1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tuy nhiên, cuối cùng thảm họa tại Stalingrad, đã chấm dứt mọi hy vọng cho một cuộc tấn công quy mô lớn của người Đức hướng vào Moscow. Sau sự tổn thất lớn lao thuộc về Tập đoàn quân VI với một phần tư triệu người, Bộ Tư lệnh Tối cao Đức sẽ thiếu lực lượng dành cho một chiến dịch tấn công có qui mô khổng lồ như vậy.

    Nhưng Hitler vẫn tiếp tục trì hoãn việc ra quyết định - cũng giống như ông đã từng làm tại Demyansk - trong việc từ bỏ ý định duy trì một lực lượng lớn nhằm bảo vệ một “nền tảng của mặt trận miền Đông” – chính là vòng cung Rzhev có chiều dài lên tới 330 dặm. Ông ta bảo vệ quan điểm của mình, chống lại những ý kiến đến từ OKH ( Bộ Tư lệnh Lục quân), Cụm Tập đoàn quân Trung tâm cũng như các chỉ huy quân sự cao cấp trên chiến trường…

    Ngày nay, với những nhận thức mà chúng ta có được về sau, quả thật là dễ dàng để chỉ trích sự do dự của Hitler. Nhưng vào thời điểm đó, đó là một quyết định thực sự khó khăn. Sau sự đảo ngược của tình thế chiến tranh trong mùa đông đầu tiên tại nước Nga, vòng cung Rzhev là pháo đài duy nhất còn lại dành cho người Đức trên đường hướng tới điện Kremlin. Đó là mảnh đất cuối cùng còn lại bên bờ sông Volga. Tại khu vực Rzhev, Vyazma, những thành phố lịch sử đã chìm trong cơn cuồng phong chiến tranh, nơi mà vào năm 1941, trong những trận chiến quyết tử tại Vyazma và Bryansk, sự kháng cự cuối cùng của Hồng quân trên các hướng tiếp cận với thủ đô Moscow đã bị cuốn phăng sang một bên và để lại 630.000 tù binh cho người Đức.

    Sau đó, mùa đông nước Nga ập đến sớm đã cướp mất thành quả chiến thắng của người Đức trên chiến trường lịch sử này. Giả sử làm lại một lần nữa..? Giả sử có thể nắm được một cơ hội khác…? Không một nhà lãnh đạo quân đội hàng đầu nào lại có thể nhắm mắt làm ngơ với những suy đoán như vậy?Cái gì mà một vị tướng buộc phải từ bỏ một vị trí quan trọng như thế?

    Việc di tản quân đội ra khỏi Rzhev là không chỉ từ bỏ một hướng tiếp cận tới thủ đô kẻ thù cũng như là một vị trí phòng thủ chiến lược; nó còn có nghĩa là từ bỏ hết mọi hy vọng giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh gian khổ. Hitler thừa biết rằng một khi lực lượng của ông đã rời bỏ thành phố nhỏ này thì người Đức không bao giờ còn có khả năng quay trở lại đây một lần nữa.

    Tuy nhiên, thảm họa Stalingrad dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn diện tiếp theo trên tất cả các phần còn lại của mặt trận miền Đông, từ Leningrad qua Kharkov đến vùng Caucasus, bắt buộc Hitler phải chịu thua trước những lời khuyên dai dẳng của vị Tổng Tham Mưu trưởng của ông ta. Vào ngày 6 tháng Hai năm 1943, ông cho phép Tập đoàn quân IX và một phần lực lượng thuộc Tập đoàn quân IV được di tản ra khỏi vòng cung Rzhev để tiếp nhận một tuyến phòng thủ mới ngắn hơn tới 200 dặm và điều chỉnh lại phòng tuyến theo đường vòng cung mới của chỗ lồi..

    Tên mã cho kế hoạch di tản lớn này là Chiến dịch Buffalo (Con trâu). Bộ tư lệnh Lục quân (OKH) đã cho phép Tập đoàn quân IX có thời gian 4 tuần để chuẩn bị cho cuộc di tản khổng lồ này…Bốn tuần ! Điều này đảm bảo cho các lực lượng Đức sẵn sàng tiếp quản bảo vệ các cứ điểm phòng thủ mới của họ trước khi “Đại tướng bùn lầy” của nước Nga ập đến….

