1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mình đã apply thành công 4 suất học bổng toàn phần Master như thế nào ?

Chủ đề trong 'Du học' bởi nguyennguyenphuong, 03/03/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyennguyenphuong

    nguyennguyenphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Chào tất cả các bạn đang trên con đường tìm kiếm học bổng du học,

    Ngày hôm nay, khi mình đã thu xếp ổn thỏa hết cuộc sống mới, mình muốn ngồi lại để thực sự làm điều gì đó cảm ơn tất cả mọi người, đặc biệt là TTVNOL, là nơi đầu tiên thắp lên cho mình ước mơ về du học. Trước giờ, mình chỉ chuyên là một thành viên núp lùm, bỏ hàng giờ để đọc những bài viết mà các anh/ chị/ bạn đi trước chia sẻ nhưng chưa bao giờ dám ra mặt trao đổi. “Nhận rồi thì nên cho đi”, hôm nay mình muốn viết một bài để có thể chia sẻ lại kinh nghiệm của mình, như một lời cảm ơn chân thành mà mình dành dến cho TTVNOL và cũng như là động viên của mình dành cho các bạn sẽ bước tiếp đi trên con đường này.

    Về bài viết này, dự định của mình là sẽ viết một bài thật sự chi tiết toàn quá trình, chia sẻ từ việc tìm học bổng đến thi ielts, phỏng vấn, kể cả vấn đề đối mặt với stress và lựa chọn, nên bài viết sẽ khá dài và viết thành từng phần nhỏ.

    Bài viết này chắc giống như tường thuật lại hành trình của mình hơn là đưa ra kn j quá độc đáo, nên ý kiến trong bài viết hoàn toàn chủ quan, có thể đúng sai với nhiều bạn. Nếu các bạn có thắc mắc, có thể email mình nguyennguyenphuong91@gmail.com, nếu trong khả năng, mình sẽ cố gắng hỗ trợ các bạn phần nào.

    Chúc các bạn một năm apply thành công rực rỡ!

    Phần 1 Cân nhắc về việc đi du học.

    Về profile của mình

    Đại học: FTU/GPA: 8.28 /Social Activity: A lot( nhưng certificate thì không nhiều vì chủ yếu làm vì thật sự thích)/No pubs ( 1 giải SV nghiên cứu khoa học)/Awards: some. IELTS: 7.0.(No GMAT, Gre...) Kinh nghiệm: nearly 4 years (Khối tư nhân: 3 year: cty nước ngoài, 1 year: công ty VN)

    LOR: 2 from Supervisor & Director/ 2 from FTU lecturers

    Scholarships

    Offer: Government scholarship Ireland/ Newzealand/Holland: Ngành: SCM (Business). MBA /Taiwan. All: Fully funded (tuition/stipend/insurance/ tickets/visa fee....)

    Bên cạnh đâu, cũng có fail hoặc nghiên cứu rồi nhưng không chinh chiến tiếp: EM( ko có khóa phù hợp), Chevening/Worldbank(nhầm deadline), Thụy điển (Round.2: chuân bi hồ sơ không đúng) và hầu hết các học bổng chính phủ/ tổ chức fully funded khác mình đều nghien cứu đến

    Profile của mình không quá đặc biệt (không có yếu tố nào quá nổi trội hoặc quá mạnh) và mình tin rằng một bộ hồ sơ mà mọi người hoàn toàn có thể hoàn thiện được. Với một bộ hồ sơ có thể nghĩ đến chuyện du học bằng học bổng, nhưng nói tự tin để xin được học bổng toàn phần thì thật sự lúc đầu mình không dám chắc.

    Thật ra, sau những tháng ngày ******** nguyện lúc sinh viên, mình đã nhem nhóm bước ra nước ngoài bằng con đường du học, đặc biệt thì thấy bạn bè cứ đi rần rần, nhưng tiếc thay là khi đến thời điểm nghĩ về du học thì mọi thứ không đúng lúc lắm (thời đi học dành thời gian nhiều cho hoạt động ngoại khóa nên điểm số đại học không quá cao, xét đến cấp 3 thì tệ thôi rồi, lại ko có pub, thầy cô cũng chẳng quen mặt ai, chỉ có vài awads trong mấy cuộc thi, hoạt động xã hội khá nhiều mà không nghĩ đến việc du học nên chứng nhận nhiều nhưng không lấy, đến lúc cần thì không thấy đâu :D..). Nghĩ lại hồ sơ chả có điểm nào thật nổi bật để đạt được học bổng toàn phần, cuối cùng, mình cân nhắc việc bổ sung kinh nghiệm làm việc, mình cho rằng, đi làm rất hay, vì nó cho mình biết được mình có thật sự phù hợp với ngành mình định học lên hay không, và gia tăng sức nặng cho bộ hồ sơ. Minh dự định đi làm 2 năm rồi nộp, nhưng dòng đời cứ cuốn theo, 4 năm cứ thế đã qua :D, đến khi thấy đã đủ già và cũng thấy đủ hiểu mình muốn gì, công cuộc chinh chiến học bổng bắt đầu.

