1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Bọn phế vật taliban lại bị bắt và phơi xác hàng chục tên . Quá ăn hại suốt ngày bị quân đội Afghanistan hùng mạnh bắt và giết hoho

    At least 15 Taliban insurgents including two key commanders of the group(Mullah Allah Dad and Mustafa Amrutak) were killed, 13 fighters injured and six others arrested in Afghan forces operation in Dawlatyar district of #Ghor, the 207th Zafar corps said in a statement on Tuesday.
    https://twitter.com/AmiriShahabudin/status/1140858918626873346

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    rq-4 có trang bị radar sao bạn trẻ?
    bloodheartvn thích bài này.
  3. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.847
    Đã được thích:
    7.434
    Sao? mụ cùn đao rùi chỉ chém xàm được có thế thôi à? Phen này bạn mụ tiêu rồi. Mỹ mà nó mần thịt Iran xong nó đưa tàu ngầm hột nhân vào biển Caspian thì Putin của mụ có mà trốn vào núi Ural mà ở chứ ở Mạc Tư Khoa có mà mang bỉm suốt ngày nhá. Phen này chỉ có dân Lào được lợi. Mỹ nó khoan dầu ở biển caspian ra nó bán tháo thì xăng ở lào có khi còn 2000đ/lít thì thôi ta cứ lôi Zil-130 ra chạy cho nó sướng nhẩy.
  4. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    bloodheartvn, BonmuaRugivnb thích bài này.
  5. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.861
    Đã được thích:
    906
    Bọn Mỹ nó nói con MQ-4C bị bắn hạ ở khi đang bay ở độ cao 18km
    Coi cái clip này thì thấy điểm nổ của tên lửa ở khá gần và độ cao không lớn. Khả năng cao là clip chế của Iran
    bloodheartvn thích bài này.
  6. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Chết lên 220tr r ah sao thằng tước chém gió chỉ có hơn 100tr mà , hoá ra cu cậu lại chẳng biết ktqs mỹ
    --- Gộp bài viết: 22/06/2019, Bài cũ từ: 22/06/2019 ---
    F15/16 mang ECM chuẩn nato vẫn bị pk lx cũ thịt như thường bên yemen và syri
    --- Gộp bài viết: 22/06/2019 ---


    Thêm bằng chứng công nghệ TQ giúp Iran bắn hạ máy bay tối tân của Mỹ

    Thực ra tên lửa Khordad bắn hạ RQ4 tối tân được áp dụng công nghệ TQ chứ ko phải Nga, báo cáo từ năm 2010 cho thấy sự hợp tác KTQS giữa TQ và Iran trong mảng tên lửa chiến lược cũng như hệ thống phòng không (giai đoạn đó Nga ko mặn mà hợp tác KTQS với Iran), như vậy là tên lửa mang công nghệ TQ được Iran sử dụng để bắn hạ UAV hiện đại nhất của Mỹ

    Radar giám sát tầm xa chống tàng hình Miraj-4 Iran phiên bản của radar JYL-1 TQ

    [​IMG]
    [​IMG]

    Tên lửa LY-80 được sử dụng cho hệ thống HQ-16 (tương tự Buk M2 do TQ sản xuất) và Khordad, điểm khác biệt là HQ-16 sử dụng cơ chế phóng thẳng còn Khordad dùng cơ chế phóng chéo cũ

    đặc biệt hơn nữa tên lửa LY-80 cũng là tác giả bắn rụng máy bay Ấn hồi tháng 2 , trong sung đột giữa Ấn và Pakistan

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    https://warisboring.com/47047-2/
    https://www.upi.com/Defense-News/2010/04/23/China-opens-missile-plant-in-Iran/82791272037022/
    https://nationalinterest.org/blog/buzz/china-and-iran-joining-forces-beat-us-stealth-fighters-62647
    https://www.uscc.gov/sites/default/files/Research/China-Iran--A Limited Partnership.pdf
    Lần cập nhật cuối: 22/06/2019
  7. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Iran suýt bắn hạ máy bay tuần thám săn ngầm P-8 - Mỹ vội vã rút người khỏi Iraq - Căng thẳng tăng cao

    Tư lệnh PK Iran, Hajizadeh nêu rõ: "Cùng với máy bay không người lái một máy bay tuần thám săn ngầm P-8 Poseidon Mỹ. Chiếc máy bay này cũng xâm phạm không phận của chúng tôi."

    Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

    09h12: Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với hàng tin NBC rằng ông không muốn chiến tranh với Iran, nhưng nếu điều đó xảy ra sẽ là "sự hủy diệt khủng khiếp mà bạn chưa bao giờ từng thấy", và nhấn mạnh rằng không có điều kiện "tiên quyết" để đàm phán với Tehran.

    Trên Twitter, Tổng thống Trump viết: "10 phút trước khi diễn ra cuộc không kích, tôi đã ra lệnh dừng lại, vì không cân xứng với vụ bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ. Tôi không vội, quân đội của chúng tôi đã được củng cố, tăng cường và sẵn sàng chiến đấu, với vị thế hùng mạnh nhất thế giới".

    Tổng thống Trump đồng thời nhấn mạnh "các biện pháp trừng phạt là rất khắc nghiệt và đã được áp đặt bổ sung".

    08h59: Theo trang tin quân sự Avia.Pro của Nga, các lực lượng Iran ở Syria đã kích hoạt hệ thống phòng không của mình khi biết Mỹ có kế hoạch tấn công. Theo trang tin này, Iran đã biết Mỹ có kế hoạch tấn công và đã sẵn sàng chiến đấu.

    Trước đó, một nguồn tin của Quân đội Syria ở Damascus đã cho Al-Masdar News biết rằng Lực lượng Vệ binh Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRGC) đã lệnh cho các binh sĩ của họ chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao ở thành phố biên giới Albukamal.

    Các đơn vị Iran ở thành phố Albukamal sát gần các lực lượng Mỹ hiện đang triển khai ở phía Đông Deir Ezzor.

    [​IMG]
    Bệ phóng tên lửa 3rd Khordad trông khá giống xe phóng của tên lửa Buk (Nga).


    08h46: Mỹ đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp kín về Iran vào ngày 24/06 tới. Phái bộ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết:






    "Chúng tôi sẽ báo cáo tóm tắt cho Hội đồng Bảo an về những diễn biến mới nhất liên quan tới Iran và trình bày nhiều thông tin hơn về các cuộc điều tra liên quan những vụ tấn công tàu chở dầu mới đây."

    08h35: Quân đội Mỹ đang chuẩn bị rút hàng trăm nhân viên thuộc các nhà thầu quân sự thuộc các hãng Lockheed Martin và Sallyport Global khỏi căn cứ không quân Balad ở Iraq do lo ngai "những mối đe dọa an ninh tiềm tàng".

    Hiện nay 400 nhân viên của 2 hãng trên chuẩn bị rời Iraq theo 2 giai đoạn do căng thẳng với quốc gia láng giềng Iran, các nguồn tin quân sự Iraq chia sẻ với báo giới.

    Các nhân viên dân dự người Mỹ này có nhiệm vụ huấn luyện và đảm bảo dịch vụ hỗ trợ, bao gồm an ninh, hậu cần và các hoạt động cơ bản khác. Ngoài ra họ còn giúp Quân đội Iraq duy trì hoạt động của những máy bay tiêm kích F-16 của nước này.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa. Sputnik.


    08h06: Hãng tin Tasnim cho biết Tướng Amirali Hajizadeh - Tư lệnh lực lượng không gian vũ trụ thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran cùng ngày cho biết, các đơn vị phòng không nước này đã "tha" không bắn máy bay tuần thám săn ngầm P-8 Poseidon Mỹ khi chiếc máy bay này xâm phạm không phận.

