1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những V/Đ bí ẩn thuộc Tâm Lý : Bạn có thể giãi thích được nó ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 31/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Số 7 là 1 số đặc biệt trong lịch pháp & Quan hệ đến Tâm sinh Lý con Ng.

    Trời đất sinh ra vạn vật, nên vạn vật tất nhiên chịu ảnh hưởng của trời đất. Động vật & Thực vật biến đổi theo sự thay đổi của bốn mùa rồi lặp lại. Động thực vật và nhân loại cùng sống trên Trái đất, cũng nhất định chịu sự ảnh hưởng của sự thay đổi ngày đêm, tháng năm, bốn mùa do sự vận động của "Trái đất quay quanh Mặt trời, Mặt trăng quay quanh Trái đất". Vạn sự vạn vật đều nằm trong mối quan hệ qua lại.

    Năm tháng tạo ra vòng đời trong thân cây, và cũng để lại vết tích trong cơ thể người như vậy. Có thể nói, tất cả sinh vật trên trái đất đều chịu ảnh hưởng của "Trái đất quay quanh Mặt trời, Mặt trăng quay quanh Trái đất", đó cũng chính là ‘Quan Niệm Thiên Nhân hợp nhất’.

    1. Chu kỳ 7 ngày – Một trong những chu kỳ cơ thể người

    Phương Tây cận đại mới phát hiện ra đồng hồ sinh học cơ thể người. Tuy nhiên, 2.500 năm trước sách "Hoàng Đế nội kinh" đã mô tả chi tiết về sinh lý cơ thể người, về chu kỳ ngày đêm của bệnh lý, chu kỳ 7 ngày, Chu kỳ tháng 28 ngày của Mặt trăng & Kinh nguyệt fụ nữ; chu kỳ 4 mùa, chu kỳ năm, chu kỳ 60 năm và chu kỳ 360 năm.

    Chu kỳ 7 ngày hình thành như thế nào?
    Nó hình thành do chịu tác động chung của cả Mặt trăng và Mặt trời. Âm lịch (lịch truyền thống của phương Đông) một tháng có 28 ngày, một tháng có 4 con nước thủy triều, 28 chia 4 bằng 7, tức 7 ngày. Vì đại bộ phận cơ thể người là do nước cấu thành, do đó chu kỳ 7 ngày của cơ thể người cũng có thể coi là chu kỳ của con nước thủy triều. Đây chính là thiên nhân hợp nhất.

    [​IMG]
    (Ảnh dẫn theo tumblr.com)
    2. Con người là một phần tử của tự nhiên, tất nhiên tuân theo quy luật của tự nhiên

    Lấy chu kỳ 7 ngày mà nói, Trương Trọng Cảnh viết trong "Thương hàn luận" rằng, nếu bị ngoại cảm phong hàn, cho dù không điều trị, chỉ cần không có biến chứng hay bội nhiễm, thông thường 7 ngày có thể không chữa mà tự khỏi.
    Nếu 7 ngày không khỏi thì bệnh sẽ kéo dài theo bội số của 7, tức 14 hoặc 21 ngày. Quy luật này gọi là chu kỳ 7 ngày.
    & Bạn có biết:
    Gà ấp trứng: 7×3 = 21 ngày
    Mèo mang thai: 7×9 = 63 ngày
    Thỏ mang thai: 7×4 = 28 ngày
    Hổ mang thai: 7×15 = 105 ngày
    Người mang thai: 7×40 = 280 ngày

    Giai đoạn từ lúc mang thai đến khi trẻ sinh ra là 9 tháng= 270+10 ngày=280= 7x40

    Chu kỳ mang thai của người và động vật đều là bội số của 7:
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Dưới tiêu đề & hàng Tít: :drm1:drm:-t^:)^~X(#:-s
    Giải Nobel Y sinh học 2017: Một nhắc nhở về “duyên khởi”
    chúng ta sẻ NGỘ được 1 V/đ lý thú sau đây:

