1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 1):
  2. halosun
  1. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.286
    Đã được thích:
    6.735
    Bác có thông tin chính xác không hay chỉ phỏng đoán? Chứ tôi thấy anh Putin vẫn đi mà :) Các nước quan trọng khác tôi mới chỉ thấy có Nhật là không đưa thủ tướng hoặc chủ tịch / tổng thống đi.
    Báo bưu điện hoa nam nói là so với hội nghị lần 1 thì lần này số nguyên thủ tham dự đã tăng lên: https://www.scmp.com/news/china/dip...at-says-40-state-leaders-will-attend-belt-and

    Hôm qua anh Tập phát biểu về anh Putin thắm thiết phết :)
    --- Gộp bài viết: 27/04/2019, Bài cũ từ: 27/04/2019 ---
    Các bác đọc thêm bài báo này: https://www.theatlantic.com/interna.../us-allies-washington-china-belt-road/587902/

    Đại ý nó nói kỳ này Mỹ gây sức ép lên nhiều nước để bọn nó không tham gia, nhưng mà nhiều nước vẫn nhắm mắt tham gia, trong đó có cả đồng minh trong nhóm G7 ví dụ như Ý, hoặc các nước châu Âu như Áo, Thụy Sĩ. Ông Mahathir Mohammad của Mã lai hôm trước lên nói mạnh tay nhưng cũng đi luôn.
  2. loyallance

    loyallance Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Bài viết:
    570
    Đã được thích:
    368
    X chống TQ nhưng thả đàn em tham nhũng để được ủng hộ, đất nước nợ nầng ---> cũng phải phụ thuộc vào TQ. Bác Tổng thì phe thân TQ từ đầu luôn rồi. Nói chung VN chả thoát Trung nổi nếu cứ ngập nợ nầng, trừ khi TQ tự loạn.

    VN từng có thời kỳ LX sụp đổ, đang bất hòa với TQ. Khổ nỗi sợ mất quyền lực nên quay sang ôm chân nó. Đến vào WTO thế giới cũng tạo điều kiện cho VN vào trước nhưng các bác vẫn nhường TQ vào trước, trâu chậm uống nước đục.

    Mấy thằng EU kiểu Ý, Anh... kinh tế lúc này te tua, quay sang bợ TQ để hưởng đầu tư lâu rồi. Ngay cả Mỹ dàn Hollywood giờ nhiều phim bom tấn toàn vốn TQ đầu tư. Báo đài Mỹ toàn chửi TT trade war với TQ và ca ngợi TQ ko à.
  3. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Chống TQ thì hơi ngu xuẩn. Nhưng theo TQ là theo theo nghĩa nào ah? Ví dụ được ko bác, ngoài cái vào WTO? Ngoài ra thì cũng thân Mĩ mà nhỉ? Mình còn dưới Mĩ quá nhiều, k/c địa lý thì xa nên muốn chơi sâu rộng về kinh tế cũng khó.
  4. loyallance

    loyallance Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Bài viết:
    570
    Đã được thích:
    368
    VN thì thường chỉ có chống TQ hay theo/thân TQ chứ thân Mỹ, thân Phương Tây, đối tác chiến lược... chỉ là bề ngoài để kêu gọi đầu tư, viện trợ và làm giá với TQ. Đơn giản là nếu dân thích phương Tây quá thì sẽ đòi hỏi dân chủ, chính phủ dân bầu, đa đảng thì các bác mất quyền lực và mất miếng ngon. TQ từng có vụ Thiên An Môn mà bác mod lấy tên muaxuanbackinh để kỷ niệm chỉ vì dân chúng, sinh viên , học sinh Bắc Kinh thích tự do như bạn Mỹ quá.