    Tư lệnh Hajizadeh nêu rõ: "Cùng với chiếc máy bay không người lái của Mỹ hiện diện tại khu vực là một chiếc máy bay tuần thám săn ngầm P-8 của Mỹ với 35 người trên khoang. Chiếc máy bay này cũng vào không phận của chúng tôi và chúng tôi có thể bắn hạ nó, nhưng chúng tôi đã không làm thế."

    Trước đó, một máy bay RQ-4 Global Hawk của Mỹ đã bị bắn rơi tại tỉnh ven biển Hormozgan, miền Nam Iran.
    http://soha.vn/cap-nhat-iran-suyt-b...a-my-20190622080603984rf20190622080603984.htm

    công nghệ trinh sát điện tử Iran khủng thật, biết rõ loại máy bay nào với máy bay naò, để bắn hạ chính xác mà ko làm leo thang căng thẳng, thậm chí còn đếm được số người trên máy bay, ko như hệ thống Mỹ nhầm cả máy bay chở khách với máy bay chiến đấu năm nào, điều này chứng tỏ công nghệ Mỹ còn thua xa công nghệ Iran

    Tôi nghi ngờ Iran đang nắm trong tay công nghệ radar lượng tử, giúp vẽ ra được đồ họa chi tiết của máy bay đối thủ trước các sĩ quan vận hành tên lửa, giúp họ lọc ra được mục tiêu cần đánh và ko hề bị ảnh hưởng bởi hệ thống tác chiến điện tử, chống mục tiêu tàng hình tốt nhất, mà loại này TQ đã và đang nghiên cứu cách đây vài năm, với phạm vi giới hạn 100km, nếu TQ chuyển giao hệ thống radar này cho Iran thì đó là mối nguy với cả B2, F22/35


    Lần cập nhật cuối: 22/06/2019
  8. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Iran không phải dễ xơi, Mỹ đừng dại động vào tổ kiến: Ăn đòn đau

    Sau những vụ tấn công tàu dầu và nhất là vụ Iran bắn hạ máy bay trinh sát Mỹ trên eo biển Hormuz mới đây, nhiều nguồn tin đã nhận định Mỹ và đồng minh có thể tập kích Iran.

    Tuy nhiên, việc đẩy cao xung đột, khẩu chiến là 1 chuyện, còn động binh đao với Iran sẽ không hề dễ dàng. Tehran không phải là đối thủ dễ xơi và có đủ khả năng để khiến Washington và các đồng minh khu vực trả giá đắt nếu dụng can qua.

    Không dễ xơi được Iran, lực lượng Mỹ sẽ ăn đòn đau

    Nếu xét về tương quan lực lượng quân sự hiện tại, Quân đội Iran sau nhiều thập kỷ bị cấm vận sẽ không bao giờ có cửa so sánh với Mỹ và đồng minh tại khu vực Cận Đông. Tuy nhiên, không vì thế mà Iran yếu thế, Tehran cũng sở hữu trong tay khả năng răn đe và phản kích bằng kho tên lửa đa dạng về chủng loại có tầm bắn tới 2.000km.
    Hiện tại, Mỹ có căn cứu quân sự bao quanh Iran, trừ Turkmenistan. Tất cả chúng đều nằm trong tầm tên lửa của Iran. Như vậy, nếu xảy ra xung đột quân sự, nhưng căn cứ này có thể an toàn trước năng lực tên lửa của Iran.

    Cái giá phải trả chắc chắn không hề nhỏ. Đây có thể coi là một yếu tố giúp kiềm chế cuộc khủng hoảng hiện tại eo Hormuz có thể bùng phát thành xung đột quân sự.

    Mặt khác, khác với Iraq hay nhiều quốc gia Cận Đông khác, Iran có lực lượng quân sự tương đối mạnh với nhiều đơn vị từng được thử lửa tại Syria.

