1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    VD tiêu biểu về 1 loại máy bay lỗi thời ngay khi chưa biên chế của Mỹ, bài học cho F35

    Oanh tạc cơ bị loại biên khi chưa kịp tham chiến của Mỹ
    Máy bay siêu thanh B-58 được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công hạt nhân tốc độ cao, nhưng không bao giờ được dùng trong thực tế.
    Thông điệp cho Triều Tiên từ cuộc diễn tập ném bom của oanh tạc cơ Mỹ / Oanh tạc cơ chiến lược Mỹ biểu diễn trên bầu trời Hàn Quốc

    [​IMG]



    Chiếc B-58 trong quá trình thử nghiệm

    Ngày 11/11/1956, oanh tạc cơ siêu thanh B-58 Hustler thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Dòng máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ thọc sâu với tốc độ cao và ném bom hạt nhân vào lãnh thổ Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, giá thành quá cao và sự xuất hiện của những vũ khí phòng không tối tân khi đó khiến B-58 bị loại biên khi chưa kịp thực hiện nhiệm vụ nào, theo War is Boring.

    Chiếc Hustler có kích thước tương đối nhỏ đối với một oanh tạc cơ chiến lược, dài 29,5 m, sải cánh 17,3 m và cao 9 m. Trong khi đó, máy bay B-52 có chiều dài 48,5 m và sải cảnh rộng tới 56,4 m.

    Điểm mạnh nhất của B-58 nằm ở tốc độ, thay vì tải trọng hay tầm bay như oanh tạc cơ chiến lược thông thường. Nó ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của không quân Mỹ về một loại máy bay mang được một quả bom B53 mạnh tương đương 9 triệu tấn thuốc nổ TNT hoặc 4 quả B43/B61 với sức nổ tối đa tương đương một triệu tấn TNT.

    Loại oanh tạc cơ này cũng cần tốc độ, trần bay lớn để xâm nhập không phận Liên Xô và Trung Quốc, gây khó khăn cho tiêm kích đánh chặn và tên lửa phòng không đối phương. Phân tích năm 1964 của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho biết Trung Quốc chỉ có tiêm kích MiG-21 đủ sức đánh chặn B-58 với tỷ lệ thành công rất thấp.

    Convair B-58 Hustler sử dụng thiết kế cánh tam giác giống những tiêm kích đương thời, giúp nó giảm lực cản và đạt tốc độ tới 2.470 km/h, gấp hai lần tốc độ âm thanh và vượt xa các oanh tạc cơ chiến lược như B-47 và B-52. Bên cạnh đó, trần bay 19,3 km của B-58 cũng cao hơn nhiều so với hai loại máy bay còn lại.

    Để đạt thông số này, Hustler được trang bị 4 động cơ phản lực J79-GE-5A với tổng sức đẩy tới gần 30.000 kgf trong chế độ tăng lực. Cánh tam giác cũng giúp tăng tốc độ, nhưng các kỹ sư Mỹ phải thiết kế lại phần thân máy bay để giảm bớt lực cản trong quá trình bay siêu thanh.

    [​IMG]
    Một chiếc B-58 cùng tổ lái ba người và các loại bom hạt nhân có thể mang theo. Ảnh: Wikipedia.

    Việc bay siêu thanh sinh ra lượng nhiệt rất lớn do ma sát với không khí. Để hạn chế hư hại do nhiệt, vỏ chiếc B-58 ứng dụng cấu trúc hình tổ ong làm từ sợi thủy tinh kẹp giữa các tấm nhôm và thép, tất cả được gắn với với nhau bằng keo thay cho đinh ốc thông thường. Phương pháp này về sau được triển khai trên nhiều loại máy bay chở khách.

    Tuy nhiên, kích thước nhỏ gọn của B-58 tạo ra một trong những điểm yếu lớn nhất, hạn chế khả năng xâm nhập không phận Liên Xô. Nó không thể mang được nhiều nhiên liệu, khiến bán kính chiến đấu tối đa chỉ khoảng 3.220 km. Điều này buộc không quân Mỹ triển khai các phi đội Hustler tại châu Âu, hoặc sử dụng số lượng rất lớn máy bay tiếp dầu nếu muốn các oanh tạc cơ B-58 xuất phát từ Mỹ.

