1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Venezuela bên bờ nội chiến - Vũ khí Nga Mỹ tranh hùng

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Ho_XuanHuong, 24/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Còn nhớ báo https://www.scmp.com này từng viết bài thông báo Trung Quốc bán công nghệ sản xuất động cơ cho Đức, rồ Mỹ chửi quá trời mà bữa nay lại đem cái này lên nâng bi hóa ra tự vả mồm, rồ Mỹ thường hay tự vả mồm lắm các bạn à

    China in talks for sale of jet engine technology to Germany

    https://www.scmp.com/news/china/soc...hina-talks-sale-jet-engine-technology-germany

    Bọn rồ Mỹ nghĩ Vene chưa bắt thằng Juan là Vene chịu thua ! hài vkl, ở VN cũng có cả đống nhà bất đồng chính kiến nhởn nhơ đó thôi, vẫn đi biểu tình bình thường, thì Juan cũng chỉ là 1 trong số hàng đống thằng bất đồng chính kiến, Maduro vẫn còn tại vị thì 1 triệu thằng Juan cũng rứa

    Nhưng có 1 cái Juan nó hơn bọn rồ Mỹ trong này là nó có tiền, tự tin, đẹp trai và có chút dũng khí, rồ Mỹ trong này vừa xấu vừa nghèo vừa hèn, ko 1 thằng nào làm sếp cả, toàn là làm lính quèn, công nhân culi, mang tư tưởng bất mãn chế độ thì làm sao mà lật đổ được chính quyền để khôi phục lại xác chết vnch theo chân mỹ đc, còn chẳng có chút kiến thức về chính trị nào, đọc được vài ba cái báo việt nam dịch bậy từ báo lá cải nước ngoài rồi chém như đúng r, như thằng Hoang nó rất ghét tôi, mọi lần nó đều quote bài tôi chửi bới, nhưng lần này tôi nói quá ư là đúng nên nó chỉ biết đánh trống lãng cho qua đỡ bị bóc mẽ lại nhục

    Cuối cùng xin nhấn mạnh với độc giả, ko ai đang là chính nghĩa, chiến thắng lại đi bịa đặt như bọn Mỹ và thân Mỹ cả, chỉ có kẻ tiểu nhân mới bịa đặt để đạt được mục đích đê hèn của mình, CNN là media lớn, phải nói là top đầu của thế giới phương tây, fox, bbc, afp, ap, reuter ny time....cũng ko bằng, mà nó còn nói láo như vậy

    --- Gộp bài viết: 01/02/2019, Bài cũ từ: 01/02/2019 ---
    CNN là trùm fake new mà bọn rồ Mỹ còn tin sái quai hàm, trong khi ông cố tụi nó là Trump thì chửi CNN ra mặt nhiều lần, tôi đã nói rồi rồ Mỹ toàn bị trùm Mỹ trắng vả mồm =))







    Lần cập nhật cuối: 01/02/2019
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.734
    Đã được thích:
    10.131
    Juan 'lâm thời' đi thêm một bước quyết liệt hơn để thử lòng trung thành của QĐ đối với chính quyền Maduro. Juan thay mặt Venezuela nhận viện trợ nhu yếu, thuốc men từ các nước, và các tổ chức quốc tế có liên quan. Hàng sẽ được dỡ xuống ở các cảng của các nước làng giềng và dùng xe chở vào Venezuela. Liệu quân đội Venezuela sẽ thực thi nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và ngăn cản không cho hàng viện trợ tiếp tế cho chính nhân dân Venezuela. Hay là họ sẽ hành động theo lương tri và để cho hàng viện trợ được đưa vào Venezuela, giúp Juan mua lòng người.

    https://www.telegraph.co.uk/news/20...leader-test-regime-shipment-aid-neighbouring/
    Venezuela opposition leader to 'test' regime with shipment of aid from neighbouring countries
  3. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    toàn là fake new hết, ko có 1 tin tức nào từ bọn rồ Mỹ có tiếng Vene hoặc từ nguồn Vene, nói láo thật nhiều là cách tuyên truyền duy nhất của bọn dog đó



    bịa đặt binh sĩ Vene đào ngũ, quân phục thì cũ rích, kí hiệu quân phục cũng cũ mèm, 2 thằng ất ơ ko rõ danh tính phục vụ đơn vị nào tự dưng nói là quân đội Vene đào ngũ (bịa đặt con số hàng trăm hàng ngàn binh sĩ Ven đào ngũ), CNN và tất cả media tiếng tây (chủ yếu là tiếng anh) đều fake new hết, chúng đang cố tạo ra 1 câu truyện khác tại Vene, làm cho nó như thật nếu là chính nghĩa sao phải fake new ?

    [​IMG][​IMG]

    Bịa đặt dòng người đi ủng hộ maduro (mặc đồ đỏ) là biểu tình và ủng hộ Juan



    Bịa đặt hiến pháp Ven, hiến pháp Ven ko hề cho phép chủ tịch quốc hội được chiếm quyền tổng thống đương nhiệm khi chưa thông qua bầu cử
    Tòa án công lý tối cao Vene tuyên bố Juan vi phạm hiến pháp, chiếm quyền bất hợp pháp, Maduro là tổng thống hợp pháp thông qua bầu cử và chiếm số phiếu 67,7%

    el Tribunal Supremo de Justicia (TSJ) de Venezuela ha señalado que la AN ha violado la Constitución al usurpar las competencias exclusivas del Presidente de la República.

