1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Vừa vào forum đã thấy mặt con ếch luộc đánh chiếm các nơi, admin ơi làm gì đi chứ, bó tay với thằng điên này :(:(:(
  2. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    có kiến thức gì mà tự tin vậy :rolleyes:
  3. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    F-35 đắp chiếu 30 ngày vì... bị gỉ sét
    (Vũ khí) - Lầu Năm Góc đã ra quyết định tạm dừng hoạt động của tiêm kích F-35 trong vòng 30 ngày sau khi phát hiện có dấu hiệu của sự ăn mòn.
    Theo Reuters, Lầu Năm Góc đã ra quyết định tạm dừng hoạt động của tiêm kích F-35 trong vòng 30 ngày sau khi phát hiện có dấu hiệu của sự ăn mòn xung quanh các ốc vít trên máy bay.

    Lực lượng không quân phát hiện ''sự ăn mòn vượt quá giới hạn kỹ thuật'' trong quá trình bảo trì định kỳ tại Căn cứ Không quân Hill ở Utah. Vị trí xuất hiện ăn mòn nằm giữa lớp vỏ sợi các bon với khung nhôm.

    Lầu Năm Góc tuyên bố, mặc dù vấn đề ăn mòn trên tiêm kích F-35 hiện nay không ảnh hưởng đến các chuyến bay, cũng không ảnh hưởng đến mức độ an toàn của F-35, tuy nhiên vấn đề này cần được giải quyết để ngăn ngừa sự ăn mòn trong tương lai.

    Lockheed Martin đang kiểm tra mức độ ăn mòn trên toàn bộ 250 máy bay F-35 được triển khai cho quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh.

    Theo ông Joe Dellavedov, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, các vết gỉ sắt trên tiêm kích F-35 là do nhà phát triển Lockheed Martin gây ra.

    "Trong tương lai các lỗi vừa được tìm thấy trên F-35 phải được sửa chữa. Thế nhưng chúng không đe dọa đến an toàn của các chuyến bay của F-35", ông Dellavedov nói với Bloomberg.

    [​IMG]
















    Tiêm kích F-35
    Thông tin trên được Lầu Năm Góc công bố ngay sau khi tờ Business Insider tiết lộ rằng, các nhà cung cấp phụ tùng và trang thiết bị bảo đảm cho máy bay tiêm kích-ném bom thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ đã không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của sản phẩm này.

    Hiện nay Lầu Năm Góc không thể sử dụng 20% số máy bay của mình vì thiếu các bộ phận nhỏ lẻ để động bộ chúng.

    Cơ quan kiểm tra giám sát của chính phủ Mỹ đã công bố một bản báo cáo với nội dung cho biết rằng, tính từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2017 với mỗi lô sản phẩm 5 chiếc F-35 thì có ít nhất 1 chiếc không thể cất cánh do thiếu phụ tùng.

    Đại diện của công ty Lockheed Martin (nhà phát triển F-35) cho biết, công ty này đã dự đoán được những khó khăn này. Và họ tuyên bố rằng, họ sẽ khắc phục được tình trạng này trong thời gian sớm nhất.

    Trong bản báo cáo nhóm nghiên cứu cũng đưa ra vấn đề về cách làm việc của một số lãnh đạo quân đội, vì họ đã gây khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận với các nhà cung cấp, đặc biệt là những thủ tục hành chính và giá thành của hợp đồng.

    Nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh của Không quân Mỹ. Bởi vì theo kế hoạch đến năm 2021, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tăng gấp 3 số lượng máy bay F-35. Và tình hình sẽ trở nên rất trầm trọng nếu Mỹ không giải quyết triệt để vấn đề này.

    F-35 vốn được biết đến là chiến đấu cơ tỷ đô của Mỹ, song dòng tiêm kích này còn rất nhiều thiếu sót. Mỹ đã phát hiện ra gần 300 lỗi nghiêm trọng của F-35 buộc phải được khắc phục. Một trong số đó là lỗi với hệ thống pháo 25 mm có độ rung quá mạnh, cũng như cách ngắm bắn khẩu pháo này bằng mũ thông minh HMDS của phi công F-35.