    Tất nhiên nếu kinh tế nát quá không còn miếng ngon nữa và TQ loạn ko có tiền cho mượn nữa thì may ra sẽ nhả ra vị trí , cho dân bầu. Khi đó các bộ phận lên ăn gạch vì bao nhiêu cái yếu kém che dấu nợ nầng bao nhiêu năm lộ ra hết, tài sản đa phần vào tay oligach,người dân sẽ thấy sống với bọn mới còn khổ hơn với bọn cũ nên quay sang ủng hộ bỏ phiếu cho bọn cũ. Lúc này mà bọn mới lên độc tài 1 chút mới giải phẫu và trụ vững nhưng khó. Nên đa số Đông Âu và Nga sau đó cũng quay về đường xưa ngoại trừ Ba Lan với Czech. Nga với Putin cũng tương tự nhưng được cái dầu lên giá liên tục cho đến 2014 nên dân Nga khoái.

    Nên cuối cùng quan trọng là lãnh đạo lo cho nước cho dân hay lo vung vén cá nhân chứ ko phải thể chế. Phong kiến mà gặp minh quân, hay độc tài mà gặp Lý Quang Diệu, Park Chung Hee thì đất nước cũng hóa rồng như chơi (Park Chung Hee khi chết tài sản chỉ có 10k úsd) còn hơn chán mỗi 5 năm bộ sậu mới lên lựa chọn vung vén cho cá nhân hay dọn phân, mà tôi chưa thấy bộ phận nào dọn phân ngoài lúc LX và Đông Âu sụp. vì dọn phân sẽ là thời điểm khó khăn bị chửi mà bọn mới lên lại vung vén hay dấu phân thì lỗ cho cá nhân và vô ích cho nỗ lực. Tất nhiên đất nước đã ngon rồi thì cần thể chế để giữ đà phát triển.
    Lần cập nhật cuối: 27/04/2019
  5. Kilogamx8x

    Kilogamx8x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/10/2015
    Bài viết:
    2.093
    Đã được thích:
    1.983
    Việt Nam h là chung dung giữa các nước. Nhưng kiêut du dây. Ko trống TQ vì càn TQ ủng hộ việc nếu Mỹ can thiệp nội bộ. Cũng ko trống Mỹ vì cần Mỹ cho đồ chơi và ủng hộ việc TQ làm càn ở Biển Đông. Nói gì thì nói chứ chỉ có ngu mới trống TQ. Nhà thì ngay sát nó. Kinh tế phụ thuộc nhiều vào nó. Nguyên liệu để phát triênt nền kinh tế cũng nhập chủ yếu từ TQ. Chẳng việc gì phải trống mà phải chơi và làm giàu cùng với nó.
    Malogs thích bài này.
  6. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    khi bạn làm hàng xóm của thằng giàu, mà bạn nghèo thì đó là lỗi của bạn :-D
    Kilogamx8x thích bài này.
  7. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Nói vậy ko phải bảo vệ CQ hay bảo mng ko lên tiếng. Nói thế để hiểu quản lý vĩ mô cái xh VN nó phức tạp. Mặt bằng dân trí thấp, mặt bằng chung của quan (tính cả cấp thấp) cũng sẽ khó mà cao. Giả dụ bác là 1 cá nhân, bác muốn thay đổi hệ thống vớ vẩn bị gài rồi dính phốt trc khi kịp làm gì.
    Lần cập nhật cuối: 29/04/2019
  8. loyallance

    loyallance Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Bài viết:
    570
    Đã được thích:
    368
    Tui cũng mạn đàm chuyện vĩ mô với bác.

    Bác nghĩ trong chiến tranh chống xâm lược cả nghìn năm nay, gần đây chiến tranh vời Pháp, Mỹ , Trung, nếu dân trí thấp và không tin tưởng lẫn nhau mà chỉ bị ép buộc, ko theo kỷ luật, mạnh ai nấy luồn lách để né nguy hiểm, ko ai chịu hi sinh thì có làm gì ra hồn không? Không lẽ dân trí lúc đó cao hơn bây giờ?

    Xã hội nào mà chẳng từng qua thời buổi sơ khai, bản năng, dân gian xảo phức tạp và tầm nhìn ngắn. Từ những nước cũng như VN, cũng nhiễm nặng đạo Khổng TQ như Nhật Bản, Hàn Quốc...Ngay cả Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập thì cái nền tảng dân trí vẫn rất thấp, tướng lãnh cũng ít người bài bản, nghị sĩ cũng toàn tào lao, quý tộc rởm thì ai đến đầu hàng đến đó... cho đến bây giờ là xứ văn minh. Bác xem phim Nhật the 7 samurai cũng thấy nông dân Nhật thời vừa sau Minh Trị ích kỷ, láo cá và hèn nhát thế nào, đâu thấy được Nhật Bản của ngày nay. VN trên thế giới cũng không phải trường hợp cá biệt gì.