    Điều này kết hợp với đặc điểm dân số chủ yếu theo dòng Hồi giáo Shia khiến khả năng chiến đấu của Quân đội Iran khá đáng nể. Trong cuộc chiến Iran-Iraq những năm 1980, quốc gia Cận Đông này đã chứng minh là sẽ không dễ đầu hàng trước các lực lượng xung đột.

    [​IMG]
    Hải quân Mỹ phô diễn sức mạnh trên biển.


    Địa hình Iran với những đồng bằng nhỏ hẹp ở phía Tây hướng ra biển bị chia nhỏ bởi các dãy núi ở phía Đông khiến việc tốc chiến, tốc thắng ở Iran là không thể. Mặt khác, yếu tố này có thể giúp Tehran phát động cuộc chiến tranh du kích lâu dài kể cả khi bị xâm lược quân sự quy mô lớn.


    Những yếu tố trên chưa kể ảnh hưởng của Iran tới các nhóm Hồi giáo vũ trang quy mộ và có trang bị tốt tại khu vực Trung Đông. Khi bị dồn vào đường cùng, đây có thể chính là những đợt vị xung kích khiến Mỹ và đồng minh sẽ không có một ngày yên ổn.

    Ngoài ra, Iran hoàn toàn có thể nhận được sự hậu thuẫn ở nước ngoài để khiến Mỹ và đồng minh sa lầy trong một cuộc chiến không hồi kết nếu để nó bùng phát.

    Một vấn đề khác chưa kể tới là nếu xảy ra xung đột, liệu những tàu chở dầu cho Mỹ và đồng minh có thể yên ổn đi qua eo Hormuz dưới tầm tên lửa của Iran. Chưa kể, con đường qua eo Homus là tuyến hàng hải độc đạo chở dầu chiếm tới 20% của thế giới.


    Các quốc gia khác trên thế giới chắc chắn không muốn căng thẳng tại đây biến thành xung đột và tạo ra nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

    Những vấn đề trên khiến "bài toán" Iran không phải là dễ có đáp án cho Mỹ và đồng minh. Cái giá phải trả nếu leo thang xung đột tới mức động binh sẽ không hề dễ chịu, thậm chí là trạng chết, chúa cũng băng hà.

    [​IMG]
    Iran không phải dễ xơi


    Ở bờ vực chiến tranh có lợi hơn…

    Nếu xét một cách toàn cục, việc để "lò lửa" Iran tiếp tục âm ỉ như hiện tại có lợi hơn với Mỹ và đồng minh. Trung Đông luôn bất ổn sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn là xung đột quân sự.

    Căng thẳng với Iran càng leo thang, nhưng chưa tới mức xung đột quân sự sẽ khiến các quốc gia đồng minh dòng Hồi giáo Sunni của Mỹ tại Trung Đông phải dựa nhiều hơn vào Washington để đảm bảo an ninh quốc gia.

    Tất nhiên, để đổi lại, Mỹ sẽ nhận được những nhượng bộ về chính trị và kinh tế. Đơn giản nhất là sự hiện diện quân sự lâu dài, cũng như các hợp đồng cung cấp dầu dài hạn giá cạnh tranh…



    Ngoài ra, gia tăng căng thẳng cũng đồng nghĩa với các hợp đồng quân sự lớn trước mặt. Các quốc gia Cận Đông sẽ phải ráo riết tăng cường năng lực phòng thủ đất nước để chuẩn bị sẵn cho kịch bản xung đột leo thang mất kiểm soát.

    Và hàng chục tỷ USD của các hợp đồng vũ khí đó sẽ rơi vào đâu, nếu không phải là các nhà thầu quân sự Mỹ. Điều này hoàn toàn không còn mới lạ ở Trung Đông. Dù mua sắm nhiều vũ khí, nhưng không ai muốn phải sử dụng chúng, nếu không bị đặt vào thế cực chẳng đã.

    Điều này hoàn toàn hợp với nguyên tắc của binh gia, dụng binh tốt nhất là không phải động binh trên chiến trường.