    El magistrado de la Sala (TSJ), Juan José Mendoza, sostuvo que la AN “violenta expresamente el artículo 236, numerales 4 y 15, al pretender usurpar la competencia del presidente de la República en cuanto a dirigir las relaciones exteriores del Estado”.

    Recordemos que el presidente constitucionalmente electo de Venezuela es Nicolás Maduro, quien fuera elegido el 20 de mayo del 2018, con el 67,7 por ciento de los votos.

    https://radio.uchile.cl/2019/01/23/nicolas-maduro-aqui-no-se-rinde-nadie/

    Đây là toàn bộ hiến pháp cộng hòa Venezuela, mời bất kì con dog Mỹ nào show ra được đoạn nào cho phép chủ tịch quốc hội tự tuyên bố làm tổng thống ko thông qua bầu cử.

    Constitución de la República Bolivariana de Venezuela


    https://venezuela.justia.com/federales/constitucion-de-la-republica-bolivariana-de-venezuela/

    LHQ vẫn công nhận Maduro và tổng thống của Vene, ko hề có chuyện LHQ thừa nhận thằng dog Juan

    Venezuela's seat at the 193-member world body is held by President Nicolas Maduro's government

    https://www.reuters.com/article/us-...national-lenders-stuck-in-limbo-idUSKCN1PP00B

    Venezuela
    His Excellency Nicolás Maduro Moros, President

    [​IMG]

    http://www.un.org/en/ga/69/meetings/gadebate/24sep/venezuela.shtml

    Bịa đặt quốc gia ủng hộ Maduro và Juan

    [​IMG]

    Thật sự

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 02/02/2019
    Bonmua thích bài này.
  4. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Với Maduro chuông gọi hồn đã điểm.Kịch hay còn phía trước.
  5. abcef

    abcef Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    16
    bọn mỹ toàn nói láo
  6. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Phát hiện máy bay do thám Mỹ áp sát biên giới Venezuela

    Một máy bay do thám Mỹ bị phát hiện đang thực hiện sứ mệnh bí mật ở Colombia, nước láng giềng chung đường biên giới phía đông với Venezuela.

    Báo RT đưa tin, các tổ chức chuyên theo dõi các chuyến bay quốc tế phát hiện một phi cơ trinh sát EO-5C, mang số hiệu N177RA của quân đội Mỹ đang tất bật làm nhiệm vụ phía trên bầu trời Colombia.

    EO-5C là máy bay do thám ra đời dựa trên mẫu thiết kế DHC-7 của Canada, được trang bị 4 động cơ, phù hợp để chuyên chở 50 người hoặc vận chuyển hàng hóa. Máy bay loại này thường không mang các biểu trưng của quân đội và có dáng vẻ bên ngoài khá giống một phi cơ thương mại. Song, thực tế, máy bay được trang bị rất nhiều thiết bị theo dõi, có thể phát hiện và ngăn chặn việc truyền tín hiệu trên toàn bộ phổ vô tuyến cũng như chụp ảnh có độ phân giải cao, cả bằng hồng ngoại và trong điều kiện ánh sáng rõ thấy.

    [​IMG]

    Sự xuất hiện của EO-5C gần biên giới Venezuela khiến một số người nghi ngờ máy bay đang do thám quốc gia Nam Mỹ này. Động thái diễn ra đúng vào lúc Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tố cáo người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho chính phủ và mafia Colombia ám sát ông. Caracas hiện cáo buộc Washington hậu thuẫn nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido thực hiện một cuộc đảo chính ở Venezuela.

    TIN TÀI TRỢ

    Tổng thống Maduro đang đối mặt với sức ép lớn sau khi Chủ tịch Quốc hội Guaido ngày 23/1 bất ngờ tự xưng là tổng thống lâm thời của Venezuela. Sự cố đang gây chia rẽ sâu sắc trong cộng đồng quốc tế.
    [​IMG]
    Một chiếc máy bay do thám EO-5C của quân đội Mỹ. Ảnh: Fox News
    Mỹ cùng một loạt đồng minh, bao gồm cả EU và hầu hết các nước thành viên Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) đã lên tiếng ủng hộ ông Guaido. Trong khi Nga, Trung Quốc, Mexico, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án các động thái của Mỹ và khẳng định sẽ đứng về phía chính quyền hợp pháp của ông Maduro.
    https://kienthuc.net.vn/quan-su/phat-hien-may-bay-do-tham-my-ap-sat-bien-gioi-venezuela-1181008.html

    Điều này chứng tỏ Mỹ hoàn toàn mù về Vene, phải dùng tới máy bay do thám, mọi thứ Mỹ nói về Ven mấy bữa nay đều là láo toét, bởi phe đối lập của dog Juan ko có tin tức gì, bọn nó còn lo trốn như chó thì làm sao mà thu thập thông tin tình báo cho Mỹ được
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Hậu quả của những chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài

    Sau khi Mỹ can thiệp, một số nước Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi lâm vào bất ổn, nội chiến dai dẳng khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

    Tổng thống Mỹ Trump năm ngoái từng công khai tuyên bố việc ông cân nhắc lựa chọn quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Năm nay, Mỹ tuyên bố Maduro là tổng thống bất hợp pháp và công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời. Trump cho biết mọi phương án đều được cân nhắc, ám chỉ rằng không loại trừ khả năng can thiệp quân sự.

