1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xe Tank Các Quốc Gia Trên Thế Giới (World's Tanks)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 14/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Mình thấy máy lạnh cũng đâu có nặng đâu cụ , sao họ không làm dài nó ra hay cho cái khối đó bự bự một chút mà lại phải rút bớt đạn đi để đặt máy lạnh vào vậy cụ? Lấy mấy miếng tôn lắp lại đủ chống 20ly là đẹp cái đuôi

    Nói không chừng sao không đặt cục nóng nó ra xa xa chút cho nó làm nơi bẫy nhiệt của đầu dò IR tên lửa luôn :-D
  2. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.814
    Đã được thích:
    7.370
    Hồi trước tớ có đăng kết cấu của cái bộ máy lạnh này rồi. Cụ tìm lại mà đọc. Hay có thể tìm bên soha có cụ nhà báo nào khuân về viết bài rồi thì phải. Còn cụ khéo lo nguồi IR. Bên dưới cái máy lạnh là cổ máy diesel hơn nghìn ngựa nó phun hơi nóng lên đến tận thiên đình rồi
    beta22 thích bài này.
  3. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Cái đó ảnh hưởng đến việc cân bằng của tháp pháo. Nó mà chất Full đạn chắc không dám bay nhảy giống mấy cái clip quảng cáo đâu. Ở phía sau chỉ lắp giáp chuồng gà chắc liên quan đến công tác bảo trì và cứu hộ xe tăng khi thay xích xe .
    beta22 thích bài này.
  4. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.814
    Đã được thích:
    7.370
    Tớ nghỉ xe tăng tương lai phải tính lắp ráp từng cụm đơn giản không cần dùng ốc vít như súng ấy. Thí dụ thay động cơ giữa chiến trường chỉ cần tời, palang...
    beta22 thích bài này.
  5. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Mấy cái đấy áp dụng cho những con như Ural-9 dễ hơn là xe tăng,
    beta22kuyomukotoho thích bài này.
  6. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Ural-9 hay Vikhr là tiền đề cho tank Nga và thế giới tương lai. Sau này robot sẽ nhận nhiệm vụ đi đầu. Con người chỉ đi sau để chiếm mục tiêu thôi .
    [​IMG]
    beta22 thích bài này.
  7. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.814
    Đã được thích:
    7.370
    Cái ảnh này là testbed của tháp pháo và hệ thống điều khiển. Nó có trước robot.

    Đúng là tương lai tăng sẽ tuyệt chủng thật. Nó sẽ phải nhường bước cho UCGV bảo vệ các xe chở quân, chỉ huy và làm nhiệm vụ xung kích tầm đến vài trăm kilomet. Xe tăng ngày nay tiến hoá theo hướng không còn là công sự di động nữa mà chỉ còn là mũi đột kích mang hoả lực mạnh. Mũi đột kích ngày càng gặp nhiều nguy hiểm và các biện pháp bảo vệ đắt tiền triển khai cũng chỉ để bảo vệ kíp lái.

    Ngoài giáp, phòng vệ chủ động thì xe tăng còn tiến hoá cực đoan theo 2 cách khác:
    1. Israel chấp nhận các bất tiện để làm xe tăng cầu trước chỉ để bảo đảm kíp lái có khả năng sống sót cao.
    2. Nga bào chế ra thêm một thứ gọi là xe bỗ trợ/bảo vệ tăng gọi là BMP-T đi sau giúp sức cho các xe tăng. Nó còn đi xa hơn nữa với các xe BMP-T mới có chổ để cứu các kíp lái tăng sống sót khi xe của họ bị bắn phải bỏ xe giữa hoả tuyến.
    Cả hai lối đi cực đoan trên cũng tựu trung là làm sao giảm nguy cơ cho kíp xe. Vì các biện pháp bảo vệ xe đã tới hạn trong khi các giải pháp diệt xe là vô hạn.

    Vậy, hướng đi đón đầu xu thế chính là để kíp lái xe tăng ở ... ngoài xe. Đó chính là robot, hay nói cho sát nghĩa là phương tiện chiến đấu bọc thép lục quân điều khiển từ xa.

