1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỒI THỊT BĂM TRẬN ĐÁNH TÀN KHỐC TRÊN NÚI A BIA TỪ NGÀY 11 ĐẾN NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 1969

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 08/01/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Latex

    Latex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2018
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    8
    Đoạn dính mìn định hướng, rambo mà ở đó cũng phải gọi tay Rinehart bằng cụ. Còn một vạt rừng dài 50 thước sau đó lên đếm được 65 xác chắc tay tác giả nghĩ bộ đội ta đang tụ họp ngồi xem worldcup chứ không phải đang chiến.
    Chúc bác nhiều sức khỏe để post bài.
    Bonmua, hk111333, convitbuoc2 người khác thích bài này.
  2. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.656
    Đã được thích:
    18.566
    Bọn Mĩ bảo thu được 89 vũ khí cá nhân và 22 vũ khí cộng đồng. Đó là vũ khí thu được. Thực tế thì ko phải bao nhiêu bộ đội tham chiến bị giết tụi Mĩ đều thu được số vũ khí tương ứng. Vũ khí bị bom pháo phá hủy, vương vãi, vùi lấp, bị đối phương mang đi khi rút chạy ... rồi còn tính đến chuyện lính Mĩ thu gom lấy lệ cho xong chứ mệt bỏ cụ ra còn hơi sức đâu mà làm việc đấy.

    Lính Mĩ tất nhiên sẽ phóng đại số xác đếm được để lấy thành tích. Ví dụ như một thi thể bị xé thành nhiều mảnh thì nhìn lướt qua chúng nó sẽ ghi vào sổ đấy là 2 -3 đối phương bị tiêu diệt. Để làm việc đó chính xác phải là bác sĩ phẫu thuật.

    Còn việc quân sử mình bảo có để lại lực lượng chặn hậu thì chi tiết đấy chỉ mang tính tham khảo, có tính tương đối thôi. Sử mình vì nhiều lí do nó uốn éo lắm. Thời hiện đại đầy việc rõ ràng dễ hiểu sờ sờ ngay trước mắt mà qua mồm các ông ấy trở nên rối tinh rối mù đấy thôi.
    convitbuoc thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chắc hẳn lính Bắc Việt trên núi A Bia đã được chỉ thị chiến đấu đến cùng và nhiều người đã tuân thủ đúng điều đó. Trong khi đang bay trên chiếc trực thăng trinh sát trên đầu đội hình tiến quân, Honeycutt đã chứng kiến cảnh kỳ dị nhất từ đầu trận đến giờ. Gần giữa đỉnh cao điểm 937, có 8 chiến sĩ đối phương đang đứng bất động quanh mấy cái cây khẳng khiu, nham nhở. Dường như số này đều đang bị sốc đến độ chẳng biết tí gì việc lính Mỹ đang đến gần. Honeycutt nghĩ: Họ đã phát điên sau 10 ác chiến trên ngọn núi rồi chăng?

    Chẳng bao giờ ông có thể biết được điều ấy. Khi đội hình quân dù tới gần trung tâm đỉnh 937, nhiều lính Mỹ đã phát hiện thấy nhóm địch kia. 15 họng súng trường cùng nổ 1 lượt và 8 bộ đội Bắc Việt đều gục xuống. Khi 1 tiểu đội thuộc đại đội Alpha tiến đến đám cây, họ phát hiện số bộ đội này đều đã chết cả. Biểu thị cho sự quyết tử tất cả đều khâu trên ngực áo 1 mảnh vải nhỏ thêu hàng chữ: DIỆT MỸ. Những cái cây trơ trụi xung quanh thấy nhiều khẩu hiệu được viết nguệch ngoạc như: ĐÁNH THẮNG GIẶC MỸ, QUYẾT KHÔNG LÙI BƯỚC. Hay NHÂN DÂN CẢ NƯỚC ĐANG DÕI THEO CHÚNG TA. HÃY XỨNG ĐÁNG. Hoặc QUYẾT CHIẾN KHÔNG LÙI.