    Đại tướng Model đang ngồi trong phòng bản đồ thuộc Trụ sở Tập đoàn quân ở gần Sychevka với các cộng tác viên thân cận nhất và đang giao nhiệm vụ cho từng người. Tham mưu trưởng Tập đoàn quân, Đại tá Freiherr von Elverfelt, và viên Trưởng phòng tác chiến, cũng như các viên sĩ quan phụ trách công việc vận chuyển đang ngồi cạnh một đống bản đồ và giấy tờ. Các viên sĩ quan công binh cao cấp thuộc Tập đoàn quân cũng đều có mặt.

    Những việc gì phải thực hiện? Trước hết, tuyến phòng ngự mới phải được tái thiết. Sau đó, các cứ điểm phòng thủ mới phải được xây dựng để yểm trợ và bảo vệ cho đội quân di tản.

    Và sau đó đến việc chuẩn bị công việc di tản thích hợp cho từng khu vực tác chiến có chiều dài sâu tới 60 dặm. Phải xây dựng 125 dặm đường dành cho xe cơ giới cũng như 400 dặm đường dành cho xe ngựa, xe trượt tuyết. Tất cả công việc phải làm trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt trong vùng. Tất cả vũ khí và vật dụng khác phải được sơ tán. Như vậy là tất cả các tài sản kinh tế khác, chẳng hạn như gia súc, lương thực, cây trồng, công cụ cũng phải được chuyển đi. Với mục đích này, cần phải sử dụng khoảng 200 đoàn tàu hỏa và một đoàn xe vận tải có công suất lên tới 10.000 tấn. Việc xếp thời gian biểu phải được thực hiện cho từng toa tàu hỏa và từng ô tô vận tải. Ngay cả những chiếc túi trên yên ngựa hoặc của những người lính lái mô-tô cũng phải được đưa vào tính toán. Để không có vấn đề gì xảy ra sau chiến dịch di tản còn có một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là di tản 60.000 thường dân, gia đình của những người đã từng hợp tác với người Đức. Nếu để họ ở lại thì những con người tội nghiệp này sẽ bị chết hoặc chịu sự trả thù khốc liệt của Stalin. Cuối cùng, khi chiến dịch di tản hoàn thành, thì tất cả các phương tiện giao thông đường sắt bao gồm khoảng 600 dặm km đường ray cũng như 800 dặm của dây điện thoại, điện báo sẽ phải tháo dỡ và vứt bỏ.

    ...........................
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mai tớ viết nhé...Hôm nay say quá...Đúng ngày chỉ có 2 bác nhấn like...
    MD_2015kuyomukotoho thích bài này.
  3. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.847
    Đã được thích:
    7.433
    Nhiều khi tớ để dành cả tuần mới vô làm 1 mạch
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ở đây kiếm like thua xa bên Face cụ ơi. Nhưng kệ, cụ đăng bài ở đây truyền cho hậu thế được lâu hơn.
    hunterxmn thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ĐÙA CÁC BÁC THÔI...HÔM QUA LÀM GẦN XONG LỠ TAY XÓA MỘT LOẠT...TỨC QUÁ CHỨ AI KIẾM LIKE LÀM CHI....GIỜ TRỞ LẠI TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG ĐỂ LÀM TIẾP HẦU CÁC BÁC......

    Điều cơ bản sống còn cho chiến dịch di tản khổng lồ này chính là lịch trình rút lui dành cho 29 Sư đoàn, Tập đoàn quân cũng như Bộ Tổng tham mưu (OKH) trong vùng – tổng cộng có tới 250.000 người với tất cả vũ khí và trang thiết bị của họ. Tất cả phải luôn sẵn sàng đối mặt với một kẻ thù mạnh mẽ. Sự vận hành chiến dịch trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, và các trận chiến trên đường rút quân phải được phối hợp hết sức trơn tru. Đó là một khối lượng công việc khổng lồ đang chờ đón họ.

    An ninh là một vấn đề hết sức đau đầu. Tất cả mọi việc phải được che giấu càng xa càng tốt, ngay kể cả từ quân đội của chính mình. Tuy nhiên, một lần nữa, nó trở thành vô dụng, khi tất cả mọi bí mật, mọi người đều biết trong các bản thông báo cuối cùng. Khoảng giữa tháng 2 năm 1943, trong khi nhiều người lính Đức vẫn còn chưa biết gì vềChiến dịchBuffalo, các loa phóng thanh của người Nga trên mọi vị trí tiền tiêu đã kích động bằng thông điệp rất rõ ràng cho người Đức : "Các sĩ quan Đức, hãy thu xếp hành lý. Đảm bảo không bỏ lại phía sau thứ gì! " . Các điệp viên Liên Xô lại làm rất được việc, họ thông báo nhiều điều chính xác về cho Trung tâm. "Werther" đã phục vụ "Giám đốc" rất tuyệt vời.

