1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỒI THỊT BĂM TRẬN ĐÁNH TÀN KHỐC TRÊN NÚI A BIA TỪ NGÀY 11 ĐẾN NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 1969

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 08/01/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tolson cho dừng chiến dịch trong thung lũng hy vọng trời sẽ hết mưa. Lính dưới quyền bắt đầu rúc xuống bất kỳ nơi trú ẩn nào mình tìm được. Thế nhưng mưa thay vì ngớt lại càng ngày càng to hơn khiến cho phi đạo A Lưới cứ trôi đi dần dần. Công binh đã phải điên cuồng làm việc để đường băng khỏi bị đóng cửa, nhưng đó vẫn là 1 việc bất khả thi.

    Sau nhiều ngày mưa ko ngớt, sang tới ngày 11 tháng 5, Tolson đành quyết định đình chỉ chiến dịch, hạ lệnh rút quân. Dù ông tướng có gọi chiến dịch Delaware là 1 chiến dịch thành công sau đó nhưng thực ra kết quả thu được rất nghèo nàn so với kỳ vọng. Các lữ đoàn 1 và lữ đoàn 3 tuy phát hiện 1 số lượng lớn đạn dược, hàng tiếp tế nhưng con số trên vẫn chỉ là phần nhỏ bé so với năng lực hậu cần của quân Bắc Việt trong thung lũng. Cùng thời gian đó, ngoài 1 chiếc C130, Kỵ binh bay còn bị mất 1 số lớn máy bay trực thăng khiến cho danh tiếng bấy lâu bị tổn hại khá nhiều.

    Tương tự, tướng Westmoreland cũng loan báo chiến dịch Delaware là ‘thắng to’ dù có thể thấy rõ ông ta cũng chả hoan hỉ mấy với kết quả nghèo nàn thu được. Và còn 1 điều nữa ai cũng thấy rằng ông ta rất 'căm' cái thung lũng và chắc chắn sẽ sớm tấn công nó thêm lần nữa. Thế nhưng đến ngày 11/6 thì ông ta bị tướng Creighton Abrams đến thay chân làm tư lệnh MACV phải về nhận việc mới trong cương vị Tham mưu trưởng Lục quân.

    Tuy Abrams ko bị thung lũng A Sầu ám ảnh như Westmoreland, nhưng ông này cũng xem việc vô hiệu hóa nó là 1 trong những ưu tiên chính. Vào tháng 7 năm 1968, sau chưa đầy 2 tháng nắm quyền tư lệnh MACV, ông hạ lệnh tấn công lần nữa vào thung lũng; lần này sử dụng tới sư đoàn dù 101. Tuy thời kỳ này, sư 101 ko còn là đơn vị nhảy dù đúng nghĩa nữa, thì cũng như sư đoàn 1 Kỵ binh bay, nó vẫn là 1 đơn vị sừng sỏ. Quá trình phòng ngự ngoan cường của nó ở Bastogne trong thế chiến thứ II - đặc biệt là câu trả lời "Nuts - Khùng!" huyền thoại của tướng Anthony C. McAuliffe trước thư chiêu hàng của Đức - càng khiến sư 101 thêm danh tiếng. Trong suốt 4 năm kể từ khi sư đoàn rời căn cứ Fort Campbell, Kentucky triển khai đến nam VN, sau hàng loạt những trận đánh và chiến dịch lớn, nó vẫn bảo tồn được danh tiếng trên. Nếu coi sư đoàn 1 Kỵ binh bay là đơn vị giỏi nhất ở VN thì vị trí ‘á quân’ phải là sư 101.