    Tuy nhiên, chẳng phải tất cả bộ đội Bắc Việt trên núi A Bia đều chọn cái chết. Honeycutt cũng nhìn thấy nhiều toán nhỏ địch quân đang rút khỏi quả núi theo đủ các hướng. Do chốt chặn của đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/506 vẫn án ngữ khe trũng lớn hướng tây nam nên hầu hết địch đều rút xuống mấy khe trũng nhỏ bên sườn tây cao điểm 900. Honeycutt phản ứng bằng cách gọi 2 máy bay tiêm kích bom đến bắn phá khe trũng 1 vệt dài 1200m bằng đạn đại bác rồi dập thêm xuống đó bom chùm, bom phá nữa. Khi đám phản lực bay đi, Honeycutt lại gọi pháo binh, súng cối rót đạn vào khu vực. Dù thật khó có thể nhìn thấy bộ đội Bắc Việt đang rút lui dưới tán rừng nhưng những đợt đánh phá của phi pháo vẫn tỏ ra khá hiệu quả vì những hôm sau trận đánh, khi càn quét dưới khe trũng lính Mỹ đã phát hiện thấy nhiều ngôi mộ tập thể.

    Đến 16g55 thì trận đánh trên núi A Bia đã tới hồi kết thúc. Trong khi đang diễn ra cuộc càn quét cuối cùng ở rìa tây cao điểm 937, mấy lính dù thuộc đại đội Charlie đã phát hiện 2 bộ đội Bắc Việt bị thương nặng nấp dưới 1 căn hầm. Đại úy đã Johnson ra lệnh cho họ chui ra ngoài nhưng ko thấy ai nghe.

    Biết lữ đoàn đang muốn có tù binh để thẩm vấn, Johnson gọi điện cho thiếu tá Collier, hiện vẫn bay xà quần trên chiếc trực thăng trinh sát - chỉ điểm cùng Honeycutt xin hướng dẫn cách xử trí trường hợp này. Collier bảo Johnson cho 1 tay súng bò đến cửa hầm rồi tống vào đó 1 quả lựu đạn khói.

    Collier chưa nói xong thì Honeycutt đã xen vào cuộc đàm thoại Ông bảo Johnson: "Tôi ko muốn lính mình bị thương chỉ vì cố bắt vài thằng khốn chui ra nữa đâu. Nếu chúng ko nghe lời thì cứ cho nổ tung hết."

    Khi Johnson lặp lại mệnh lệnh lần thứ nhì thì 2 lính Bắc Việt mới bò ra, tay giơ lên trời. 1 người tử thương sau đó 1 lát nhưng người còn lại, tên Pham Van Hai (?), 18 tuổi, sau này khi thẩm vấn đã kể lại sự khốc liệt trên núi suốt 10 ngày kịch chiến. Trong 10 ngày đó, 80% đại đội có 100 quân của Pham đã hy sinh. 2 đơn vị phòng ngự trên núi là các tiểu đoàn 7 và 8 của trung đoàn 29 đã gần như bị xóa sổ.

    Việc quân Bắc Việt phải trả giá đắt để giữ núi A Bia đã được chứng minh ít lâu sau đó bởi hạ sĩ Johnny Jackson cùng tiểu đội của anh này. Khi đang lục soát dưới 1 trong số rất nhiều địa đạo được đào nhằng nhịt trên đỉnh núi, họ tìm thấy 1 căn phòng lớn chứa số lượng ước tính khoảng 40 xác bộ đội. Lính Bắc Việt thu hết trang bị rồi xếp họ chồng lên nhau trong 1 góc phòng. Điều này chứng tỏ trận đánh tàn khốc và kinh hoàng tới nhường nào.