    Vậy liệu robot có sẽ tiến hoá như 1 xe tăng trong quá khứ đến hiện tại? Không bao giờ.

    Xe tăng khởi xuất là công sự di động cho binh sỹ vừa ẩn nấp vừa di chuyển chiếm lĩnh trận địa. Nó lại vừa cung cấp cả hoả lực chế áp lẫn tiêu diệt sinh lực địch nấp sau công sự (cả cố định và di động) cho toán khinh binh đi (bộ) kèm. Sau đó, vì nhu cầu phải hành tiến nhanh, người ta lại cho đẻ ra cái bộ binh cơ giới như một thứ kỵ bịnh hiện đại là các xe bọc giáp nhẹ chở lính ẩn nấp sau xe tăng mà hành tiến.

    Khi xe tăng tiến hoá thì đẻ ra chống tăng. Ngặt nghèo thay thì chống tăng nó tiến hoá nhanh hơn tăng và chưa có dấu hiệu tới hạn. Chính sự chênh lệch về dòng chảy này đã làm xuất hiện tư tưởng nghi ngờ vai trò của tăng trong chiến tranh trên bộ. Đáng mừng là tư tưởng này toàn xuất hiện ở những người không thạo về chiến tranh. Có 2 loại tư tưởng theo hướng nghi ngờ vai trò tăng:
    1. Dẹp mẹ mấy cái xe tăng tốn kém vô tích sự đi. Nó chẳng mấy mà thành những bó đưốc đắt đỏ.
    2. Đưa bộ binh hành tiến phía trước để cảnh giới bảo vệ xe tăng.
    Cả hai tư tưởng tầm bậy này đều xuất phát từ 1 căn nguyên là không hiểu đâu là vai trò của tăng trong quá khứ và hiện tại cũng như xe tăng đã tiến hoá như thế nào khi vai trò của nó dần thay đổi. Chính vì thế nên không thấy được vai trò của tăng trong tương lai nên đòi dẹp xe; không thấy được vai trò của tăng trong hiện tại để đòi đưa bộ binh ra bảo vệ xe tăng thay vì ngược lại. Rất không may, xe tăng có thể bảo vệ tích cực (chủ động) cho mọi loại mục tiêu trên mặt đất trừ chính nó vì các giới hạn kỹ thuật. Chính vì vậy mới làm xuất hiện cái xe gọi là bảo vệ xe tăng. Thực ra, các xe chở bộ binh hành tiến (xe chiến đấu bộ binh) hoàn toàn có thể bảo vệ xe tăng và chính nó. Nhưng khi mũi đột kích đi trước chưa có bộ binh đi kèm thì lấy đâu ra xe bộ binh mà bảo vệ theo đội hình? Chả nhẽ lại lôi một ông xe bọc thép chạy không đi theo. Mà chính cái xe này lại phải xoay xở để còn bảo vệ chính nó nữa vì giáp nó kém hơn tăng. Nên giật gấu vá vai ra cái xe BMP-T có khả năng tự vệ như xe tăng và bắn trả được lực lượng chống tăng. Sau thêm khả năng zớt kíp tăng chui ra từ bó đuốc.

    Xin nhắc lại: xe tăng vốn khởi xuất là một công sự di động có vai trò mang hoả lực mạnh và khả năng tự vệ cao che chở cho bộ binh hành tiến chiếm lĩnh trận địa trước hoả lực bắn trả của địch. Sau đó xe tăng tiến hoá thành mũi hoả lực đột kích thần tốc của kỵ binh. Ngày nay kỵ binh ít khi nấp sau xe tăng di chuyển mà được các xe bọc thép đưa đến tận nơi chiếm lĩnh trận địa dưới sự bảo vệ của xe tăng sau khi xe tăng đã đột kích chia cắt trận địa hiệp đồng địch. Và hành tiến sau xe/trên xe bọc thép. Họ chỉ chẳng đặng đừng phải nấp sau xe tăng khi không có chổ khác để nấp. Vì xe tăng là nơi thu hút hoả lực chống tăng địch. Nấp ở đó là tự sát.