    Mỹ trong hai thập niên qua có những chiến dịch quân sự lớn tại các nước Iraq, Syria ở Trung Đông, Afghanistan ở Nam Á và Libya ở Bắc Phi.

    Sau vụ khủng bố của al-Qaeda ngày 11/9/2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush ngày 7/10/2001 phát động Chiến dịch Tự do Vĩnh cửu nhằm vào nhóm al-Qaeda được lực lượng Taliban trợ giúp ở Afghanistan.

    Mỹ tiến hành nhiều đợt không kích bằng các oanh tạc cơ chiến lược, điển hình là B-52.

    [​IMG]
    Lính Mỹ giao chiến với Taliban tại tỉnh Helmand, Afghanistan năm 2008. Ảnh: Reuters.

    Đầu tháng 12/2001, Taliban bị đẩy lùi khỏi thành trì cuối cùng ở Kandahar. Tuy nhiên, trùm khủng bố Osama bin Laden đã trốn thoát.

    Quân đội Mỹ và Afghanistan tiếp tục tổ chức Anaconda, chiến dịch tấn công mặt đất, tiêu diệt 800 tay súng Taliban và al-Qaeda.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld tháng 5/2003 tuyên bố chiến dịch quân sự ở Afghanistan hoàn thành.

    Ngày 18/9/2005, người dân Afghanistan đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên của đất nước trong hơn 25 năm, Mỹ sau đó giảm bớt hiện diện quân sự nhưng Taliban trỗi dậy trở lại, lấn át lực lượng chính phủ sau cuộc tổng tuyển cử.

    Diễn biến này khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 2/2009 điều thêm 17.000 lính đến Afghanistan để ổn định tình hình.

    Đặc nhiệm hải quân Mỹ tháng 5/2011 đột kích vào một tòa nhà ở Pakistan, tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

    Tuy nhiên, bạo lực tiếp tục gia tăng ở Afghanistan. Ngày 6/8/2011, một trực thăng Chinook của Mỹ bị các phần tử khủng bố bắn rơi ở phía đông tỉnh Wardak khiến 7 binh sĩ Afghanistan và 22 đặc nhiệm SEAL thiệt mạng. NATO sau đó điều 13.000 quân đến Afghanistan trong hai năm để huấn luyện và cố vấn cho lực lượng an ninh nước này.

    Obama từng có ý định giảm số lượng binh sĩ tại Afghanistan xuống còn 5.500 lính vào năm 2017, nhưng sự trỗi dậy của Taliban trên chiến trường khiến kế hoạch này bị đổ bể.

    Đất nước thường xuyên hứng chịu các vụ đánh bom tự sát tại những nơi tụ tập đông người như lễ tôn giáo, chợ, điểm bầu cử. Taliban nhận trách nhiệm nhiều vụ nghiêm trọng như kích nổ một chiếc xe cứu thương giữa con đường đông đúc ở trung tâm Kabul, khiến hơn 100 người chết. Cuộc chiến khiến hơn 38.000 dân thường thiệt mạng.

    Khi tranh cử tổng thống, Trump đã hứa hẹn về việc sẽ rút quân khỏi Afghanistan và cuối năm ngoái Washington thông báo họ có ý định rút một nửa số quân tại đây. Ngày 28/1, Mỹ tuyên bố rằng các nhà đàm phán Mỹ và Taliban đã thống nhất một số nguyên tắc: Quân đội Mỹ sẽ rời Afghanistan để đổi lấy việc Taliban đảm bảo rằng lãnh thổ Afghanistan sẽ không bị khủng bố lợi dụng.

    [​IMG]
    Dòng người ồ ạt chạy khỏi Barsa ở miền nam Iraq sau khi liên quân Mỹ tấn công tháng 3/2003. Ảnh: AP.

    Tháng 3/2003, với cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và Saddam Hussein hỗ trợ khủng bố, lực lượng 170.000 lính do Mỹ dẫn đầu tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự vào Iraq.

    Trong cuộc thăm dò của CBS tháng 1/2003, 64% người Mỹ đồng ý với hành động quân sự chống lại Iraq; tuy nhiên, 63% muốn Bush tìm giải pháp ngoại giao thay vì tham chiến và 62% tin rằng mối đe dọa khủng bố nhắm vào Mỹ sẽ gia tăng do chiến tranh.

    Cuộc chiến cũng bị một số đồng minh của Mỹ như Pháp, Đức và New Zealand phản đối với lập luận rằng không có bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq và sự can thiệp này là không chính đáng. Tháng 2/2003, một tháng trước cuộc chiến, một loạt biểu tình diễn ra trên khắp thế giới để phản đối. Chiến dịch ở Rome có ba triệu người tham gia, được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là cuộc biểu tình phản chiến lớn nhất.

    Sau khi không kích dinh tổng thống, liên quân tấn công vào tỉnh Basra và không kích thành phố Kirkuk ở miền nam đất nước. Ngày 9/4/2003, họ chiếm được Baghdad. Tổng thống Saddam Hussein và các lãnh đạo khác của Iraq chạy trốn. Tổng thống Bush ngày 1/5/2003 tuyên bố chiến dịch tại Iraq đã kết thúc.

    Theo tổ chức phi chính phủ Iraq Body Count, khoảng 7.500 dân thường thiệt mạng. Tình trạng hôi của diễn ra trên diện rộng, trong đó có cả bảo tàng quốc gia Iraq.

