lý. Hòn đảo này nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM), vũ khí dễ phát triển hơn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Điều này cho phép Triều Tiên tấn công hiệu quả vào "lãnh thổ Mỹ" trên danh nghĩa, dù chưa bảo đảm khả năng đánh trúng lục địa Bắc Mỹ.

    [​IMG]
    Guam nằm trong tầm bắn của nhiều tên lửa Triều Tiên. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

    Về mặt chiến lược, Guam được coi là cái gai trong mắt Triều Tiên. Đây là nơi có những căn cứ quân sự lớn, hiện đại nhất bên ngoài lục địa Mỹ. Đảo Guam đóng vai trò then chốt trên bản đồ địa chính trị, cho phép Washington phát động bất kỳ chiến dịch quân sự nào nhằm vào Bình Nhưỡng.

    Mục tiêu hàng đầu của Triều Tiên sẽ là căn cứ không quân Andersen. Đây là nơi duy nhất ở Tây Thái Bình Dương có khả năng triển khai lâu dài lực lượng oanh tạc cơ chiến lược B-1B, B-2 và B-52 của không quân Mỹ. Chúng thường xuyên bay tới bán đảo Triều Tiên để thể hiện sức mạnh, đồng thời đưa ra cảnh báo sau mỗi vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Đây là một trong những vũ khí Mỹ có khả năng uy hiếp trực tiếp đến Triều Tiên trong nhiều năm qua.

    Căn cứ Andersen cũng là nơi đồn trú của các phi đội chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu phục vụ đòn đánh tầm xa nhằm vào Triều Tiên. Trong thời chiến, Andersen sẽ trở thành trạm chuyển tiếp của không quân Mỹ trên đường tới bán đảo Triều Tiên.

    Guam cũng là nơi đặt căn cứ tàu ngầm chiến lược Apra của hải quân Mỹ. 4 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, mỗi tàu trang bị hàng chục tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn 3.100 km, đều đóng quân tại đây. Chúng có thể bất ngờ tiến hành chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vô hiệu hóa ban lãnh đạo và hệ thống phòng thủ của Triều Tiên.

    [​IMG]
    Guam có vị trí chiến lược trên Thái bình Dương. Đồ họa: BCC.

    Bên cạnh tàu ngầm, Mỹ còn triển khai một số đơn vị đặc nhiệm hải quân tới Guam, sẵn sàng cơ động tới mục tiêu khi có lệnh. Nhiều tàu mặt nước và tàu ngầm cũng thường xuyên ghé qua Guam trước khi đến Tây Thái Bình Dương.

    Với vị trí địa chiến lược quan trọng như vậy, Mỹ đã bố trí một Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) với 48 tên lửa đánh chặn và hệ thống radar AN/TPY-2 tới Guam từ tháng 4/2013. Điều này có thể bảo vệ Guam khỏi mối đe dọa từ tên lửa MRBM và ICBM Triều Tiên, bên cạnh hệ thống THAAD đặt tại Hàn Quốc.

    Đảo Guam vừa là "miếng mồi ngon" vừa là cái gai trong mắt Triều Tiên. Tuy nhiên, Washington hiểu rõ điều này và áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ căn cứ quan trọng nhất tại Tây Thái Bình Dương, khiến Bình Nhưỡng khó có thể hủy diệt Guam một cách dễ dàng, chuyên gia Kyle Mizokami nhấn mạnh.
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Trận ra quân thảm bại của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên
    Trong lần giao tranh đầu tiên với quân Triều Tiên, đơn vị đặc nhiệm Smith của Mỹ đã hứng chịu thất bại nặng nề.
    [​IMG]
    Lực lượng đặc nhiệm Smith tới Hàn Quốc. Ảnh: Wikipedia.

    Tháng 7/1950, Mỹ phải hứng chịu thất bại quân sự đầu tiên trước Triều Tiên ở thời điểm họ vẫn tận hưởng chiến thắng từ Thế chiến II và sở hữu lực lượng quân sự hùng hậu nhất thế giới. Đây được xem là thảm bại gây sốc cho quân đội và công chúng Mỹ thời điểm đó, theo National Interest.