    Nên phổ biến cái khái niệm "dân gian, quan tham" , cái sai nhưng ai cũng vậy thì chấp nhận được, hay ai cũng thế không làm theo là thiệt thòi chính là rào cản cho dân trí phát triển và cũng là rào cản cho CQ tiến bộ. Dân trí không phải tự nhiên mà sẽ tiến bộ, chính quyền cũng vậy.

    Ở những nước dân trí phát triển từ từ luôn theo mô hình như sau:
    Dân cảm thấy bị bóp nghẹt, kêu ca. Chính quyền tìm mọi cách phát kẹo niềm tin, dân bị lừa 1 lần, 2 lần...ko tin nữa, tiếng kêu càng lúc càn lớn chính quyền nói sao cũng ko tin nữa. Khi đó chính quyền buộc phải thay đổi hay là mâu thuẫn ko giải quyết được --> thay đổi triều đại thời phong kiến hay cách mạng thời hiện tại, phá sập hết, cả 2 phe thiệt hại, làm lại từ đầu, xã hội cứ thế quay vòng, dân trí cứ thế phát triển, đất nước nổi lên thành cường quốc. Cái cốt lõi là dân kêu ca, tin vào đúng sai và không nhượng bộ, thỏa hiệp với bất công dù ở tầng thấp nhất. Mâu thuẫn là động lực để phát triển. Nó thể hiện niềm ti n vào đạo đức, công lý không phải niềm tin vào chính quyền. Động lực chung là nước mình phát triển nhanh hơn các nước khác thì mọi người sẽ khá hơn ở mặt bằng chung. Nên khi có chúc manh động để tham nhũng giấu trót lọt thì hiện giờ không nói, nhưng khi lộ ra thì sẽ tạo chấn động lớn và đòi hỏi chính quyền phải tạo 1 cơ chế để nó ko xuất hiện nữa. Dân phân biệt rõ rệt khi nào do kinh tế, khi nào do chính quyền để bất mãn. Khoa học kỹ thuật phát triển để tăng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh ---> hóa rồng, hóa hổ từ đây.

    Hoa hồng phải có lá xanh, đối lập với những dân tộc dân trí mãi không khá nổi thì theo mô hình sau.
    Dân cảm thấy bị bóp nghẹt, kêu ca. Chính quyền phát kẹo niềm tin, dân bị lừa 1 lần, 2 lần... không tin nữa. Dân chủ động luồn lách theo thời thế để kiếm lợi và bắt đầu có nhiều người muốn giữ nguyên hiện tại do mình luồn lách tốt. Quan niệm ai cũng có sai, hay tuy sai nhưng ai cũng thế, không thế thì không sống được. quan từ dân, dân gian thì quan tham. Xã hội dân trí thấp nên quan cũng đành tham. Như vậy vì thì sự thỏa hiệp, giảm mâu thuẫn ko từ chính quyền tiến bộ lại đến từ dân giảm bớt tiêu chuẩn về công lý, đạo đức. Dân cũng mất dần niềm tin vào công lý, đạo đức và khả năng thay đổi chính quyền. Kinh tế tài chính toàn tập trung cho chụp giật, sản phẩm xuất khẩu toàn ở chuỗi đáy, thô. Cái vỏ bọc ngoài cũng sẽ là phát triển như các nước khác khi gặp điều kiện thuận lợi hay vay mượn vào tương lai, nhưng sụp đổ thảm hại và loạn lạc khi kinh tế khó khăn (vô hình chung lại bị đổ thừa là thế lực thù địch làm loạn lạc).