    Tháng 12/2003, Saddam Hussein bị phát hiện ẩn nấp trong một căn hầm ở miền bắc Iraq và bị lính Mỹ bắt sống. Trong suốt năm 2004, Iraq lâm vào bất ổn nghiêm trọng khi xung đột giữa các nhóm Hồi giáo dòng Sunni và Shiite trở nên tồi tệ, hàng loạt vụ đánh bom tự sát xảy ra.

    Người đứng đầu nhóm điều tra vũ khí của Mỹ tháng 10/2004 kết luận rằng Iraq không tàng trữ vũ khí sinh học, hóa học hay hạt nhân. Cũng vào năm này, các bức ảnh cho thấy lính Mỹ lạm dụng tù binh Iraq tại nhà tù Abu Ghraib bị công bố, làm xấu đi hình ảnh của quân đội.

    Ngày 15/12/2005, người dân Iraq đi bầu cử chính phủ lần đầu tiên kể từ sau khi quân đội Mỹ chiếm đóng. Sau nhiều tháng đình trệ, phe phái Hồi giáo dòng Shiite đồng ý để ứng viên Nouri Al-Malliki thành lập chính phủ mới vào tháng 4/2006.

    Saddam Hussein bị buộc tội tội ác chiến tranh trong vụ thảm sát 140 người ở thị trấn Dujail năm 1982. Ông bị xử tử vào ngày 30/12/2006.

    Reuters năm 2007 đưa tin tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em Iraq tăng lên 28% sau cuộc chiến. Khoảng 60 - 70% trẻ em mắc các vấn đề tâm lý. Một nửa số bác sĩ rời khỏi đất nước năm 2003 - 2006. Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc cho biết tính đến năm 2015, 4,4 triệu người Iraq bỏ lại nhà cửa để chạy trốn trong khủng hoảng.

    Mỹ từ năm 2007 giảm dần sự hiện diện và rút toàn bộ quân vào tháng 12/2011. Iraq Body Count nói rằng hơn 110.000 dân thường đã chết trong cuộc chiến.

    [​IMG]
    Ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích tại Mosul tháng 3/2017. Ảnh: Reuters.

    Động thái rút quân tạo ra khoảng trống quyền lực để phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy. Họ tiến hành các vụ thảm sát, cưỡng hiếp và bắt nô lệ, làm hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà ở.

    Mỹ tháng 6/2014 tiến hành chiến dịch không kích ở Iraq. Họ phá hủy các hang ổ và kho vũ khí của IS nhưng cũng khiến dân thường thiệt mạng. 118 người bị giết trong đòn không kích năm 2014 và 845 người năm 2015.

    Cuối năm 2017, IS bị đẩy lùi khỏi thành trì ở Mosul. Iraq tuyên bố đánh bại IS nhưng đất nước vẫn đối mặt với một số cuộc tấn công lẻ tẻ. Tính đến 1/1/2019, số người thiệt mạng do bạo lực ở Iraq là 180.000 - 201.000 người. Quân đội Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện ở đây.

    Sau khi chứng kiến việc Mỹ lật đổ Saddam Hussein, lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi có thể nghĩ rằng ông sẽ là người tiếp theo. Vì vậy, năm 2003, ông đàm phán với Anh và Mỹ, thừa nhận đang cố gắng phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và tuyên bố từ bỏ các chương trình này. Trước đó, Mỹ đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt để cô lập Libya về kinh tế và chính trị như buộc các công ty dầu Mỹ rời khỏi quốc gia Bắc Phi này.

    [​IMG]
    Muammar Gaddafi, lãnh đạo Libya năm 1969-2011. Ảnh: Reuters.

    Các vật liệu liên quan đến chương trình hạt nhân của Libya được đưa ra khỏi nước này, phần lớn được lưu trữ tại phòng thí nghiệm vũ khí của Mỹ ở Oak Ridge, Tennessee.

    Tuy nhiên, chưa đầy một thập niên sau, Mỹ và các đồng minh châu Âu bắt đầu hành động quân sự chống lại Libya với lý do "bảo vệ dân thường" trước các cuộc "tàn sát" của ông này.

    Nhờ sự hậu thuẫn của NATO, phe nổi dậy Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) chống Gaddafi tháng 8/2011 kiểm soát được nhiều khu vực trọng yếu. Phiến quân truy đuổi Gaddafi và vài tháng sau giết ông ta.

    Sau khi Gaddafi bị lật đổ, Libya lâm vào cảnh hỗn loạn vì nội chiến, lãnh thổ bị chia năm xẻ bảy, lực lượng quân đội quốc gia kiểm soát phần lớn lãnh thổ Libya nhưng một số khu vực bị phiến quân Hồi giáo cực đoan chiếm đóng. Tính đến tháng 1/2018, cuộc nội chiến đã khiến hơn 10.000 người chết.

    [​IMG]
    Khói bốc lên sau cuộc không kích của Mỹ ở Kobani, Syria tháng 11/2014. Ảnh: Reuters.

    Nội chiến Syria nổ ra giữa năm 2011 khi các cuộc biểu tình chống chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad leo thang thành bạo lực. Sau các cuộc giao tranh khiến hàng trăm người chết, tháng 8/2011, Tổng thống Mỹ Barrack Obama áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Syria, đồng thời kêu gọi Assad rời ghế.