    Trên thực tế, các sĩ quan Đức còn có những thứ khác phải để lưu tâm hơn là vấn đề hành lý. Một vấn đề khiến họ đau đầu rất nhiều là phải phụ thuộc vào việc thu hồi xe trượt tuyết hoặc xe vận tải. Vào thời điểm này, giữa tháng 2, các lớp tuyết vẫn ngập sâu. Nhưng đầu tháng Ba, thì thời tiết như thế nào ? Chỉ còn có một cách duy nhất là chuẩn bị hành động trong mọi điều kiện thời tiết…..

    Tuyết và băng giá bắt đầu tan vào ngày 1 tháng Ba. Những con đường quốc lộ nằm dưới làn nước. Khoảng 19.00, chiến dịch di tản bắt đầu. Nó phải như cái bánh xe lăn dần dần. Giống như con sâu cuốn khổng lồ, động cơ của các xe xích bắt đầu khởi động. Các đường dây điện thoại được thu hồi, các trái mìn đã được đưa vào vị trí để sẵn sàng kích nổ. Nhưng vào buổi tối, nhiệt độ đột nhiên giảm trở lại. Băng giá lại bao trùm trên mọi con đường. Công cuộc di tản gặp rất nhiều khó khăn. Đúng 19.00, các lực lượng tiền tiêu “được bao bọc trong một cái kén “ bắt đầu rút quân. Đội quân bảo vệ bên sườn vẫn đang phải giao tranh với kẻ thù để bảo vệ cho đồng đội.

    Các tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh 6 Munster (Một địa danh của Pháp) bắt đầu rút khỏi các vị trí của họ trên sông Volga gần Rzhev. Họ phải hành quân suốt đêm. Vũ khí, dụng cụ đào hầm, lựu đạn đè nặng trong những chiếc ba lô dã chiến của mình. Sau một thời gian dài phải chốt trên các vị trí tiền tiêu, họ ít khi phải hành quân. Giờ đây, trong sự im lặng, họ lê bước dọc theo các ván trượt tuyết và xe trượt. Các đội hình hành quân di tản cứ dài dần, lớn dần lên. Cuối cùng, vào giờ nghỉ ngơi, các công ty đã di chuyển đến được các vị trí đầu tiên được chuẩn bị sẵn sàng trong băng tuyết. Tính ra họ đã đi được tới hơn hai mươi dặm trong đêm.

    Trong khi đó tại các vị trí trên sông Volga, sau khi mọi người rời đi, lực lượng lính Đức chỉ còn khoảng một phần ba so với lúc đầu. Có chín tổ chiến đấu lúc đầu giờ đây chỉ còn ba tổ. Những người lính Đức chặn hậu phải chạy tới chạy lui, từ vị trí súng này sang vị trí khác, dùng súng trường và súng máy bắn không nghỉ để truyền đạt thông điệp cho người Nga tin tưởng là mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn..

    Nhưng lừa người Nga đâu phải dễ. Họ vẫn tỏ ra nghi ngờ và quyết định tự điều tra tình hình. Khi màn đêm bắt đầu buông một màn ánh sáng xám xịt phủ xuống mặt đất, những cái bóng mờ ảo xuất hiện trước các con hào ở Đại đội 9, thuộc Trung đoàn 58 Vệ binh.

    Ngay tức khắc, họ từ các khu đất cao bắt đầu tìm cách đột nhập vào các con hào của người Đức để tóm một “cái lưỡi” mang về khai thác. Trung úy Hotzel, chỉ huy đội quân chặn hậu của trung đoàn, ngay sau đó đã đoán được điều gì xảy ra trong khu vực do mình phụ trách. Anh ta nổi tiếng với đức tính điềm tĩnh và lòng can đảm. Đầu tiên, Hotzel ra lệnh cho một trong những khẩu súng máy giữ chặt khu vực trận địa phía trước để ngăn không cho bất cứ người Nga nào cố gắng tiếp cận gần vào các con hào. Sau đó, những người lính còn lại trong nhóm bò dọc theo chiều dài của con hào, họ từ hai đầu đổ lại để vào nơi an toàn…..

