1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pakfa, fgfa

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 5genfighter, 21/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Su-57 Nga và F-22 Mỹ bất ngờ đụng độ tại Syria: Ai sẽ bắn trước?
    Tuấn Sơn | 24/02/2018 11:07

    0
    [​IMG]
    Trước việc Nga triển khai máy bay thế hệ 5 PAK FA hay Su-57 tới Syria đã đặt ra khả năng đụng độ với "Chim săn mồi" F-22 Raptor Mỹ tại không phận quốc gia Cận Đông này.
    Tiếp tục điều thêm 2 tiêm kích tàng hình Su-57 tới Syria: Bước đi quá mạnh mẽ của Nga!

    Vậy trong kịch bản Su-57 và F-22 đụng độ trên bầu trời Syria, ai sẽ là người phát hiện ra mục tiêu trước, bắn trước và có thể hạ đối phương trước?

    Cơ hội chia đều cho cả hai

    Nếu bỏ qua các yếu tố chính trị mà chỉ xét thuần về mặt kỹ thuật và các thông số đã được công khai của cả máy bay chiến đấu Su-57 và F-22 đã được công khai thì rất khó có thể đánh giá ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đụng độ tay đôi.

    Chiến thắng trong không chiến không phải nằm ở việc ai có tên lửa bắn xa hơn, radar mạnh hơn… mà là tổng hòa của các yếu tố con người và khí tài, cũng như tham vọng của các bên tham chiến.

    Ở lĩnh vực này, Su-57 dường như có lợi thế hơn một chút so với F-22 khi được thiết kế trên tư duy độc lập tác chiến cao hơn của Không quân Nga, thay vì phối hợp tác chiến liên quân như Mỹ và đồng minh.

    Điều này được thể hiện rõ ràng qua tư duy thiết kế của Su-57 với hệ thống radar hàng không mảng định pha chủ động N036-1-01 (mũi máy bay), cụm radar băng tần Dm N036B-1-01 và N036L-1-01 ở hai bên hông và cánh máy bay kết hợp với thiết bị theo dõi quang điện tử 101KS Atoll, cũng như hệ thống đối kháng điện tử đa nhiệm L402 Himalayas.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-57 Nga. Ảnh minh họa.

    Sự kết hợp này giúp Su-57 có tầm giám sát rộng hơn, xa hơn và đặc biệt là chống lại các mục tiêu được áp dụng công nghệ tàng hình như F-22.

    Tuy nhiên, khi phải đối đầu với F-22, một yếu tố quan trọng khác phải tính đến là sự phối hợp giữa máy bay "Chim ăn thịt" và máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS). Hệ thống radar của Su-57 dù có mạnh mẽ, nhưng không bao giờ có tầm bao phủ rộng như bằng các máy bay AWACS.

    Ở Syria, Mỹ sử dụng AWACS E-3 Sentry, còn Nga là máy bay A-50U. Tất cả các máy bay quân sự Nga, Mỹ hoạt động trong không phận Syria sẽ không thoát khỏi con mắt "cú vọ" của AWACS hai bên. Rõ ràng, điều này giúp cân bằng sức mạnh trong cuộc đụng độ có thể xảy ra giữa Su-57 và F-22.

    Cả F-22 và Su-57 đều được trang bị đạn tên lửa không đối không từ tầm ngắn (dẫn đường bằng ảnh hồng ngoại) tới tầm trung (dẫn đường bằng radar bán chủ động). Trong trường hợp cả hai đều phát hiện ra nhau ở khoảng cách trên 100km với sự hỗ trợ của AWACS, nếu xảy ra đụng độ, lợi thế sẽ nghiêng về phía chủ động khai hỏa trước.

    Tuy nhiên, bắn trước chưa chắc đã hạ được mục tiêu vì với mức độ công nghệ hiện tại, đạn tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng ra-đa chưa đủ tin cậy để hạ các mục tiêu công nghệ cao như Su-57 và F-22.

    Điều này chưa kể tới việc, khi nhận biết bị tấn công, F-22 hoặc Su-57 có thể bắn tên lửa phản công buộc đối phương phải cơ động và không thể dẫn đường cho đạn tên lửa phóng tới mục tiêu. Nếu "cuộc chiến" leo thang, hai bên sẽ buộc phải lao vào không chiến quần vòng và kẻ bại trận sẽ bên có kỹ năng kém hơn.