    Trước sự trỗi dậy của IS, Washington quyết định can dự sâu hơn vào chảo lửa Syria. Ngày 22/9/2014, liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích vào lãnh thổ Syria với mục tiêu là IS. Mỹ hậu thuẫn cho các phiến quân chống chính phủ như Lực lượng Dân chủ Syria, gồm chủ yếu người Kurd và người Arab. Trong khi đó, Nga và Iran ủng hộ chính quyền của Tổng thống Assad.

    Ngày 20/10/2017, liên quân giải phóng Raqqa, thành trì lớn của IS. Ngày 19/12/2018, Trump tuyên bố đã đánh bại IS ở Syria và cho biết sẽ rút toàn bộ 2.000 lính Mỹ khỏi nước này.

    Quyết định này khiến người Kurd lo sợ sẽ bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công bởi lực lượng này bị Ankara coi là khủng bố và mối đe dọa an ninh. Nhiều đồng minh của Mỹ lo ngại quyết định này sẽ tạo ra khoảng trống để các nhóm khủng bố hoạt động trở lại ở Syria.

    Giới chuyên gia đánh giá rằng nếu Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào Venezuela và lật đổ thành công Maduro, Venezuela gần như chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với hiện nay. Quốc gia Nam Mỹ đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng bắt nguồn từ tình trạng kinh tế lao dốc, lạm phát phi mã.

    Can thiệp từ bên ngoài cũng sẽ khoét sâu mâu thuẫn trong lòng xã hội Venezuela, hủy hoại tinh thần hòa giải dân tộc - thứ đóng vai trò trọng yếu cho một giải pháp hòa bình ở quốc gia này.

    Sau can thiệp quân sự, để ổn định tình hình, quân đội Mỹ vẫn sẽ phải duy trì hiện diện tại Venezuela, điều này ẩn chứa nguy cơ Mỹ lún sâu vào cuộc chiến dai dẳng ở nước ngoài như trường hợp Iraq hay Afghanistan.

    "Mỹ có thể dễ dàng tấn công Venezuela, nhưng việc chiếm đóng sau đó sẽ là vấn đề hoàn toàn khác. Lầu Năm Góc đã nếm trải điều này ở Iraq và nhiều khả năng sẽ phản đối việc điều quân đến Venezuela", cây bút Ian Talley của WSJ viết.

    https://vnexpress.net/the-gioi/hau-...hiep-quan-su-cua-my-o-nuoc-ngoai-3877096.html
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Mỹ mà nhúng quân sự vào thì chả còn gì lành lặn đâu.
    Khôn thì gà nhà đừng có đá nhau, hậu quả sẽ đau thương, dù ai sống ai chết.

    Bản chất khủng hoảng này là "Maduro lún quá sâu vào việc củng cố quyền tiền, phá hoại nền kinh tế và gây thảm họa nhân tai cho dân Ven. Tức nước vỡ bờ thì dân họ nổi dậy thôi. Nếu dân thua thì Maduro càng thêm độc tài, dân số Ven càng giảm, nếu dân thắng thì mọi sự sẽ tốt hơn"

    Tình hình Ven cơ bản là khác với Iraq. Dân Iraq sướng hơn trước khi đánh nhau. Ven giờ thì nó chỉ muốn thay đổi, vì cứ đâm lao theo Maduro thì cũng sẽ chết đói
  9. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    852
    Hậu quả nếu Mỹ 'nổ phát súng đầu tiên' can thiệp vào Venezuela
    Washington dường như coi Venezuela là khởi đầu cho chiến lược can thiệp mới ở Nam Mỹ, nhưng có thể để lại những hậu quả nặng nề.

    Trinh sát cơ Mỹ xuất hiện gần Venezuela / Trump gọi biểu tình chống Tổng thống Venezuela là 'cuộc chiến vì tự do'
    [​IMG]
    Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (áo xanh, giữa) cùng các binh sĩ, sĩ quan quân đội tại một căn cứ quân sự. Ảnh: Reuters.

    Ba ngày sau khi thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tự phong là "tổng thống lâm thời" nhằm lật đổ Tổng thống hợp hiến Nicolas Maduro, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 26/1 kêu gọi các quốc gia "chọn phe" và "đứng về phía các lực lượng tự do". Kể từ đó, Mỹ gia tăng áp lực với Venezuela và tuyên bố mọi phương án, kể cả can thiệp quân sự, đều được tính tới.

    Sau nhiều năm rơi vào khủng hoảng kinh tế, Venezuela đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng chính trị khi cuộc đối đầu giữa Maduro và Guaido có thể làm bùng phát bạo lực bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong một bài viết trên NYTimes, giáo sư Patrick Iber thuộc Đại học Wisconsin cho rằng Mỹ không có bất cứ vai trò mang tính xây dựng nào trong cuộc khủng hoảng này và sự can thiệp dưới mọi hình thức của Washington đều có thể dẫn tới những hậu quả tồi tệ.

    Theo Iber, một số người dân Venezuela có thể bất mãn với chính sách điều hành khiến nền kinh tế kiệt quệ của Maduro, nhưng điều dễ nhận thấy là họ không bao giờ coi Mỹ là một đối tác đáng tin cậy cho nỗ lực thay đổi tình hình. Những tuyên bố, hành động của Tổng thống Donald Trump và các cố vấn mang tư tưởng diều hâu trong chính quyền của ông tới nay càng củng cố điều này và gợi nhớ về lịch sử những cuộc can thiệp của Washington ở Mỹ Latin.