    Giải Nobel y sinh học năm nay được trao cho những công trình khoa học dẫn đến khám phá gen kiểm soát nhịp sinh học trong ngày. Giới khoa học đánh giá cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu là rất cơ bản và “tao nhã” vì qua đó chúng ta hiểu hơn về chúng ta.
    [​IMG]
    Từ trái sang: ba nhà khoa học Mỹ Jeffrey C. Hall, Michael Rosbach và Michael W. Young
    Ba nhà khoa học gốc Mỹ, giáo sư Jeffrey Hall, giáo sư Michael Rosbash (Đại học Brandeis) và giáo sư Michael Young (Đại học Rockefeller) nhận được vinh dự này.

    Nhưng họ không hẳn là những người đầu tiên khám phá gen kiểm soát nhịp sinh học. Khái niệm nhịp sinh học cũng không phải là mới. Tuy nhiên, khám phá của họ có ý nghĩa đến việc quản lý bệnh tật và giúp chúng ta hiểu hơn về khả năng thích ứng của con người với môi trường xung quanh.

    Đã từ lâu, qua quan sát thực tế, chúng ta biết rằng sự phát triển và tồn sinh của tất cả các sinh vật và thực vật đều chịu sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, và mức độ ảnh hưởng lại dao động theo thời gian trong ngày mang tính chu kỳ.

    Chẳng hạn như cây “mắc cỡ” xếp vào buổi tối và mở ra lúc ban ngày, hoa quỳnh nở vào ban đêm, nhưng cũng có hoa nở vào lúc sáng (như hoa mười giờ). Các động vật như gà và chim thường hoạt động ban ngày nhưng ngủ ban đêm; ngược lại, dơi thì làm việc lúc ban đêm và ngủ ban ngày. Cuộc sống của các sinh vật này diễn ra theo một chu kỳ trong ngày, gọi chung là “nhịp sinh học”.

    [​IMG]

    Con ruồi giấm dẫn đường

    Nhịp sinh học của con người chúng ta thì phức tạp hơn. Một số hoạt động cơ thể theo chu kỳ 24 giờ (như ngủ), nhưng một số chức năng khác như huyết áp, nhiệt độ và trí não thì theo chu kỳ 12 giờ.

    Dù ở nơi nào, cơ thể chúng ta đều “thức dậy” khoảng 6h sáng. Hormone sinh dục đạt mức độ cao nhất trong khoảng thời gian 7h-9h sáng. Nhưng không chỉ hormone, mà ngay cả sự hoạt động của phổi, thận, mức độ chịu đựng đau đớn, mức độ sáng tạo... cũng đều dao động theo thời điểm trong ngày.

    Chẳng hạn như phổi hoạt động tích cực vào lúc 4h sáng, thận thì đạt mức thấp nhất vào 5h sáng. Mức độ sáng tạo đạt đỉnh vào khoảng thời gian từ 23h-1h sáng. Thời gian nghỉ lý tưởng là từ 13h-14h chiều, do đó có nhiều nơi trên thế giới chọn thời gian này là thời gian nghỉ trưa để nâng cao năng suất lao động.

    Nhưng cơ chế nào giúp cho cơ thể chúng ta vận hành theo chu kỳ 12 giờ hay 24 giờ như trên? Câu trả lời không phải đến từ nghiên cứu trên người, mà từ nghiên cứu trên ruồi giấm từ thập niên 1970.

    Năm 1971, giáo sư Seymour Benzer và nghiên cứu sinh của ông là Ronald Konopka (Viện công nghệ California, CalTech) lần đầu tiên phát hiện 3 “mutant” (tác nhân gây đột biến gen) liên quan đến nhịp sinh học.

    Đây là nghiên cứu rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong chuyên ngành vì nó mở ra một cửa sổ cho chuyên ngành “thời sinh học” (chronobiology). Nhưng giáo sư Benzer qua đời vào năm 2007 và Ronald Konopka thì qua đời vào năm 2015, mà giải Nobel thì không trao cho người quá cố.