    Tuy nhiên, rõ ràng với tình hình hiện tại cả Nga và Mỹ sẽ không dại mà đẩy tình hình căng thẳng tới mức xảy ra xung đột trực tiếp.

    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.

    Liệu có xảy ra kịch bản đụng độ Su-57 vs F-22?

    Theo thông tin từ BQP Nga và các hình ảnh của máy bay Su-57 tại Syria, rất nhiều khả năng các máy bay thế hệ 5 của Nga triển khai tại Syria chỉ là các nguyên mẫu thử nghiệm vũ khí của chương trình PAK FA.

    Nó không được trang bị động cơ phản lực mới "Sản phẩm số 30" như nguyên mẫu T-50-10 mới (nguyên mẫu hoàn thiện thuộc chương trình sản xuất thử nghiệm máy bay Su-57), mà chỉ là động cơ AL-41F, loại được trang bị cho máy bay Su-35S.


    Như vậy, các máy bay Su-57 này không phải là phiên bản hoàn thiện sẵn sàng cho những cuộc đụng độ ác liệt như không chiến.

    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga cùng các loại vũ khí có thể được trang bị.

    Mặt khác, máy bay Su-57 mới hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật, vẫn chưa có chiến thuật sử dụng cụ thể trong tình huống chiến đấu, nên không dại gì Nga lại đưa nó vào không chiến với máy bay đã hoàn thiện như F-22.

    Rất nhiều khả năng, 2 máy bay Su-57 triển khai tại Syria sẽ tham gia các hoạt động chiến đấu để thử nghiệm vũ khí mới, khả năng phối hợp với các máy bay chiến đấu khác của Không quân Nga và thử nghiệm khả năng "va chạm" trên không với máy bay của Mỹ và đồng minh.

    Những bài học thực chiến tại Syria sẽ giúp thiết kế Su-57 hoàn thiện hơn kể cả về mặt kỹ thuật và chiến thuật sử dụng. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác Moscow hướng tới là quảng bá hình ảnh của máy bay chiến đấu tương lai cho các đơn hàng xuất khẩu tương lai.

    Chiến tranh là cũng là làm kinh tế và cả Moscow và Washington đều không muốn "mất vốn" tại Syria.

    http://soha.vn/su-57-nga-va-f-22-my-bat-ngo-dung-do-tai-syria-ai-se-ban-truoc-20180224105059963.htm
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nga có thể ra Su57 chả cần lệ thuộc ai. Có ai kia phải vay mượn từ động cơ đến copy thiết kế ... mà ra cái đầu Ngô mình Sở, chả ra cái gì.
  3. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    ý cháu nói thằng Nhật ngu tới mức nhái F22 khí động học lỗi thời

    cái intake thiết kế lỗi thời, bộc lộ rcs và khiến máy bay kém ổn định cũng nhái lại, đúng ngu như Nhật

    [​IMG]

    F35 DSI intake stealth

    [​IMG]

    Mỹ lậy Nga giúp chế F35B

    Yak-141 “Freestyle”- The F-35B Was Born In Moscow
  4. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Bóng ma Su-57 sang Syria: Tàng hình Nga ưu việt điểm nào?
    (Bình luận quân sự) - Su-57 Nga đã qua mặt các hệ thống radar mặt đất và AWACS của Mỹ và Israel để ‘tàng hình’ xuất hiện ở sân bay Hmeymim của Syria.
    Israel công bố ảnh vệ tinh Su-57 Nga ở Hmeymim

    Nhà điều hành vệ tinh thương mại IsSee ImageSat International (ISI) của Israel ngày 24/02 đã công bố một bức ảnh, theo đó, hai máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm là Su-57 của Nga được xác định đang đậu ở đường băng sân bay Hmeymim ở tỉnh Latakia của Syria.

    Một bức ảnh chụp từ không gian đề ngày 23 tháng 2 xác nhận các thông điệp trong mạng xã hội về việc Nga đã âm thầm điều chuyển những chiến đấu cơ tàng hình này đến căn cứ không quân của Lực lượng hàng không vũ trụ (VKS) Nga ở Hmeymim.

    Theo giới chức lãnh đạo Nga, hiện những chiếc máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga đang trải qua đợt thử nghiệm giai đoạn 2 và chưa được đưa vào biên chế trang bị. Dự kiến, sớm nhất là cuối năm nay những chiếc đầu tiên mới được trang bị cho lực lượng VKS.

    Bức ảnh thể hiện rõ hai chiếc Su-57 đứng trên đường băng của sân bay, bên cạnh các chiến đấu cơ Su của thế hệ trước.