    Nửa giờ sau, mọi việc đã kết thúc. Những trinh sát Nga đã từ các con hào quay trở lại vùng “ đất trắng” trên phòng tuyến, mà không thể đưa được một tù nhân Đức nào trở lại cùng với họ. Và đó chính là mục tiêu của những trinh sát Nga. Bộ Tư lệnh Sô-viết vẫn chưa hề biết điều gì đã xảy ra….
    --- Gộp bài viết: 08/12/2017, Bài cũ từ: 08/12/2017 ---
    [​IMG]

    BẢN ĐỒ SỐ 31 : 29 SƯ ĐOÀN ĐỨC RẤT CẦN THIẾT TRONG VIỆC BẢO VỆ VÒNG CUNG RZHEP. CHIẾN DỊCH BUFFALO TRONG MÙA XUÂN NĂM 1943 ĐÃ RÚT NGẮN ĐƯỢC PHÒNG TUYẾN CỦA ĐỨC VỀ TUYẾN PHÒNG THỦ BUFFALO. 22 SƯ ĐOÀN ĐƯỢC GIẢI PHÓNG TẠO THÀNH NGUỒN DỰ TRỮ KHỔNG LỒ DÀNH CHO CÁC CHIẾN DỊCH TƯƠNG LAI.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tuy nhiên, ở khu vực bên trái thuộc một cứ điểm đề kháng trên sông Volga, tình hình phát triển một cách nguy hiểm hơn nhiều. Ở đó, trong một mấu lồi nhô ra tại Lepetikha, người Nga đã tấn công họ sau một màn yểm trợ bằng hỏa lực súng cối kinh người. Tiếp theo, 200 chiến sĩ Hồng quân lao ra từ một khe núi ở phía bên kia sông Volga và xông qua mặt sông đóng băng…

    Rất may mắn, hỏa lực súng cối của người Nga chỉ gây ra một chút ít thương vong cho tuyến phòng thủ mỏng manh của quân Đức. Khi người Nga di chuyển qua sông, những người lính của Hotzel đã kịp thời đứng sau các khẩu pháo hạng nhẹ và súng máy của họ. Người Nga phải vượt qua con sông đóng băng, tiếp theo phải băng qua một khu vực không người. Nhưng khi họ mới vượt qua nửa con sông thì Trung úy Hotzel đã ra lệnh: "Khai hỏa !".....

    Lập tức, pháo binh hạng nhẹ cũng như súng máy thi nhau vãi đạn thẳng vào đội hình tấn công của người Nga. Chỉ có một vài người lính Nga kịp thời xông vào các chiến hào Đức. Ở đó, do bị áp đảo, họ buộc phải đầu hàng.

    Và như thế, chỉ cần một nhúm Vệ binh Đức gan dạ, dũng cảm, được trang bị vũ khí nhẹ đã bảo vệ được khu vực hậu quân cho các lực lượng đang tiến hành di tản. 24 giờ sau khi phần lớn quân Đức đã triệt thoái ra khỏi các vị trí tiền tiêu, những người lính chặn hậu dũng cảm đã tiếp quản một tuyến phòng thủ mới cách đó 4 dặm…

    Mọi thứ giờ đây bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Lúc này, người Nga đã đánh hơi thấy sự rút quân. Chắc chắn rằng sau đó, họ sẽ tung những lực lượng rất mạnh nhằm đuổi kịp các sư đoàn Đức đang rút lui, bắt kịp, vượt lên tìm cách bao vây để rồi tiêu diệt càng nhiều càng tốt…

    Điều này phải được ngăn chặn bằng mọi giá. Như thường lệ, thời gian dành cho những đơn vị chặn hậu là rất ít ỏi. Làm thế nào để tốc độ các cuộc truy đuổi của quân Nga bị ngăn lại một cách hiệu quả?

    Việc phá hủy tất cả các con đường giao thông, đường quốc lộ, đường sắt, và các tòa nhà kiên cố, như đã được thực hiện một cách triệt để bởi Hồng quân trong suốt thời gian khi người Đức giành được ưu thế tiến công và đảo ngược về phía Đức với những mệnh lệnh đến từ Tổng hành dinh Quốc trưởng gửi cho các Tập đoàn quân ở phía Nam kể từ sau thảm hoạ của Stalingrad, đã không cho thấy một hiệu quả thực sự nhằm cầm chân kẻ thù một cách lâu dài. Hơn nữa, nhiều lần đã cho thấy những phân đội chặn hậu, phá hoại liên tục thiếu cả thời gian cũng như nhân lực dành cho các cuộc phá hủy có hiệu quả tại các địa điểm mang tính chất sống còn nhất…

    Tuy nhiên, vẫn còn có một khả năng khác. Trong cả hai cuộc Thế chiến, một trong những cách hiệu quả nhất để trì hoãn việc theo đuổi của đối phương là sử dụng mìn; những thứ này có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau....