    Đến thập niên 1980, khi nghiên cứu trên ruồi giấm, giáo sư Jeffrey C. Hall và Michael Rosbash (Đại học Brandeis) phát hiện một gen kiểm soát nhịp điệu sinh học, nhưng họ không biết gen tên gì. Họ còn phát hiện một protein (sản phẩm sinh học của gen) có vẻ tăng vào lúc ban đêm và suy giảm vào lúc ban ngày, và chu kỳ này lặp lại suốt đời. Họ đặt tên cho protein này PER (viết tắt của “period” có nghĩa là thời kỳ).

    Năm 1994, giáo sư Young (ĐH Rockefeller) gọi gen này là “timeless” (vô tận) và thế là ông gọi protein này là TIM. Đây là những khám phá mang tính cách mạng trong sinh học.

    Về mặt phương pháp, giới khoa học đánh giá cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu là rất cơ bản và “tao nhã” vì qua đó chúng ta hiểu hơn về chúng ta. Để ghi nhận đóng góp quan trọng này, hội đồng giải Nobel quyết định trao giải Nobel y sinh học năm 2017 cho ba người: Hall, Rosbash và Young. Họ chia nhau giải thưởng gần 1 triệu USD.
    [​IMG]
    Duyên khởi trong Phật giáo

    Giải Nobel y sinh học năm nay nhắc nhở chúng ta rằng mọi sự vật trên đời đều chịu sự ảnh hưởng mang tính tương tác và chu kỳ của môi trường xung quanh.

    Triết lý Phật xem con người chúng ta là một tiểu vũ trụ trong một đại vũ trụ. Do đó, các biến chuyển tâm sinh lý của chúng ta chịu sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Trong mỗi ngày, đồng hồ sinh học trong mỗi chúng ta điều phối hành vi, hormone, nhiệt độ để ứng với nhiều giai đoạn trong ngày.

    Điều này có nghĩa là sức khỏe của chúng ta sẽ có vấn đề khi có sự bất xứng giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể. Chẳng hạn như khi chúng ta đi từ nước này sang nước khác với hai múi giờ khác nhau, chúng ta bị “jet lag”.

    Tương tự, sự bất xứng giữa lối sống và nhịp sinh học cũng có thể dẫn đến bệnh tật. Nhìn như thế thì bệnh tật không chỉ do gen, mà còn do mối tương tác phức tạp giữa gen và môi trường xung quanh. Môi trường đó cũng bao gồm cả sự chu chuyển của Trái đất. Đó chính là “duyên khởi” (hay “Dependent Origination”) trong Phật giáo.

    Những ai quan tâm đến Phật giáo đều biết đến khái niệm “duyên khởi”, hay còn gọi là “Thập nhị nhân duyên”. Duyên khởi chỉ ra rằng vạn vật đều phụ thuộc lẫn nhau trong một hàm số khổng lồ, và vạn vật tồn tại là nhờ 12 nhân duyên.

    12 nhân duyên bắt đầu bằng vô minh, đến hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Bệnh tật và cái chết là hệ quả của vô minh. Tương truyền rằng Đức Phật giác ngộ dưới cây bồ đề và ngộ ra quy luật “Cái này có nên cái kia có; cái này sinh nên cái kia sinh; cái này không nên cái kia không; cái này diệt nên cái kia diệt”.

    Một cách khác để hiểu là bất cứ một sinh vật (thực vật và động vật, gồm cả con người) đều do nhân duyên hợp lại mà hình thành và tồn tại, và sự tồn tại liên tục chuyển biến (tức “vô thường”). Từ các hoạt động sinh lý đến tâm lý của con người đều chịu sự ảnh hưởng của môi trường, thời tiết và khí hậu. Chúng ta tương tác với môi trường xung quanh để kiến tạo nên hệ sinh thái. Chúng ta không thể tồn tại nếu không có môi sinh. Do đó, ở góc độ con người, có thể xem duyên khởi là quy luật vận hành của tất cả các biến cố, từ sinh lý đến tâm lý.