    Tướng Curtis LeMay, tư lệnh Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ (SAC), tỏ ra căm ghét mẫu B-58 và không muốn đưa nó vào biên chế lực lượng này. Ông cho rằng tầm bay là vấn đề tối quan trọng với oanh tạc cơ chiến lược, chừng nào Liên Xô vẫn còn là đối thủ của Mỹ.

    Bản thân chiếc Hustler cũng rất đắt đỏ và có thiết kế phức tạp, đòi hỏi chi phí vận hành cao gấp ba lần máy bay ném bom B-52. Do tốc độ bay tới 2.470 km/h, phi cơ cần hệ thống định vị và ngắm bắn mới mang tên AN/ASQ-42, vốn gặp hàng loạt trở ngại trong quá trình nghiên cứu và không thể hoàn thiện.

    Động cơ J-79, hệ thống phanh và ghế phóng thoát hiểm cũng gặp nhiều vấn đề, buộc Convair thay đổi thiết kế, càng làm tăng chi phí và kéo dài thời gian phát triển. Tới năm 1961, chi phí cho dự án B-58 đã vượt qua mốc ba tỷ USD, tương đương với 58 tỷ USD ngày nay. Những nhược điểm này khiến không quân Mỹ chỉ đồng ý đặt mua 116 chiếc Hustler, bằng 30% con số dự kiến ban đầu.

    Có hai yếu tố thúc đẩy Mỹ hủy bỏ dự án B-58 trước khi nó kịp đi vào biên chế. Đầu tiên là sự xuất hiện của các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại được Liên Xô ra mắt trong thập niên 1950. Nổi bật trong số đó là tên lửa phòng không S-75 Dvina với khả năng đánh chặn mục tiêu ở độ cao 23 km, vượt quá trần bay của B-58. Chính tổ hợp S-75 đã bắn rơi máy bay do thám U-2 của CIA, chấm dứt giai đoạn bất khả xâm phạm của loại phi cơ này trên không phận Liên Xô.

    [​IMG]
    Oanh tạc cơ siêu thanh B-58 Hustler. Ảnh: Wikipedia.

    Một giải pháp đối phó với tên lửa là bay thấp bám địa hình, nhưng điều này hạn chế đáng kể tốc độ của phi cơ, vô hiệu hóa điểm mạnh nhất của dòng Hustler. Bên cạnh đó, những chiếc B-58 rất khó điều khiển ở tốc độ thấp, với tỷ lệ tai nạn lên tới 20%.

    Yếu tố thứ hai bắt nguồn từ đòi hỏi của không quân Mỹ, trong đó yêu cầu các hạng mục dự án B-58 được phát triển đồng thời, tương tự những gì xảy ra với chương trình tiêm kích tàng hình F-35 sau này.

    "Nguyên tắc trung tâm là máy bay cần được thiết kế như một thể thống nhất, quá trình nghiên cứu phải tiến hành đồng thời trên mọi hệ thống, cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình huấn luyện. Điểm yếu của phương pháp này là khi xảy ra vấn đề, toàn bộ dự án phải được thiết kế lại hoặc chờ xử lý xong vấn đề. Kết quả là việc phát triển bị chậm trễ, kế hoạch chuẩn bị trước đó phải hủy bỏ, chi phí tăng cao", đại tá không quân Mỹ Elliott V. Converse III cho biết.

    Dòng B-58 Hustler không bao giờ được đưa vào tham chiến thực tế, nó cũng không được hoán cải để thực hiện nhiệm vụ nóm bom thông thường. Tới tháng 1/1970, không quân Mỹ quyết định loại biên dòng oanh tạc cơ này. Nhiệm vụ tấn công hạt nhân được chuyển cho phi đội B-52, B-1B Lancer, B-2 Spirit, F-111 và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...n-khi-chua-kip-tham-chien-cua-my-3678422.html

    Ko có gì lạ lẫm với F35, mặc dù là 1 phế phẩm nhưng vẫn được tung hô, vì đâm lao phải theo lao.
    Lần cập nhật cuối: 04/12/2017
  2. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    1. UCAV Tàu đúng là hơn hẳn 2 hoặc 3 thế hệ UCAV của Mỹ, giá lại rẻ gấp 4, 5 lần ji` đó, bắn rất khó trúng, trúng cũng rất khó rơi nhưng người ta ko thích mua, cái này tôi cũng ko hiểu tại sao.

