1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi halosun, 23/11/2018.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
  2. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Dạo này còn la liếm page huy phuc ko vậy tước
  3. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    [​IMG]
    Wing Loong đểu
    kimdungmk2 thích bài này.
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Mỹ thắng kiện Trung Quốc tại WTO
    Mỹ giành chiến thắng trong vụ kiện Trung Quốc lên WTO liên quan đến việc Bắc Kinh áp hạn ngạch thuế quan đối với gạo, lúa mì và ngô.
  5. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Thực chiến từ 2015-nay mới bị bắn hạ 2 chiếc, còn UAV Mỹ bị bắn hạ hàng chục chiếc

    Trung Quốc tiếp nhận tàu đổ bộ tàng hình đầu tiên trên thế giới

    Tàu đổ bộ mới của Trung Quốc có khả năng ẩn mình gần mục tiêu để tung ra các cuộc tấn công bất ngờ.


    [​IMG]
    Tàu đổ bộ tàng hình Thằn lằn biển của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

    Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Wuchang, công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc (CSIC) hồi tuần trước bàn giao lô tàu đổ bộ không người lái tàng hình vũ trang đầu tiên trên thế giới "Thằn lằn biển" cho quân đội nước này.

    Theo Hubei Daily, tàu Thằn lằn biển dài 12m, vận tốc tối đa hơn 90 km/h khi hoạt động dưới nước và 20 km/h khi di chuyển trên đất liền. Tàu có phạm vi hoạt động 1.200 km và được điều khiển từ xa ở khoảng cách 50 km.

    Về vũ khí, Thằn lằn biển sở hữu hai súng máy và hệ thống phóng thẳng đứng để phóng tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không. Nhờ được tích hợp hệ thống dẫn đường radar, quang học và vệ tinh, tàu có thể tác chiến hiệp đồng cùng các máy bay và tàu không người lái khác

    Trong khi đó, CSIC khẳng định chiếc tàu làm từ hợp kim nhôm này có thể được sử dụng để vận chuyển binh sĩ, tuần tra và trinh sát bờ biển trong mọi điều kiện thời tiết cũng như tăng khả năng phòng thủ ở các tiền đồn quân sự.

    "Tàu có thể ẩn mình và ngủ đông, tuần tra độc lập cũng như triển khai tấn công và đổ bộ nhanh. Tàu có thể ẩn mình tới 8 tháng gần mục tiêu và sẵn sàng tham chiến khi nhận được lệnh", CSIC nhấn mạnh.

    Chuyên gia quân sự Song Zhongping ở Bắc Kinh nhận định tốc độ và khả năng tàng hình của Thằn lằn biển cho phép chúng có thể triển khai binh sĩ trong một đợt tấn công bất ngờ để tiêu diệt mục tiêu trên đảo hoặc chặn đứng một đợt tấn công từ đối phương.

    Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Zhou Chenming lại cho rằng để có thể tham gia tác chiến, Thằn lằn biển vẫn cần phải trải qua các cuộc thử nghiệm và điều chỉnh trong thời gian tới.

    https://vnexpress.net/the-gioi/trun...tang-hinh-dau-tien-tren-the-gioi-3910984.html
    Lần cập nhật cuối: 20/04/2019
  6. phaohoa1004

    phaohoa1004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2018
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    128
    Trung Quốc có mua tiếp bản nâng cấp của Su-35 với số lượng lớn?
    Sao Đỏ | 18/04/2019 09:02 PM

    1
    [​IMG]
    Một chiếc Su-35 nâng cấp rõ ràng rất đáng để quan tâm nhưng liệu có cần thiết khi Trung Quốc đang sản xuất J-16?


    Mới đây Nga đã thông báo chính thức rằng họ vừa hoàn thành việc bàn giao toàn bộ 24 tiêm kích Su-35SK mà Trung Quốc đã đặt hàng.