    Hiểu biết được mối tương tác giữa môi sinh và các hoạt động của cơ thể con người theo chu kỳ giúp chúng ta khá nhiều trong đời sống và giảm rủi ro hằng ngày. Cũng như thực vật, hoạt động mang tính chu kỳ của cơ thể chúng ta chịu sự ảnh hưởng của các tia sáng vô hình, tia tử ngoại và tia hồng ngoại.

    Chẳng hạn như năng lực tập trung và thị lực chúng ta giảm đáng kể trong khoảng thời gian 2h-4h sáng, và do đó nên tránh làm những việc như lái xe. Sự minh mẫn cao nhất là từ 11h-13h chiều, và do đó có người đề nghị không nên ra những quyết định quan trọng về kinh doanh ngoài khoảng thời gian đó. Thậm chí những thói quen thưởng thức như uống bia rượu cũng có thể áp dụng kiến thức sinh học để chọn khoảng thời gian lý tưởng.

    Ngoài ra, nhịp sinh học còn được ứng dụng trong điều trị lâm sàng và quản lý bệnh tật. Một loạt bộ môn khoa học như thời sinh học (chronobiology), thời trị liệu (chronotherapy), thời dược liệu (chronopharmacology), thời bệnh lý (chronopathology) đã hình thành từ các thành tựu khoa học trong nghiên cứu nhịp sinh học.

    Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho thấy cho thuốc chống tăng huyết áp lúc ngủ có hiệu quả giảm nguy cơ đột quỵ và kiểm soát đường huyết của các công nhân làm việc ca đêm hay ca đêm cần phải thích ứng với nhịp sinh học. Tuy nhiên, những khám phá về gen của các khôi nguyên Nobel năm nay về mặt khoa học là một thành tựu kỹ thuật, nhưng việc đem lại lợi ích cho bệnh nhân thì vẫn còn là một con đường dài.

    [​IMG]
    Minh họa
    Chất liệu Đông phương ẩn giấu

    Nghiên cứu và thành tựu của các khôi nguyên Nobel dĩ nhiên là thể hiện những thành công ngoạn mục của công nghệ và suy luận thông minh.

    Ở mức độ thực tế, thời sinh học và gen liên quan xác định rằng bệnh tật là hệ quả của hằng hà sa số những mối tương tác phức tạp giữa các yếu tố môi trường và gen, mà nhịp sinh học chỉ là một biểu hiện. Nhưng nếu đặt trong bối cảnh chung và bức tranh lớn của nhân sinh quan thì các phát hiện liên quan đến nhịp sinh học và thời sinh học chỉ là một minh chứng cho nguyên lý “duyên khởi” của nhà Phật.

    Những ý tưởng và văn hóa Đông phương đã từng là nguồn cảm hứng dẫn đến các tác phẩm văn học được trao giải Nobel. Trong khoa học thì “chất liệu Đông phương” ít được khai thác trong các nghiên cứu cơ bản, nhưng một khi được khai thác thì cũng có thể dẫn đến những khám phá tầm cỡ Nobel. Hai năm trước, bà Đồ U U được trao giải Nobel từ một phát hiện dược chất trong cây ngải, mà nguồn gốc sâu xa là từ y văn cổ.

    Năm nay, ba nhà khoa học hiện đại được trao giải Nobel nhờ vào công trình nghiên cứu thời sinh học có nguồn gốc sâu xa từ học thuyết duyên khởi mà có lẽ họ cũng chưa từng được tiếp cận. Tôi nghĩ trong điều kiện và môi trường công nghệ sinh học và khoa học phát triển ở đỉnh cao như hiện nay thì việc áp dụng các phương tiện khoa học để khai thác các ý tưởng từ văn hóa Đông phương có thể dẫn đến nhiều khám phá thú vị khác.■

    (Tham khảo: Proc. Nat. Acad. Sci. USA Vol. 68, No. 9, pp. 2112-2116, September 1971)