    Rủi thay, cũng như sư đoàn 1 Kỵ binh bay trước đó, sư 101 sớm nhận thấy ‘tiếng tăm’ của mình ‘chẳng đáng 1 xu’ khi đối mặt với thung lũng A Sầu. Với tên gọi Somerset Plains, cuộc tấn công thất bại vào thung lũng chính là bản sao những gì từng xảy ra với sư đoàn 1 Kỵ binh bay. Tuy lên kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng 8, chiến dịch đã phải đình hoãn do thung lũng chìm trong sương mù dày đặc và những trận mưa ko ngớt. Đến ngày mùng 4 tháng 8, khi trời tốt lên, tiểu đoàn 2, trung đoàn 327 được đổ xuống bãi đáp gần sân bay Tà Bạt trong khi tiểu đoàn 2, trung đoàn 502 thì xuống A Lưới, bắt đầu chiến dịch cơ động không vận ‘chính hiệu’ đầu tiên của sư 101. Trong lúc 2 tiểu đoàn đã xoay sở đáp xuống mà ko bị mất chiếc trực thăng chở quân nào thì xạ thủ đối phương lại nhanh chóng bắn rụng 6 trực thăng vũ trangCobra, 1 trực thăng quan sát hạng nhẹ cùng 1 máy bay phản lực Phantom F4.

    Ở dưới mặt đất cũng xảy ra những chuyện tương tự. Khi 2 tiểu đoàn trên từ bãi đáp bung ra tiến hành trinh sát chiến đấu xuống phía nam thung lũng thì mỗi bước tiến họ đều bị các toán nhỏ địch quân quấy rối. Sau 1 số trận đụng độ chóng vánh nhưng đẫm máu, 93 bộ đội Bắc Việt bị tiêu diệt nhưng quân dù cũng có 19 lính tử trận, hơn 100 bị thương và thậm chí có 2 trường hợp bị mất tích. Tuy thế các đơn vị địch lớn hơn vẫn ko chịu giao chiến. Cũng như khi trước, họ lùi về phía nam thung lũng hoặc di chuyển lên núi cao. Sư đoàn 101 đã có ý định mở lại sân bay Tà Bạt nhưng mưa lớn đã kéo đến trước khi các phân đội công binh được trực thăng vận tới nơi. Để thay thế sân bay họ phải dựa hoàn toàn vào máy bay lên thẳng chở đồ tiếp tế. Cuối cùng thêm 2 tiểu đoàn VNCH nhảy vào tham chiến, nhưng cũng chẳng may mắn gì hơn. Sau 1 số trận đụng độ nhỏ họ hạ được 88 bộ đội Bắc Việt nhưng cũng phải gánh chịu số thương vong gần 80 người.

    Đến ngày 18 và 19 tháng 8 thì cả 4 tiểu đoàn cơ động đều rút khỏi A Sầu. Họ phải rút quân mà chẳng phát hiện được kho tàng nào của địch để ‘an ủi’ hết. Thực tế, món ‘lời’ họ kiếm được trong suốt 15 ngày bực bội ấy chỉ là mấy khẩu tiểu liên AK-47 cùng 3 quả mìn đã trên 15 năm tuổi của Pháp. Đúng như dự đoán, bản báo cáo sau trận đánh của sư đoàn mô tả chiến dịch Somerset Plains là 1 thành công rực rỡ. Nhưng thực ra nó còn thất bại hơn cả chiến dịch Delaware khiến cho nhiều sĩ quan tham mưu, từ MACV trở xuống, khi nghĩ cách thọc vào A Sầu phải lắc đầu ngán ngẩm. Dường như đây là 1 câu hỏi ko có lời giải đáp.
    usadok, convitbuoc, hk11133310 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 6

    THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VƯỢT BIÊN



    Phải làm 1 con đường nếu muốn đột kích vào A Sầu. Đó chính là quyết định của tướng Richard Stilwell khi ông này vừa tiếp nhận quyền tư lệnh quân đoàn 24, đơn vị mới được tái lập ngày 12 tháng 8 năm 1968, nhằm đảm nhiệm quyền chỉ huy tất cả các đơn vị mặt đất trong phạm vi vùng I chiến thuật. Stilwell lập luận khá hợp lý khi cho rằng muốn cắt đứt việc vận chuyển nhân lực vật lực của quân Giải phóng ra vào vào thung lũng đòi hỏi sự có mặt thường trực của quân đồng minh tại đây. Các cuộc đột kích vào thung lũng kiểu như các chiến dịch Delaware và Somerset Plains sẽ chẳng thể nào làm nổi điều này. Tất cả những thứ chúng làm được chỉ là làm gián đoạn tuyến hậu cần của địch trong 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên vấn đề ở đây ko chỉ đơn giản là xây dựng, quản lý các căn cứ lớn trong thung lũng hay phát động những cuộc hành quân tìm - diệt mà còn phải làm thế nào tái tiếp tế cho cả 2 nhiệm vụ trên. Ngoài hỏa lực phòng không rất mạnh cần phải tìm ra cách khắc chế của đối phương thì thời tiết tại A Sầu chính là những khó khăn lớn nhất mà quân đồng minh phải đối mặt. Muốn hiện diện lâu dài tại thung lũng, tướng Stilwell cần đảm bảo được sự ổn định trong công tác tiếp vận và muốn làm được điều này nhất thiết phải có được 1 con đường có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết, nối từ Camp Eagle, là căn cứ của sư đoàn 101, đi qua vùng đồng bằng duyên hải, vượt núi non vào trung tâm thung lũng. Việc xây dựng con đường này tuy là 1 nhiệm vụ đầy tham vọng nhưng đó là lựa chọn duy nhất của đồng minh nếu như bọn họ ko muốn nhường hoàn toàn thung lũng cho quân Bắc Việt.

    Kỳ lạ thay, con đường mà công binh phải mở xuyên qua những khu rừng già 3 tầng tán, men theo những sống núi cao chót vót, những mỏm đá cheo leo – hóa ra lại là phần việc dễ dàng nhất trong công cuộc trở lại A Sầu. Điều quân Mỹ làm tương đối tốt, đó chính xác là việc làm đường! Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, với những xe ủi đất được sử dụng với số lượng cực lớn cùng hàng đoàn máy xúc, công binh sư 101 đã tạo ra được 1 con đường vững chắc rộng 2 làn xe chạy dài gần 20 dặm từ căn cứ Camp Eagle tới rìa đông thung lũng. Đây là 1 thành tích đáng kinh ngạc diễn ra trong thời gian ngắn trước địa hình khó khăn đến như vậy. Tuy nhiên con đường còn cần thêm 7 dặm nữa thì mới hoàn thành và 7 dặm này lại chạy ngay giữa vùng địch đang kiểm soát. Vậy là muốn đường làm xong, điều tiên quyết vẫn phải làm chủ được thung lũng cái đã.

    Như đại tá Sullivan thuộc TQLC từng nhận định sau khi trại biệt kích A Sầu thất thủ năm 1966: muốn khống chế các hoạt động của đối phương trong thung lũng sẽ phải tung ra nhiều nỗ lực hơn những trận đột kích lẻ tẻ của đôi ba tiểu đoàn hay thậm chí là của vài lữ đoàn. Thất bại của những chiến dịch trong quá khứ ko thể chỉ quy vào sự yếu kém trong chiến thuật của các đơn vị đồng minh mà còn do sự thiếu hụt về quân số, hỏa lực và hậu cần nữa. Đánh vào thung lũng theo kiểu đột kích chớp nhoáng hay trinh sát chiến đấu trên qui mô lớn sẽ ko có kết quả trừ phi dùng đòn tiến công tổng lực như hồi Thế chiến thứ II. Đầu tháng 1 năm 1966, bộ tham mưu quân đoàn 24 đã xây dựng 1 kế hoạch giống như thế. Kế hoạch được chia thành 4 cuộc hành quân riêng biệt với 1 mũi nhằm vào vùng căn cứ 611 còn 3 mũi khác sẽ đánh vào thung lũng.

