1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    363
    Hay quá bác Huytop ơi, ngày nào cũng hóng bài bâc, và sợ... hết
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tháng 3/2018 mới hết quyển II-Tháng 12/2018 mới hết trọn bộ bạn nhé
    --- Gộp bài viết: 20/11/2017, Bài cũ từ: 20/11/2017 ---
    Các bác ơi ! Hỏi ngu một chút ! Cái mà đựng khẩu phần thức ăn dã chiến mà LÍNH ĐỨC đeo, tráng men, có thể đun trên bếp lửa đc thì tiếng Anh gọi là gì....chuyển sang tiếng Việt thì gọi thế nào cho đúng : ca-men, cà-mèn, cà-men hay là ga-men ????....Nhưng nhớ là của lính Đức nhé.....
    caonam_vOz, viagralesstonkin2007 thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đại tướng Lindemann, Tư lệnh Tập đoàn quân XVIII chỉ được thông báo về trận giao chiến đẫm máu nhưng ngắn ngủi tại rìa phía nam của khu vực "Scheidiswald" trong các bản báo cáo buổi sáng. Ông ta đang nghiên cứu bản đồ tình thế tại Sở chỉ huy dã chiến của mình :”Liệu tuyến phòng thủ mới mà chúng ta đang phụ trách có phải là một cái nút cổ chai nữa không hả Speth?”…

    Nhưng trước khi Thiếu tướng Speth, tham mưu trưởng có thể trả lời, thì Lindemann tiếp tục: " Bằng giá nào, chúng ta phải giữ bằng được những ngọn đồi ở Sinyavino! Đây là điểm duy nhất là nơi ta có thể ngăn cản, hoặc quấy rối, hoặc luôn luôn khống chế việc di chuyển trong hành lang hẹp của bọn Nga giữa Lipka và Schlusselburg. Vì vậy, đó không phải là tất cả - nếu ta không giữ được những quả đồi này thì sẽ không thể giữ được mọi thứ kể cả nhà ga Mga. Và một khi người Nga chiếm được Mga cũng như họ kiểm soát được tuyến đường sắt chiến lược Kirov, thì toàn bộ cuộc phong tỏa Leningrad, mục tiêu chiến lược của ta, sẽ trở thành vô nghĩa. "

    Đại Tướng Lindemann đã nói đúng. Nguyên soái Voroshilov, điều phối viên các Chiến dịch quân sự Sô-viết bên hồ Ladoga, đang nỗ lực và chấp nhận những hy sinh to lớn để bằng giá nào chiếm được những ngọn đồi chỉ huy nằm giữa Volkhov và Neva cùng với các cứ điểm trụ cột tại hai góc phòng tuyến quân Đức. Voroshilov muốn phá vỡ hoàn toàn vòng phong tỏa Leningrad càng sớm càng tốt…

    Không ngừng nghỉ, các sư đoàn của Hồng quân đã liên tục tiến hành các cuộc tấn công trực diện vào khu vực vùng đất cao tại khu đồi Sinyavino. Họ tạo ra một sức ép rất lớn vào hai cứ điểm “Con nhím” nằm ở 2 góc phòng tuyến Đức : Đó là Poselok 7 và Gorodok. Người Nga đã giã vào đây với hỏa lực của mọi loại pháo binh. Họ tung các trung đoàn xe tăng. Họ kêu gọi máy bay dội bom liên tục vào các vị trí này, hết đợt này đến đợt khác.

    Nhưng tất cả là vô ích. Tướng Hilpert, tổng chỉ huy các lực lượng Đức trong dải hành lang này từ ngày 24 tháng Giêng, dưới tên gọi là "Cụm tác chiến Hilpert" có tầm cỡ như một Quân đoàn, đã từ bỏ khu rừng "Scheidiswald" và vùng đất than bùn tại phía nam Poselok 5 để tập trung cho tuyến phòng thủ chính mới chạy từ Gorodok trực tiếp qua các ngọn đồi cao Sinyavino cho đến Poselok 7 và "Chiến lũy Wengler"….

    Trong thời gian này, có những lúc khoảng chục sư đoàn Đức cùng tham gia tác chiến trong hành lang này. Ngoài các Sư đoàn Đông Phổ cũ đến từ khu vực phía nam thuộc Tập đoàn quân, còn có Sư đoàn Sơn cước số 5 đến từ phía đông-nam vòng vây Leningrad và Sư đoàn Khinh binh 28 đến từ Volkhov. “Cụm chiến đấu "Hühner” đang trấn giữ rìa đông bắc của những quả đồi tại Sinyavino. Các lính công binh và những người lính Đức thuộc nhóm “Tác chiến khẩn cấp” của Sư đoàn Bộ binh 61 đã liên tục phải chịu những đợt tấn công đặc biệt khốc liệt của người Nga nhưng không lúc nào họ nhượng bộ cho người Nga dù chỉ một phút.

    Ở bên phải và bên trái là hai Sư đoàn Bộ binh khác cũng đến từ Đông Phổ, Sư đoàn số 1 và số 11, cùng với các người lính thuộc Sư đoàn 28 Khinh binh Silesian, đã cùng chiến đấu rất kiên trì và bền bỉ.