    Việc cải thiện phần mềm phân tích lỗi (ALIS) cũng diễn ra rất chậm chạp. Bên cạnh đó là những vấn đề như các linh kiện ở cánh đuôi bị quá nhiệt và xuống cấp quá nhanh khiến chúng rất dễ bắt lửa.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-dap-chieu-30-ngay-vi-bi-gi-set-3346359/
  4. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Ba chiếc F-35A đầu tiên của Na Uy đã hạ cánh xuống
    căn cứ không quân Ørland


    [​IMG]
    Ngày 3 tháng 11, ba máy bay phản lực F-35A đầu tiên của Không quân Hoàng gia Na Uy lần lượt mang số hiệu AM-8, AM-9 và AM-10 đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Ørland của Na Uy và đồng thời cũng là căn cứ quan trọng của Nato.

    Na Uy có kế hoạch mua 52 chiếc F-35A với chi phí ước tính khoảng 70 tỷ NOK ( 7,3 tỷ USD), bao gồm cả vũ khí và hỗ trợ huấn luyện, bảo dưỡng để thay thế những phi đội máy bay F-16 đã sắp hết hạn sử dụng và sẽ được thay thế vào năm 2021.

    Hai chiếc đầu tiên được giao vào năm 2015 và hai chiếc khác vào năm 2016 và ba chiếc tiếp theo vào năm 2017, nhưng những chiếc máy bay này khi đó được đậu ở căn cứ không quân Luke, Arizona, nơi chúng được sử dụng cho đào tạo huấn luyện cho các phi công Na uy. Từ năm 2018 trở đi, tốc độ bàn giao sẽ là 6 chiếc mỗi năm.
    [​IMG]

    https://theaviationist.com/2017/11/...have-just-landed-at-orland-air-force-station/


    P/S: Ôi, từ khi nhận được những đánh giá "thông minh" của kha khá "chuyên gia" Việt Nam về dòng máy bay "lỗi thời ngay từ trước khi ra đời" F-35s thì tốc độ giao hàng, đơn đặt hàng và đơn xin mua từ các nước "lạc hậu" cứ bay về tới tấp. Khả năng phân tích của những "đỉnh cao trí tuệ" này khiếp thật!
    ngungungu thích bài này.
  5. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Na Uy cũng góp vốn vào dự án F35, ko mua F35 thì hóa ra nó lỗ và ngu à !

    [​IMG]

    https://www.f35.com/global/participation/norway

    F4 cũng bán được cho nhiều thằng chư hầu, nhưng F4 vẫn là dòng máy bay thất bại đấy thôi, đơn giản mày ko tự thiết kế máy bay được hoặc thiết kế dổm quá, thì phải đi mua

    https://en.wikipedia.org/wiki/McDonnell_Douglas_F-4_Phantom_II

    Cho tới thời điểm hiện tại, tất cả các nước nhận F35 cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay về số lượng máy bay nhận thực tế, cũng chưa có chiếc nào đạt được khả năng chiến đấu mà vẫn là thử nghiệm, chưa có nước nào mua vũ khí cho F35 vì bản thân F35 của Mỹ cũng đang tét vũ khí

    Thực tế tất cả các máy bay chuyển cho chư hầu đều là máy bay trong lô 100 chiếc ko chiến đấu được thậm chí cũng ko có khả năng trinh sát vì chưa trang bị các hệ thống cảm biến tối tân (ngay cả bản của Mỹ cũng chưa thử nghiệm hoàn chỉnh), 1 kiểu khổ dâm thường thấy của đám marketing, đồ dỏm nhưng vẫn phải cắn răng mua (hoặc là hợp đồng trên giấy), rồi nhận để đó, bay vài vòng, chụp ảnh, quay video pót youtube cho các con chiên rồ Mỹ ko não hít hà

    Nhật Bản tiền mất tật mang với F-35
    Thực tế buồn: Hơn 100 chiếc F-35 không thể chiến đấu

    Như Nga , TQ xuất khẩu J7 cho tới Su-27 là có khả năng chiến đấu ngay lập tức

    Sao rồ Mỹ ko đem Canada ra vd nhĩ ? Canada góp vốn và nhân lực thiết kế F35 nhiều hơn Thổ, Na Uy và ko mua F35

    Đàn em thân cận Canada từ chối mua F-35
    Lần cập nhật cuối: 05/11/2017
  6. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Quân đội Mỹ từ chối nhiều tiêm kích F-35 vì lỗi vỏ tàng hình
    Lô tiêm kích F-35 bàn giao cho quân đội Mỹ trong giai đoạn 21/9 đến 20/10 bị từ chối vì lỗi ở lớp vỏ tàng hình.
    Dàn radar Nga có thể khiến máy bay tàng hình Mỹ lỗi thời / Mỹ thử nghiệm tiêm kích F-35 trong thời tiết lạnh giá

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35A trong biên chế không quân Mỹ. Ảnh minh họa: USAF.