    2.Cái này nói lâu rồi, máy bay để tàng hình phải hi sinh nhiều thứ, dogfight thua Rafale hoặc Typhoon là đúng rồi, trước khi làm máy bay tàng hình đã biết rõ điều đó.
    Ko đáng ? Vậy sao Tàu với Nga đâm đầu vào nghiên cứu máy bay tàng hình làm gì ?
    Máy bay tàng hình Nga Tàu sẽ ăn đứt F35? thì ae đang chống mắt lên xem Nga Tàu biểu diễn đây, cơ mà nó chưa đến time biểu diễn, please wait ...
    beta22 thích bài này.
  3. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Ai ko thich mua vậy ? mẹ cháu hả bốc phét cũng ko ra hồn, UAV/UCAV TQ Iraq, Ai Cập, Jodarn, UAE, Saudi toàn nước thân Mỹ mua cả (chưa kể Nigeria, Turkmenistan), cháu show ra nguồn nào bảo UAV TQ ko ai mua cho thầy xem mở mang với ?

    UAV TQ tác chiến từ Syri, Iraq cho tới Yemen và cả Myammar trong khi UAV Mỹ hiện nay chỉ có mỗi Iraq và Syri hạn chế, ngày xưa thì chủ yếu là iraq và biên giới apga-pakistan tức là vùng hoạt động của UAV Mỹ còn hạn chế hơn so với UAV TQ hiện nay

    Chinese UAVs See Action In Myanmar
    Alert 5 » Jane's: Saudi, UAE employing CH-4 over Yemen
    Jordan is Seeking to Aquire Chinese Armed Drones
    Drones Operating in Syria and Iraq – Center for the Study of the Drone
    Chinese drones: Cheap, lethal and flying in the Middle East

    Các cháu rồ Mỹ, cả cháu anhday từng bảo Ấn, Nhật giỏi hơn TQ 1000 năm, sao ko đẻ ra nổi con UAV mà dùng, phải đi mua bám đuôi Mỹ nhục nhã vậy :-D

    Nga, TQ chưa bao giờ nói T50, J20 là máy bay tàng hình, mà chỉ là giảm khả năng bị phát hiện, còn Mỹ thì tuyên bố F22/35 là máy bay vô hình luôn chứ chẳng phải tàng hình nữa

    J20 chuyên dùng để đánh chặn tầm xa, đem theo đạn Pl15 xa hơn hẳn AIM120C7
    T50 cũng có đạn đánh chặn tầm xa R37M, độ cơ động cũng rất cao, nó mới đúng là Gen 5 vừa giảm RCS mạnh, vừa có độ cơ động tốt

    Stealth Fighter của Mỹ chỉ có mỗi Stealth, còn Fighter thì độ cơ động kém, BVR cũng thua xa đối thủ, ECM ko có, vậy là thua còn gì nữa mà cãi cùn.

    Bản thân Rafale, Typhoon, Su-35, J-16 cũng là những máy bay giảm RCS. Chúng cũng đối đầu vs F22/35 ngon được ko cần T50, J20
    Lần cập nhật cuối: 04/12/2017
  4. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    A pó tay với chú, chú cứ phán thoải mái, anh ko có cách nào cãi.
  5. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Phán bừa chỗ nào ? tao có nguồn đầy đủ còn mày mới phán bừa đó, chả có nguồn nào phủ nhận UAV TQ ko ai thèm mua như mày bịa
  6. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Rồ Mỹ đâu tôi muốn thấy cánh tay của các cậu

    Lá chắn Patriot Mỹ phóng 5 quả đạn hụt tên lửa phiến quân Yemen :-D

    Phân tích mới nhất cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Patriot của Mỹ đã bất lực trước tên lửa phiến quân Yemen phóng vào Arab Saudi.
    Phiến quân Yemen phóng tên lửa vào thủ đô Arab Saudi

    [​IMG]
    PAC-3 được tối ưu để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ảnh: Lockheed Martin.

    Arab Saudi hồi đầu tháng 11 tuyên bố đã phóng 5 quả đạn của hệ thống phòng không Patriot đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo Burkan- H2 do phiến quân Houthi ở Yemen phóng vào thủ đô Riyadh của nước này, theo Business Insider.