    Tại sao nói robot sẽ thay xe tăng và không bao giờ giống tăng?
    Vai trò của tăng hiện là mũi đột kích hoả lực mạnh chia cắt trận địa cho khinh binh tùng thiết chiếm lĩnh. Nguy cơ của nó là khối tài sản triệu đô với 3 thằng cháu đích tôn ở trỏng dễ dàng bị nướng chín bằng quả đạn tầu vài ba chục triệu bạc vịt.
    Vậy cho 3 thằng đích tôn ấy nấp ở xa lái con xe rẻ bèo đến mức mấy thằng đích tôn vác phóng lựu thấy khả năng mất nòi giống còn cao hơn thì ắt nó chạy thay vì bắn.

    Vậy robot sẽ thay thế vai trò của xe tăng làm mũi đột kích không người lái mang hoả lực mạnh, có khả năng chịu đòn nhất định và bắt buộc phải rẻ để sẵn sàng chết không tiếc. Nó đi theo hướng ngược lại với xe tăng là ngày càng đắt tiền và nay đắt đến mức chịu không thấu.

    Đánh máy bằng mobile đau hết tay. Tay nào hốt về báo là ăn cho hết đó nha.
    --- Gộp bài viết: 24/10/2017, Bài cũ từ: 24/10/2017 ---
    Uran-9 là hướng đi đúng. Tuy nhiên nó còn quá phức tạp và đắt tiền.
    beta22, kaorimuraji2014, arrow25 người khác thích bài này.
  8. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Thực sự thì việc bảo vệ xe tăng bây giờ phải kết hợp từ mặt kĩ thuật (APS, ERA) và chiến thuật (hợp đồng binh chủng). Điều này đỏi hỏi một mạng lưới thông tin liên lạc cũng như trinh sát mạnh và an toàn, nhanh chóng phát hiện các mối nguy hiểm như ổ hỏa lực, trực thăng, pháo binh để báo về cho quân ta và đề pa ngay lập tức trước khi đối phương nổ súng.

    Có điều là thiết lập cái mạng này còn phải lo bảo vệ cả nó trước nguy cơ chế áp điện tử cũng như tấn công xâm nhập.
  9. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.814
    Đã được thích:
    7.370
    Làm cái mạng liên kết dữ liệu đó thôi ta làm mẹ bộ điều khiển từ xa lắp vào tăng, thí dụ T-55. Một bầy tăng cổ phi vèo vào thành phố bắn tứ lung tung beng. Kẻ địch phang ATGM loạn xong A la hù ặc ba cho đã xong đek thấy thèn nào leo ra chắc mẻm đã chết hết. Xong ra chả thấy thằng nào nó tưởng tăng ma nó sợ nó ĩa đái ra quần hết.
    beta22 thích bài này.
  10. Hanoi1979

    Hanoi1979 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2015
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    118
    Nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Ukraina "UkrOboronProm" mới trình làng "Phantom-2" tại triển lãm quốc phòng AUSA-2017 tổ chức tại Washington.

    "Phantom" đầu tiên đã được đại diện cho cộng đồng quốc tế vào tháng 2 tại IDEX-2017, sáu tháng sau đó, đã phát triển các cải tiến thành "Phantom- 2 "

    UGV "Phantom-2" có khung gầm 8 × 8 và có thể được trang bị để sử dụng trên đường ray.
    Hành trình của Phantom mới là 130 km, nó có thể đạt tốc độ gần 60 km / h. Công suất động cơ là 80 kW.
    Xe được vận hành bằng vô tuyến ( được mã hóa ) trong khoảng cách 20 km hoặc cáp quang dài 5 km.
    Xe được trang bị súng máy 23mm, MLRS RS-80 và hai ống phóng ATGM

    Robot chiến đấu này còn có thêm tác dụng tải thương và chở đạn .

    [​IMG]

    Với thiết kế này có lẽ thích hợp với vùng Đa nhét , nếu nhìn cảnh quang qua quảng cáo " Phantom 1"

    https://www.youtube.com/watch?time_continue=3&v=TybjCbhsWG8
    Lần cập nhật cuối: 25/10/2017
    meo-uarrow2 thích bài này.

Chia sẻ trang này