    Lực lượng TQLC sẽ phát động cuộc tiến công ngày 20 tháng 1 với chiến dịch qui mô cấp trung đoàn có tên là Dewey Canyon xuất phát từ căn cứ Vandergrift vượt qua thung lũng sông Đakrôngtấn công thẳng vào trung tâm căn cứ 611 của địch. Nằm trải dài trên biên giới ở cả bên Lào lẫn nam VN, căn cứ 611 này đã trở thành cái gai trong mắt quân đồng minh từ nhiều năm nay. Hàng tiếp tế theo đường Trường Sơn vào thoạt đầu được lưu lại ở đó rồi mới theo đường mòn xuống xa hơn; thường thì theo đường 922 vào A Sầu. Đây là 1 nơi có hoạt động hậu cần diễn ra rất nhộn nhịp. Mới tháng trước, lượng xe tải được phát hiện quanh căn cứ 611 đã tăng gấp đôi; lên đến khoảng 1000 chiếc mỗi ngày. Con số đáng kinh ngạc trên cùng với việc phát hiện ra 4 trung đoàn quân Bắc Việt trong các khu vực gần đó khiến các chuyên gia tình báo chỉ có thể suy đoán: đối phương đang tập trung nhân lực, vật lực cần thiết để tiến công Huế lần nữa. Dù vô phương thẩm định cho giả thiết trên, nhưng nó cũng khiến cho chiến dịch Dewey Canyon, vốn đang được lên kế hoạch từ mấy tuần nay, ngày càng trở nên cấp bách.

    3 tiểu đoàn dẫn đầu mũi tấn công vào căn cứ 611 là các tiểu đoàn 1, 2 và 3 thuộc trung đoàn 3 TQLC. Sáng sớm ngày 20 tháng 11 họ hùng hổ rời cứ điểm Vandergrift; đạn pháo di chuyển phía trước đội hình 3 mũi tiến công, bắt đầu trinh sát chiến đấu đánh vào Đakrông. Đúng như TQLC đã dự liệu, địch ko hề có ý địch bỏ lại những kho vũ khí, lương thực dễ dàng. Cả 3 tiểu đoàn nhanh chóng bị cuốn vào những trận đánh nhỏ nhưng đẫm máu với các đơn vị cấp trung đội của địch.

    Tuy nhiên, TQLC đã thiết lập được trận địa pháo và mỗi bước tiến của họ đều diễn ra bên dưới chiếc ô hỏa lực pháo binh. Cứ mỗi khi chạm địch họ liền gọi pháo kích mãnh liệt trước rồi mới cho bộ binh xông lên. Dù chỉ là những trận đánh nhỏ lẻ nhưng đến cuối tuần TQLC tại thung lũng sông Đakrông đã diệt được hơn 400 địch và đuổi hàng trăm địch quân khác về căn cứ 611 và A Sầu.
    filber70, usadok, hk1113339 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Khi TQLC tiến đến gần biên giới thì bộ đội Bắc Việt bắt đầu đáp trả bằng pháo binh cơ hữu, là loại trọng pháo cỡ lớn 122 ly. Đây là loại pháo xe kéo được quân Nga rất chuộng trong chiến tranh TG thứ II, có cỡ đạn lớn và uy lực hơn hẳn loại pháo tiêu chuẩn 105mm của TQLC. Bộ đội Bắc Việt đặt pháo trong các hang sâu bên kia bên giới Lào, pháo thủ được huấn luyện rất kỹ lưỡng. Thay vì bám theo các mũi tiến quân di động, địch cứ nhè vào các trận địa pháo Mỹ mà giọt cả ngày lẫn đêm. 1 quả đạn rót trúng hầm chỉ huy của 1 trận địa pháo đã giết tươi 5 TQLC. Quả đạn nữa rơi xuống trận địa pháo khác đã khiến toàn bộ pháo thủ của 1 khẩu đội 105mm bị thương vong. Tuy các pháo thủ TQLC rất cố gắng diệt những khẩu 122 ly này nhưng do chúng nấp trong hang động quá chắc chắn nên họ đành phải bó tay.