    Apply với các bạn mới tôt nghiệp đó là sự không chắc chắn ngành mình muốn lựa chọn hoặc là thiếu một yếu tố làm phong phú hồ sơ, còn những người đi làm như mình, chọn con đường đi học, đó là sự đánh đổi, thông thường có hai case sẽ ra: quá mệt mỏi với công việc và muốn tìm một con đường khác để thoát ra được điều đó; hoặc là công việc tốt nhưng vẫn muốn đi, vì muốn hoàn thành giấc mơ “ám ảnh” từ xưa đến giờ; mình là hỗn hợp của hai loại này theo tỉ lệ 30%, 70%.Mình gọi đó là sự đánh đổi vì chưa chắc một hai năm đi học sẽ tốt hơn một hai năm đi làm, vì network cũng dễ mất, đi làm rồi, cũng không mấy qua tâm đến những thứ academic nữa, mình biết với những người trong ngành kinh tế như mình, đi về, lương ko tốt hơn, mọi thứ cũng không tốt hơn..

    Cho nên những người đã đi làm, chắc sẽ có câu hỏi, thật sự có cần đi học không, và nên đi thời điểm nào. Mình vẫn nghĩ nếu bạn muốn đi học sau khi đi làm thì khoảng tời gian 2-3 năm là hợp lý, vì lúc đó bạn sẽ ko phải đánh đổi quá nhiều và hơn nữa, bạn cũng có định hướng thật sự bạn muốn làm gì.

    Trở về câu chuyện của mình, mình học FTU và ra làm ngành SCM (tương đối liên quan) với một công việc tốt. Nói chung, cũng không biết may mắn hay xui xẻo, nhưng cv đó khá ru ngủ mình, làm đôi lúc mình nghĩ,du học làm gì, thôi thế này cũng được. Dĩ nhiên, có những lúc đầu óc xuất thần, mình chợt nhớ giấc mơ xưa, thế là cũng lên trên google đánh chữ “kinh nghiệm dành học bổng toàn phẩn”, mình đọc rất nhiều bài viết về hành trình dành được học bổng của các bạn đi trước. Mình nhớ lúc đó, điều đọng lại trong mình đó là, những bạn được “fully funded” hoặc là những bạn có những hồ sơ có điểm khủng ở một mặt nào đó hoặc là phải qua thời gian tìm kiếm hbong rất lâu, stress nhiều... Lúc đó, mình ở ngã ba đường, vì hồ sơ mình tự đánh giá thì cũng có thể nghĩ về học bổng, nhưng hỏi có tự tin để đạt được điều đó không thì mình cũng thấy hơi mơ hồ, vì thật sự không thấy tiêu chi nào mà mình thấy cực ki tự tin cả. Rồi thêm công việc, rồi làm thêm mình cũng ổn, thu nhập hàng tháng mình tiêu xài cũng được, tự nhiên thấy cũng an nhàn, đâm ra bắt đầu ngại dấn thân vào con đường học bổng chưa biết đâu là đích đến. Thế nhưng, cứ có những lúc lên xuống trong cuộc sống, thì mỗi lần lúc đó mình lại nghĩ về giấc mơ xuất ngoại, kiểu như nó không chợt bùng cháy đùng đùng với mình nhưng cứ như lửa nhỏ cứ lan dần , to dần, chẳng chịu tắt, rồi mình nhớ có hôm mình tham gia một buổi talkshow, có một câu hỏi cứ đọng mãi với mình “Hey, you only live once. Do you regret anything ?”.

    Nói có một câu nói tác động đến mình, sợ nói các bạn không tin nhưng cái câu “bạn chỉ sống một lần thôi” nó cứ ám ảnh mình kinh khủng, cũng nhìn lại thấy cũng lớn rồi đấy, cũng đủ hiểu muốn gì rồi, nên nghĩ nếu muốn đi thì đi ngay bây giờ thôi.