    Trong suốt thế kỷ 20, Mỹ thường xuyên can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Mỹ Latin, khu vực bị Washington coi là "sân sau" của mình. "Tôi sẽ dạy cho các nước cộng hòa Nam Mỹ cách bầu được người tốt", tổng thống thứ 28 của Mỹ Woodrow Wilson tuyên bố năm 1913. Các đời tổng thống khác của Mỹ cũng luôn tự tin rằng họ biết cách cải thiện tình hình chính trị trong khu vực, nhưng kết quả thường là sự hỗn loạn, mất dân chủ, thậm chí là bạo lực kéo dài.

    Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tình báo Mỹ thường bí mật hỗ trợ phe đối lập chống lại các chính phủ cánh tả ở Mỹ Latin. Năm 1954, CIA huấn luyện một nhóm vũ trang để lật đổ tổng thống Guatemala Jacobo Arbenz, chỉ vì ông này tịch thu đất đai của Công ty Hoa quả Mỹ để chia lại cho người dân.

    Năm 1964, Lyndon Johnson sẵn sàng các động thái ủng hộ quân đội Brazil đảo chính lật đổ tổng thống Joao Goulart, nhưng cuộc binh biến sau đó diễn ra mà không cần tới sự hỗ trợ của Mỹ. Đầu thập niên 1970, chính quyền Richard Nixon tiến hành chiến dịch phá hoại chính phủ của tổng thống Chile Salvador Allender trước khi ông này bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự.

    Trong những cuộc can thiệp này, Mỹ đóng vai trò thúc đẩy tiến trình thay đổi chế độ và coi đây là "sự phục hồi dân chủ". Nhưng sau cuộc đảo chính, Guatemala phá bỏ mọi cải cách về nông nghiệp và kinh tế trước đó, dẫn tới nhiều thập kỷ xung đột liên miên. Brazil trải qua 21 năm dưới chế độ độc tài quân sự, trong khi chính quyền quân sự Chile tồn tại suốt 17 năm, với tra tấn và đàn áp là các công cụ cai trị chủ yếu.

    Sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ bắt đầu tập trung vào cuộc chiến chống phiến quân ở Trung Đông và "bỏ bê" Mỹ Latin trong một thời gian dài. Nhưng Trump gần đây ra lệnh giảm bớt hiện diện quân sự đáng kể ở Trung Đông, cho thấy Washington dường như đang thay đổi chiến lược của mình và tập trung trở lại với "sân sau" Nam Mỹ.

    [​IMG]
    Thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tự phong là "tổng thống lâm thời" hôm 23/1. Ảnh: AP.

    Tờ WSJ ngày 30/11 đăng bài viết dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao ở Nhà Trắng cho biết Mỹ đang thực thi một chiến lược mới nhằm gia tăng ảnh hưởng ở Mỹ Latin, trong đó nỗ lực can thiệp để lật đổ Tổng thống Maduro là "phát súng đầu tiên". Các mục tiêu tiếp theo của Mỹ nhằm "tái định hình" khu vực này chính là Nicaragua và Cuba, nhằm loại bỏ mọi lợi ích và ảnh hưởng của Nga, Iran lẫn Trung Quốc khỏi Nam Mỹ.

    Chiến lược này được cho là một bản sao của kế hoạch "Trung Đông Mới" được ngoại trưởng Mỹ Condeleeza Rice đưa ra vào năm 2006, nhằm vẽ lại bản đồ Trung Đông theo hướng có lợi cho Washington. Tuy nhiên, những xung đột và khủng hoảng triền miên ở khu vực này nhiều năm sau đó đã cho thấy kế hoạch "Trung Đông Mới" đã thất bại thảm hại, với hậu quả mà nó để lại là những quốc gia bị tàn phá nghiêm trọng và đắm chìm trong bạo lực.

    Trump gần đây bổ nhiệm Elliott Abrams, người nhiệt thành ủng hộ các hoạt động can thiệp ngầm ở Nam Mỹ, làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Venezuela. "Tôi là người có tư tưởng chống cách mạng từ lâu", Abrams từng tuyên bố vào năm 1986.

    Hiện vẫn chưa rõ Mỹ đã nhúng tay vào cuộc khủng hoảng ở Venezuela đến mức độ nào. Thủ lĩnh đối lập Guaido được cho là đã bí mật gặp các quan chức Mỹ, Colombia và Brazil hồi tháng 12 và thừa nhận đã vài lần trao đổi qua điện thoại với Tổng thống Trump. Mỹ là quốc gia đầu tiên công nhận Guaido là "tổng thống Venezuela" trước khi một loạt quốc gia khác theo chân.

    Tuy nhiên, Iber cho rằng phe đối lập Venezuela đang chơi một canh bạc rất mạo hiểm khi dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ để thực hiện kế hoạch giành quyền lực của mình. Mỹ luôn sẵn sàng ra tay "giúp đỡ" trong những tình huống như vậy, nhưng lịch sử Mỹ Latin cho thấy cách làm này của Washington chỉ "lợi bất cập hại".

    Maduro có thể coi hành động can thiệp của Mỹ làm đòn bẩy để kêu gọi sự ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế dưới lá cờ "chống chủ nghĩa đế quốc". Sự can thiệp từ bên ngoài cũng sẽ khoét sâu mâu thuẫn trong lòng xã hội Venezuela, hủy hoại tinh thần hòa giải dân tộc, thứ đóng vai trò trọng yếu cho một giải pháp hòa bình ở quốc gia này.