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Su-57 Nga đã qua mặt Mỹ, hiện diện ở Syria

    ISI cho rằng, "không rõ Su-57 có tham gia vào các vụ xung đột hay không. vì những máy bay này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Có thể chúng sẽ được sử dụng để kiểm tra các hệ thống kỹ thuật và thu thập dữ liệu tình báo" - dòng giải thích dưới bức ảnh này cho biết.

    Một điều trớ trêu là, để chụp những bức ảnh này, công ty Israel đã sử dụng đến vệ tinh Eros-B mà công ty đã phóng lên không gian vào tháng 4 năm 2006, bằng chính những tên lửa vận chuyển của Nga.

    Hơn thế nữa, trong thời gian qua, ISI thường xuyên chụp ảnh căn cứ không quân ở Hmeymim của Nga và công bố các bức ảnh để thể hiện khả năng của nó đối với khách hàng tiềm năng.

    Mặc dù Mỹ và Israel lần lượt công bố ảnh của các ‘tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Nga’ hiện diện ở Syria, nhưng rõ ràng là họ chỉ có thể xác định được chúng theo kiểu ‘sự đã rồi’, khi những chiếc Su-57 của Nga đã bay lượn tung tăng trước mắt mọi người hoặc nằm chềnh ềnh trên đường băng của sân bay Hmeymim.

    Theo giới quan sát, việc 4 chiếc Su-57 Nga bất ngờ hiện diện ở Syria đã khiến giới quân sự và tình báo của Mỹ và các đồng minh Trung Đông hoàn toàn bất ngờ, giống như hồi tháng 9/2015, họ cũng đã từng ngã ngửa người khi vài chục chiến đấu cơ Nga ‘xuất quỷ nhập thần’ hiện diện ở Syria.

    Mỹ và các đồng minh Trung Đông, đặc biệt là Israel đã giăng một mạng lưới radar phòng không/phòng thủ tên lửa mặt đất dày đặc trong khu vực; cùng với đó là các máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không (AWACS) rất hiện đại, nhưng họ đã không hề phát hiện được máy bay Nga trên hành trình sang Syria.

    Bất kể nguyên nhân gì, tiêm kích Su-57 Nga vẫn xứng danh ‘tàng hình’

    Có thể khẳng định chắc chắn là Mỹ và đồng minh đã không phát hiện được máy những chiếc Su-57 này, bởi trong bối cảnh Mỹ đang chê bai chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 của Nga ‘rất yếu kém về khả năng tàng hình’ thì nếu phát hiện được chúng, Mỹ đã quảng cáo rùm beng về ‘khả năng chống tàng hình siêu việt’ của mình và dìm hàng hết cỡ chiếc máy bay tàng hình Nga.

    Theo giới chuyên gia, nguyên nhân khiến Mỹ và Israel chỉ phát hiện được Su-57 khi chúng đã hiện diện ở Syria có thể là do những nguyên nhân sau:

    Thứ nhất là do tính năng tàng hình của máy bay Nga quá tốt nên Mỹ không thể phát hiện ra;

    Thứ hai là do máy bay Nga tắt các hệ thống thiết bị điện tử và sử dụng chiến thuật núp bóng các máy bay vận tải để sang Syria, nên các hệ thống radar trên không và dưới mặt đất của Mỹ đã ‘mù tịt’.

    Tuy nhiên, chắc chắn ‘tàng hình’ là khái niệm chỉ mang tính chất tương đối về công nghệ. Tất cả các loại vật chất đều không thể hoàn toàn tan biến trong không khí và người ta sẽ tìm ra cách để bắt chúng phải hiển thị.

    Ở đây, những chiếc máy bay được coi là ‘tàng hình’ thực chất là sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trốn thoát khỏi hệ thống radar của đối phương.

    [​IMG]
    Ảnh vệ tinh máy bay Su-57 Nga ở đường băng sân bay Hmeymim-Syria

    Thông thường là người ta áp dụng một thiết kế khí động học tối ưu để làm giảm tối đa diện tích phản xạ radar (RCS), đồng thời, áp dụng các thành tựu công nghệ như sơn hấp thụ sóng radar, vật liệu tán xạ sóng radar; vật liệu hấp thụ bức xạ hồng ngoại… để vô hiệu hóa các thiết bị trinh sát của đối phương.