    Trước hết, ví dụ như một quả mìn chống tăng sẽ nổ ngay tức khắc khi bị một vật nặng, chẳng hạn như một chiếc xe bọc thép, xe vận tải, một khẩu pháo đè vào. Hoặc là kiểu mìn sát thương, chỉ cần chạm nhẹ vào kíp mìn sẽ phát nổ ngay tức khắc hoặc có loại sẽ bắn lên không trung khoảng 3 feet rồi sau đó mới nổ tung, tạo ra nhiều mảnh vỡ sẽ nhằm vào đầu hoặc toàn thân của kẻ thù…

    Với những quả trứng quỉ quái này, các vị trí rút quân của Đức, các rãnh hào và công sự chiến đấu, các đoạn vượt qua sông suối, những con đường nhỏ hẹp cũng như các nút cổ chai đều được rải đầy mìn. Những khối thuốc nổ lớn thì sẽ được gài bẫy một cách tinh vi ở mọi chỗ và các vị trí ngáng đường quan trọng. Những các kiểu đặt mìn thông thường này không hề gây khó khăn cho người Nga. Trong những cuộc rút lui của họ thuộc hai năm đầu chiến tranh họ đã thu thập được rất nhiều kinh nghiệm và trở thành những bậc thầy trong việc rải mìn cũng như phá dỡ nó trên chiến trường. Và như vậy, họ thừa biết nơi sẽ bị đặt mìn và làm những gì để tháo gỡ được chúng. Do đó, kiểu rải mìn thông thường sẽ không còn là một phương tiện hiệu quả để trì hoãn quá trình truy kích của người Nga trong một không gian rộng như vậy. Phải thực hiện một điều gì đó mang lại hiệu quả hơn ?….

    Các sĩ quan Công binh thuộc Tập đoàn quân IX và Quân đoàn đã ý thức được về việc phải làm của họ. Nhiều người trong số đó đã từng trải qua cuộc Thế chiến thứ nhất và một sốngười đã chiến đấu trên chiến trường Bắc Phi, nơi mà Thống chế Rommel đã chứng tỏ kỹ năng sử dụng bom mìn để bảo vệ và ngăn chặn quân Đồng minh tại các khu vực sa mạc nguy hiểm.

    Những "khu vườn địa ngục" này, như Rommel đã từng gọi đùa; là các bãi mìn tinh vi, là những cái bẫy chết chóc hoàn hảo kết hợp tinh tế giữa tâm lý, tinh thần và vũ khí trong việc gài mìn và đặt chất nổ. Một đội quân kẻ thù khi xâm nhập vào một "khu vườn địa ngục" này, ngay lập tức sẽ bị mất đà tấn công. Bởi vì nếu một người lính đi trước bị mìn xé nát, hoặc đồng đội của anh bị thương nặng, xe tải bị phá hủy ra từng mảnh vụn thậm chí vài chiếc xe tăng bị bất động thì rõ ràng sẽ không có ai dám tiến lên nữa khi khu vực địa hình chưa được dò mìn xong. Khi những đội gỡ mìn cùng các máy dò mìn - phát hiện ra tín hiệu kim loại - đến nơi, họ chỉ khám phá ra các vỏ hộp thực phẩm bỏ đi, cũng như các mảnh đạn vụn vỡ tại những nơi họ cần phải tiến hành công tác gỡ mìn. Và ngay sau đó, nếu anh ta tỏ ra bất cẩn trong lúc di chuyển ở “khu vườn địa ngục" một lần nữa, quả mìn khác sẽ phát nổ và anh ta sẽ bị giết. Hoặc anh ta có ý thức được mối nguy hiểm trong thời gian và đào và gỡ mìn, nhưng nếu không đề phòng, anh ta vẫn có thể bị thổi bay lên trời vì thường xuyên có một quả mìn thứ hai đặt ẩn bên dưới quả mìn thứ nhất đã được anh ta gỡ xong…

    Và như vậy, “khu vườn địa ngục" ở châu Phi của Rommel đã được trồng ở Rzhev theo một cách mới....