    Để khắc phục, TQLC tiếp tục thúc 3 mũi tiến quân tiến về phía biên giới. Giao tranh ngày càng gia tăng cường độ và 2 ngày sau đó thì cả 3 tiểu đoàn quân Mỹ đã áp sát đường biên, tiến vào phần nằm bên phía nam VN của căn cứ 611. Họ phải dừng lại tại đó dù cho rất nhiều binh sĩ vốn đang rất căm mấy khẩu 122mm vẫn nhả đạn đều đều kia chỉ trực chờ xông qua biên giới để tìm diệt. Yêu cầu xin phép được tiến công tiếp được gửi về cho các cấp chỉ huy TQLC và cuối cùng đến tay tướng Abrams tại bộ tư lệnh MACV. Cầm bức điện trên tay tướng Abrams cảm thấy cự kỳ khó xử. Dù rất thông cảm trước nỗi thất vọng của TQLC vì ko diệt nổi mấy khẩu pháo 122 ly ấy, ông cũng chẳng biết làm gì hơn.

    Chính sách của Hoa Kỳ ko cho phép các đơn vị bộ chiến vượt biên ngoại trừ trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Thay vì chấp thuận, tướng Abrams chỉ nói với TQLC rằng mình sẽ xem xét, trả lời sau.

    Tuy nhiên TQLC chẳng thể nào ngồi chờ câu trả lời. Ngày 20 tháng 2, 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 2 đóng trên mỏm núi nhìn xuống đường 922 đã phát giác 1 đoàn xe tải lớn đang từ từ di chuyển bên kia biên giới Lào. Pháo liền được gọi rót xuống đoàn xe, nhưng đạn rơi tản mác hết trong tán rừng dày đặc và đoàn xe địch nhanh chóng mất dạng. Đối với TQLC tiểu đoàn 2 thì đây quả là giọt nước tràn ly. Việc phải bất lực ngồi nhìn địch ung dung vận chuyển hậu cần chỉ cách đó vài trăm mét đã khiến lính Mỹ tức sôi máu. Họ năn nỉ chỉ huy cho phép tổ chức 1 trận đột kích chớp nhoáng trên đường 922.

    Tuy biết làm vậy là vi phạm chính sách, trung tá Barrow, chỉ huy trưởng tiểu đoàn 1 vẫn cho phép tiến hành đột kích. Đêm ấy, lính đại đội H luồn qua đường biên lập ổ phục kích trên đường 922 và đến chiều cùng ngày thì diệt được 1 đoàn xe vận tải địch. Về sau e rằng nằm lại Lào lâu hơn sẽ ‘có chuyện’ với MACV, đại đội đành qua biên giới rút về. Tuy nhiên khi về đến nam VN họ mới được biết tướng Abrams sau 1 hồi bàn bạc với bộ tham mưu của mình đã đồng ý cho TQLC được tổ chức 1 cuộc đột kích qui mô cấp tiểu đoàn sang bên kia đường biên nhằm mục đích tiêu diệt số pháo 122mm địch.

    Vừa nghỉ ngơi được 1 chút, đại đội H hội quân với tiểu đoàn 2 và lại vượt biên. Tuy ko khóa mõm được đám pháo 122mm, nhưng qua mấy cuộc đọ súng nhỏ ban đầu họ cũng hạ được hàng chục bộ đội Bắc Việt và đánh đuổi số lính địch bảo vệ căn cứ. Khi đối phương thôi ko kháng cự nữa, TQLC tự do đi lại và phát hiện ra những kho tàng có qui mô lớn chưa từng thấy.

    Khi chiến dịch Dewey Canyon kết thúc cuối tháng 2 năm 1969, tổng số khí tài trang bị lính Mỹ tịch thu được đã lên đến con số đáng kinh ngạc: 73 súng phòng không, 16 pháo 122mm, gần 1000 khẩu AK-47, hàng trăm rocket, lựu đạn cùng gần 230 tấn gạo. Tuy nhiên thiệt hại nghiêm trọng nhất của đối phương chính là về con người. Đây là những tổn thất khó có thể bù đắp tương xứng. Trong chiến dịch Dewey Canyon, TQLC có 130 trường hợp tử trận, số bị thương là 900 người.