    Những trận chiến giáp lá cà rất hung bạo, tàn ác đã xảy ra xung quanh ngôi nhà thờ bị hủy hoại nặng nềtại Sinyavino là một trong những trận chiến khốc liệt nhất của chiến tranh.

    Đối đầu với “Các chiến binh đến từ Đông Phổ” này, mọi nỗ lực của người Nga nhằm hướng đến Mga thông qua khu đồi Sinyavino đều gặp thất bại. Trong băng lạnh, trong bão tuyết và dưới hỏa lực sấm sét của pháo binh Liên Xô, các đại đội của Đức buộc phải co cụm trong chiến hào cũng như trong các “con nhím”, và một nửa trong các số đó trụ tại các hố bom đạn.

    Sau 8 ngày tấn công không ngừng, STAVKA mới nhận ra rằng họ không thể tiến xa hơn được nữa. Khu vực than bùn của Sinyavino lại được bao phủ bởi rất nhiều thi hài của các chiến sĩ Sô-viết……

    Các Ủy viên Hội đồng Quân sự và Chỉ huy trưởng thuộc 2 Tập đoàn quân Sô-viết đã thông báo với Đại bản doanh Sô-viết tối cao : "Chúng tôi không thể làm gì được. Binh lính đang kiệt sức (bị chảy máu trắng…) và chúng tôi vẫn không thể chiếm được những ngọn đồi này. Trên thực tế, Hồng quân không thể tấn công một cách trực diện được. Người Đức đã củng cố vị trí của họ một cách mạnh mẽ. Họ đã chuyển mọi thứ cần thiết nhất đến phòng tuyến tại Sinyavino. Nhưng có thể ở những khu vực khác, ví dụ như bên sườn ở Volkhov, hoặc trong khu vực Pogostye và cả ở góc đông nam thuộc vòng vây Leningrad, tại Kolpino, giờ đây đang bị suy yếu hơn nhiều, đó là những nơi chúng ta nên mở hướng đột kích…! "

    Đấy là một ý tưởng mang tính thực tiễn và là một kế hoạch hấp dẫn - một đòn tấn công gọng kìm nhằm vào khe hở của một vòng vây kép lực lượng Đức ở phía bắc và phía Đông Mga. Nếu mà kế hoạch thành công, không chỉ đường sắt Kirov về tay Hồng quân mà còn lùa được 1 tá Sư đoàn Đức vào trong rọ. Stalin cùng Đại bản doanh Sô-viết tối cao đã rất nhiệt tình về Chiến dịch đột kích do các Tướng lĩnh Hồng quân đưa ra tại khu vực này. Họ liền phác thảo kế hoạch tấn công.

    Nhưng Stalin, cũng giống như Hitler, luôn luôn bị sai lầm khi đánh giá quá thấp đối thủ của mình. Một lần nữa mục tiêu muốn đạt được quá nhiều mà lực lượng trong tay lại quá ít ỏi….

    Vào ngày 10 tháng Hai năm 1943, người Nga bắt đầu mở đòn đột kích vào mỏm Pogostye ở phía đông nam cũng như từ khu vực Kolpino và Krasnyy Bor ở phía tây nam. (Xem Bản đồ 27)....

    .................................

  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Phía đông nam, đòn đột kích do Tập đoàn quân LIV (54) Sô-viết đảm nhiệm nhằm vào vị trí do Sư đoàn Bộ binh 96 Đức phụ trách. Trên thực tế, Sư đoàn này đã được kéo ra khỏi phòng tuyến Sinyavino để nghỉ ngơi và bổ sung tại Pogostye. Thay vì thưởng thức một thời gian nghỉ ngơi xứng đáng, các trung đoàn dưới quyền chỉ huy của Tướng Noeldechen phải đối mặt với một cuộc chiến trong các khu rừng hết sức dã man và tàn bạo. Cùng với sự yểm trợ của Sư đoàn Bộ binh 61 và 132, cuộc tấn công của người Nga mới bị đẩy lùi. Sau khi đạt được một chút ít đất đai của quân Đức, người Nga buộc phải dừng lại. Hồng quân liên tục đào các công sự nhằm giữ vững các vị trí đã giành được từ tay quân Đức nhưng cuối cùng đã bị đẩy trở lại từng bước một. Phía mặt trận thuộc khu vực Tây nam, Sư đoàn Cảnh vệ 4 SS cùng với Sư đoàn Tây Ban Nha Xanh (còn gọi là Sư đoàn Bộ binh 250) phải bảo vệ các vị trí trên tuyến phòng thủ của mình trước đòn phát động tấn công của người Nga bao gồm : bảy sư đoàn Bộ binh, năm lữ đoàn xung kích và ba lữ đoàn thiết giáp yểm trợ.

    Những người lính Tây ban nha thuộc các Tiểu đoàn 262, 263 và 269 của Trung đoàn Vệ binh dưới sự chỉ huy của Tướng Esteban-Infantes đã chịu áp lực rất mạnh của Hồng quân tại Krasnyy Bor. Hướng đột kích chính tại đây của người Nga bao gồm 3 Sư đoàn Bộ binh, 2 Tiểu đoàn tăng, tổng cộng 33.000 binh sĩ, cùng 60 chiếc T-34, một số pháo chống tăng và Phân đội pháo binh số 187 với tổng cộng 1.000 khẩu pháo. Chống lại sức mạnh to lớn này của Hồng quân, những người lính Tây Ban Nha chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực hai mươi dặm phòng tuyến chỉ có một trung đoàn bộ binh tăng cường của 2500 người, cũng như ba tiểu đoàn với khoảng 2000 binh sĩ. Thêm vào đó có một vài đơn vị đặc biệt và pháo binh có số lượng 24 khẩu pháo, nhưng không hề có lực lượng xe tăng yểm trợ.