    Ngày 25/6/1950, 25.000 quân Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến 38, đa phần là cựu binh từng tham chiến tại Trung Quốc. Nhờ được trang bị nhiều khí tài hiện đại của Liên Xô và khả năng kiểm soát bầu trời, Triều Tiên nhanh chóng đánh bại quân đội Hàn Quốc được Mỹ huấn luyện.

    Được Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng vũ lực, Mỹ gửi quân đến giải cứu Hàn Quốc. Ngày 1/7, quân đội Mỹ đồn trú ở Nhật Bản được triển khai đến Hàn Quốc dưới danh nghĩa lực lượng đặc nhiệm Smith. Đây là đơn vị hỗn hợp do trung tá Charles Smith chỉ huy, bao gồm các đại đội được lấy từ Trung đoàn bộ binh 21, Sư đoàn bộ binh 24.

    Lực lượng đặc nhiệm Smith chỉ có trên 400 binh sĩ, một số lựu pháo 105 mm của tiểu đoàn pháo binh phối thuộc. Họ không được trang bị xe tăng, không có yểm trợ đường không và khả năng liên lạc nghèo nàn. Ngoài súng bộ binh, nhóm đặc nhiệm còn có hai súng không giật cỡ nòng 75 mm, hai khẩu cối 106 mm và 4 khẩu cối 60 mm. Mỗi binh sĩ được trang bị 120 viên đạn và khẩu phần ăn trong hai ngày.

    Hỏa lực chống tăng của đội đặc nhiệm Smith chỉ gồm các khẩu Bazooka 60 mm, vốn không thể tiêu diệt xe tăng Đức từ thời Thế chiến II. Một số sĩ quan và hạ sĩ quan từng tham gia Thế chiến II, nhưng đa phần quân số đều không có kinh nghiệm chiến đấu.

    Lực lượng Mỹ tổ chức lớp phòng ngự rộng khoảng 1,6 km bên tuyến đường Suwon-Osan. Binh sĩ lập đường dây liên lạc đến 4 khẩu đội lựu pháo ở vị trí bí mật cách đó hai km. Một pháo 105 mm được bố trí giữa khẩu đội và bộ binh để bao quát toàn bộ tuyến đường và làm nhiệm vụ chống tăng.

    Các lính pháo binh còn lập 4 đội súng máy 12,7 mm và 4 đội Bazooka tham gia cùng bộ binh ở phía bắc. Đội hình bố trí như vậy khiến quân Mỹ dễ bị tổn thất trước các đợt tấn công bên sườn, cũng như không có hỏa lực chặn xe tăng đối phương.

    [​IMG]
    Lính Mỹ dùng Bazooka tại phòng tuyến Osan. Ảnh: Wikipedia.

    Được triển khai về phía bắc để chặn đà tiến công của Triều Tiên, đơn vị đặc nhiệm Smith đào công sự gần thị trấn Osan. Sáng 5/7, một đội hình tăng T-34-85 của Sư đoàn thiết giáp 105 Triều Tiên tấn công, đánh dấu trận đụng độ đầu tiên với quân Mỹ trên bán đảo Triều Tiên.

    Lựu pháo 105 mm của Mỹ có đạn nổ lõm chống tăng (HEAT), nhưng gần như không thể chặn đứng xe tăng Triều Tiên đang tràn vào cứ điểm. Đơn vị đặc nhiệm Smith phóng nhiều quả Bazooka nhưng không thể xuyên thủng lớp giáp dày của xe tăng do Liên Xô chế tạo.

    Lúc 10h15, 33 xe tăng của Triều Tiên chọc thủng tuyến phòng thủ, khiến 20 lính Mỹ thiệt mạng và bị thương. Đường dây liên lạc của khẩu đội pháo bị xe tăng băm nát. May mắn cho lính Mỹ là tăng Triều Tiên không có bộ binh yểm trợ, nên không thể xác định vị trí khẩu đội pháo đang khai hỏa vào họ. Trong vòng một giờ sau, lính Mỹ tranh thủ củng cố vị trí phòng ngự.