    Bộ phận tình báo sư đoàn dù 101 sau này công bố có 633 địch quân tử trận trong trận đánh, được khẳng định qua số xác ‘đếm được’. Thật khó có thể đánh giá độ chính xác của số liệu trên nhưng nếu các đại đội khác của địch trên núi cũng bị tổn thất nặng như đơn vị của Pham thì con số trên chắc cũng ko xa lắm với sự thực. Thêm nữa cũng chẳng thể đoán được số thương vong mà quân Bắc Việt đã mang được sang Lào là bao nhiêu cũng như làm sao mà biết được liệu còn bao nhiêu người nữa bị vùi lấp dưới các hầm, hào trên ngọn núi hoặc bỏ mình trong quên lãng dưới các sườn núi hay khe trũng?

    Khi lính của Honeycutt tiếp tục công tác lùng sục trên đỉnh núi họ khám phá rằng địch đã đào sâu bên dưới 1 hệ thống nhằng nhịt địa đạo kết nối với 1 trạm xá lớn, sở chỉ huy trung đoàn, cùng nhiều kho tàng khác giống như quân Nhật đã đào tại núi Suribachi trên đảo Iwo Jima. Số hàng thu được dưới các kho gồm 152 vũ khí cá nhân, 25 vũ khí cộng đồng, 75000 viên đạn, hàng nghìn quả đạn cối, đạn RPG cùng hơn 10 tấn gạo.

    Tổng số thương vong của quân Mỹ là 70 chết, 372 bị thương, chưa kể tới con số thiệt hại trên căn cứ hỏa lực Airborne. (Theo tài liệu của VN thì trong các cuộc giao chiến giành giật khu vực A Bia quân ta đã đánh thiệt hại nặng quân Mỹ, loại khỏi vòng chiến 1300-1500 tên địch. 6 trực thăng bị bắn rơi, nhiều chiếc khác bị bắn hỏng. ND)

    Dù 3 tiểu đoàn khác vẫn tiếp tục càn quét những khu vực quanh đó thêm 17 ngày nữa nhưng đối với tiểu đoàn 3/187 thì trận đánh đã kết thúc. Sau khi nghỉ đêm trên núi bữa cuối cùng, đến sáng ngày 21/5, toàn bộ tiểu đoàn được bốc về bãi biển Eagle, khu nghỉ dưỡng của sư đoàn bên bờ biển Đông để hồi phục. Lính Rakkasans giờ đã để lại 'cái cối xay thịt' tức ngọn núi tan hoang từng được gọi là núi A Bia mà nay sẽ được gọi 1 cách đơn giản hơn là "đồi thịt băm" sau lưng mình.
    Bonmua, tonkin2007, lopbopp6 người khác thích bài này.
  4. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.656
    Đã được thích:
    18.566
    Cái anh lính Jackson siêu nhân vác khẩu M60 xung phong lên đỉnh núi mà ko được Medal of Honor thì chán nhỉ. Nếu anh ta hành động đúng như tác giả kể thì chiến công đấy vượt xa những người lính khác từng được Huân chương Danh dự trong chiến tranh VN về tinh thần quả cảm.

    Danh sách quân nhân Mĩ được Huân chương Danh dự trong chiến tranh VN
    https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Medal_of_Honor_recipients_for_the_Vietnam_War
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 19

    LIỆU CÓ ĐÁNG KHÔNG?



    Trong khi chỉ đôi ba người, những nhà lập pháp chẳng hạn, có thể qua thời gian cảm thấy mình thành hạm trưởng tàu chiến hay thống chế không quân mà ko cần qua đào tạo chuyên môn thì việc chỉ huy 1 trung đoàn bộ binh thì hầu như bất cứ gã ngu xuẩn cũng đinh ninh mình có thể làm được.

    Trích trong This Kind of War của T. R. Fehrenbach


    Sau khi 4 tiểu đoàn quân đồng minh chiếm được núi A Bia và đang tiến hành thu dọn chiến trường, 1 lính Mỹ đã cắt tấm bìa các tông đáy hộp đựng khẩu phần C, viết lên đó dòng chữ "Đồi thịt băm!" rồi lấy đinh đóng nó lên 1 cái cây nham nhở, cháy thành than gần rìa tây điểm cao 937. Lát sau, 1 lính Mỹ khác đi ngang lại chua thêm lên đó dòng chữ "liệu có đáng không?".