    "Toàn bộ số tiêm kích tàng hình F-35 được bàn giao từ ngày 21/9 đến 20/10 đều bị đình chỉ bởi Văn phòng quản lý chương trình F-35", đại diện tập đoàn Lockheed Martin hôm 1/11 cho biết. Lý do bắt nguồn từ hiện tượng ăn mòn xung quanh các ốc vít nối lớp vỏ tàng hình với khung máy bay, được cho là "vượt quá chỉ tiêu kỹ thuật cho phép", Sputnik đưa tin.

    Tập đoàn Lockheed Martin đang xác định có bao nhiêu chiếc trong tổng số 250 tiêm kích F-35 được sản xuất cho quân đội Mỹ gặp vấn đề này. Lầu Năm Góc khẳng định vấn đề "cần được giải quyết để ngăn ngừa nguy cơ ăn mòn trong tương lai", nhưng khẳng định điều này không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng tới hoạt động của phi đội F-35.

    Lockheed Martin đã bàn giao 46 chiếc F-35 cho quân đội Mỹ trong năm 2016 và dự kiến chạm mốc 66 tiêm kích trong năm nay. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định việc từ chối nhận bàn giao sẽ không ảnh hưởng tới số máy bay được quân đội nước này nhận trong năm 2017.

    Quân đội Mỹ dự kiến mua 440 chiếc F-35 trong năm 2018 với tổng trị giá từ 35 đến 40 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này sẽ tiếp tục tăng cao do dự án F-35 vẫn trong quá trình phát triển. Chi phí nâng cấp để duy trì ưu thế cho F-35 cũng quá cao, khiến Mỹ đối mặt với nguy cơ có quá nhiều máy bay bị giới hạn khả năng chiến đấu.

    Sau 25 năm nghiên cứu phát triển, dòng F-35 vẫn chưa hoàn thiện và trở thành dự án vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử Mỹ. Quá trình sản xuất hàng loạt loại tiêm kích này dự kiến được khởi động vào năm sau.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...em-kich-f-35-vi-loi-vo-tang-hinh-3665576.html
  7. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    F35 có thể đại bại dưới tay J7 bởi điểm yếu này:

    New Data Link May Enable F-35 to Talk to Other Aircraft

    F-35 có 1 điểm yếu chí mạng nữa là khả năng giao tiếp, gần như ko có khả năng giao tiếp trực tiếp giữa F35 và đài kiểm soát mặt đất hoặc các loại radar, thậm chí là AWACS, F35 chỉ mới có thể giao tiếp với các máy bay chiến đấu (vị trí gần nhau), tức là còn thua cả MiG-21, MiG-21/J-7 cả bản nâng cấp hệ thống datalink + radar OTH hoặc các loại radar tầm xa/anti stealth khác, cảm biến thụ động, phát hiện ra F-35 từ cách xa >100-300km (F35 cũng ko có RWR nên ko phát hiện được đang bị radar tracking, chưa kể cảm biến thụ động hoặc radar AESA thì F35 cũng bó tay, còn nữa dù có RWR nhưng RWR cũng giới hạn phảm vi mục tiêu với các loại radar cũ, nó chỉ thông báo bị radar track chứ ko thể định vị nguồn phát do quá phạm vi >100-300km), với khả năng bay thấp tốt ( từng chứng minh trong CTVN, khi Mig 21 khi đó còn ko có radar, nhưng được đài radar mặt đất dẫn tới vị trí B52, F4 tấn công, radar APG81 ko có khả năng lọc nhiễu mặt đất hiệu quả, hơn nữa ở phạm vi >100km thì rất khó để APG81 hoạt động ở chế độ SAR, để đối đất hoặc trinh sát mặt đất F35 dùng EOTS, nhưng nó cũng có phạm vi thấp nếu chiếu xuống bề mặt, giới hạn phạm vi), sau đó vọt lên cao khi tới vị trí F35 bị radar tóm rồi tiến hành tấn công bất ngờ, F35 chỉ có chết chắc. F35 cũng ko dùng được tên lửa diệt radar (HARM) nào cả