    Khoảng cách giữa họ và Đồng minh Đức bên cánh trái là một khu vực có khoảng cách khoảng bốn dặm, chỉ được bảo vệ bởi các đội tuần tra. Do thiếu nhân lực, tướng Esteban-Infantes đã không thể thành lập được phòng tuyến, nhưng ông buộc phải giữ lại hai tiểu đội xe đạp, hai đại đội công binh, và hai phân đội pháo binh làm lực lượng dự trữ. Quả là một số lượng ít ỏi….

    Sau những trận cận chiến hết sức đẫm máu, người Nga đã tiến được 2 dặm hướng về Krasny Bor. Nhưng thành công này đã làm cho họ thiệt hại tới 11.000 binh sĩ, và hơn nữa họ đã bị mắc kẹt tại Izhora. Những người lính Tây Ban Nha đã chống lại bằng các vũ khí như dao găm, lưỡi lê, dụng cụ đào hào hoặc lựu đạn. Sự dũng cảm phi thường của họ xứng đáng được lịch sử ghi lại.

    Một ví dụ điển hình là : người lính Vệ binh Antonio Ponte đã thành công trong việc ngăn chặn một sốxe tăng Sô-viết xâm nhập bằng những trái lựu đạn và mìn. Sau khi đã phá hủy chiếc T-34 cuối cùng, Antonio Ponte bị mất tích. Anh ta đã chết ở đâu đó trong vùng đất băng giá bên bờ sông Neva, hoặc có thể bị đè bẹp dưới xích xe tăng quân thù hoặc thi thể bị xé nát bởi những quả lựu đạn. Ponte được trao Huân chương cao quý nhất Tây Ban Nha dành cho lòng dũng cảm, mang tên là Laureada San Fernando.

    Sư đoàn Xanh (Tây ban nha) đã mất tới 3.200 người; Tiểu đoàn Hỏa châu mất gần 90 phần trăm sức mạnh. Tuy nhiên, các binh sĩ Tây Ban Nha đã giữ được những điểm đề kháng mạnh và do đó bảo vệ khu vực hạ sườn thuộc “Cụm chiến đấu Hilpert” . Một cuộc phản kích được đưa ra với các lực lượng thuộc Sư đoàn Bộ binh Bavaria 212 của Thiếu tướng Reymann đã đánh bật một số cuộc xâm nhập do người Nga tổ chức. Điều này đã làm người Nga tiêu tan hy vọng trong việc xâm nhập sâu vào phòng tuyến của quân Đức…

    Bên cánh phải của Sư đoàn Xanh (Tây Ban Nha), Sư đoàn Cảnh vệ SS số 4, được tăng cường bởi các thành phần thuộc Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới SS số2 và những người lính tình nguyện thuộc Quân đoàn Lê dương Flanders (*), cũng đã tạm thời ngăn chặn được các cuộc tấn công của người Nga xuyên qua sông Neva băng giá sau những trận chiến đấu cận chiến dữ dội và đẫm máu.

    Mệt mỏi và mất tinh thần, các trung đoàn Xô viết buộc phải rút lui vềcác vị trí xuất phát ban đầu của họ. Nhưng chỉ sau khoảng 4 tuần củng cố và khôi phục, STAVKA đã nỗ lực tấn công thêm một lần nữa….

    …………………..

    (*) Vùng Flanders là một trong ba vùng chính thức thuộc Vương quốc Bỉ , cùng với Wallonie và Vùng thủ đô Bruxelles . Vùng Flanders nằm ở phần phía bắc của đất nước với diện tích là 13.522 km² (44,29% nước Bỉ) với dân số là 5,5 triệu người…..
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày 19 Tháng Ba năm 1943, lần này xa hơn một chút ở phía bắc, họ đã tấn công với gọng kìm nhỏ và hẹp hơn rất nhiều. Trên sông Neva ở khu vực Krasnyy Bor, các tình nguyện viên Tây Ban Nha đã đứng lên ngăn chặn các đợt tấn công của người Nga 4 tuần trước đó. Giờ đây, các tình nguyện viên thuộc Quân đoàn Lê dương xứ Flanders, trong biên chế thuộc Sư đoàn Cảnh vệ SS đã phải đối đầu với các Sư đoàn xung kích thuộc Tập đoàn quân LV (55) Sô-viết…

    Khi người Nga xâm nhập được vào các vị trí trên phòng tuyến của người Đức , những người lính thuộc Tiểu đoàn Lê dương xứ Flanders, dưới quyền chỉ huy của Đại úy Schellong, đã tấn công bằng tay, chống lại các cuộc tấn công bằng những trận chiến giáp lá cà đẫm máu được yểm trợ bằng một vài phân đội Pháo phòng không 88 mm cùng một vài chiếc Tiger thuộc Đại đội 1 thuộc biên chế của Tiểu đoàn Xe tăng nặng 502, họ đã chiếm lại được dải phòng tuyến cũ của Sư Đoàn Xanh và ở đây họ chống lại tất cả các cuộc tấn công do người Nga khởi xướng. Họ đã giữ vững phòng tuyến trong tám ngày trời…..