    Người lính thứ nhì lúc ấy đâu biết câu hỏi của anh lại chính là 1 lời tiên báo cho ‘bão giông’ sắp đến.

    Tuy tin tức về trận đánh trên núi A Bia đã xuất hiện trên mặt báo từ hôm 14/5/1969 nhưng đại bộ phận công chúng cũng chẳng quan tâm đến nó nhiều lắm. TRẬN ĐÁNH TRÊN NÚI CAO GIỮA BINH SĨ MỸ VÀ QUÂN ĐỊCH là tựa bài báo in trên tờ Bưu điện Washington số ra ngày 16/5. Hôm sau lại có 1 bài báo khác có tiêu đề MÁY BAY PHẢN LỰC HOA KỲ OANH KÍCH KẺ THÙ CỐ THỦ TRÊN NÚI. Cả 2 bài báo trên đều chẳng có gì nổi trội và cũng ko khác là mấy so với những mẩu tin về chiến trường VN khác, vốn xuất hiện hàng ngày trên các tờ báo phổ thông tại Mỹ. Cả 2 đều miêu tả trận A Bia bằng những lời lẽ vô thưởng vô phạt nhất, liệt kê con số thiệt hại rồi tổng kết những hoạt động tác chiến tại những vùng còn lại của VN.

    Như Ward Just, phóng viên tờ Bưu điện Washington, đã viết trong 1 bài báo của tờ này hôm 21/5, thì những tin tức trên đều giống với hầu hết tin chiến sự diễn ra 6 tháng trước đó và dường như được viết dựa trên những thông tin ít ỏi trong "những buổi phổ biến ban chiều tại Sài Gòn". Ngoài việc thiếu cái mà Just gọi là "sâu sát" mấy bài báo trên còn ko miêu tả nổi sự khốc liệt của trận A Bia.

    Mọi thứ đã thay đổi kể từ sáng ngày 19/5 với sự xuất hiện trên mặt báo cả nước bài báo sâu sắc, cảm động của phóng viên Jay Sharbutt, hãng thông tấn Associated Press. Tuy tiêu đề chẳng có gì là giật gân - CUỘC TIẾN CÔNG CỦA QUÂN MỸ LÊN NGỌN NÚI VẪN TIẾP TỤC, BẤT CHẤP VIỆC PHẢI TRẢ GIÁ ĐẮT - nhưng sức hấp dẫn của nó đã bắt đầu khiến hàng triệu độc giả trên toàn quốc phải chú ý.

    Từ trên núi quân dù đi xuống, áo họ ướt đẫm mồ hôi, súng ống đâu mất hết, bông băng trộn lẫn màu nâu của bùn đất và màu đỏ của máu.

    Nhiều binh sĩ nguyền rủa trung tá Weldon Honeycutt, người hôm Chủ nhật đã bắt 3 đại đội xông lên chiếm ngọn núi cao 3000 bộ, chỉ cách biên giới Lào có 1 dặm nhìn xuống cái 'túi bom' thung lũng A Sầu.

    Họ vừa thất bại và chịu nhiều thiệt hại. "Cái thằng khốn Blackjack sẽ ko chịu dừng lại cho đến khi bọn tôi chết sạch" 1 trong số 40-50 thương binh sư đoàn dù 101 nói.

    Sharbutt viết tiếp cả chuyện anh thảo luận với tướng Zais sao ko khôn ngoan dùng B-52 tập kích quả núi cùng những lời bức xúc của hạ sĩ Anthony Tolle, lính dù đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187 khi nói rằng nhiều binh sĩ trong đơn vị sắp sửa suy sụp đến nơi.