    Theo đuổi học bổng toàn phần, nói thật, dù có được kết quả cũng tốt, nhưng mình vẫn nghĩ rằng, đó là bạn đang theo đuổi một thứ mà bạn không rõ được đến lúc nào may mắn mới mỉm cười với mình. Nhưng tin mình đi, nếu bạn kiên trì và quan trọng là biết đi đúng cách, bạn sẽ gặp may mắn sớm thôi.

    Bạn bè hay gọi mình là “con nghiện plan”, vì nếu cho mình thời gian 10 ngay làm cái gì thì chắc hết 7 ngày vào viết kế hoạch rồi còn lại mới làm :D . Thế nên, mình rất cuồng voi việc lập kế hoạch, mình nghĩ, chuẩn bị càng kĩ, khả năng thành công càng cao, và quan trọng làm giảm thời gian thất bại rất nhiều. Mình tự cho rằng dù là ước mơ hay có điều gì đó muốn thay đổi điên cuồng cũng phải có thời hạn nhất định, cuộc sống mình còn nhiều thứ phải làm, không thể lúc nào cũng bám dính vào một điều được, vì thế mình cho mình một năm để kiếm học bổng du học, sau một năm nếu không được thì dừng lại. Có ban bảo, học bổng phải kiên trì, một năm chả được thì chẳng lẽ bỏ à ?. Mình nghĩ, quan trọng không phải là thời gian bao nhiêu, mà bạn đã dùng thời gian đó như thế nào, nhiều năm không chuyên tâm với một năm cực kì focus, chưa chắc cái nào đã hơn cái nào. Đa số các bạn kiếm học bổng thường vừa tiếp tục cv hiện tại vừa kiếm học bổng, còn mình vì mình xác định, bắt buộc phải có, và chỉ có 1 năm để làm điều đó, mình đã chọn một con đường khác. Mình nghỉ việc tại công ty trong thời điểm hơi tiếc (lam đến lúc đc hưởng quả ngọt thì nghỉ mất dép ), chuyển việc từ thành phố về quê trong 1 năm để chinh chiến học bổng, khối lượng công việc cùng thu nhập giảm đi rất nhiều lần; ở nhà với ba mẹ. Thật ra mình định nghỉ việc hẳn để chuyên tâm săn học bổng nhưng ở nhà được nửa tháng, mình thấy rất dễ bị stress nên quyết định kiếm công việc nhẹ nhàng gì đó để cân bằng và cũng để đỡ trống CV. Từ bỏ lời đề nghị lên chức, bỏ thành phố lên núi rồi về lại quê nhà, làm cviec ba cọc ba đồng, mình đã biến cuộc đua có học bổng “có cũng được, không có cũng được” thành một chuyện bắt buộc phải được.

    Nếu bạn có ý định” kiếm học bổng du học” từ con số 0, trang web đầu tiên mà bạn nên xài là google và hãy search từ đại loại như “kinh nghiệm học bổng toàn phần”, “chia sẻ kinh nghiệm hb toàn phần..”… Vì sao ? Bạn nên có một overview trước về học bổng và một bộ học bổng nên có những gì, hầu hết những anh chị đã phải trải qua những gì để có học bổng này để chuẩn bị trước tinh thần. Thời gian này tạm gọi là “tiền hb”, nó giúp bạn khái quát hóa ra được các loại hb, deadline tương đối của các hb đó, yêu cầu về hồ sơ. Sau google và hiểu được, à hầu hết các hb đều cần cái này, một số chia sẻ hiểu về hb, bạn nên vào TTVNOL, có một list danh sách các hb trong đó. Bạn hãy liệt ra một danh sách của riêng bạn bằng một file excel, với deadline, yêu cầu, va có một số cái tên hay contact bạn biết đc học bổng này. Thời gian “tiền hb” này tùy bạn, chỉ là bạn đang làm quen với thế giới học bổng mà thôi, bạn kết thúc nó khi bạn có danh sách trên tay một list những hb mà bạn target và những hồ sơ cần cbi đi theo nó.

    Về list học bổng, mình nghĩ pài pin post trên TTVNOL là đủ rồi, nhưng mình cũng có 1 danh sách như thế, cái này không phải của mình, mình download từ đâu nhưng quên mất, nên không biết có đc post tại đây không, nếu bạn nào cần có thể pm .