    Viên sĩ quan phụ trách hậu cần của Sư đoàn đã điều mộ số xe tải tới phía sau những vị trí trên phòng tuyến đang tranh chấp nóng bỏng. Một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Sơn cước số 5 cùng đi mang trọng trách giải tỏa cho Đại đội của những người lính Lê dương xứ Flanders (Flemings thuộc nước Bỉ). Những người lính Sơn cước thiện nghệ đã nhảy vào các chiến hào và các hố cá nhân bộ binh của những ngườiFlemings. Những họ chỉ tìm thấy những người đã chết. Chỉ có 45 người của người lính Lê dương xứ Flanders leo lên những chiếc xe tải đang chờ họ. 45 người trong trong tổng số 500 .

    Nhưng tổn thất về phía Nga thậm chí còn đáng sợ hơn rất nhiều . Trận chiến tại Hồ Ladoga lần thứ 2 là một trận tắm máu. Các khu vực than bùn của Sinyavino, những khu rừng tại Kolpino và Krasnyy Bor, là một chiến trường khủng khiếp . Thiệt hại của người Nga được ước tính với số liệu do Cụm Tập đoàn quân Bắc (Đức) đưa ra là 270.000 người…

    Khu vực bệnh viện và nhà máy điện tại Gorodok cũng bị tan tành bởi bom đạn , bị phá hủy nặng nề và bỏ hoang . Ngày 17 tháng Hai năm 1943, lính Công binh thuộc Sư Đoàn Bộ binh 170 cuối cùng đã phải từ bỏ vị trí tại góc phía tây cũ trên mặt trận...

    Xa hơn 3 dặm về phía nam, trên phòng tuyến mới được gọi là “Burma Road , một phòng tuyến mới và ngắn nhất chạy từ sông Neva qua Sinyavino đến "Chiến lũy Wengler ", được tổ chức và xây dựng bởi các Vệ binh đến từ miền Bắc nước Đức, Đông Phổ kết hợp với lính khinh binh Silesian. Sức mạnh của lực lượng Đức, bao gồm những người lính Công binh, thợ săn tăng, những người lính pháo binh, cùng với sự chiến đấu kiên cường bền bỉ của họ trong những điều kiện thời tiết và chiến đấu tồi tệ nhất mới có thể ngăn cản những người lính Hồng quân tại Leningrad đạt được ý nguyện cũng như các mục tiêu của họ....

    Ngày 19 Tháng Ba năm 1943, lần này xa hơn một chút ở phía bắc, họ đã tấn công với gọng kìm nhỏ và hẹp hơn rất nhiều. Trên sông Neva ở khu vực Krasnyy Bor, các người lính tình nguyện viên Tây Ban Nha đã đứng lên ngăn chặn các đợt tấn công của người Nga 4 tuần trước đó. Giờ đây, các tình nguyện viên thuộc Quân đoàn Lê dương xứ Flanders, trong biên chế thuộc Sư đoàn Cảnh vệ SS đã phải đối đầu với các Sư đoàn xung kích thuộc Tập đoàn quân LV (55) Sô-viết…

    Khi người Nga xâm nhập được vào các vị trí trên phòng tuyến của người Đức, những người lính thuộc Tiểu đoàn Lê dương xứ Flanders, dưới quyền chỉ huy của Đại úy Schellong, đã lao vào những cuộc chiến đấu bằng tay, chống lại các cuộc tấn công bằng những trận chiến giáp lá cà đẫm máu được yểm trợ bằng một vài phân đội Pháo phòng không 88 mm cùng một vài chiếc Tiger thuộc Đại đội 1 thuộc biên chế của Tiểu đoàn Xe tăng nặng 502, họ đã chiếm lại được dải phòng tuyến cũ của Sư Đoàn Xanh và ở đây họ chống lại tất cả các cuộc tấn công do người Nga khởi xướng. Họ đã giữ vững phòng tuyến trong tám ngày trời…..

    Viên sĩ quan phụ trách hậu cần của Sư đoàn đã điều một số xe tải tới phía sau những vị trí trên phòng tuyến đang tranh chấp nóng bỏng. Một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Sơn cước số 5 cùng đi mang trọng trách giải tỏa cho Đại đội của những người lính Lê dương xứ Flanders (Flemings thuộc nước Bỉ). Những người lính Sơn cước thiện nghệ đã nhảy vào các chiến hào và các hố cá nhân bộ binh của những người Flemings. Những họ chỉ tìm thấy những người đã chết. Chỉ có 45 người của người lính Lê dương xứ Flanders leo lên những chiếc xe tải đang chờ họ. 45 người trong tổng số 500.