    Hợp đồng mua sắm 24 tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35SK được Trung Quốc ký với Nga hồi năm 2016, cho tới thời điểm hiện tại vẫn xuất hiện không ít thắc mắc về vai trò thực sự của những chiến đấu cơ tiên tiến này.

    Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp quốc phòng nội địa thời gian qua, Su-35SK theo nhận định sẽ chủ yếu được sử dụng như một mẫu đối chứng công nghệ để đánh giá tính năng kỹ chiến thuật của J-11/16 và cả tiêm kích tàng hình J-20 chứ không còn giữ vai trò chủ lực như thời kỳ Bắc Kinh mua Su-27SK và Su-30MKK trước kia nữa.

    Nếu ý kiến trên là chính xác thì có lẽ Trung Quốc sẽ không ký hợp đồng mua lô Su-35SK tiếp theo bởi vì số lượng hiện tại đã đủ cho nhu cầu, tuy nhiên khả năng này vẫn được nhắc tới và mang ra phân tích cụ thể.

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ đa năng Su-35SK của Không quân Trung Quốc

    Theo phân tích của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, Su-35SK là một tiêm kích tuyệt vời nhờ sức cơ động cao và có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn rất tốt, thậm chí đủ sức đối đầu với cả F-35 của Mỹ. Tuy nhiên Su-35 vẫn chưa hoàn thiện, điển hình là radar mảng pha quét thụ động (PESA) N035 Irbis-E nên được nâng cấp để cho hiệu suất tác chiến cao hơn.

    Trung Quốc cho rằng ngay từ khi ký hợp đồng mua Su-35 họ đã muốn thực hiện một vài cải tiến, nhưng do gặp phải nhiều vướng mắc mà kế hoạch này không được triển khai, cho nên với cấu hình hiện tại của Su-35SK nếu đối đầu với J-16 nội địa thì mỗi dòng tiêm kích vẫn nắm giữ những lợi thế riêng.

    Vào ngày 29/3, giám đốc Tập đoàn công nghệ quốc gia Nga Rostec, ông Kladov nói rằng Trung Quốc sẽ quyết định có nên tiếp tục mua mẫu Su-35 "nâng cấp hệ thống điện tử hàng không" bằng thiết bị của riêng họ, và liệu Bắc Kinh có tiến tới sản xuất Su-35 phiên bản Trung Quốc trong hai năm tới hay không.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-35SK của Không quân Trung Quốc hộ tống máy bay ném bom H-6G của Hải quân

    Trong trường hợp đề xuất trên của Nga được triển khai, dự báo Trung Quốc sẽ tích hợp cho Su-35 những thiết bị điện tử hàng không và vũ khí nội địa, ví dụ như tên lửa không đối không PL-15 và PL-10, cùng với tên lửa không đối hạm YJ-18 hay YJ-12.

    Ngoài ra gần như chắc chắn Bắc Kinh sẽ yêu cầu tích hợp cho Su-35 radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) loại trang bị cho J-16 hay thậm chí là của J-20.

    Khí tài này sẽ mở rộng phạm vi phát hiện F-35 của Su-35 lên tới trên 110 km, hoặc ngoài 300 km khi đối đầu tiêm kích không áp dụng công nghệ tàng hình, cự ly tấn công mục tiêu mặt biển vào khoảng 500 km.

    Một chiếc Su-35 nâng cấp như trên rõ ràng rất đáng để quan tâm, nhưng liệu có cần thiết khi Trung Quốc đang sản xuất J-16 với số lượng lớn và chi phi thấp? Giá thành là yếu tố gần như quyết định khi hiện tại Su-35SK đã có giá gần 100 triệu USD, phiên bản nâng cấp chắc chắc còn cao hơn nhiều, nếu vậy phương án hoàn thiện chiếc J-31 tỏ ra là lựa chọn tốt hơn.

    Với những yếu tố trên, triển vọng Trung Quốc đặt mua tiếp lô Su-35 nâng cấp với số lượng lớn là rất thấp, có thể họ chỉ mua một phi đội để tiếp tục giữ vai trò "quân xanh" trong đấu đối kháng mà thôi.