    Như Venezula lúc giá dầu lên, dân hạnh phúc, ủng hộ chính phủ hết lòng, TV, Iphone... cũng đầy đủ như ai, tự hào dầu rẻ hơn nước. Nhưng khi giá dầu xuống mới hiện ra là kinh tế ngoài dầu ra chả sản xuất cái gì để cạnh tranh trên thế giới cả. Mâu thuẫn xã hội và kinh tế đã thích nghi với giá dầu cao.

    Xã hội VN từ tự làm mình lạc hậu lên đến đổi mời hòa nhập chỉ trong 20 năm. Cái nhà hàng xóm ngày bao cấp cha mẹ nó cũng như cha mẹ mình, nó cũng như mình chả giỏi hơn gì, nhưng khi đổi mới tự nhiên nó trúng thời, giàu hẳn ra và mình không cam lòng phải vươn lên hơn nó, vươn cao trên xã hội chứ ko cam lòng tụt hậu. Hơn nữa thời buổi này gom được 1 mức nào đó bất kể do luồn lách, trúng mánh, tài năng... thì có khả năng chọn xã hội mà sống nữa chứ ko chìm luôn theo xuồng.

    Nên tôi cũng chả kêu các bác phải thò mặt ra đấu tranh lật đổ. Cũng chả lên án các bác đưa hay nhận hối lộ, hay luồn lách gì để mưu sinh, làm giàu..., quan trọng là ý thức được mình làm đúng hay sai, cái lợi có bù được cái mất không mà quyết định và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Tôn trọng sự thật, đạo đức và công lý. Không chủ động tìm lý do cổ vũ cho các kiểu suy nghĩ ai cũng sai thì thành đúng, hay dân đã gian thì quan tham cũng là bình thường, hay có lương tâm không làm theo là không thức thời, mồm miệng đạo đức là ghen tỵ, dạy đời, chửi chính phủ là làm xã hội loạn lạc, lên cao ai cũng thế, nước nào chả có tham nhũng, tham nhũng là mị dân... Những cái quan điểm mị dân đó giống ma túy để các bác vui lên mà sống, nhưng đều có hậu quả cho chính mình hay thế hệ sau cả. Nó sẽ làm cả dân trí, cả tiêu chuẩn đạo đức ,niềm tin về công lý, đúng sai đi lùi và đừng hòng dân trí hay xã hội đi lên.

    Giữ vững được cái tiêu chuẩn này+sự kêu ca cũng là động lực cho vị lãnh đạo nào có tâm có tầm cố gắng đưa xã hội dân tộc đi lên có cơ hội phát triển, có cơ hội làm người hùng, xã hội có cơ hội phát triển thực sự. Nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào, kiểu ngụy biện trên chính là rào cản để dân tộc đất nước phát triển.

    Trong các nhà cách mạng, tôi chỉ thích quan điểm của cụ Phan Chu Trinh,Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh, đúng là đã nâng cao dân trí thì không có dân tộc nào làm nô lệ cả, khỏi lo đứa nào đè đầu cưỡi cổ, cũng khỏi phải chiến tranh cho chết chóc. Nỗ lực của Minh Trị, Lý Quan Diệu, Park Chung hee ... cũng chú trọng vào dân trí mà phát triển.