    Nhưng tổn thất về phía Nga thậm chí còn đáng sợ hơn rất nhiều. Trận chiến tại Hồ Ladoga lần thứ 2 là một trận tắm máu. Các khu vực than bùn của Sinyavino, những khu rừng tại Kolpino và Krasnyy Bor, là một chiến trường khủng khiếp. Thiệt hại của người Nga được ước tính với số liệu do Cụm Tập đoàn đưa ra là 270.000 người…

    Khu vực bệnh viện và nhà máy điện tại Gorodok cũng bị tan tành bởi bom đạn, bị phá hủy nặng nề và bỏ hoang. Ngày 17 tháng Hai năm 1943, các lính Công binh thuộc Sư Đoàn Bộ binh 170 cuối cùng đã phải từ bỏ vị trí tại góc phía tây cũ trên mặt trận. Xa hơn 3 dặm về phía nam, trên phòng tuyến mới được gọi là “Burma Road”, một phòng tuyến mới và ngắn nhất chạy từ sông Neva qua Sinyavino đến "Chiến lũy Wengler ", được tổ chức và xây dựng bởi các Vệ binh đến từ miền Bắc nước Đức, Đông Phổ kết hợp với lính khinh binh Silesian. Sức mạnh của lực lượng Đức, bao gồm những người lính Công binh, thợ săn tăng, những người lính pháo binh, cùng với sự chiến đấu kiên cường bền bỉ của họ trong những điều kiện thời tiết và chiến đấu tồi tệ nhất mới có thể ngăn cản những người lính Hồng quân tại Leningrad đạt được ý nguyện cũng như các mục tiêu của họ.

    Lúc này, một kỹ năng chiến đấu khác xuất hiện trong thời gian này tại một nơi xa hơn về phía nam khoảng 900 dặm do Thống chế von Manstein áp dụng nhằm chống lại các đợt tổng công kích của người Nga ở khu vực giữa sông Don và sông Donets. Vị Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam đã gặt hái được những thành công bằng những chiến dịch táo bạo do các lực lượng có tính chất cơ động cao , triển khai nhanh cùng với sự chỉ huy quyết đoán của các Tư lệnh xe tăng trên chiến trường. Mặt khác, tại khu vực hành lang phía nam của hồ Ladoga, quyết định nằm trong tay của những người lính bộ binh, các tấm gương điển hình trong trận chiến, được hỗ trợ đắc lực bởi các lính công binh, thợ săn tăng cũng như các pháo thủ Đức….

    Cả hai kỹ năng đều cho thấy, mặc dù gặp nhiều khủng hoảng, bất chấp tình thế bị đảo lộn nguy hiểm và hứng chịu những tổn thất nặng nề, quân đội Đức tại Mặt trận Miền Đông vẫn có thể bù đắp được sự vượt trội về số lượng của người Nga bằng cách nâng cao tinh thần cũng như sự kiên trì của quân đội dưới kỹ năng điều khiển của một số vị chỉ huy xuất sắc trong các trận chiến ….

    Tất cả thắng lợi của quân Sô-viết trong suốt mùa đông 1942-1943 dựa trên một thực tế là tại các điểm then chốt quyết định của các cuộc tấn công thì người Đức luôn thiếu một lực lượng cơ giới hóa dự trữ tối thiểu, hay nói cách khác là sẽ nhanh chóng bị rơi vào khủng hoảng.

    Tại Stalingrad, trên sông Manych và sông Mius, giữa sông Don và sông Donets luôn tồn tại một vấn đề giống nhau. Thiếu mất hai hoặc ba sư đoàn cơ giới hóa quyết định,có kinh nghiệm chiến đấu. Bộ chỉ huy tối cao Đức phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn sống còn, với biết bao giải pháp không chỉ quyết định cho số phận một chiến dịch nói riêng mà còn cả thắng lợi hay thất bại của toàn bộ cuộc chiến tranh giữa nước Đức và nước Nga nói chung. Vấn đề là làm thế nào xây dựng một lực lượng dự bị chiến lược để cầm chân hàng loạt các cuộc tấn công đang trỗi dậy của người Nga trên tất cả mọi khu vực thuộc mặt trận Miền Đông từ Bắc cực tới Biển Đen…..
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    CHƯƠNG IV - DEMYANSK



    Túi vây trên những ngọn đồi Valday – 100.000 lính trên tiền đồn – Điểm then chốt dành cho chiến lược người Nga – Thiếu tá Rosenthal đánh lừa Timoshenko – Rút lui xuống "Kurfur Stendamm"- Di tản trong 10 ngày – 12 Sư đoàn giải cứu – Timoshenko bị khiển trách…



    Khoảng 150 dặm sâu về phía nam của Leningrad, nằm giữa Hồ Ilmen và hồ Seliger, phòng tuyến của người Đức năm 1943 mang hình một cái nấm ăn sâu vào vùng nội địa của Liên Xô. Đó là khu vực hoạt động của Quân Đoàn II Đức bao bọc xung quanh Demyansk. Trong cái nấm có tới 12 Sư đoàn Đức với gần 100.000 người. Cuống của nấm chỉ rộng vẻn vẹn có 6 dặm…

    Câu chuyện của những binh sĩ Đức trong vùng này thực sự là một trong những điều thú vị nhất của Mặt trận miền Đông…