    Tuy nhiên, Su-57 có thiết kế động cơ lộ, bức xạ hồng ngoại không thể triệt tiêu một cách tuyệt đối; thiết kế khí động học của nó cũng chưa hẳn đã ưu việt hơn chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 của Mỹ là F-22; đồng thời, các lớp sơn phủ của nó cũng chưa thể đánh giá là ưu việt hơn của Mỹ.

    Do đó, việc cho rằng Mỹ không phát hiện được Su-57 do tính năng tàng hình của nó quá tốt là nguyên nhân không thuyết phục. Việc nó bí mật bay sang Syria an toàn không thể tách rời các biện pháp về chiến thuật mà Nga đã từng thể hiện trong các đợt điều chuyển máy bay sang Syria trước đây.

    Chính chiến thuật nghi binh tập trận, bay núp bóng máy bay vận tải cỡ lớn và tắt các thiết bị điện tử, thông tin liên lạc… mới là yếu tố quan trọng nhất, giúp Su-57 có thể đánh lừa các radar chủ động, vô hiệu hóa các radar thụ động của đối phương; cùng với các thiết bị đo đạc, giám sát, chặn thu tín hiệu điện tử trên các máy bay AWACS.

    Có thể khẳng định rằng, tàng hình hoàn toàn bằng các biện pháp kỹ thuật là điều phi thực tế nhưng nếu kết hợp với các biện pháp chiến thuật thì điều đó hoàn toàn có thể làm được.

    Về kỹ thuật, Su-57 có thể không tàng hình tốt bằng F-22 và F-35 nhưng trong tình huống này, rõ ràng là Nga đã làm quá tốt nhiệm vụ của mình và khiến nó thực sự tàng hình.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...ng-hinh-nga-uu-viet-diem-nao-3353387/?paged=2

    Cú tát vào bọn rồ Mỹ ngu, trước đây tụi nay hay ẳng máy bay Mỹ tàng hình số 1 thế giới, vd F22 có RCS nổ là 0,0000001m2 gì gì đó, nhưng đi đâu ai cũng biết,còn hệ thống AWACS, radar của tụi nó cũng nổ cho lắm vào, rồi còn dìm hàng máy bay Nga kém tàng hình, RCS to như cái núi, vậy mà bay vào ko ai hay =))

    Cái tiêu chuẩn máy bay gen 5 là do Mỹ tự đặt ra, lấy tiêu chuẩn của F22 đầu tiên, chứ Nga, TQ đi theo các hướng khác nhau, truyền thông thì có lúc gọi là Gen 5 nhưng đó là theo phương tiện đại chúng, còn các nguồn quân sự, quốc phòng của cả Nga còn tự nhận Su-35 là Gen 5 tương đương F35 kia kìa (https://vn.sputniknews.com/military/201711144320411-rogozin-su-35-nga/), tụi rồ Mỹ ngu chỉ có dựa vào 1 quy chuẩn từ mồm bọn tây lông để dìm hàng ngu, vd Gen 5 của Mỹ như F22/35 cũng đâu có nhắm ăn được 100% Gen 4+/4++ như Su-35, J-11D thậm chí MiG-31BM, MiG-35 và J-10C, Typhoon, Rafale, cứ mặc định Gen 5 là vô địch là ngu, trong chiến tranh VN MiG-17 Gen 2 theo tiêu chuẩn NATO cũng đánh bại được F-4 Gen 3 đó thôi, điều quan trọng là thiết kế, trang bị, công nghệ, trình độ vận hành ra sao, chứ mỗi nước theo mỗi tiêu chuẩn khác nhau, ko thể áp dụng của nước này cho nước kia. Miễn là ko có khoảng cách công nghệ quá lớn vd so F-22 vs P-51 quá khập khiễng, còn so F-22 vs F-15C thì còn tương đối, mặc dù F-15C vẫn thua 90%, nhưng ko chắc F-22 ko thể bị bắn hạ bởi F-15C, cũng như P51 từng bắn hạ Me-262 hồi WW2, ra trận mà cứ thấy máy bay xịn hơn, mới hơn thì tự thua à ? chỉ có bọn rồ Mỹ mới nghĩ ngu như vậy

    Gen 5 tiêu chuẩn Mỹ như F22/35 ko có ECM, AAMBVR long range cũng ko có (vd PL15, R37M như của MiG-31, J-16) vậy thì thua xa đám máy bay cũ thời hơn (tiêu chuẩn Mỹ gọi là Gen 4), kiến thức ngu của rồ Mỹ là F22/35 ko cần ECM vì radar AESA tự gây nhiễu được (mặc dù ko có gì chứng minh), dựa vào RCS cực thấp tới tầm trung bắn tên lửa AIM120D là đủ