    Phần tiếp theo, mình sẽ vào trọng tâm vào việc “cb hồ sơ”
    Julia_Everlastinglove thích bài này.
  2. Julia_Everlastinglove

    Julia_Everlastinglove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2015
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    3
    Ủng hộ bạn post phần tiếp theo nhé. Đọc bài bạn mà cứ như thấy mình trong đó vậy :) Ah, chúc mừng bạn giành được 4 học bổng liền nhé. Cuối cùng bạn chọn hb nào vậy?
  3. Mtrang0123

    Mtrang0123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2017
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Em hóng bài của chị mà lâu quá ạ :))))
  4. nguyennguyenphuong

    nguyennguyenphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Đầu tiên, trước khi vào giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, bạn phải rút gọn lại danh sách học bổng mà bạn muốn nhắm đến. Học bổng tuy có rất nhiều nhưng tính cạnh tranh cao, và có những yêu cầu khá khác nhau, để đỡ tốn time, công sức, giảm giá trị bộ hồ sơ, hãy chọn một số học bổng phù hợp và đầu tư mạnh vào. Để xác định thế nào phù hợp, bạn hãy tự tìm lý do mình muốn đi học, từ đó xác định “Yếu tố nào là bắt buộc và yếu tố nào bạn có thể linh động được khi bạn muốn đi học”. Ví dụ, bạn chỉ muốn học ở Anh ? Bạn chỉ muốn kiểm được học bổng toàn phần bao gồm tất cả ? Bạn muốn phải đúng ngành đó ? Bạn muốn học xong ở lại ? Học bổng thì vô vàn, giàn trải quá nhiều sẽ giảm chất lượng hồ sơ của mình. Do đó việc đầu tiên, hãy viết ra, vì sao bạn muốn đi du học, đâu là điều bắt buộc và đâu là điều bạn có thể linhđộng chấp nhận ? Việc bạn xác định càng rõ yếu tố bắt buộc và linh động, bạn sẽ không bị ma trận học bổng quấy nhiễu và tìm được đúng thứ mình cần. Ví dụ, đối với mình, bắt buộc phải là toàn phần, ngành SCM (ranking) và time, còn lại linh động như nước nói tiếng Anh, cơ hội việc làm, châu âu…” Chính vì thế mình nhắm các học bổng chính phủ, vì các học bổng này thông tin nhiều, tìm kiếm dễ, fully-funded, các trường lại có ranking tốt; dựa vào ngành học/time mình dễ dàng chia tay với các em như EM, Fullbright. Các hb ưu tiên thì được mình sắp xếp dựa theo các yếu tố “flexible” của mình. Các học bổng mình đạt đều tuân thủ theo như vậy, và được chuẩn bị khá kĩ, (chỉ có riêng khóa MBA ở Taiwan là một trường hợp ngoại lệ, mình nộp hồ sơ vì để trả ơn cho thầy hơn là nộp để học). Thế là, trước khi vào mùa chinh chiến, bắt đầu vào tầm đầu tháng 8, mình đã có danh sách những mục tiêu cụ thể những học bổng chính phủ mình muốn nộp.

    Nói về hồ sơ, thì ngũ quyền lực mà mọi người đều biết đó là IELTS, SOP, LOR, GPA , EXPERIENCE và một số giải thưởng, hoạt động ngoại khóa nếu có. Sẽ dễ thấy, ngoài GPA là thứ lơ fixed nếu như bạn nghĩ đến học bổng hơi muộn một chút như mình chẳng hạn, còn lại thì tất cả bạn đều có thể hoàn thiện được, vậy thì đừng bao giờ tự ti nói là “điểm mình thấp lắm, mình nộp được không ?” “Mình không chuẩn bị kĩ nên giờ đã trễ để nộp học bổng ròi “Chả bao giờ là trễ hết nhé, GPA hầu như chỉ quyết định 1/5 hồ sơ của bạn thôi (tỉ trọng còn tùy học bổng nhé), còn 4/5 còn lại hoàn toàn có thể thay đổi theo sự quyết tâm của bạn, nên nói chung hb toàn phần sẽ chả bao giờ là trễ cho bất kì người nào thật sự muốn nó cả.