    Current Time0:00
    /
    Duration1:11

    http://soha.vn/trung-quoc-co-mua-tiep-ban-nang-cap-cua-su-35-voi-so-luong-lon-20190418113203367.htm



    Auto

    Tiêm kích đa năng Su-35SK của Không quân Trung Quốc

    bài này do oplot viết rồi.
    đem so sanh mấy cái máy nay j11d,j16 tập hợp vài thứ mà ngành công nghiệp quốc phòng trung quốc đang tập tành với đỉnh cao của hàng không quân sự thế giới như su35s thật lố bịch.
    động cơ WS10 thì nhái AL31F hơn 80% linh kiên nhưng vẫn phải dùng các lưỡi dao chịu nhiệt và các chi tiết bừng hợp kim công nghệ cao khác nhập từ nga tuy chỉ chiếm khỏang 13% nhưng chiếm tới 45% giá trị động cơ, các lưỡi dao này lấy từ linh kiện đại tu của hàng nghìn AL31F nhập khẩu nguyên chiếc,trường hợp của

    ws13 cũng thế.
    su35S thiết kế máy tính điều khiển trung tâm và có tính mở, nga giúp tích hợp vũ khí trung quốc lên thì đơn giản chỉ là họ giúp cài đặt thêm các dòng lệnh điều khiển các vũ khí mới, .một máy bay đã có hàng đống cảm biến xịn còn cần phải lắp đồ tàu gì nữa.
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    TQ vs Nga đã kí hợp đồng tiếp đâu mà bọn lều báo soha nhảy dựng bịa đặt lên thế nhĩ ? TQ và Nga có điểm mạnh và điểm yếu

    TQ điểm mạnh là tốc độ sản xuất, công nghệ vi mạch điện tử TQ ko thua kém phương tây
    Nga điểm mạnh là kinh nghiệm thiết kế, trình độ luyện kim tốt

    TQ điểm yếu là thiếu kinh nghiệm thiết kế, trình độ luyện kim vẫn chưa đạt bằng Nga Âu Mỹ
    Nga điểm yếu là hệ thống điện tử lỗi thời, vì ngành tin học điện tử của Nga kém hơn TQ Âu Mỹ

    2 bên bổ sung cho nhau vd như chiếc JF17 là hình mẫu cho hợp tác Trung-Nga, động cơ Nga (khí động học cũng của Nga) + hệ thống điện tử, vũ khí tiên tiến của TQ đã giúp nó giành chiến thắng trước dàn khí tài hùng hậu của Ấn Độ vốn được Israel và phương tây hỗ trợ

    [​IMG]
  8. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    https://www.bbc.com/vietnamese/world-47988068
    Video quảng cáo của Leica gây phản ứng về hình ảnh Thiên An Môn

    Không Leica thì Sony, Fujifilm, Nikon, Canon nó cũng làm thế à, chống lại tụi nó lấy đâu ra camera mà dùng.
  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Chiêm ngưỡng dàn chiếm hạm 12 nước kéo về Thanh Đảo

    Ngoài biên đội tàu chiến đại diện cho nước chủ nhà, lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc còn có sự góp mặt của dàn tàu chiến hiện đại nhất của 12 nước châu Á.
    [​IMG]