    1 số ấn bản của những tờ báo khác, như tời Thời báo New York, cũng đăng bài của Sharbutt, viết về đợt tấn công cuối cùng. CÁC LỰC LƯỢNG ĐỒNG MINH ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC QUẢ NÚI SAU 11 ĐỢT TẤN CÔNG DIỄN RA SUỐT 10 NGÀY. Honeycutt cũng xuất hiện trong bài báo, bay lơ lửng trên chiếc trực thăng trinh sát - chỉ điểm, thúc quân tiếp tục công kích; cáu gắt, sôi sùng sục.

    Mặc dù Thượng nghị sĩ Edward M. Kennedy, đảng Dân chủ bang Massachusetts đã từ chối mọi đề nghị phỏng vấn của tác giả thì sau khi đọc tuyên bố của ông, vẫn có thể thấy rõ Edward đã bị tác động mạnh trước bài báo miêu tả trận đánh của Sharbutt, cũng như hàng triệu người Mỹ khác. Vào đầu buổi chiều ngày 20/5, trong khoảng thời gian để các Thượng nghị sĩ tùy ý phát biểu, Kennedy đã đứng dậy tại Thượng viện, giận dữ lên án trận tấn công lên núi A Bia, gọi đó là: "Cuộc hành quân điên rồ và vô trách nhiệm. Sinh mạng của binh sĩ Mỹ đã bị phung phí chỉ để giữ thể diện nhà binh cho các sĩ quan chỉ huy."

    Tổng thống Richard Nixon luôn coi Edward Kennedy cùng người anh của ông này là John Kennedy là "kẻ thù nguy hiểm". Không những vị Thượng nghị sĩ có thể là 1 ứng viên Tổng thống trong tương lai mà ông còn có ảnh hưởng to lớn đối với dư luận Mỹ. Tuyên bố của Kennedy đã khiến Nixon cùng bộ tham mưu xất bất xang bang.

    Tuy nhiên, phe chính quyền cũng tổ chức phản pháo ngay chiều ngày hôm đó. Hugh Scott, Nghị sĩ bang Pennsylvania thủ lĩnh nghị sĩ của đảng Cộng Hòa tại Thượng viện, đã đứng dậy bác lời Kennedy, nói với các Nghị viên đang có mặt rằng đừng có mà "phê phán" những chiến thuật được áp dụng ngoài chiến trường. "Nếu bên quân đội muốn đánh chiếm quả núi, thì đó cũng là 1 phần trong chiến lược cần thiết giúp ta duy trì ưu thế quân sự khi đàm phán hòa bình."
    Lần cập nhật cuối: 13/07/2018
    hk111333, gaume1, caonam_vOz6 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    2 bên cứ thế công kích nhau mãi ko thôi. Sáng hôm sau, tại Sài Gòn, phát ngôn viên của tướng Creighton Abrams đã lên tiếng bảo vệ lý do diễn ra trận đánh. Ông ta nói: "Chúng tôi ko đánh để chiếm đất mà là để truy lùng quân thù."

    Tại cuộc họp báo diễn ra ở Phú Bài sáng hôm sau, tướng Zais nêu ý kiến ủng hộ tướng Abrams. Ông nói thẳng thừng "Quả núi nằm trong khu vực hành quân của tôi. Trên núi có địch thì đó sẽ là nơi tôi tấn công chúng. Nếu phát hiện kẻ địch ở bất kỳ ngọn núi nào khác tại A Sầu, thì tôi xin đảm bảo với các anh là tôi cũng sẽ tấn công chúng y như thế."

    Khi được hỏi tại sao quân đồng minh cứ phải xông lên núi mà ko để nó cho máy bay B-52 công kích thì Zais trả lời: "Tôi chẳng biết ta còn phải trải qua bao cuộc chiến tranh nữa thì mọi người mới chịu hiểu rằng nếu chỉ dùng không kích ko thôi thì chẳng thể nào giải quyết được."