    ................................
  7. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Thế giới thay đổi nhiều quá, bọn đông lào cũng đã thay đổi. Có lẽ do động trời.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Các kỹ sư, công binh có kinh nghiệm thuộc Tập đoàn quân IX đã phát minh ra nhiều cách che giấu mìn của họ. Họ đặt mìn vào cửa ra vào của các ngôi nhà. Chỉ cần cửa bị đẩy ra thì sự chết chóc sẽ ập xuống ngưỡng cửa bằng tiếng nổ, chớp lửa cùng với các mảnh mìn vụn. Kíp nổ của quả mìn chống tăng được khéo léo nối với các cửa sổ bằng một sợi dây dai nhưng mỏng mảnh mà mắt thường khó quan sát thấy được. Khi cửa sổ được mở ra thì cái chết sẽ lại ập đến một lần nữa…

    Cái chết sẽ ẩn nấp ngay cả sau những chiếc thang, những chiếc xe đẩy , xẻng và thậm chí cả những chiếc thuổng làm vườn. Anh lính chỉ cần mất cảnh giác nhấc cái vật kể trên ra khỏi tường. Một loại cơ chế “máy móc của thần chết” sẽ phát nổ bằng một sợi dây dẫn ngụy trang cực kỳ khéo léo. Những “bẫy mìn” còn được kết nối với lò sưởi, có dây nối ra cửa lò. Chúng còn được kết nối với những những nắp hộp nửa kín nửa hở rất cám dỗ với “tài liệu” bên trong, một đối tượng quan tâm đặc biệt của lính Sô-viết.

    Các kỹ sư công binh được huấn luyện đặc biệt cho lãnh vực này thường phải đặt các “bẫy mìn” dưới hỏa lực của người Nga. Hiệu quả của những quả mìn trong “khu vườn địa ngục" thật đáng kinh ngạc. Những gì mà các đội quân chặn hậu không thể đạt được thành công thì những quả mìn và các “bẫy chuột” đã hoàn thành một cách ngoạn mục nhất. Trong suốt 24 tiếng đồng hồ đầu tiên của cuộc truy kích, người Nga đã chịu rất nhiều thiệt hại nặng nề tại các “ khu vườn địa ngục " ở Rzhev giống như một sự hoảng loạn nổ ra. Các tín hiệu trên không trung của người Nga đầy nghẹt những sự cảnh báo, những báo cáo ghê rợn kèm theo những sự hướng dẫn cấp bách trong tình trạng đề phòng cao nhất. Nỗi sợ hãi những quả mìn Đức luôn ám ảnh các lực lượng truy kích của Hồng quân như một bóng ma, làm chậm hẳn lại quá trình truy đuổi của họ… (Về sau, theo những tài liệu biên soạn từ phía Liên sô sau Thế chiến thứ hai, có đến hơn 30% số thương vong là do mìn và chất nổ của quân Đức cài lại ở Rzhev gây ra. Đây là bài học lớn cho Hồng quân khi chiếm lại những khu vực do quân Đức chủ động rút lui bỏ lại – Lời ND).

    Bộ phận kiểm soát các thông tin, tín hiệu thuộc mọi Sư đoàn Đức đang rút lui có thể trực tiếp theo dõi những hậu quả do các trái mìn của người Đức gây ra bởi vì trên thực tế, nhiều tín hiệu liên lạc của người Nga không được mã hóa…Thí dụ, Sư đoàn Bộ binh 206 đã chặn được một bức điện sau từ một chỉ huy quân đội Nga tới Sư đoàn của anh ta : " Tôi đưa con ngựa vào trong chuồng…và thế là sau đó có một tiếng nổ lớn. Con ngựa và cái chuồng biến mất…. Bọn chó đẻ Fritz đã gài mìn ở khắp mọi nơi, những chỗ mà chúng nghi ngờ ta sẽ đặt chân vào”…

    Một tín hiệu khác đã ngăn cấm Hồng quân bước vào bất cứ tòa nhà nào, sử dụng bất kỳ một giếng nước nào, hoặc nhặt những đồ vật có giá trị khác cho đến khi các đội gỡ mìn hoàn thành xong nhiệm vụ.

    Chính vì những quả mìn Đức mà một hội chứng rối loạn về tinh thần được phát sinh, làm mất đi mất lòng can đảm, thần kinh cũng bị ảnh hưởng và làm xuống tinh thần của những kẻ đang bám theo gót những đoàn quân di tản. Đó chính là mục đích của Đại tướng Model.