    Từ nhỏ tui cũng nhiễm cái lý luận nước VN nhỏ bé, yêu hòa bình, nghèo vì chiến tranh... Nhưng rõ ràng VN dân số cũng thuộc top 15 trên thế giới, dân số bằng 1/12 TQ, 1/3 US, Nga chứ đâu nhỏ bé gì mà phải tìm chỗ dựa, sợ bị đánh nên phải nhượng bộ... Các bác thực sự tin rằng TQ trong thời buổi này sẵn sàng đổ quân đánh hay xâm lược VN đổi lại để bị cấm vận như Nga đánh Ukraine chắc. Nhưng rõ ràng nước mình chả có khái niệm tự lập tự cường khỉ gì khi khoa học kỹ thuật sản xuất ko phát triển gì mà tất cả vốn đều dồn vào BDS để kiếm lợi. Chả giống 1 đất nước trên bờ vực chiến tranh chút nào mà phải sợ tới sợ lui. Các bác nghĩ nếu Nhật, HQ, Đài Loan, Phil mà bị TQ đánh, như Ukraine bị Nga đánh và Mỹ, Âu bội ước ko giúp thì tụi nó có đầu hàng lập tức không? Một nước nhỏ xíu như Finland cũng chiến đến cùng với Nga. Tinh thần nhược tiểu dù dân số khong nhỏ, ngại tới ngại lui cùng với tinh thần thỏa hiệp, luồn lách tránh né mâu thuẫn làm hại cho Khai dân trí, Chấn dân khí. Hậu Dân Sinh cũng vì vậy mà chẳng khá nổi vì chỉ là cái xác, không có hồn. Cái dở của VN là tinh thần yêu nước chả bao giờ thể hiện được trong thời bình để vươn lên cả.
    Namdinh80 thích bài này.
  9. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Em kiến thức thì k nhiều bằng bác, em hay liên tưởng vĩ mô theo kiểu các mô hình khoa học. Dân trí thấp mấy thì thấp, nếu bị ép tới đường cùng để rồi cùng ghét 1 thằng thì sẽ cực kì đoàn kết vì cùng chung mục đích. Còn khi có của 1 chút, muốn "vượt sướng" để có văn minh cao hơn nó lại đòi hỏi có nền tảng nhất định và cần thời gian, nếu nhảy bứt đoạn thì xác suất nhảy sai cao hơn nhiều là nhảy đúng vì cần có sự đồng bộ, trừ khi chấp nhận độc tài hoặc có thằng đại ca nó cầm tay chỉ lối (cũng phải chấp nhận bị cai trị kiểu bọn Anh nó khinh dân TQ ở HK). Nhưng mình k có thằng nào muốn giúp mình như vậy mà k muốn xơ múi j. Hơn nữa độc tài ở thời internet như bây giờ rất khó tồn tại.
    Chính vì cái việc hệ thống ở nền thấp nên em nghĩ khi chỉ trích cá nhân hoặc 1 nhóm trong hệ thống cần hết sức cẩn trọng, nhưng là việc nên làm nếu có đủ hiểu biết. Còn nói về hệ thống, rõ ràng là nó có nhiều vấn đề, mà lớn nhất thiếu minh bạch. Rất khó để nói nếu thế khác có tốt hơn ko vì nền tảng dân trí của cả dân và quan đều k thể thay đổi qua từng năm mà tính bằng thế hệ. Cá nhân em cho là khi hệ thống (ở đây là cs) đang đi lên thì tạm thời cứ kệ nó lv của mình vì giờ mà dang dở thì các công trình sẽ dang dở, gây hệ quả xấu. Khi nào hệ thống đạt đến ngưỡng chậm lại hoặc tụt lùi thì có thể cần lên tiếng tìm cách thay đổi mô hình hệ thống.
    --- Gộp bài viết: 29/04/2019, Bài cũ từ: 29/04/2019 ---
    VN muốn đầu tư KHKT thì trước hết là các trường ĐH phải tự chủ để thu nhập giảng viên tốt và tập trung vào giảng dạy và nghiên cứu, ko đi kiếm ăn ngoài => sinh viên có tiền trả học phí cao => thu nhập bình quân tăng lên. Từ đó tiền nghiên cứu sẽ chỉ lấy từ tiền CP và các công ty tập đoàn => các công ty tập đoàn phải phát triển, dư dả để ngoài đi gia công sản xuất kiếm lợi nhuận thì có tiền cho nghiên cứu. Tóm lại là vẫn ĐẦU TIÊN. Hi vọng thì hi vọng vào tầng lớp tinh hoa đem lại nhiều lợi nhuận và dùng tiền cho nghiên cứu thôi. Nói về vấn đề này thì Vin gần đây đang rất đáng chú ý với VinUni, Vinfast... thu hút nhiều nhân tài trong và ngoài nước. Có thằng em kể HR bên Vin nhờ nó tìm GS ng Việt bên 1 trường top 5 ở Mĩ, thu nhập ko phải nghĩ.
    Lần cập nhật cuối: 29/04/2019
  10. zhaokuangzin

    zhaokuangzin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    760
    hoalongtrang thích bài này.

Chia sẻ trang này