    Nước Mỹ với chính sách thực dụng dưới thời Tổng thống Donald Trump chắc chắn biết rõ mối lợi này. Mỹ và đồng minh sẽ luôn có lợi nhất ở tình hình hiện tại và Chẳng việc gì phải phát động chiến tranh với Iran để đẩy tất cả vào thế có thể mất cả chì, lẫn chài…
    http://soha.vn/iran-khong-phai-de-x...on-dau-2019061908561639rf2019061908561639.htm

    --- Gộp bài viết: 22/06/2019, Bài cũ từ: 22/06/2019 ---
    Mỹ đợt này càng ngày càng bộc lộ bộ mặt yếu hèn, những năm 80-90, Lybi, Iraq bắn hụt máy bay trinh sát Mỹ mà Mỹ trả đũa rất kinh, vì các nước đó yếu kém quân sự, gặp cứng cựa như Iran, TT có 10 nước Mỹ cho thêm tiền cũng ko dám cà khịa

    Hồ sơ
    Hai lần Triều Tiên bắn rơi máy bay trinh sát Mỹ trong thế kỷ 20


    Triều Tiên đã hai lần bắn hạ máy bay do thám của Mỹ vào năm 1969 và 1994, khiến hàng chục người thiệt mạng.

    [​IMG]
    Một máy bay trinh sát EC-121 của Mỹ. Ảnh: Wikiwand.

    Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hôm 25/9 đe dọa nước này sẽ bắn hạ oanh tạc cơ chiến lược Mỹ ngay cả khi chúng không hoạt động trong không phận Triều Tiên. Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng đây không phải là lời đe dọa suông, bởi Bình Nhưỡng từng hai lần bắn hạ máy bay trinh sát của Washington từ sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, theo Popular Mechanics.

    Bắn hạ máy bay do thám EC-121 năm 1969

    Trong thập niên 1950, Mỹ tiến hành chương trình Trinh sát đường không hòa bình (PARPRO) do không quân và hải quân đảm nhận, nhằm thu thập tin tức tình báo về Triều Tiên, với niềm tin rằng việc triển khai khí tài cấp chiến thuật ở bán đảo này sẽ không khơi mào xung đột vũ trang lớn. Nhưng với Bình Nhưỡng, PARPRO bị coi là hành động thù địch nhằm ngăn chặn việc thống nhất bán đảo Triều Tiên.

    Sau 200 chuyến bay do thám trót lọt, ngày 15/4/1969, 31 thành viên phi hành đoàn trên phi cơ EC-121 của Mỹ cất cánh từ một căn cứ phía đông Nhật Bản, bay theo hướng tây bắc về bờ biển Triều Tiên để thực hiện nhiệm vụ có mật danh Deep Sea 129. Tổ lái Mỹ tin rằng việc bay trên không phận quốc tế giúp họ tránh các sự cố với Triều Tiên.

    Khi tới gần Triều Tiên, chiếc EC-121 bắt đầu bay theo quỹ đạo hình elip dài 190 km để thu thập thông tin. Lúc 12h30, một số tiêm kích MiG-21 cất cánh từ căn cứ ở Triều Tiên và hướng về phía chiếc máy bay do thám. Các trạm radar ở Hàn Quốc phát hiện sự hiện diện của phi đội MiG-21 và phát cảnh báo cho phi hành đoàn, nhưng chiếc EC-121 không nhận được thông tin này.

    Lúc 13h00, EC-121 liên lạc với căn cứ nhưng không đề cập đến những tiêm kích MiG-21 tiếp cận. Đây là lần liên lạc cuối cùng, nó biến mất khỏi màn hình radar sau đó 20 phút.

    [​IMG]
    Đường bay của chiếc EC-121 trước khi bị bắn rơi. Đồ họa: Station Hypo.