    RCS Gen 5 cũng phần lớn do bọn Mỹ nó tự đo, tự công bố, Mỹ rất mất dạy nó đo RCS ở phía trước rồi bịa ra là RCS toàn bộ (thêm trò giả số liệu), trong khi Nga và các nước thì đo toàn bộ máy bay
    Lần cập nhật cuối: 26/02/2018
  5. DonLam

    DonLam Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2018
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    394
    Mẽo sủa như chó, Su-57 bay ở Syria, F-22/35 nằm đất cả loạt. Sủa như chó là đặc trưng của Mẽo. Su-35S/Su-30SM là đủ để đưa s-e-x-t-o-y-s như F-35/22 về với đất, chưa cần hàng thượng thặng đi trước thời đại như Su-57.
    oplots thích bài này.
  6. DonLam

    DonLam Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2018
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    394
    Su-57 có RCS đủ nhỏ để ngoài tầm của R-77, F22/35 cũng không có lợi thế, nghĩa là F22/35 cũng không phát hiện ra nó ở tầm đó. Trong tầm của R-77, cả hai đều nhìn thấy nhau rất rõ, nghĩa là dẫn bắn cho tên lửa tầm trung được. Cái khác biệt ở Su-57 là nó có gây nhiễu định hướng, điều này đem lại lợi thế lớn cho máy bay Nga. Nếu tầm xa, cả hai đều phải dựa vào AWACS. Lúc này KS-172 hoặc R-37 mang lại ưu thế cho Su-57. Nói ngắn gọn, người Nga hoàn toàn có dụng ý khi gọi Su-57 là F-22 Killer. Và đó là lý do, F-22 lủi như chuột khi gặp Su-57. Taij sao không quân Nga lại chỉ order 12 chiếc trước tiên. Thứ nhất động cơ Idliyze-30 phải hết 2019 mới xong thử nghiệm, khi có động cơ mới với miệng phụt giảm RCS, máy bay Nga sẽ càng lợi hại khi gia tăng độ khó khi detection cho máy bay quân thù. Thứ hai, Su-57 có quá nhiều công nghệ vượt trội, giống như Armata, nó đi trước Âu Mẽo hàng chục năm về mặt thiết kế và công nghệ, với Su-30SM/Su-35S đủ để đấu với F-35/22, thì không có lý do gì lãng phí tài nguyên khi đưa ra Su-57 hàng loạt. Triết lý của người Nga là hãy để đối phương ra hết ta mới đáp trả. Su-57, tăng Armata...đều như vậy. Với áo sensor, chưa có máy bay nào trên thế giới có radar toàn thân như Su-57_vì lẽ đó, đấu với hạng outdated như F-22 hay lợn béo ục ịch F-35 là hạ thấp Su-57.
    oplots thích bài này.
  7. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Clip 60 s
    meo-u thích bài này.
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Su 57 Ấn nó méo thèm mua nữa, chuyển sang quan tâm F35. Hàm ý gì đây?
  9. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Ấn được mua Su-57 cái lúc nào vậy
    oplots thích bài này.
  10. DonLam

    DonLam Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2018
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    394
    Ấn đĩa thoã đòi ToT FGFA. Nga nó bảo mày có cái khặc gì mà đòi, thích thì đi liếm đ-í-t thàng Phớp, b-ú c-u thằng Mẽo. Thế là Ấn giận dỗi hỏi anh Mẽo ... nhưng Mẽo nó bảo có cái lều mà tao ToT.

    Không có Nga thì Ấn làm gì có state of the art T-90S, Su-30MKI, S-300, Brahmosh...
    Không có Nga thì China và Pakistan nó lưỡng đầu xà công đơn đề mã, Ấn chịu nổi cái khẹc.

    https://thediplomat.com/2018/03/has-russia-lost-patience-with-india/

    Nga còn chưa hỏi tội thằng khỉ hôi cho phép chó Mẽo lên khám Nerpa. Vậy nên kết cục của Ấn là rất rõ, quay đi quay lại thì chỉ có Nga mới đảm bảo Ấn không bị lưỡng đầu thọ địch, và còn có suất thành cường quốc khu vực. Có cái single engine của Tejas làm mười mấy năm còn chưa xong thì rời Nga ra là chỉ có chết sặc tiết.

Chia sẻ trang này