    Tình hình "Bán đảo" của Demyansk lúc này như thế nào ? Chúng ta hãy trở lại vào năm 1941, khi những cuộc tấn công của Quân đoàn II thuộc quyền chỉ huy của Bá tước Brockdorff-Ahlefeldt đã vươn đến các ngọn đồi Valday có tầm quan trọng về chiến lược và cắt đứt tuyến đường sắt nối giữa Moscow và Leningrad. Thế nhưng các Sư đoàn Đức lại bị mắc kẹt tại vùng này. Ở đó, trong suốt mùa đông năm 1941, họ phải tiếp tục bảo vệ một pháo đài xa xôi. Đó là một pháo đài hết sức quan trọng nếu cuộc tấn công hướng đến Moscow có thể tiếp tục khởi xướng lại. Điểm nổi bật của Demyansk sau đó sẽ là một bước xuất phát lý tưởng dành cho các cuộc tấn công mới của người Đức. Bộ Tổng tham mưu Liên Xô thì biết quá rõ về điều này. Chính vì lý do đó, họ khởi xướng một cuộc tấn công theo hướng bắc vào những ngày mùa đông tuyệt vời của năm 1941-42 hướng vào các ngọn đồi Valday. Người Nga đã cố gắng vượt qua phòng tuyến bảo vệ của Đức giữa Hồ Ilmen và Hồ Seliger để đạt được mục tiêu đề ra : làm cho tuyến mặt trận của người Đức ở Leningrad và Rzhev sụp đổ tạo thành một cú đấm vào hậu phương giữa nơi tiếp giáp thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc và Trung tâm của người Đức…

    Các Sư đoàn thuộc Quân Đoàn II vẫn trụ vững. Vào ngày 8 tháng Hai năm 1942, họ đã bị bao vây và sau đó mọi thứ phải được cung cấp bằng đường hàng không . Trong 14.500 phi vụ hoạt động, các đơn vị vận tải thuộc Luftwaffe với những chiếc máy bay vận tải hạng nặng JU-52 đã thiết lập lên một cầu không vận thành công lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh hiện đại…….

    Vào cuối tháng Tư năm 1942, một cuộc tấn công giải vây từ bên ngoài và một cuộc phản công đồng thời từ bên trong túi vây đã kết nối được mối liên hệ với tuyến phòng thủ chính của người Đức trên sông Lovat. Vào khoảng 18.30 ngày 21 tháng Tư, tại ngôi làng Ramushevo bị hủy hoại nặng nề, những người lính Đức từ trong Kessel (Túi vây) phá ra theo hướng tây đã có thể vẫy tay về phía những người lính giải vây thuộc quyền chỉ huy Tướng Seydlitz-Kurzbach đang cách họ khoảng nghìn thước Anh của con sông Lovat hung dữ….

    "Họ kia rồi ! Họ kia rồi !" – Đại úy Georg Bochmann thuộc lực lượng Săn tăng của Sư đoàn SS "Totenkopf" hét lớn. Từ phía bờ xa của sông Lovat, Đại úy Petter và một hạ sĩ quan của Tiểu đoàn Công binh thuộc Sư đoàn Khinh binh số 8 đã vẫy tay chào lại. Chỉ còn sông Lovat trong mùa lũ còn tạm thời chia cắt họ. Ngay lập tức , hàng loạt cầu đã được xây dựng để tạo thành một hành lang sống giữa tuyến phòng thủ chính của Tập đoàn quân Đức XVI từ Staraya Russa đến Kholm với các Sư đoàn đóng tại khu vực Demyansk. Phải nói rằng khu vực hành lang Ramushevo này (còn gọi là ống dẫn) nối đến khu vực tác chiến tại Demyansk là rất hẹp. Nhưng Quân Đoàn II vẫn tổ chức giữ vững được. Nó chặn đường nối liền với khu vực nội địa Liên Xô tại khu vực giữa Hồ Ilmen và Hồ Seliger. Quân đoàn II đã cầm chân được tới 5 Tập đoàn quân Sô-viết . Nhưng trong suốt năm 1942 luôn luôn tồn tại một nguy cơ là người Nga có thể cắt cái nấm Demyansk ra khỏi thân cây nấm vào bất kỳ lúc nào. Trong nhiều tháng trời, 100.000 lính Đức luôn đứng trên bờ vực của sự thảm họa.

    STAVKA đã nhận ra cơ hội của mình và đưa Demyansk trở thành một trong những điểm khởi đầu cho cuộc tấn công vào mùa đông năm 1942, một cuộc tấn công được Stalin đưa ra nhằm phá vỡ phòng tuyến Đức ở Mặt trận miền Đông. Demyansk là một nhân tố rất quan trọng trong sự tính toán của Stalin. Giống như Stalingrad là một đòn quyết định - giống như (cái đinh đóng trên nắp quan tài) - tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực quân Đức tại miền Nam nước Nga, thì cuộc tấn công của quân Sô-viết nhằm vào Demyansk đã thể hiện một nỗ lực đè bẹp tuyến mặt trận do Cụm Tập đoàn quân Bắc (Đức) bảo vệ. Trên sông Volga, quân Sô-viết đã thành công trong việc chia cắt và tiêu diệt Tập đoàn quân VI Đức, còn ở đây, trên những ngọn đồi Valday các tính toán của người Nga đã bị sai lầm.

    Thủ lĩnh Stalin đã giao trọng trách cho Nguyên soái Timoshenko phải tiêu diệt được 100.000 quân thuộc Quân Đoàn II Đức. Trong tay Timoshenko có tới 3 Tập đoàn quân. Tập đoàn quân XI và Tập đoàn quân XXVII sẽ tấn công vào hướng bắc theo dải đất hẹp bắt đầu từ phía hồ Ilmen, trong khi Tập đoàn quân Xung kích I Sô-viết sẽ tấn công vào hành lang Ramushevo từ hướng nam.