    Có thể nói chiến dịch Dewey Canyon đã đem lại niềm vui trong hàng ngũ quân Đồng minh. Vui thì vui thật nhưng cũng còn nhiều điều còn lấn cấn. Các cấp chỉ huy kể từ tướng Abrams trở xuống đều viết rõ đối phương có khả năng vươn lên từ đống tro tàn, tự phục hồi sức mạnh, giống như loài chim phượng hoàng trong thần thoại vậy. Những kinh nghiệm học được trong những chiến dịch trước đó đã cho thấy việc đánh đuổi đối phương ra khỏi căn cứ hoàn toàn khác với việc giữ ko cho họ quay trở lại.






    Chương 7


    ĐỒI MÁU: ĐIỀM BÁO CHO NHỮNG GÌ SẮP ĐẾN


    Chỉ 3 ngày sau khi TQLC vượt biên giới trở về, những bức không ảnh cho thấy quân Bắc Việt đã thực sự về lại căn cứ 611 và tuy còn lẻ tẻ, xe chở hàng địch lại theo đường 922 chạy đến A Sầu. Tệ hơn nữa chúng cũng cho thấy 3 trung đoàn Bắc Việt vốn rút sâu vào đất Lào trong chiến dịch Dewey Canyon chẳng những đã quay trở về căn cứ 611 mà còn đang lên đường tiến vào thung lũng.

    Như đã dự đoán, đối phương định quay về nơi được coi là nơi đóng quân của mình. Trong thực tế họ đang đâm đầu vào 3 cuộc hành quân lớn bậc nhất của Đồng minh chiến tranh VN và 1 trận đánh sẽ nổ ra trên khắp A Sầu trong suốt 167 ngày sau đó.

    Trận đánh giành quyền kiểm soát A Sầu lần này đem lại rất nhiều kỳ vọng thắng lợi cho phía Đồng minh. Nếu Dewey Canyon đã làm cho đối thủ choáng váng thì 3 cuộc hành quân tiếp đó là Massachusetts Striker, Apache Snow, và Montgomery Rendezvous - nhắm vào những khu vực khác nhau trong thung lũng A Sầu - lại được kiến tạo để trở thành những cú knockout.

    Đúng là những cú knockout thật. Tướng Stilwell, tư lệnh quân đoàn 24, đã huy động vào trận đánh sắp đến phần lớn lực lượng của 2 sư đoàn bộ binh cùng hàng loạt các đơn vị bổ trợ với 1 lực lượng cực kỳ hùng hậu gồm máy bay trực thăng, gunship, tiêm kích - bom, oanh tạc cơ B-52 tham gia yểm hộ.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Theo lịch trình thì tiến hành đầu tiên sẽ là chiến dịch Massachusetts Striker. Ngày mùng 1/3/1969, lữ đoàn 2 cùng lực lượng công binh tăng phái đã xuất kích đánh vào Động Tre Gông, nhằm đến phần phía nam của thung lũng. Dưới sự bảo vệ của tiểu đoàn 2/17 kỵ binh (đơn vị trực thăng. ND), quân Mỹ sẽ bắt đầu thiết lập căn cứ hỏa lực Whip. Sau khi làm xong, Whip sẽ đảm nhiệm 2 chức năng; vừa là trạm dừng chân cho các cuộc hành quân vào phần phía nam A Sầu, vùng lân cận sông Rào Nai vừa là căn cứ tiền phương của lữ đoàn 2.

    Đại tá John Hoefling, chỉ huy trưởng lữ đoàn 2 đã nói với các tiểu đoàn dưới quyền trước khi chuẩn bị cho họ vào Whip: "Dù cho các trận đánh gay go hãy còn ở phía trước nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy khả năng giành thắng lợi lại lớn như lúc này. Lính Bắc Việt mà ta sẽ đối mặt là loại được huấn luyện kỹ càng, trang bị tốt, cực kỳ kiên định. Địch sẽ trụ lại chiến đấu nhất là khi ta áp sát những căn cứ và kho tàng của chúng."