    "Hệ thống phòng không của chúng tôi đã bắn hạ nó. Chúng tôi có những vũ khí tốt nhất mà không nước nào sản xuất được, và giờ chúng tôi đang bán nó khắp thế giới", Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó tuyên bố về vụ việc.

    Tuy nhiên, phân tích mới nhất của New York Times hôm 4/12 cho thấy dường như cả 5 quả tên lửa Patriot mà quân đội Arab Saudi phóng ra đều bắn trượt mục tiêu.




    00:02| 00:32



    Hệ thống PAC-3 Arab Saudi trong một lần khai hỏa.

    Theo phân tích của các chuyên gia, các mảnh vỡ của tên lửa phiến quân rơi quanh Riyadh cho thấy cả 5 quả đạn của hệ thống Patriot PAC-3 đã không bắn trúng phần đầu đạn tên lửa Burkan- H2 như những gì quân đội Arab Saudi tuyên bố.

    Một quả đạn của Patriot nhiều khả năng chỉ bắn trúng phần thân của tên lửa phiến quân khi nó đã tách khỏi đầu đạn. Phần đầu đạn của Burkan- H2 sau khi tách ra đã tiếp tục lao đi và nổ tung trên bầu trời Riyadh mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào. Các chuyên gia nhận định tên lửa của phiến quân đã phát nổ trước dự kiến khoảng 1.000 m do trục trặc kỹ thuật chứ không phải do trúng đạn của hệ thống đánh chặn.

    "Bạn bắn 5 quả tên lửa và tất cả đều trượt. Điều này thực sự gây sốc", chuyên gia tên lửa Laura Grego thuộc Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

    Patriot PAC-3 (hay còn gọi là MIM-104F) là biến thể nâng cấp gần như toàn bộ của hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất từ năm 1984. Hệ thống tên lửa đánh chặn này được thiết kế để tiêu diệt các mối đe dọa trên không như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và chiến đấu cơ.

    Lục quân Mỹ cho biết một quả tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống này có giá trị lên đến ba triệu USD.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...dan-hut-ten-lua-phien-quan-yemen-3679908.html

    Phiến quân Yemen tung video phóng tên lửa vào lò hạt nhân UAE
    Phiến quân Houthi công bố hình ảnh vụ phóng tên lửa nhằm vào lò phản ứng hạt nhân al-Barakah của UAE, nhưng không cho biết thiệt hại của mục tiêu.
    Phiến quân Yemen tuyên bố phóng tên lửa vào lò hạt nhân của UAE / Phiến quân Yemen khoe bắn hạ tiêm kích hơn 100 triệu USD của Arab Saudi




    00:00| 00:23



    Vụ phóng tên lửa do phiến quân Houthi thực hiện

    Lực lượng phiến quân Houthi tại Yemen hôm qua công bố hình ảnh vụ phóng tên lửa hành trình nhằm vào lò phản ứng hạt nhân al-Barakah của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Giới phân tích nhận định đây là mẫu tên lửa hành trình mới, chưa từng xuất hiện trong tay của Houthi, Livejournal đưa tin.

    Trong video, quả đạn được phóng từ khu vực sa mạc trên lãnh thổ Yemen. Toàn bộ khung cảnh xung quanh được làm mờ để che giấu địa điểm phóng, tránh nguy cơ không kích đáp trả của UAE và các đồng minh. Quả đạn dường như được đặt trên một bệ phóng cố định, thay vì khung gầm xe tải để tăng khả năng cơ động.

    Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích công nghệ Nga (CAST) nhận định vũ khí này có nhiều nét giống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất Soumar do Iran chế tạo. Mẫu tên lửa này từng được công bố hồi năm 2015 và đã trải qua hàng loạt cuộc kiểm tra.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình Soumar do Iran sản xuất. Ảnh: MEHR.

    Giới chức UAE cho biết quả tên lửa đã không thể bắn tới mục tiêu. Trên thực tế, nhà máy al-Barakah nằm cách cứ điểm gần nhất của Houthi tới hơn 1.000 km, gây khó khăn cho vụ tấn công của nhóm phiến quân này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của tên lửa hành trình đối đất tầm xa trong tay Houthi được đánh giá là mối đe dọa không nhỏ tới liên quân Arab do quân đội Arab Saudi dẫn đầu.