    1 phóng viên khác hỏi liệu có cần thiết để đánh đổi thương vong cao như thế ko thì Zais đáp, cố kìm cơn tức giận: "Mọi người xưa nay cứ tưởng tượng hão huyền rằng nếu ta chẳng đụng đến mi thì mi cũng sẽ chẳng làm gì ta; điều đó hoàn toàn sai. Thật viển vông khi cho rằng, nếu ta rút quân thì mọi thứ sẽ lắng xuống. Nếu ta ‘hiền hòa’ rút quân thì đêm đến chúng sẽ vào thịt ta ngay. Chúng sẽ áp sát, bò qua rào rồi ném thủ pháo vào trong hầm, tiêu diệt sạch binh sĩ của chúng ta. Cách duy nhất phù hợp với lương tâm người chỉ huy là đảm bảo ko để xảy ra chuyện đó."

    Dù ko tuyên bố công khai, nhưng tướng Westmoreland, mới nhận chức Tham mưu trưởng Lục quân ngày 23/5 vẫn gửi cho tướng Zais bức điện chúc mừng " vì đã tiến hành 1 chiến dịch dũng cảm" để chiếm núi A Bia "và tôi sẽ chẳng đời nào công nhận coi nó là 'đồi thịt băm' - như tên gọi hiện đang phổ biến."

    Cũng trong ngày hôm đó, Nhà Trắng cũng nhảy vào phản pháo. Trong buổi họp báo, thư ký báo chí của tổng thống (Presidential Press Secretary) là Ronald Ziegler đã nhắc lại lý do vì sao Zais phải tiến hành trận đánh và còn nói thêm là ông này đã được chính quyền nhất trí về "cả chiến lược lẫn chiến thuật quân sự."

    Tuy nhiên cảm nhận của chính quyền với trận đánh lại ko được đồng nhất. Có tin đồn Henry Kissinger, Cố vấn an ninh quốc gia của Nixon đã tỏ ra rất ko hài lòng với trận đánh này. Trong bài báo viết trên tờ Thời báo New York ra ngày hôm sau, phóng viên Hedrick Smith loan tin 1 số quan chức dân sự cấp cao trong chính quyền tỏ ra lo ngại những trận đánh có tổn thất lớn như thế "sẽ làm phong trào phản chiến dâng cao, tạo sức ép về thời gian gây ảnh hưởng xấu tới công cuộc đàm phán tại Paris".

    1 quan chức đã nói với Smith, thế này: "Ta đang tiến hành 1 cuộc chiến tranh hạn chế. Giờ có thể thấy rõ hạn chế lớn nhất chính là phản ứng của công chúng Hoa Kỳ. Họ rất nhạy cảm với những con số thương vong và tôi chẳng hiểu vì sao giới quân sự lại chưa nhìn ra điều này. Quân đội đã đánh gục thứ mà họ đang cần nhất - là giành thêm thời gian để chiến thắng."

    Kennedy tăng cường công kích trận đánh bằng bài phát biểu trước Liên minh Dân chủ Mới (New Democratic Coalition) tại Washington ngày 24/5. Với khả năng hùng biện sắc bén, nhanh nhạy, ông qui kết trận đánh chẳng có gì ngoài sự "tàn ác, dã man". Rồi ông mở rộng sang trọng tâm mình công kích, gọi toàn bộ cuộc chiến tranh là "phi lý và vô đạo đức". Ngay sau đó, thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang nam Dakota là George McGovern đứng lên tiếp tục 1 bài phát biểu khác, qua đó ca ngợi Kennedy "đã lên tiếng ... 1 cách hùng hồn... phản đối 1 cuộc tàn sát vô nghĩa lý."