    Dù những lời phát biểu đó sau này đã chứng tỏ là chính xác thì nó vẫn có cái gì đó hơi hấp tấp. Thời tiết, kẻ thù đáng ngại nhất tại thung lũng, bắt đầu khiến tiến trình của chiến dịch Massachusetts Striker bị đảo lộn. Ở Động Tre Gông, công binh vừa vất vả phát quang xong tre gai, cỏ voi, cây cối trên đỉnh núi thì 1 cơn mưa lớn trút xuống. Mưa liên tục suốt 2 ngày tiếp đó khiến cho mọi việc tiến triển chậm như rùa bò. Sang đến ngày thứ 3 thì sương mù dày đặc lại bao phủ hết quả núi khiến cho tẩm nhìn giảm xuống còn bằng 0.

    Sau 10 ngày vô vọng đợi mưa dứt và sương mù tan bớt, chẳng đặng đừng, đại tá Hoefling đành phải thay đổi vị trí căn cứ tiền phương tại Động Tre Gông sang ngọn núi khác nằm gần trung tâm thung lũng. Căn cứ hỏa lực Veghel từng được đặt tại ngọn núi này nhưng đã bị rút bỏ 1 năm trước đó. Hoefling lệnh cho trung tá Donald Davis đổ tiểu đoàn 1, trung đoàn 502 của mình xuống gần Veghel để mở lại trận địa pháo và tổ chức trinh sát chiến đấu ra khu vực quanh đó. Do tin tình báo cho hay xung quanh Veghel ko có đơn vị địch nào cả nên việc trinh sát chiến đấu sẽ trở thành các hoạt động thường lệ cũng là 1 cách để giữ cho tiểu đoàn 1/502 bận rộn trong suốt thời gian đợi sương mù ở phía nam A Sầu tan hết.

    Mọi việc sẽ chứng minh ở đây chẳng có tí nào gọi là 'thường lệ' cả. Sau khi tổ chức thám sát đường không, trung tá Davis lệnh cho đại đội Charlie của mình đi trước, với nhiệm vụ bảo đảm an ninh bãi đáp cho số quân còn lại của tiểu đoàn. Đại đội Charlie sẽ đổ xuống thành 3 đợt, mỗi đợt 6 chiếc trực thăng. Dĩ nhiên cũng như mọi thành viên khác cùng tiểu đoàn, mọi người đều nghĩ công việc chỉ là xuống 1 bãi đáp ko có địch và tiến hành trinh sát chiến đấu theo lệ mà thôi. Thế nhưng, 1 trung đội tăng cường thuộc tiểu đoàn 816 QĐND VN đang chờ sẵn họ dưới mặt đất.

    Cũng như mọi khi, bộ đội Bắc Việt chuẩn bị cho trận phục kích rất kỹ càng, tỉ mẩn. Ko những cho bộ binh vây kín bãi đáp mà địch còn bố trí cả dãy mìn định hướng hướng lên trời có thể cùng phát nổ 1 lúc nữa.

    Ngay khi 6 chiếc trực thăng đầu tiên chở theo 30 lính trung đội 2, đại đội Charlie vừa bắt đầu hạ xuống bãi đáp, bộ đội Bắc Việt liền kích nổ ngay đám mìn định hướng. Mìn nổ xé tai, phóng hàng trăm viên bi nhỏ về phía 6 chiếc máy bay; phá vỡ tan kính chắn gió, găm chi chít vào vỏ thép, xuyên thủng ống dẫn nhiên liệu và làm bị thương khoảng 10 người. Tuy 1 số phi công cũng bị thương, nhưng họ vẫn cố cho trực thăng đáp xuống; bộ binh vội kéo thương binh ra rồi hớt hải chạy tới ẩn nấp dưới mấy hố bom. Lính Mỹ vội vã thiết lập chu vi phòng thủ và chốc chốc lại phải cúi rạp xuống nấp mỗi khi đối phương nã hàng loạt đạn RPG, súng trường, súng máy về phía mình.