    Yemen rơi vào hỗn loạn sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Ali Abdullah Saleh năm 2012. Liên quân Arab, lực lượng ủng hộ chính phủ đương nhiệm, bắt đầu không kích lực lượng phiến quân Houthi từ tháng 3/2015. Song song với chiến dịch không kích, nhiều tàu chiến của liên quân cũng thực hiện các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo đối với người dân ở quốc gia Trung Đông này trong hơn một năm qua.


    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...hong-ten-lua-vao-lo-hat-nhan-uae-3679230.html
  7. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Chú có nhầm nhọt ji` ko, a chưa hề bảo Ấn, Nhật giỏi hơn TQ 1000 năm ?
    Về quân sự a thực sự là 1 con gà, đọc kỹ thuật quân sự qua qua chỉ để giải trí, ko hề đi sâu vào cái ji` cả, sơ sơ còn nhớ, những vấn đề sâu sâu thì ko hiểu mấy, có hiểu thì sau mấy ngày cũng quên mẹ nó đi.

    "Nga, TQ chưa bao giờ nói T50, J20 là máy bay tàng hình": chịu chú, a không biết tiếng tàu nên ko tra ra, Nga TQ nói thế hay chú nói thế?

    Về UAV đúng là a phán bừa UAV tàu bán chẳng dc mấy cái, nhưng chú bảo UAV trung quốc hoành tá tràng lắm:
    "UAV/UCAV TQ Iraq, Ai Cập, Jodarn, UAE, Saudi toàn nước thân Mỹ mua cả (chưa kể Nigeria, Turkmenistan), cháu show ra nguồn nào bảo UAV TQ ko ai mua cho thầy xem mở mang với ?

    UAV TQ tác chiến từ Syri, Iraq cho tới Yemen và cả Myammar trong khi UAV Mỹ hiện nay chỉ có mỗi Iraq và Syri hạn chế
    "
    Đã dùng rộng rãi thế mà hình như chẳng rơi chẳng hỏng bao giờ @@. Tuyệt vời vậy thì a nộp đơn làm fan tàu ngay và luôn.

    Nếu chú hỏi lịch sử phát triển, kỹ năng, tính năng kỹ thuật vân vân của UAV các nước, tương lai phát triển abc thì anh ú ớ ko dám phát biểu nhưng chú lại đi vào những cái "sơ sơ" thế thì anh cũng hóng xem chú nói rõ mấy chú vừa phát biểu ko ?
    beta22 thích bài này.
  8. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Pilot mà ngồi chổ này thì quá thoải mái rồi,rộng rãi quá...
    [​IMG]
  9. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    USS Michael Monsoor có chuyến đi biển lần đầu

    [​IMG]
    Chiếc tàu khu trục "bé hạt tiêu" (so với "siêu tàu" hộ vệ tên lửa lớp Karakurt mới của Nga) thứ 2 thuộc lớp Zumwalt của Hải quân Hoa Kỳ, USS Michael Monsoor bắt đầu ra biển vào hôm thứ Hai từ nhà máy đóng tàu Bath Iron Works để bắt đầu những thử nghiệm cơ bản và dự kiến sẽ có vài ngày tắm biển trước khi trở về nhà máy đóng tàu Bath Iron Works. Chiếc thứ ba là Lyndon B. Johnson, đang được chế tạo.

    https://www.military.com/daily-news...tealthy-destroyer-heads-out-sea-1st-time.html

    P/S: Nếu chỉ theo dõi bài viết của Tàu khựa và Nga ngố thì rất khó hiểu khi một chiếc tàu được các "chiên da" cho là không đủ tiền mua đạn vẫn được chế tạo! Chi phí ước tính phải bỏ ra là 12,9 tỷ USD cho bộ ba này! Ôi đầu óc của "chim mía" thì sao nghĩ được như "đại bàng"!
  10. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Nga, TQ nói J20 và T50 là máy bay vô hình như Mỹ bao giờ chưa ?
    UAV TQ mới bắt đầu xuất khẩu mấy năm gần đây, giá bán thấp hơn thì so doanh số thua UAV Mỹ đã bán từ lâu, nhưng hợp đồng mới thì toàn nước thân Mỹ mua UAV TQ, cháu giải thích đi ! mặt trận UAV TQ hoạt động cũng nhiều hơn UAV Mỹ, còn cháu thì ẳng sao đây !

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này