    Bình Nhưỡng sau đó xác nhận đã bắn hạ chiếc máy bay do thám, cho rằng nó vi phạm không phận nước này, trong khi Washington bác bỏ hoàn toàn cáo buộc. Bất chấp căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô nhanh chóng cử hai tàu khu trục tới biển Nhật Bản để hỗ trợ tìm kiếm chiếc EC-121 của Mỹ. Đây được cho là hành động nhằm thể hiện sự phản đối của Moscow với việc Bình Nhưỡng bắn rơi chiếc EC-121.

    Vụ bắn hạ này khiến toàn bộ 31 thành viên phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng. Vài giờ sau khi xảy ra vụ bắn hạ chiếc EC-121, biên đội tiêm kích F-4 trực chiến đóng tại căn cứ không quân Kunsan, Hàn Quốc do phi công Bruce Charles chỉ huy nhận lệnh chuẩn bị tấn công sân bay Triều Tiên, nơi phi đội MiG-21 xuất kích.

    Một tiêm kích F-4 trong biên đội mang theo quả bom hạt nhân B-61 có sức công phá 330 kiloton, gấp 20 lần quả bom hạt nhân ném xuống thành phố Hiroshima. Tuy nhiên, lệnh tấn công bị hủy vài giờ sau đó, biên đội F-4 trở về trạng thái trực sẵn sàng chiến đấu thông thường. Theo nguồn tin công khai, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và các cố vấn bất đồng về cách phản ứng với Triều Tiên sau vụ việc, nên cuối cùng ông quyết định không tiến hành vụ tấn công hạt nhân.

    Bắn hạ trực thăng trinh sát OH-58 năm 1994

    Ngày 17/12/1994, phi công Bobby Wayne Hall thực hiện bay huấn luyện cùng hạ sĩ David Hilemon trên trực thăng trinh sát OH-58D cất cánh từ căn cứ Page, phía bắc Hàn Quốc.

    Sau gần 40 phút, hai phi công bị lạc đường và không thể tự xác định vị trí. Tuyết rơi dày đã che phủ mốc biên giới tại khu giới tuyến phi quân sự (DMZ), trong khi hệ thống dẫn đường của chiếc OH-58D bị hỏng, không thể cảnh báo việc họ đang vô tình bay vào không phận Triều Tiên. Các phi công Mỹ chỉ nhận ra sai lầm chết người này khi trực thăng bị một tên lửa phòng không bắn trúng.

    [​IMG]
    Một trực thăng OH-58D của Mỹ. Ảnh: USAF.

    Sau khi trúng tên lửa, chiếc OH-58D bắt đầu xoay vòng, đâm xuống đất và bốc cháy ở vùng núi Kungang của Triều Tiên. Vụ tai nạn khiến phi công Hall văng khỏi buồng lái nhưng may mắn không bị thương, còn hạ sĩ Hilemon thiệt mạng. Phải đến khi bị lính biên phòng Triều Tiên bao vây, Hall mới biết mình đang ở trên lãnh thổ Triều Tiên.

    Bình Nhưỡng khẳng định trực thăng của Washington đang thực hiện nhiệm vụ do thám sâu khoảng 5-8 km bên trong lãnh thổ nước này, nhưng quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố hai phi công chỉ vô tình băng qua khu DMZ trong một buổi huấn luyện thông thường.

    Sau sự cố này, chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton quyết định kiềm chế vì không tìm ra biện pháp trả đũa hiệu quả. Sau hàng loạt cuộc đàm phán căng thẳng, Triều Tiên trao trả thi thể của Hilemon vào ngày 22/12, trước khi trả tự do cho Hall tại làng đình chiến Panmunjiom. Quân đội Mỹ sau đó quyết định trang bị hệ thống định vị toàn cầu hiện đại cho tất cả trực thăng quân sự đóng tại Hàn Quốc.

    https://vnexpress.net/the-gioi/hai-...bay-trinh-sat-my-trong-the-ky-20-3646997.html

    Cú tát vào mồm những thằng nhóc con rồ mỹ , Mỹ là cái đinh gì mà ko dám chơi ?
    Lần cập nhật cuối: 22/06/2019
  9. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Mỹ bị tấn công hằng ngày ở Iraq: Iran đã "vuốt râu hùm" khôn khéo ra sao?