    Lính Mỹ đáp trả bằng súng trường và súng máy. Đến lượt mình bộ đội Bắc Việt, cũng trả lời bằng cách phụt RPG tới tấp. Trên không trung, đợt trực thăng chở quân thứ nhì mang theo lính trung đội 3, đại đội Charlie cũng vừa tiếp cận bãi đáp. Chứng kiến thảm họa dưới mặt đất; họ bèn tháo lui và bay xà quần cách đó 1 quãng.

    Nhằm phá thế bế tắc, bộ binh Bắc Việt dàn hàng ngang, súng kẹp ngang hông, vừa tiến vừa nhả đạn từ sau hàng cây xông ra đánh quân Mỹ. Lính Mỹ dùng hỏa lực dữ dội của súng trường, súng máy cùng lựu đạn chặn đứng cuộc xung phong của địch. Bộ đội Bắc Việt giận giữ trả lễ bằng 1 loạt RPG cùng với cối 60mm khiến cho 5-6 lính trung đội 2 bị thương. Ít lâu sau đó địch lại xung phong vào chu vi phòng thủ Mỹ lần thứ nhì nhưng vẫn bị đẩy lùi về phía hàng cây.

    Dù bộ đội Bắc Việt hy sinh ko ít, thế nhưng lính trung đội 2 cũng chẳng lấy đó mà an ủi nhiều. Trung đội đã có hơn nửa quân số bị thương và có thể thấy rõ rằng họ chẳng thể nào chịu nổi thêm 1 đợt xung phong nữa của địch. Nhận thấy đối phương lại sắp sửa tấn công tiếp, họ gọi xin ném napalm chỉ cách vị trí mình có 75m. 2 quả bom rơi xuống gần chu vi phòng thủ đến nỗi hơi nóng làm tóc tai nhiều lính Mỹ bị cháy xém, tuy nhiên chúng cũng chặn được ý định tung ra đợt xung phong thứ 3 của địch. Choáng váng vì mấy quả napalm, đối phương tạm ngừng đánh trong chốc lát để thu gom thương binh, tử sĩ và tập hợp lại.

    Trong thời gian tạm ngưng, thêm 6 trực thăng cố gắng hạ cánh đổ được phần lớn trung đội 3 xuống. Trong khi số lính còn sung sức này hộc tốc chạy đến tăng cường cho chu vi phòng thủ thì những người khác lo tải thương lên máy bay. Số trực thăng cố gắng bay ra được với thiệt hại tối thiểu nhưng chúng là những chiếc cuối cùng ngày hôm ấy.
    usadok, hk111333, DepTraiDeu7 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bác cho chút ít thông tin về pháo RPG...tớ chỉ biết hình như là súng không giật...Chính nhà tớ có ông chú phục vụ trong đơn vị này bị hy sinh tại chiến trường năm 1971...Chỉ biết người Mỹ rất sợ đơn vị RPG này, họ đi đến đâu là ăn bom B-52 rải thảm miễn phí tới đó...Ông chú tớ đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy thi hài...Nếu ông còn sống năm nay là 84 tuổi...
    filber70, Bonmuacaonam_vOz thích bài này.
  6. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.423
    Đã được thích:
    18.035
    RPG chính là B40 đấy bác.
    huytop thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    trong chiến tranh VN Mỹ gọi chung súng B-40, B-41 của ta là RPG... dịch ra là súng phóng hỏa tiễn. Ko phải là súng không giật.
    Bonmuacaonam_vOz thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ok cám ơn em nhé...
  9. tinhha222

    tinhha222 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2013
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    1.381
    Sao bọn Mỹ cứ chọn tháng 1-3 trời mưa mù nhiều để làm chiến dịch nhỉ.
    Mấy cuộc hành quân cũng vậy.
    Mưa mù rồi lại kêu không nhìn thấy đường.
    Bonmua thích bài này.
  10. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    Thì tháng 1-3, sau đó là giai đoạn xây dựng tới tháng 5 mới bắt đầu hành quân lớn tìm diệt, tảo thanh, kiểm soát. Tháng 9, phải hoàn thành đứng chân.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này