    Màn công kích mới này lập tức bị Bộ trưởng bộ Quốc phòng Melvin Laird phản bác. Trong buổi diễn thuyết tại Nhà Trắng, Laird nói chính sách của chính quyền Nixon là "duy trì áp lực tối đa lên đối thủ" và đó chính là phương cách tốt nhất để giảm bớt tổn thất. Laird cũng nói cho thính giả biết chính sách của Nixon hiện chẳng khác biệt gì mấy so với chính sách của cựu Tổng thống Johnson, nhằm nhắc Kennedy cùng những người ủng hộ ông này nhớ rằng cái chính sách hung hăng trên khởi nguồn từ Đảng Dân Chủ mà ra chứ đâu.

    Tại Thượng viện ngày hôm sau, các Thượng nghị sĩ diều hâu thuộc đảng cộng hòa bang Maine là Margaret Chase Smith và John G. Tower của bang Texas lại tiếp tục công kích Kennedy mạnh hơn nữa. Tower đả kích tuyên bố của Kennedy khi cho rằng "việc xuống thang chiến tranh sẽ đẩy nhanh tiến trình hòa bình" là "ngây thơ và nguy hiểm...Nếu ta ko định đầu hàng kẻ thù thì phải thương lượng trên thế mạnh." Sau đó đến Chase đặt câu hỏi về quan niệm về chiến lược, chiến thuật được thảo luận tại Thượng viện. Bà ta nói: "tôi tin rằng nếu vận hành cuộc chiến từ Washington, như cách McNamara đã làm, khiến cho nó kéo dài hơn, thương vong nhiều hơn. Thì tại thời điểm này, khi ta cố vận hành chiến tranh từ Thượng viện, kết qủa có khi sẽ còn tệ hơn nữa."

    Tranh cãi có vẻ dịu bớt trong 2 ngày sau đó. Đến ngày 29/5, thì Stephen M. Young, thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Ohio lại hâm nóng nó trở lại. Young đẩy cuộc tranh cãi lên 1 tầm cao mới. Thay vì chỉ trích lý do diễn ra cuộc tiến công, ông đặt dấu hỏi về cách thực hiện chiến thuật của tướng Zais trong trận đánh. Trong bài phát biểu dài, Young mô tả lại việc các vị tướng phe Liên minh là Stonewall Jackson và Robert E. Lee đồng thời tấn công lực lượng Liên bang tại Chancellorsville từ phía sau và 2 bên sườn rồi cất vó hồi Nội chiến như thế nào. Young kết luận "Các vị tướng của ta ở Việt Nam hành động như thể họ chưa bao giờ được học binh pháp của Lee và Jackson cả. Thay vì bao vây quân thù tìm cách cùng lúc tấn công trước mặt và 2 bên sườn thì họ chỉ toàn đánh vỗ mặt hết đợt này đến đợt khác, phung phí sinh mạng những binh lính họ đưa lên đánh chiếm Đồi thịt băm"
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    cho e hỏi cất cánh trong điều kiện high density altitude là gì...Thanks các bác....
    chimtroitap_hot thích bài này.
  8. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Điều kiện kỹ thuật hay điều kiện chiến trường hả bác...?
  9. tunghpvn

    tunghpvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    401
    Bác @ngthi96 : density altitude là độ cao xác định theo mật độ không khí (ứng với điều kiện khí quyển chuẩn.
    Khi mình search định nghĩa "high density altitude" thì trong tài liệu của Cục Hàng không Liên bang viết như thế này: "High density altitude corresponds to reduced air density and thus to reduced aircraft performance"
    Tạm dịch: "High density altitude" tương ứng với (hiện tượng) giảm mật độ không khí và dẫn đến việc giảm các tính năng của máy bay.
    Theo mình nghĩ thì bác có thể dịch thoáng là: "Cất cánh trong điều kiện không khí loãng"
    Bonmua, hk111333, convitbuoc1 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Dịch vậy chắc cũng ổn...nhưng e muốn hỏi kỹ thêm nếu cất cánh trong điều kiện ấy...thì gặp những nguy cơ gì...kiến thức hàng không e mù tịt...mong các pro chỉ giáo.
    convitbuocchimtroitap_hot thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này