    Trở về hồ sơ, mình sẽ bắt đầu với IELTS, nếu muốn chia sẻ kinh nghiệm học ielts chắc mình viết cả 10 trang vẫn chưa hết được, nên mình sẽ nói tóm gọn lại. Trước hết về mình, là một đứa dân tự nhiên, mình làm cty nước ngoài và đi tình nguyện một thời gian, tiếng Anh nói chung về giao tiếp thì đủ xài, ngữ pháp từ thời học thì cũng ok đi…làm mình cứ tưởng trình mình cũng không cách xa cái chuẩn academic IELTS là bao nhiêu. Thế mà, vỡ mộng một cái rầm khi mình từng xách dép đi thi thử IELTs sau khi đọc một số sách giơi thiệu IELTS là gì và sau đó xách dép đi về với một số điểm mà ám ảnh cuộc đời luôn .. nên tóm lại thì tiếng anh học thuật của mình không xài được ban đầu nhé. Sau khi ngâm kĩ về yêu cầu tiếng Anh thì mục tiêu của mình là 7 (no band under 6.5), nhưng sau khi đi thi thử về cai mình nghĩ cái mục tiêu này xa vời quá trong một time ngắn kinh khủng khiếp vì hồ sơ đầu tiên dự định nộp là vào tầm đầu tháng 1. Khi hoảng loạn hãy xài “google” là câu nói của mình, mình đã bỏ gần cả tuần để chỉ dò la kinh nghiệm thi và làm bải ielts, rồi mình tự tổng hợp lại và test thử cách nào phù hợp nhất với mình. Cuối cùng, mình đọc được IELTS Ngọc bách, sau đó thì thấy nó hoàn toàn phù hợp, thế là mình học tất cả các kĩ năng theo phương pháp này (65% công thức ngọc bách) và cộng thêm thay đổi một số cách nữa (35% cách của bản thân tổng hợp từ kinh nghiệm trên mạng sau test:D). Sau khi có technique rồi, mình bắt đầu luyện, từ vựng academic là một điểm yếu nên mình học nó hằng ngày, writing mình đăng kí thêm khóa chấm writing trên ielts planet. Thế là một ngày mình bắt đầu với việc học khoảng 20 từ academic, rồi làm một bài reading trong sách Cambridge, rồi sau đó luyện speaking (mình có thu âm lại rồi nghe lại để tự sửa), nghe một bài với kĩ thuật viêt-chep chính tả, viết hai bài writing rồi gửi đi chấm. Mình mất 1 tháng, học mỗi ngày tầm 6 tiếng, đi thi được đúng target :D, (Thật ra, trước thời gian thật sự tập trung vào đi thi mình có ôn trong lúc còn đi làm, ôm làng nhàng kiểu ngày 2 ,3 tiếng, ngày có ngày không trong vòng 1 tháng, nhưng thật sự mình cho rằng thời gian học này không hiệu quả) . Khổ cái, là bạn bè mình khi hỏi mình kinh nghiệm thi ielts, mình nói mình mất một tháng intensive, không ai tin, cho dù sự thật nó là vậy, thi xong ielts mình rất tự tin kiểu như mình thấy rằng sau này chắc thi cái gì cũng được và càng cảm thấy rằng trong các kì thi, technique là thứ cực kì quan trọng, nếu chọn đúng bạn sẽ đạt được target, cho dù maybe khả năng của bạn thực tế của bạn vẫn khiếm khuyết đôi chỗ.

    Về SOP, mỗi học bổng có một câu hỏi khác nhau, nên khi viết SOP, mình đã viết một bài SOP gốc, bài này bao quát hầu hết toàn bộ các câu hỏi mà các học bổng yêu cầu ứng viên trả lời. Trước lúc tạo thành SOP gốc, mình có dùng google để tóm tắt nên viết SOP ntn và đọc tập file “50 bài sop” của sinh viên Trung quốc vào các trường danh tiếng, để nhiễm cách hành văn của họ, rồi sau đó, mình ngồi phác hoạt ra bản thân mình, chỉ kể ra các điểm mạnh, thành tích mà nó link với cái ngành học và định hướng của mình, đảm bảo tính consistent tối đa. Sau đó, mình có một file SOP gốc hoàn hảo, dùng bảng gốc này, mình sao ra các bảng phụ dễ dàng, và dung nó để trà lời các câu hỏi trong học bổng, thế là các câu trả lời của mình đều rất align với nhau. SOP gốc sẵn ở đó cũng là điểm hay nếu tự nhiên phát hiện ra một hb nào hay là ào phát nộp lun . Trong SOP của mình, mình xoay quanh về công việc, định hướng nghề nghiệp đó là điểm mạnh nhất của mình, sau đó mình sẽ kết nối giữa ngành học và công việc và hướng đi tương lai của mình. Các bạn nên đọc kĩ các yêu cầu về một ideal candidate trong một học bổng, họ đều nhấn mạnh vào một số yếu tố, hãy lấy yếu tố đó làm cốt lõi nhé, và đưa hết các tính từ mà người ta muốn vào bài viết SOP của mình nhé.