    Chỉ trong có 21 ngày, ông ta đã hoàn thành xong kế hoạch di tản quân Đức ra khỏi Vòng cung Rzhev. Trong 21 ngày đó, những Sư đoàn thuộc Tập đoàn quân IX và Tập đoàn quân IV vừa chiến đấu bằng mọi cách , vừa rút lui khoảng 100 dặm. Họ đã bỏ một dải phòng tuyến theo hình vòng cung dài tới 330 dặm, sâu 100 dặm để trở về đóng quân tại phòng tuyến mới dự kiến mang tên là Phòng tuyến Buffalo – với chiều dài chỉ còn có 125 dặm. Họ đã tiết kiệm được khoảng 200 dặm với hầu như toàn bộ lực lượng thuộc Tập đoàn quân IX. Và như vậy, bảng tổng kết cho thấy ; một Bộ tham mưu Tập đoàn quân, 4 Bộ tham mưu Quân đoàn, 22 Sư đoàn trong đó có 3 Sư đoàn Panzer đã được giải phóng. Đó là một cuộc di tản mang tính chất chiến lược. Đối với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, điều này có nghĩa là kết thúc một giai đoạn khủng khiếp mà không hề có quân dự trữ tiếp theo sau sự mất mát nặng nề của mùa đông tại Stalingrad. (Đôi nét về số phận của Model, Tư lệnh Tập đoàn quân IX :Trước khi sơ tán, Model cho lùng bắt và tàn sát hết các lực lượng du kích trong khu vực Rzhev. Gần 3.000 người Nga bị giết, phần lớn không có vũ khí. Trên đường lui quân, Model dùng chính sách “vườn không nhà trống” ra lệnh cho đốt phá ít nhất hai thôn làng, phá hoại nhà cửa, công xưởng, bỏ thuốc độc vào các giếng nước, và lùng bắt hết đàn ông con trai trong vùng. Sau đó, ông được Quốc trưởng tặng huân chương Thập tự sắt có hai cây kiếm. Về sau, người Nga đã kết án Model là Tội phạm chiến tranh, bởi vì ngoài vai trò chủ đạo tại khu vực Rzhev, Model còn có vai trò trong việc làm chết 577.000 người tại các trại Tập trung ở Litva và đưa 175.000 người đi phục dịch lao động. Model muốn được chết ngoài chiến trường nhưng không thành công. Trong những ngày cuối cùng của Thế chiến thứ hai, ngày 21 tháng Tư năm 1945 Model dùng súng tự sát trong một khu rừng (thuộc thành phố Ratingen – Đức hiện giờ.ND)...

    Tuy nhiên, lịch sử quân sự Liên Xô chính thức từ chối thừa nhận những thành tựu của Model. Họ không chịu thừa nhận rằng, đối mặt với 2 Phương diện quân Sô-viết, trong đó có nhiều Sư đoàn Nga liên tục tấn công vào Vòng cung Rzhev, Tập đoàn quân IX và một nửa Tập đoàn quân IV của Đức đã di tản thành công mà không gặp những nguy hiểm nghiêm trọng....

    ...........................
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Quân đội Liên Xô đã không hoàn thành được nhiệm vụ truy đuổi theo quân Đức, chứ không phải chỉ là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào hai bên sườn của người Đức, chứ không hề đề cập tới bất kỳ sự bao vây nào.

    Tình huống này là một lời chỉ trích nghiêm túc về kỹ năng chiến thuật của các nhà lãnh đạo quân sự Liên Xô vào thời kỳ bấy giờ. Đó là lý do tại sao các sử gia chiến tranh Sô-viết phản ứng rất dửng dưng đối với tất cả các cuộc nghiên cứu về Chiến dịch Buffalo.

    Một vấn đề đơn giản nhưng không phù hợp với sự thật lịch sử Chiến tranh khi chúng ta đọc những dòng chữ trong Tập III cuốn sách Lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, đã viết “ Bằng cách tiếp cận mạnh mẽ, các Phương diện quân Kalinin và Phương diện quân miền Tây đã can thiệp sâu vào tiến trình lập kế hoạch rút lui của người Đức. Quân phát-xít buộc phải để lại một phần trang thiết bị và chịu thiệt hại nặng nề về quân số cũng như các vật liệu kỹ thuật. "

    Tiếp theo : "Kể từ sau Chiến tranh, một sốnhà sử gia quân sự Tây Đức đã cố gắng miêu tả cuộc rút lui của quân đội Đức như là một mô hình của một kế hoạch di tản thành công. Tuy nhiên, những thiệt hại mà người Đức đã phải chịu đựng trong suốt quá trình rút lui đã làm chứng cho sự nghi vấn về sự thật bản chất của một vấn đề. Người Đức, không chịu nổi những đòn đánh của Hồng quân, đã phải vội vàng lên kế hoạch di tản ra khỏi Rzhev, họ đã không còn thời gian để di tản ra khỏi thành phố một cách có hệ thống.