    Timoshenko rất tự tin về khả năng dành chiến thắng. Hướng tấn công phía bắc của ông bao gồm 13 sư đoàn Bộ binh, 9 Lữ đoàn Bộ binh khác với một lực lượng thiết giáp yểm trợ lên tới 400 xe tăng. Đối mặt với lực lượng khổng lồcủa người Nga là ba sư đoàn Đức - Sư đoàn 8 Khinh binh, cùng các Sư đoàn Bộ binh 81 và 290. Hướng tấn công phía bắc của Timoshenko bao gồm 7 Sư đoàn Bộ binh, 4 Lữ đoàn Bộ binh khác với một lực lượng thiết giáp yểm trợ khoảng 150 xe tăng. Đối diện với họ chỉ đơn độc có 1 Sư đoàn Đức – Sư đoàn Bộ binh số 126 đến từ miền Tây Rhineland-Westphalian.

    Với quân số hùng hậu có trong tay như vậy, Timoshenko chỉ cần vượt qua sáu dặm chiều rộng trong khu vực hành lang Ramushevo (cuống nấm) của Demyansk. Mỗi hướng chỉ cần tiến có 3 dặm là đủ, một cuộc bắt tay theo kiểu những chú gấu Nga và thế là Quân Đoàn II Đức với 100.000 người sẽ nằm trong rọ. Một việc làm dễ ợt ?

    ..............................
    --- Gộp bài viết: 23/11/2017, Bài cũ từ: 23/11/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 28 : CÁI “NẤM DEMYANSK” ĐÃ ĂN SÂU VÀO LÃNH THỔ CỦA NGƯỜI NGA. HITLER MUỐN GIỮ VỊ TRÍ NÀY BẰNG MỌI GIÁ ĐỂ LÀM MỘT BÀN ĐẠP CHO CUỘC TẤN CÔNG TRONG TƯƠNG LAI THEO HƯỚNG RZHEV....

    .....................
    Sau ngày hôm nay xin phép các bác vào Sài gòn 3 ngày công tác...Sáng 27.11.2017 tôi sẽ post tiếp hầu các bác...
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cuộc tấn công bắt đầu khai mào vào ngày 28 tháng 11 năm 1942, với một cuộc bắn phá dọn đường khổng lồ bởi pháo binh Sô-viết. Sau đó là thảm bom từ không trung. Những chiếc máy bay tầm thấp đã thực hiện các cuộc tấn công liên tục vào các vị trí của Đức. Hồng quân đã kiểm soát hoàn toàn từ trên không. Không có sự hỗ trợ nào đáng kể của Luftwaffe cho các lực lượng Đức trong khu vực tác chiến tại Demyansk. Và cũng không có một lực lượng thiết giáp nào ra hồn. Sau sự ra đi của Sư đoàn Panzer số 8 tại Vitebsk, Tập đoàn quân XVI Đức chỉ còn lại vài khẩu pháo cũng như vài Đại đội xe tăng thuộc Trung Đoàn Panzer 203 được đưa đây từ Pháp vào năm 1941. Những lực lượng này, chiến đấu trong thành phần thuộc "Nhóm tác chiến Saur" tại khu vực Staraya Russa, được dưới quyền bởi Trung tá Freiherr von Massenbach. Đây là quân số dự trữ duy nhất thuộc Tập đoàn quân. Tất cả những gì ngăn cách lính Bộ binh Đức tại Demyansk với làn sóng xe tăng của Timoshenko chính là những con hào chiến đấu, dây thép gai và rất nhiều bãi mìn.

    Giữa màn khói, bụi, lửa và chớp sáng, các xe T-34s bắt đầu tiếp cận phòng tuyến quân Đức. Bám sau xe tăng là các Tiểu đoàn Bộ binh Hồng quân, vừa tiến vừa hét lên "Urra!" - “Hãy tiến vào phòng tuyến của bọn phát-xít, một khi bạn vượt qua được những công sự đầu tiên, bạn sẽ giải quyết xong được mọi việc…”. Những chính trị viên đã quả quyết với những người lính Hồng quân như thế. Điều này đã khuyến khích những người lính Nga. Trong vài giờ đầu tiên của trận chiến, người Nga đã thành công trong việc thâm nhập từ phía bắc thuộc khu vực hành lang Ramushevo. Timoshenko bèn ném các đơn vị dự trữ của mình vào các lỗ thủng được mở ra trên tuyến phòng thủ của người Đức….

    Trung tướng Höhne, người chỉ huy các vị trí phòng thủ bên trong hành lang, đã ném hết những gì mình có trong tay như : công binh, liên lạc viên, pháo thủ và kể cả những lính lái xe vào các điểm bị quân Sô-viết thâm nhập. Cũng trong thời điểm này, các lực lượng dự trữ thuộc Trung đoàn Panzer 203 của Massenbach được lệnh di chuyển từ Staraya Russa tới những điểm nóng nhất trên chiến trường. Đại úy Semisch cùng với Tiểu đoàn 1 đã giải tỏa được một sốsự thâm nhập cục bộ nhưng rất nguy hiểm của người Nga. Nhưng bây giờ, họ đã hết sạch lực lượng dự trữ….