    NGUYỄN VĂN TUẤN
    Theo:
    http://tuoitre.vn/giai-nobel-y-sinh-hoc-2017-mot-nhac-nho-ve-duyen-khoi-1398706.htm
  3. Nong_nan_HaNoi

    Nong_nan_HaNoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2016
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    55
    Tại sao số 7 lại đặc biệt như vậy?
    Câu trả lời rất đơn giản bởi vì nó chính là số nguyên tố lớn nhất trong hệ thập phân từ 1 đến 10 :eek:X_X
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Số 7 cũng là số Thành Tố của Luận Thuyết nổi tiếng của các dân tộc Đông Á:
    Luận Thuyết Âm dương ngũ hành (Âm dương=2 ngũ hành (5)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Luận thuyết _ _ÂmDƯƠNG, ngũ hành là nền tảng của Đông Y & bao trùm toàn bộ các nền học thuật các nước Đông Á.
    1 phiên bản sao của triết thuyết _ _Âm ---DƯƠNG trong KD là Thái Cực sinh Lưỡng nghi sanh tứ tượng gồm 7 thành tố: Nó được thể hiện trên BT ~lá cờ xuất hiện trong lịch sử của Triều Tiên & Hàn Quốc:

    Các mẫu quốc kỳ từng xuất hiện trong lịch sử (Triều Tiên & Hàn Quốc)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    & Có 1 Điều khác lạ nữa lại làm "Bẩn Ý" các Học giả & ~ nhà NC về các Luận thuyết này là chúng được tạo thành bơi 7 THÀNH TỐ CÀNG "BÍ ẨN" HƠN THẾ NỮA: Long Mã, Thấn Quy (BIỂU TƯỢNG cho hình ảnh mang Hà Đồ & Lạc thư trong truyền thuyết "Long mã phụ Hà đồ (龍 馬 負 河 圖; Thần Quy cõng Lạc thư bắt nguồn từ tích vua Đại Vũ trị thủy sông Lạc, nhìn thấy một con rùa trên lưng có các chấm đen trắng. Vua theo đó đặt ra Lạc Thư) đi cùng 3 nhân vật huyền thoại Phục Hy, Đại vũ & Chu Công (Đán, con Chu văn Vưong)
    ật
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Duy Có 1 nghịch lý là: Các Phạm trù ngôn ngữ; & ~ hoạt động có gốc xuất phát từ các Luận thuyết này là ai cũng dùng nó;
    Trong Thi ca, văn học, các môn học thuật; giao tiếp trong cã dân gian đời thường:
    vídụ như:_ _Âm có mặt trong : Số Âm; chiều Âm; Âm cực; Âm phủ; Âm trạch; VV... DƯƠNG Số DƯƠNG; chiều DƯƠNG; DƯƠNG cực; DƯƠNG gian, thái DƯƠNG; DƯƠNG vật VV...

    Tuy nhiên đả có 1 số K0 ít Ng ngày nay lại trù dập & gán cho AI đề cập đến nó nào là Mê tín dị đoan & cho luận thuyết này K0 khác gì thuật Phù thủy.
    Và nhiều nhà KH cố tránh đề cập đến Nó
    Các BT của ~ Luận thuyết này lại càng ly kì hơn Truyện BTTT của Dan Brown,

    & Dân tộc mang BT các Luận thuyết này ( Triều tiên; Hàn quốc) vói tiến trình diễn biến ~ sự kiện QT hiện nay đang là 1 thách thức tâm lý lớn đ/v Thế giới.
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Nếu chúng ta để ý là trong Luận thuyết _ _Âm---DƯƠNG, ngũ hành có 2 CHU TRÌNH vận đông bao trùm lô`ng vào nhau:
    ChU TRÌNH ngũ hành tương sinh (Biểu thị bằng Vòng tròN) có thể gọi là ChU KỲ ---DƯƠNG&
    ChU TRÌNH ngũ hành tương Khắc (Biểu thị bằng Ngôi sao 5 Cánh) có thể gọi là ChU KỲ _ _Âm .
    Ngoài ChU TRÌNH ngũ hành tương sinh tương Khắc ra còn ~ ChU TRÌNH tương thừa tương Vũ
    Các qui luật của Ngũ hành

    Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có:

    A. Trong điều kiện bình thường:

    Có 2 qui luật:

    1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):

    Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

    Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu - Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…

    2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):

    Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

    Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…

    • Trong mối quan hệ Sinh thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ.
    • Trong mối quan hệ Khắc thì Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.
    Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm ChU TRÌNH tương thừa tương Vũ:
    chế hóa, thừa thắng và hạ nhục, bổ - tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.

    Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như y học cổ truyền, hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, quân sự...

    Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
    (còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Cần nói lại, Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng.
    Theo truyền thuyết, Vua Đại Vũ cũng vốn là một vị vua huyền thoại, đi trị thủy trên sông Lạc gặp một con rùa Thần có những chấm trên đầu, chân, mai bèn nghĩ ra Lạc Thư (Nhưng đồ hình Lạc thư như thế nào cũng không rõ và cũng chỉ được công bố vào đời Tống, tức là hơn 3000 năm sau khi cổ thư nhắc tới sự kiện này) và Ông viết, san định Hồng phạm Cửu trù. Trong Hồng Phạm cửu trù khái niệm Ngũ hành xuất hiện.

    Hồng phạm cửu trù được nhắc tới trong thiên Vũ Cống của "Kinh thư" ở chương "Hồng phạm. Trong Cửu trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành từ những tên của năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo sự vận dụng tính chất của các loại vật chất đó trong việc canh tác trị thủy (Hồng thủy) & canh nuôi trồng trọt.


    Việc trị thủy (Hồng thủy) & canh nuôi trồng trọt cần đến:

    1. (*) Việc am hiểu & dự đoán về thời tiết & mùa màng
    2. (*) Am tường việc vận động fát triển Nội sinh của Vật nuôi & cây trồng,
    &3. (*) việc fổ biến thông tin cho quảng đại công chúng : CHỬ VIẾT là 1 công cụ cần thiết.


    1. (*)Việc am hiểu & dự đoán về thời tiết & mùa màng cần đến 1 lược đồ & lược đồ về thời tiết & mùa màng này chỉ có thể là ở Tiên thiên Bát Quái
    2. (*) Am tường việc vận động fát triển Nội sinh của Vật nuôi & cây trồng, cần fải biết tập tính & Sinh lý Vật nuôi & cây trồng.
    3. (*) việc fổ biến thông tin cho quảng đại công chúng : cần đến CHỬ VIẾT


    Đây có thể là việc Qui Hoạch (HAY DỰ ĐOÁN về việc KINH BANG TẾ THẾ) rất bài bản của ~ Ng cổ đại Đông Á.

    Ở đây cần nói rõ: ngũ hành mà ta sử dụng vào ngày nay không còn giữ nguyên bản thân nó nữa mà nội hàm và ý nghĩa tượng trưng của nó đã được trừu tượng hoá._& Phạm Trù hoá ( Chỉ riêng Thụật Ngữ Phạm Trù có lẻ cũng xuất fát từ Cổ ngữ Hồng Phạm cửu trù ?)

    Chỉ riêng các Phạm trù KIM, MÔC, THỦY, HOẢ, THỔ đều là ~ Bộ THủ chính trong CHỮ ViẾT TQ (Hán Tự)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Hiện nay, sau khi ~ bài viết trong các chủ đề # nhau được Post, trên Mạng có fổ biến 1 loạt Clips (video) hoạt hình
    theo đó có nội dung hoàn toàn tương thích cùng các luận điễm trình bày qua các chủ đề # nhau đã được Post.
    Theo đó, Sự kiện Lạc Thư, Thần Quy & Hồng Phạm cửu Trù được trình bày Theo Clip sau đây:

    Bộ Phim Kinh Dịch - Chu Dịch - Tập 5: Vua Đại Vũ và Lạc Thư
    :bz:drm:drm1:-bd

Chia sẻ trang này