    Để hỗ trợ cho nghi vấn này, cuốn sách đã trích dẫn các bài viết của Tướng Bộ binh Đức – Grossmann – Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 6 Munster. Nhưng Grossmann, người ghi chép lại tất cả các chiến dịch ở Rzhev, đã chứng minh ngược lại hoàn toàn trong các hồi ức của ông tả về những trận giao chiến thuộc Sư đoàn cũ, nơi ông đã phục vụ cho đến tận cùng, cũng như trong các hồi ức của ông về toàn bộ cuộc chiến… Lời cáo buộc rằng Rzhev bị Model sơ tán một cách hấp tấp, vội vàng đã nhanh chóng bị bác bỏ bởi một giai đoạn thú vị và có thể là duy nhất trong lịch sử quân sự.


    Hitler, luôn nghi ngờ bởi nhiều trải nghiệm không vui và thảm họa luôn xảy đến do các cây cầu không bị đánh sập kịp thời, đã quyết định tự mình phải “mắt thấy tai nghe” rằng cây cầu lớn bắc qua sông Volga ở Rzhev đã bị phá hủy sau khi quân đội Đức di tản.

    Không cần phải nói, bản thân Hitler không thể ở Rzhev lúc xảy ra sự việc. Thay vào đó, ông hình thành lên một ý tưởng mới lạ về giám sát việc phá hủy cây cầu bằng điện thoại. Chính vì vậy, một cuộc kết nối điện thoại trực tiếp được thiết lập giữa Phòng tác chiến của Hitler tại "Hang sói", Trụ sở của Führer tại Vinnitsa, và toán phá dỡ cầu ở Rzhev. Áp sát ống nghe vào tai, Führer đồng thời là Tổng tư lệnh Lục quân Đức, vì vậy đã giám sát trực tiếp việc thổi bay cây cầu trên con sông Volga. Führer có thể nghe được âm thanh của vụ nổ cũng như tiếng động khi những mảnh cầu lớn bị tung lên trời. Chỉ có màn trình diễn âm thanh trung thực và sống động này mới thuyết phục được với Führer rằng mệnh lệnh của ông đã thực sự được tuân thủ. Chỉ vài giờ sau vụ phá hủy cây cầu và sau khi những người lính Đức chặn hậu cuối cùng rời khỏi thành phố, thì những trinh sát Hồng quân đầu tiên đã bắt đầu vượt qua con sông Volga.

    Theo kế hoạch đề ra, các Sư đoàn của Model và những lực lượng bên cánh trái thuộc Tập đoàn quân IV của Tướng Henrici đến những vị trí, pháo đài vừa được thành lập và củng cố bắt đầu từ Spas-Demensk xuyên qua Dorogobuzh đến Dukhovshchina được đặt tên mới là phòng tuyến Buffalo, trước khi bắt đầu thời kỳ bùn lầy của nước Nga. Trong thời gian bảy tuần, phòng tuyến này được 29.000 kỹ sư, công binh và quân đội xây dựng bảo vệ bằng các hàng rào dây thép gai, bãi mìn, được tăng cường bằng các cứ điểm, các ổ đề kháng mạnh mẽ kết hợp cùng các boong-ke xây dựng kiên cố. Phần lớn các lực lượng đã tới nơi, tiếp quản và nhanh chóng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tuyến phòng thủ của người Đức đã được bảo vệ. Trận chiến trong mùa đông bi thảm năm 1942-1943 đã thực sự kết thúc. Với sự di tản thành công quân đội tại vòng cung Rzhev thì tất cả các điểm nguy cấp thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã được loại bỏ.

    Ở miền nam nước Nga, toàn bộ khu vực công nghiệp thuộc lưu vực sông Donets đã lại trở về tay của người Đức……

    ..............................
  10. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Sau này Model lại diễn bài tủ rút lui có kế hoạch ở vùng đất thấp Pripiat. Trận đó Model đã lừa thịt một quân đoàn tăng LX truy kích theo bằng chiến thuật chôn xe tăng phòng ngự.

Chia sẻ trang này