    Tới 11 giờ, thêm ba xe tăng tiến về phía bắc, sau họ là đoàn xe tải và bộ binh thuộc Trung đoàn 16 và 18, Sư đoàn 4 Triều Tiên. Súng cối và súng máy Mỹ quét qua đội hình gây thương vong nhưng không thể chặn đứng ba xe tăng. Đơn vị Smith cố giữ vững thế trận phòng ngự, trong khi thương vong không ngừng tăng lên. Hầu hết binh sĩ chỉ còn 20 viên đạn và đứng trước nguy cơ bị đối phương chia cắt. Lúc này, phía Triều Tiên bắt đầu sử dụng pháo và súng cối tấn công.

    Nhận thấy sắp bị bộ binh Triều Tiên bao vây, trung tá Smith quyết định rút quân. "Theo kế hoạch, đơn vị sẽ rút theo đội hình cuốn chiếu có trật tự, với một trung đội liên tục yểm trợ trung đội khác. Tuy nhiên, trước hỏa lực mạnh của đối phương, các binh sĩ Mỹ được huấn luyện thiếu bài bản đã vứt bỏ vũ khí và thiết bị liên lạc. Do mệnh lệnh rút quân không đến được với mọi binh sĩ, nên quân Mỹ chịu thương vong lớn", sử gia Spencer Tucker viết.

    Mỹ có 80 binh sĩ thiệt mạng và bị thương, 80 người khác bị bắt, chiếm gần nửa quân số của đơn vị đặc nhiệm Smith. Phía Triều Tiên có khoảng 130 người thương vong, 4 xe tăng bị phá hủy hoặc mất khả năng cơ động. Tuyến phòng thủ của Mỹ chỉ cầm chân lực lượng Triều Tiên được vài giờ.

    [​IMG]
    Mũi tấn công Triều Tiên (đậm) và cơ động rút quân của Mỹ (mảnh). Ảnh: Wikipedia.

    Triều Tiên tiếp tục tiến đánh về phía nam, giao tranh với nhiều đơn vị của Sư đoàn bộ binh 24. Ngày 6/7, họ buộc quân Mỹ rút về điểm phòng thủ tiếp theo ở Pyongtaek.

    Trận đánh của đơn vị đặc nhiệm Smith là lần đụng độ trên bộ đầu tiên giữa Triều Tiên và Mỹ. Trận đánh này không phải là một thảm họa lớn, nhưng thất bại cho thấy cái giá Mỹ phải trả khi tham gia vào cuộc xung đột khác hoàn toàn so với dự tính, chuyên gia quân sự Michael Peck nhận định.
  6. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    4 quả tên lửa thì làm dc gì, đào dc 4 cái lỗ hay thậm chí chẳng đào dc cái lỗ nào (bị đánh chặn).
  7. huongcoivtv

    huongcoivtv Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    439
    Chưa đánh nhau còn có khoai , sắn mà ăn. Dập được guam 4 cái ăn hàng triệu tấn bom đạn của mỹ. Rồi con tó cơ hội nó lại nhẩy vào thế là dân tt lại làm nô lệ cho háng cẩu vài chục năm
  8. dongdaiphat

    dongdaiphat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2017
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    186
    :-D Đã phóng là phải mang theo nấm chứ , đầu đạn thông thường thì nó bắn làm gì :eek:
    --- Gộp bài viết: 12/08/2017, Bài cũ từ: 12/08/2017 ---
    :-D Không đánh nhau đâu, Kim 3 thực ra là đặc tính của CIA, nhiệm vụ của nó là giúp Mỹ kéo dài thời gian đô hộ Nam Hàn và Nhật thôi.:-D
  9. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Nó dùng đầu đạn nuke hoặc sinh học thì còn nguy hiểm hơn
  10. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    convitbuoc thích bài này.

Chia sẻ trang này