    Quân đoàn II tại khu vực Demyansk - hiện nay, do Bá tước Brockdorff-Ahlefeldt bị bệnh, đã tạm thời giao quyền chỉ huy cho Trung tướng Laux - tương tự như Höhne đã vơ bèo vạt tép đến các khoản dự trữ cuối cùng. Các Sở chỉ huy rỗng tuếch, các cơ sở sản xuất quốc phòng cũng như các đơn vị hậu cần đều phải đưa hết toàn bộ nhân viên tới các địa điểm bị đe dọa nhất trong khu vực hành lang. Nhưng những biện pháp này không hề có hiệu quả….

    Một tín hiệu SOS được cấp tốc gửi đến tới Quân đoàn X(10) lân cận. Nhưng họ cũng không còn lực lượng dự trữ, họ đang phải bảo vệ các vị trí phòng thủ tại Staraya Russa. Tín hiệu SOS khác đã được gửi đến Tập đoàn quân XVI. Tư lệnh Tập đoàn quân, Đại tướng Busch, sau đó đã gọi điện lại cho Tướng Laux và bày tỏ sự hối tiếc: "Laux, anh thứ lỗi, tôi không thể nào đưa sang cho anh một tiểu đoàn nào cả."

    Còn tại Cụm Tập đoàn quân Bắc ? Cụm Tập đoàn quân Bắc cũng hết sạch lực lượng dự trữ. Tập đoàn quân XI của Manstein, một thời gian ngắn trước đó đã giúp cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Trận chiến đầu tiên của hồ Ladoga, đã không còn ở lại trong khu vực này nữa. Sự khủng khoảng tại Stalingrad đã buộc OKH(Bộ Tư lệnh Lục quân Đức) phải thay đổi. Họ đã buộc phải đưa Manstein cùng Bộ Tư Lệnh Tập đoàn quân, những phân đội cơ giới cùng nhiều thành phần khác thuộc Tập đoàn quân XI từ phía bắc chuyển tới miền nam nước Nga. Rất nhiều lực lượng mạnh mẽ của người Đức đang bảo vệ Velizh và Vitebsk và họ luôn vướng vào những trận chiến hết sức khốc liệt. Trên thực tế lúc này, trận chiến tại Mặt trận miền Đông đã bùng nổ trên toàn bộ chiều dài của nó….

    Vì vậy, nguồn lực của những Sư đoàn của Höhne đóng tại những ngọn đồi Valday đã bị giảm xuống tối đa. Các nhóm tác chiến nhỏ của Đức đã tự vệ chống lại một lực lượng quân Nga vượt trội. Kỷ luật, kinh nghiệm chiến trường, và tình đồng đội, được chứng minh là các yếu tố quyết định. Nhưng lúc này, không có một vụ trí phòng thủ nào còn nguyên vẹn bởi vì pháo binh Nga đã phá hủy tất cả, không còn khẩu pháo chống tăng cũng như súng máy có thể bắn được lâu dài – thì những sự dũng cảm và kỷ luật đã trở thành vô ích..Và chính nơi đây, quân Nga kiên quyết sẽ cố gắng chọc thủng và nghiền nát những gì còn sót lại của những người Đức. Sức mạnh ghê gớm chính là những điều mà Timoshenko đã thực hiện. 200-500 thước Anh trong 1 ngày, một số vị trí lên tới 1.000 thước. Giờ đây, bất cứ lúc nào, đòn đột phá quyết định vào khu vực hậu phương thuộc Tập đoàn quân XVI cũng có thể xảy ra…

    Trong tình huống nguy hiểm này, khi rõ ràng rằng các Sư đoàn của Tướng Höhne sẽ không thể cầm cự được lâu dài, Cụm Tập đoàn Bắc (Đức) đã quyết định đánh cược. Đầu tháng 12, Thống chế von Küchler đã rút ba sư đoàn thuộc Tập đoàn quân XVIII ra khỏi những phòng tuyến vốn đã rất mỏng dọc theo Hồ Ladoga, hoặc là từ tuyến phòng thủ hiện đang bao quanh túi vây Oranienbaum cũng như từ phía Volkhov, để rồi chuyển tất cả tới cái nấm Demyansk. Von Küchler giữ lại Sư đoàn 28 Khinh binh, sau đấy phái họ đến Phần Lan để tham gia vào thành phần thuộc Tập đoàn quân Sơn cước XX (Đức)…

    .........................
    caonam_vOz, DepTraiDeu, gaume14 người khác thích bài này.
  8. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Cái đấy ở ta gọi là bát B-52, tiếng anh là mess kit, tiếng pháp là gamelle. Và cái tiếng cà mèn, gà mèn, cà mên, gầu mên... trong tiếng việt là đều xuất phát từ tiếng pháp là gamelle bạn nhé.

    Cám ơn bạn trẻ đã dịch sách cho mọi người cùng đọc. Các bạn bây giờ rất giỏi ngoại ngữ
    danngoc thích bài này.
  9. Hanoi1979

    Hanoi1979 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2015
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    118
    Cái đấy xứ ta gọi là Hăng gô ( hango ) làm bằng hợp kim nhôm tráng men ...

    [​IMG]
    DepTraiDeu thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ôi cám ơn bác nhiều

Chia sẻ trang này