    Hàng triệu người ủng hộ phong trào Bolivar ở Venezuela, trong đó chủ yếu là dân nghèo, sẽ không bao giờ chấp nhận một cuộc xâm lược của ngoại bang và sẽ cầm súng chống lại ngay cả khi quân đội chính quy của Venezuela bị đánh bại trong một cuộc đối đầu không cân sức với Mỹ.

    [​IMG]
    Binh sĩ Venezuela trong một cuộc duyệt binh năm 2015. Ảnh: Reuters.

    "Mỹ có thể dễ dàng tấn công xâm lược Venezuela, nhưng cuộc chiếm đóng sau đó sẽ là vấn đề hoàn toàn khác. Lầu Năm Góc đã nếm trải điều này ở Iraq và nhiều khả năng sẽ phản đối việc điều quân đến Venezuela", các bình luận viên của WSJ viết.

    Trong trường hợp sự can thiệp bằng nhiều hình thức của Mỹ, trong đó không loại trừ một chiến dịch quân sự, dẫn tới sự thay đổi chế độ ở Venezuela, các cố vấn mang tư tưởng diều hâu trong chính quyền Trump nhiều khả năng sẽ tiếp tục can dự sâu hơn trong việc lựa chọn các gương mặt trong chính quyền mới. Lãnh đạo mới của Venezuela sẽ buộc phải tuân theo những chỉ đạo này, điều có thể gây tổn hại sâu sắc đến lòng tin và quá trình hòa giải của đất nước.

    "Tình hình ở Venezuela hiện nay là rất khó khăn và người dân nước này có thể muốn có sự thay đổi nào đó để cuộc sống tốt đẹp hơn", Iber nhận định. "Nhưng họ không cần Mỹ, nước có lịch sử lâu dài gieo hỗn loạn ở Mỹ Latin, nhúng tay vào quá trình này".

    https://vnexpress.net/the-gioi/hau-...dau-tien-can-thiep-vao-venezuela-3877025.html
  10. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    852
    https://vnexpress.net/the-gioi/loi-...co-chien-luoc-voi-my-o-venezuela-3876386.html

    Lợi ích của Nga trong ván cờ chiến lược với Mỹ ở Venezuela
    Nga có nhiều lợi ích về kinh tế, quân sự, chính trị "không thể đánh mất" ở Venezuela bất chấp sức ép ngày càng lớn từ Mỹ.

    Maduro đề nghị Putin giúp đỡ Venezuela / Nga -Trung chỉ trích Mỹ vì cấm vận tập đoàn dầu khí Venezuela
    [​IMG]
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay người đồng cấp Venezuela Nicolas Maduro ở Moskva năm 2015. Ảnh: AFP.

    Trong mắt người Nga, Venezuela đang trở thành một "chiến trường ủy nhiệm" giữa Moskva và Washington trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và ngoại giao. Dù họ không tin rằng một cuộc xung đột quân sự sẽ nổ ra ở quốc gia Nam Mỹ này, ngày càng có nhiều thông tin về nguy cơ leo thang xung đột, chẳng hạn dòng chữ "5.000 quân tới Colombia" của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton hay thông tin về việc lính đánh thuê Nga xuất hiện ở Caracas để bảo vệ Tổng thống Nicolas Maduro.

    Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn ám chỉ rằng "mọi phương án đều được tính đến", Điện Kremlin không xác nhận cũng không bác bỏ hoàn toàn về sự hiện diện của các nhân viên an ninh tư nhân tại Venezuela. Theo bình luận viên Anna Nemtsova của Daily Beast, sự "mập mờ" trong tuyên bố của cả hai bên khiến cuộc khủng hoảng ở Venezuela càng căng thẳng hơn.

    Mối lo ngại lớn nhất của Moskva lúc này là phong trào đối lập ủng hộ tổng thống tự phong Juan Guaido với sự hậu thuẫn của Mỹ sẽ có các động thái chống lại lợi ích và công dân Nga ở Venezuela. Trong khi đó, Mỹ lại cảnh báo về nguy cơ nhân viên ngoại giao của họ ở Venezuela và thủ lĩnh đối lập Guaido bị chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro tấn công.

    Điện Kremlin kêu gọi phe Guaido không "tự biến mình thành quân cờ trong trò chơi bẩn thỉu của ngoại bang", đồng thời khẳng định Nga mới là người bạn đích thực của nhân dân Venezuela. "Sự can thiệp của Trump bằng cách ủng hộ Guaido là hành vi mang tính phá hoại", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố hôm 28/1.

    Để củng cố cho tuyên bố này, Nga phối hợp cùng Iran phát cảnh báo rằng Mỹ cần tránh can thiệp vào tình hình nội bộ của Venezuela và khẳng định hai nước này sẵn sàng đứng ra làm trung gian để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị hiện nay ở Venezuela.

    Nemtsova cho rằng "trò chơi" hiện nay ở Venezuela mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đang bày ra với Trump không khác nhiều so với những gì ông áp dụng với chính quyền Obama ở Syria trước đây. Nga đầu tiên sẽ đề nghị góp sức giải quyết cuộc khủng hoảng, sau đó sẽ phối hợp cùng Iran nhằm ủng hộ lãnh đạo đồng minh trong chiến dịch nghiền nát kẻ thù của ông này.