    F35 chỉ có 1 cách để tránh đòn đánh chặn của các loại máy bay cổ lỗ J7/MiG21 là bay thấp, nhưng bay thấp thì cũng chính F35 ko biết phía trước là gì, vì như đã nói F35 ko liên kết với AWACS hay radar tầm xa (trên tàu chiến Mỹ) nào, cho dù có datalink được thì với lợi thế bay thấp, các phương tiện trinh sát của phía hỗ trợ F35 cũng khó phát hiện J7 bởi khả năng bay thấp, siêu tốc tải trọng nhẹ vì chỉ cần đeo vài quả AAM là đủ (có sẵn pháo canon). Với cách kết hợp bay thấp và dẫn hướng bằng GCI, J7/MiG-21 dư sức đánh tan F35 mà ko bị tổn thất, lưu ý là từ dòng J7E trở đi đã được nâng cấp với mũ bay HMS và tên lửa PL-8 (sau này là PL-9 của bản J7G)

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Lần cập nhật cuối: 06/11/2017
  8. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    F-35I Israel tróc vẩy mà chỉ đánh được S-200 trầy da?
    (Bình luận quân sự) - Các chuyên gia quân sự kết luận, “bóng ma” F-35I của Israel chỉ làm S-200 Syria bị thiệt hại nhẹ, không mất sức chiến đấu.
    CS-200 Syria chỉ bị “trầy da”

    Theo tin của giới truyền thông, sau khi nghiên cứu các thông tin của các bên và bằng chứng thực tế từ các hình ảnh vệ tinh về sự kiện được cho là “S-200 Syria bị chiến đấu cơ Israel hủy diệt”, các chuyên gia quân sự đã kết luận rằng, các hệ thống S-200 này vẫn sống sót sau cuộc tấn công của F-35 Israel.

    Theo đó, các chuyên gia quân sự độc lập đã nhận định rằng, các hệ thống tên lửa đất đối không S-200VE do Liên xô sản xuất đang phục vụ trong lực lượng phòng không Syria vẫn nguyên vẹn sau vụ tấn công trả đũa của Không quân Israel bằng máy bay chiến đấu F-35.

    S-200 là loại tên lửa được Liên Xô chế tạo bằng công nghệ từ thập niên 60 của thế kỷ trước hiện đang là loại tên lửa phòng không tầm xa hiện đại nhất trong Quân đội Syria; còn máy bay chiến đấu tàng hình F-35 là loại tiêm kích tàng hình tối tân thuộc thế hệ 5 của Mỹ mà Israel mới được nhận.

    Lực lượng phòng không Syria hiện đang còn sử dụng khoảng 48 tổ hợp tên lửa S-200 200VE "Vega-E" (SA-5B Gammon), với tầm phóng tối đa khoảng 240km. Tuy nhiên, đây là loại vũ khí phòng không được coi là lạc hậu trong chiến tranh hiện đại.

    Hai loại vũ khí vốn là khắc tinh của nhau đã “giao đấu” với nhau trong một cuộc chiến diễn ra vào sáng ngày 16/10 ở khu vực thủ đô Damascus của Syria, giáp với biên giới Lebanon, vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có chuyến thăm chính thức đến Israel.

    Giới truyền thông đưa tin, quân đội Syria thông báo các hệ thống tên lửa đất đối không SA-5 của lực lượng phòng không Syria đã tấn công vào máy bay của Không quân Israel với cáo buộc vi phạm không phận Syria trên biên giới với Lebanon.

    Dịch vụ thông tin báo chí của quân đội Israel cho biết về một cuộc không kích trả đũa vào "những thành phần chính" của đơn vị phòng không Syria, khiến một tiểu đoàn phòng không Syria mất sức chiến đấu.

    [​IMG]
    S-200 Syria và F-35I Israel đã thực sự đối đầu với nhau?

    Tuy nhiên, các chuyên gia đã nghiên cứu hình ảnh vệ tinh các vị trí của Lữ đoàn phòng không Syria số 16, thuộc Sư đoàn số 72, đóng ở gần căn cứ không quân Dumeir, cách Damascus 50 km và đưa ra nhận định rằng, sau vụ tấn công trả đũa của không quân Israel, “tất cả các thiết bị phòng không” của các tổ hợp này vẫn còn sống sót và an toàn.

    Các chuyên gia nhận định rằng, không loại trừ khả năng siêu tiêm kích F-35 vẫn đánh trúng tiểu đoàn tên lửa S-200 của Syria; tuy nhiên, nó chỉ làm hư hại trạm anten với radar chiếu mục tiêu, mà nhiều khả năng đã được phục hồi hoạt động ngay sau đó.

    F-35I Idir Israel “tróc vẩy” vì cái gì?