    Ngày mai 23/4,Hải quân Trung Quốcsẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của mình với một cuộc duyệt binh trên biển quy mô lớn chưa từng với sự tham gia của nhiều tàu chiến tới từ hải quân 12 trên thế giới. Trong ảnh là tàu Khinh hạm Singapore lớp Formidable có mặt từ Quân cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc từ khá sớm. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Tàu tuần tra mang tên Dalutakwa của Hải quân Brunei là một trong những tàu chiến đầu tiên có mặt tại Thanh Đảođể chuẩn bị cho cuộcduyệt binh hải quânmừng 70 năm thành lập Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN). Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Khu trục hạm Kolkata của Hải quân Ấn Độ có mặt tại Thanh Đảo. Đây hiện được coi là khu trục hạm hiện đại nhất của Hải quân Ấn Độ hiện nay, được nhập biên hồi năm 2014. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Cùng với khu trục hạm Kolkata, Hải quân Ấn Độ còn mang tới Thanh Đảo tàu hậu cần mang tên Shakti. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Khinh hạm Gyeonggi của Hải quân Hàn Quốc. Đây là khinh hạm được đóng theo lớp Incheon do Tập đoàn Công nghiệp nặng Huyndai của Hàn Quốc thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Tàu hộ vệ Type 056 mang tên BNS Prottoy của Hải quân Bangladesh có mặt tại Thanh Đảo. Đây là tàu hộ vệ được Trung Quốc đóng cho Hải quân Bangladesh từ năm 2015. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Khinh hạm HMAS Melbourne của Hải quân Australia. Khinh hạm này được hải quân Australia trang bị từ năm 1992 và được đóng theo lớp Adelaide. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Khinh hạm hộ vệ tên lửa Type 025T của Hải quân Thái Lan mang tên HTMS Nerasuan có mặt tại Thanh Đảo. Đây là loại khinh hạm do Hải quân Thái Lan cùng với Trung Quốc thiết kế và đóng mới. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Ngoài ra, Hải quân Thái Lan cùng có khinh hạm HTMS Bangpakong tham gia cuộc duyệt binh này. Được đóng theo lớp Type 053HT, khinh hạm HTMS Bangpakong được Trung Quốc bán cho Thái Lan từ năm 1991. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Đô đốc hạm Gorshkov của Hải quân Nga có mặt tại Thanh Đảo. Còn có tên gọi khác là Đề án 22350, đây là loại khinh hạm mới nhất hiện nay của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Tàu cứu hộ lớp Nikolay Chiker của Hải quân Nga. Đây là tàu kéo có công suất cực lớn, có khả năng kéo được cả những hàng không mẫu hạm giãn nước trên 40.000 tấn. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Tàu vận tải hậu cần lớp Elbrus của Hải quân Nga có mặt tại cảng Thanh Đảo chuẩn bị cho cuộc duyệt binh vào ngày mai. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Tàu 011-Trần Hưng Đạo củaHải quân Nhân dân Việt Namcó mặt tại Thanh Đảo. Ngoài ra còn có khinh hạm 015-Đinh Tiên Hoàng hiện cũng đã có mặt tại đây. Cả hai khinh hạm của Việt Nam hiện đang thả neo tại khu Đại Cảng, Thanh Đảo. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Tàu 015-Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam khi được tàu kéo của Trung Quốc lai dắt vào khu Đại Cảng. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Tàu vận tải - đổ bộ Tarlac của Hải quân Philippines có mặt tại Thanh Đảo. Đây là một trong hai tàu vận tải đổ bộ mới nhất của Hải quân Philippines, mới được nhập biên chế lần lượt vào năm 2016 và 2017 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Khinh hạm FFG30 mang tên KD Lekiu của Hải quân Malaysia có mặt tại Thanh Đảo. Đây là loại khinh hạm được Malaysia cho nhập biên từ năm 1999. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Tối qua ngày 21/4 giờ địa phương, tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mang tên Suzutsuki thuộc lớp Akizuki cũng đã có mặt tại Thanh Đảo. Khu trục hạm đặc biệt của Nhật Bản được trang trí với... đèn nháy và đã là tàu chiến sáng nhất Thanh Đảo tối qua. Nguồn ảnh: Sina.

    https://baomoi.com/chiem-nguong-dan-chiem-ham-12-nuoc-keo-ve-thanh-dao/c/30444433.epi
    kimdungmk2souri thích bài này.
  10. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Nghe tàu con, tàu mao nói chiến hạm Nhật Bản không chạy nổi khỏi hải phận của mình vì máy rất yếu dễ chết dọc đường. Không hiểu sao nó tới thanh đảo được cũng hay.

Chia sẻ trang này