    Giới phân tích nhận định Nga có rất nhiều động lực để tham gia sâu vào "ván cờ" với Mỹ ở Venezuela. "Nếu đánh mất quan hệ với Caracas, đó sẽ là đòn giáng nặng nề với Moskva. Putin sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn âm mưu thay đổi chế độ ở Venezuela", Pete Duncan, giáo sư chính trị tại Đại học London, nhận định với Al Jazeera.

    [​IMG]
    Tổng thống tự phong Venezuela Juan Guaido. Ảnh: Reuters.

    Nga từ giữa thập niên 1990 đã tìm cách tiếp cận khu vực Mỹ Latin để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và trở thành một trong những đồng minh thân cận nhất của Venezuela từ thời tổng thống Hugo Chavez, với các hợp đồng dầu mỏ, vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD. Theo Duncan, Putin coi các đồng minh, đối tác ở Mỹ Latin là vũ khí quan trọng để đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực và tăng cường vị thế cường quốc của Nga trên toàn cầu.

    "Một lý do quan trọng khiến Nga ủng hộ Maduro, giống như những gì họ làm với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, là Moskva tin rằng không thế lực nước ngoài nào được phép can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền", Anton Barbashin, chuyên gia phân tích chính trị tại Trung tâm Wilson, nhận xét.

    Vladimir Rouvinski, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Đại học Icesi ở Colombia, thì khẳng định rằng Venezuela là "tài sản cuối cùng" ở Mỹ Latin mà Nga không thể đánh mất, tương tự đồng minh Syria ở Trung Đông. Nếu để mất "tài sản" này, uy tín trong vấn đề đối ngoại của Tổng thống Putin chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng lớn.

    Ngoài ra, Nga cũng có rất nhiều lợi ích kinh tế ở Venezuela. Hai nước đã ký thỏa thuận cho phép Nga kiểm soát 49,9% Citgo, công ty vận hành ba nhà máy lọc dầu lớn thuộc sở hữu tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela. Maduro tháng trước thăm Moskva và thông báo về các hợp đồng trị giá hơn 5 tỷ USD nhằm tăng sản lượng khai thác dầu.

    Nga cũng đã bán cho Venezuela nhiều vũ khí hiện đại với tổng giá trị lên tới 17 tỷ USD, trong đó có pháo hạng nặng, xe thiết giáp, tên lửa phòng không S-300 và cả tiêm kích Su-30. Bộ Quốc phòng Nga coi Venezuela là một căn cứ đầy tiềm năng để phát huy ảnh hưởng ở Nam Mỹ và quảng bá vũ khí tới các quốc gia láng giềng như Bolivia, Nicaragua và Ecuador.

    Tuy nhiên, khi Venezuela bắt đầu lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng từ vài năm trước, nhiều người chỉ trích rằng Nga đã hành động quá trễ và kém hiệu quả để bảo vệ đồng minh. "Chúng tôi luôn chậm chân và chỉ đến khi các vị thế chính trị mạnh đều đã bị các thế lực thân phương Tây chiếm lấy", Georgy Bovy, tổng biên tập tạp chí Russkiymir.ru, nhận định.

    Moskva năm ngoái cử một nhóm chuyên gia từ Bộ Phát triển Kinh tế tới làm việc với các cố vấn của Tổng thống Maduro nhằm tìm giải pháp chống lại nạn lạm phát phi mã ở quốc gia này. Họ đã đề xuất tạo ra một đồng tiền ảo gọi là "Petro", nhưng không mấy hiệu quả trong việc kìm hãm tốc độ lạm phát lên tới 1 triệu % ở Venezuela.

    Nhưng khi hàng chục nghìn người Venezuela đổ xuống đường thể hiện sự ủng hộ "tổng thống tự phong" Juan Guaido hôm 23/1 và đòi lật đổ Maduro, Nga dường như đã phải tính toán lại chiến lược của mình.

    [​IMG]
    Putin (trái) và Trump trong cuộc gặp bên lề hội nghị G20 ở Đức. Ảnh: Reuters.

    Sergei Markov, một chuyên gia phân tích chính trị có quan hệ thân cận với Điện Kremlin, khẳng định Moskva đã triển khai một số nhân viên an ninh tư nhân để đảm bảo an toàn cho công dân Nga ở Venezuela cũng như bảo vệ một số cơ sở chiến lược của chính quyền Maduro. "Chúng tôi có một sân bay có đường băng hạ cánh khẩn cấp cho máy bay quân sự Nga ở Venezuela, quốc gia chúng tôi đã đầu tư khoảng 17 tỷ USD", Markov nói.

    Chuyên gia này khẳng định những biện pháp đề phòng của Moskva là cần thiết, sau bài học kinh nghiệm từ Ukraine, khi tổng thống thân Moskva Viktor Yanukovych bị người biểu tình được Mỹ hậu thuẫn lật đổ. "Hành trình tử thần của Mỹ chuyên lật đổ các lãnh đạo được bầu là một mối đe dọa nghiêm trọng với Nga", Markov nói. "Trump là đối thủ của Putin trong cuộc chiến bảo vệ lợi ích ở Venezuela"

    Theo bình luận viên Nemtsova, "ván cờ chính trị" giữa Trump và Putin ở Venezuela mới chỉ dừng lại ở các hoạt động chính trị và ngoại giao, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về xung đột quân sự. "Nếu coi Syria là một mô hình, cuộc khủng hoảng Venezuela vẫn có nguy cơ vượt tầm kiểm soát của các bên. Khi đó, máu mới bắt đầu thực sự đổ", Nemtsova viết.

    Thành Nguy

Chia sẻ trang này