    Skip
    Ads by Blueseed
    Ngược lại, vừa qua cũng xuất hiện những thông tin cho biết, việc các máy bay chiến đấu Israel cố tình trả đũa đơn vị phòng không S-200 Syria là để “báo thù” cho một máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đã bị bắn trúng, khiến tốp máy bay hỗn hợp các F-35/F-15/F-16 phải hủy bỏ nhiệm vụ.

    Ngay trong ngày 16/10, Quân đội Israel đã đột nhiên thông báo rằng, các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35I Idir của họ đã phải tạm thời ngừng bay trong vài tuần, bởi một chiếc đã bị hỏng lớp sơn tàng hình do tai nạn ngoài ý muốn vào khoảng 2 tuần trước.

    Theo đó, Quân đội Israel đã giải thích là chiếc F-35I Adir đã va phải chim ngay trước khi hạ cánh tại căn cứ không quân Nevatim ở sa mạc Negev, miền Trung nước này. Cú va chạm không gây thiệt hại hay nguy hiểm nhưng chiếc máy bay cũng bị hư hỏng nhẹ ở lớp sơn tàng hình.

    Do yêu cầu rất cao để duy trì khả năng tàng hình khi hoạt động, không quân nước này đã phải tạm ngừng hoạt động huấn luyện F-35I một vài hôm để phục vụ việc sơn phủ lớp tàng hình bảo vệ mới cho chiếc tiêm kích này và sẽ nhanh chóng đưa nó trở lại hoạt động.

    [​IMG]
    Hệ thống radar trong tổ hợp phòng không tầm xa của Syria

    Mặc dù như thế nhưng giới phân tích cho rằng thông tin F-35I bị S-200 bắn trúng cũng không hoàn toàn vô lý, bởi việc máy bay Israel bị hỏng là điều có thật nhưng nước này đã không đưa ra được bất cứ video hay bức ảnh nào chứng minh vụ việc này chỉ là một tai nạn.

    Hơn nữa, theo công bố của nhà sản xuất Lockheed Martin về các tính năng ưu việt của siêu tiêm kích này, khả năng chống va chạm với chim đã được tính toán rất kỹ trong quá trình thiết kế F-35 và nó đã trải qua nhiều thử nghiệm va chạm với chim với kết quả bảo vệ tuyệt.

    Nếu quả thực chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 này thực sự có va chạm với chim thì nó có thể nhanh chóng sửa chữa nhỏ để tiếp tục hoạt động bình thường, bởi vì lớp vỏ tàng hình có khả năng chống va đập rất tốt của F-35I khó có thể bị hư hỏng nặng đến mức độ ngừng bay vài tuần.

    Hơn nữa, các nguồn tin của Israel không đưa ra được bất cứ bức ảnh nào của chiếc máy bay chiến đấu F-35I, sau vụ va chạm với chim.

    Do đó, khi đó giới phân tích đã nhận định rằng, rất có thể là trước khi bị Israel tấn công, một quả tên lửa phòng không cổ lỗ của Liên Xô của các bệ phóng tên lửa phòng không S-200 Syria đã phát nổ gần 'bóng ma' F-35I của Israel, nhưng không thực sự đánh trúng vào nó.

    Tuy nhiên, chỉ một việc này đã cho thấy khả năng tàng hình của F-35I không phải là tuyệt đối, các phương tiện phòng không kiểu Liên Xô/Nga vẫn có khả năng phát hiện và tấn công chúng và đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho Nga để đối đầu với F-22 và F-35 Mỹ.

    Nếu quả thực F-35 chỉ bị hư hại nhẹ còn các hệ thống S-200 Syria cũng không bị thiệt hại nặng thì sự kiện này có thể được gọi là “F-35I Adir của Israel ‘tróc vẩy’ mà cũng chỉ đánh được S-200 ‘trầy da’.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...c-vay-ma-chi-danh-duoc-s-200-tray-da-3346665/

    Đố bọn Mỹ, Do Thái trưng ảnh UAV, vệ tinh làm bằng chứng chứng minh F35 chỉ điểm cho tên lửa hành trình phóng từ các phương tiện tại Do Thái thông qua Lebanon hủy diệt S200 đấy, bảo hủy diệt mà ảnh ọt chẳng thấy đâu. Chắc chắn là láo, chỉ có việc thật là F35 bị S200 bắn trọng thương ko dám show ảnh
  9. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Có thể cái ji`, hàng Mỹ thì thua hàng tàu, đơn giản ko cần nói nhiều.
  10. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69

Chia sẻ trang này