    Về LOR, hầu hết bạn sẽ là người viết LOR đấy nhé, nhưng chú ý một chút là bạn nên nhờ người nào đó viết giúp mình, trong trường hợp không được thì thuê ai đó viết nhé, vì sao ? giọng văn ấy, phong cách hành văn giống nhau rất nguy hiểm, các người lựa chọn hồ sơ họ cũng rất tinh ý. Trong LOR, bạn sẽ viết gì, nên nhớ CV hay SOP đã kể ra những tính cách của bạn như “thật thà dũng cảm, chăm chỉ” hết rồi, bạn đừng nên bê nguyên vậy cho vào LOR nữa , rất phí phạm một tài nguyên để tô bóng bản thân. Hãy dùng LOR, như một công cụ confirm lại các tính cách nổi rõ của bạn, bằng cách đưa ví dụ vào, những thứ mà CV không thể làm được. Em ấy chăm chỉ hả ? ví dụ ntn nhỉ, em ấy giỏi lãnh đao ? vì sao ?? càng cụ thể càng tốt. Điều cuối cùng, nhờ ai viết SOP, hỏi thật là người chức vụ cao, thì LOR hấp dẫn hơn đúng chứ ? Thật ra là đúng đấy, nhưng nếu như một giảng viên bình thường có thể kí cho bạn một lá thư thật fantastic thì điều đó vẫn tốt hơn, thầy giáo có danh tiếng mà chỉ viêt chung chung thì mình cũng không khuyến khích lắm bằng một thầy bình thường mà chịu viết/ ký cho bạn một lá thư thật rõ ràng, cụ thể chi tiết. Nếu được, sau những lá LOR đó, bạn nên xin dấu trường luôn cho rồi, để cho tiện, vì nhỡ có học bổng yêu cầu dấu nữa thì khổ. Thật sự, hồi đại học mình không quen thân thiết với thầy cô nào lắm, nên mình cảm thấy rất ngại nhờ thầy cô kí giúp. Mà giờ không nhờ là không được, nên mình đã viết email cho vài thầy cô xưa dạy mình, bất ngờ rằng, dù rằng có khi không chắc thầy cô không còn nhớ mình, nhưng thầy cô vẫn giúp mình rất nhiệt tình, có người đọc lại và sửa bài giúp mình, rồi mới kí. Cho nên, bạn đừng nên ngại ngần nhé, các thầy cô nhiều khi rất nice nhưng chỉ tại tụi mình hơi suy nghĩ linh tinh thôi.

    Phần tiếp theo sẽ viết tiếp kinh nghiệm về hồ sơ và một số lưu ý cho từng học bổng nhé :D
    --- Gộp bài viết: 09/03/2018, Bài cũ từ: 09/03/2018 ---
    ^^Khả năng của mình chỉ viết được mỗi tuần một bài thôi, và sẽ post nó vào cuối tuần nha
  5. Mtrang0123

    Mtrang0123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2017
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chị Phương ơi chị có thể leak thêm thông tin về công việc của chị được không?
    Và lĩnh vực của từng công việc mình đã làm càng liên quan tới nhau càng tốt phải ko chị?
  6. HuongNguyen2018

    HuongNguyen2018 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2018
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đang muốn từ bỏ 1 số thứ để đi du học, rất mong bạn tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm để tham khảo. Cám ơn bạn rất nhiều
  7. nguyennguyenphuong

    nguyennguyenphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Đúng rồi em, nếu không liên quan em phải đưa ra được lý do giải thích thật thuyết phục vì sao lại có sự khác biệt đó. Chị một cô bạn học kế toán rồi ra làm kế toán , sau đó thì vẫn xin hb học ngành phát triển xã hội vì cô ấy nói muốn làm cho tổ chức chính phủ về sau và cô ấy đã giải thích hợp lý điều đó bằng những dự án xã hội mà cô ấy đã làm từ khi trên trường cho đến về sau này.
    --- Gộp bài viết: 21/03/2018, Bài cũ từ: 21/03/2018 ---
    Cảm ơn Hương nhé, mình sẽ cố gắng viết tiếp cho hết, tại dạo này hơi lu bu quá.
  8. Mtrang0123

    Mtrang0123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2017
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chị Phương ơi chị đang ở nơi nào em vẫn đwọi update của chị đấy!!!

Chia sẻ trang này