    Ngày 19/5, tờ Jerusalem Post đưa tin các công nhân nước ngoài phục vụ cho Tập đoàn dầu khí thuộc loại lớn nhất TG của Mỹ ở Iraq là mục tiêu tiếp theo của rocket Iran.


    Sau các mục tiêu quân sự - ngoại giao, giờ đến lợi ích kinh tế của Mỹ bị đe dọa

    Những trái rocket được bắn khi căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng và có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chính sách đối ngoại cũng như hoạt động của các cơ sở dầu mỏ Hoa Kỳ.

    Vào ngày 7/5, giữa lúc căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã tới Iraq và thảo luận về các mối đe dọa của Iran với các quan chức nước này.

    Vào ngày 19/5, một rocket được bắn vào "Vùng Xanh" ở Baghdad và phát nổ gần đại sứ quán Mỹ. Mỹ đã đổ lỗi cho Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ ở Iraq phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công đó.

    [​IMG]
    Lực lượng Kaitab Hezbollah (bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố và ủy nhiệm của Iran ở Iraq) sở hữu số lượng lớn rocket tự chế.


    Giờ đây, đợt tấn công mới nhất dường như đang được "lên lịch" hằng ngày.

    Mở đầu của "chuỗi rocket" trong ba ngày liên tiếp là cuộc tấn công vào Căn cứ quân sự Taji vào ngày 17/6, cuộc tấn công vào lính Mỹ ở Mosul ngày 18/6.

    Và gần đây nhất là ngày 19/5, một rocket đã phát nổ gần khu vực Tập đoàn ExxonMobile ở Basra. ExxonMobile tuyên bố rocket đã phát nổ cách 500 mét từ trụ sở hành chính của họ tại Basra và gây thương vong cho 3 nhân viên.

    Liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu có trụ sở tại Taji và tiến hành đào tạo lực lượng Iraq nói rằng lực lượng an ninh Iraq đang điều tra vụ việc. Các cuộc tấn công vẽ lên một bức tranh đáng lo ngại về những gì có thể xảy ra ở Iraq.

    Các nhà chức trách ở Iraq có thể đã nhận được một "cảnh báo" tương tự như sự việc đối với lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Basra. Lãnh sự quán đã bị đóng cửa năm 2018 sau một cuộc tấn công bằng rocket.



    Vào tháng 2/2019, lực lượng dân quân Iraq thân Iran đã "đụng độ" với lính Mỹ ở Mosul bằng cách chặn không cho tuần tra thành phố.


    Tại sao mục tiêu là các cơ sở dầu mỏ?



    Cuộc tấn công diễn ra ngày 19/6 nhằm vào các cơ sở khai thác dầu ở miền nam Iraq. Tại sao các cơ sở này lại trở thành mục tiêu?

    Iran đã nói rằng họ có thể chặn dòng chảy xuất khẩu dầu mỏ đi qua Eo biển Hormuz trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ. Đổi lại Hoa Kỳ đã tìm cách đưa số lượng dầu xuất khẩu của Iran xuống gần bằng không.

    Một nhóm vũ trang Iraq liên kết với Iran có thể tìm cách "đánh" vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq không?

    [​IMG]
    Hiện trường vụ rocket đánh trúng nơi ở của các công nhân nước ngoài tại Basra hôm 19/6.


    Điểm bất lợi cho Iran, nếu có leo thang tấn công ở miền nam Iraq là nhiều người Iraq sống trong khu vực thuộc các đảng chính trị có thiện cảm với Iran. Nếu leo thang tấn công, điều này sẽ phá hoại ngành công nghiệp của họ.


    Tuy nhiên, người dân ở Basra cũng đã tỏ ra tức giận với chính quyền trung ương Iraq do việc quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng kém hiệu quả.

    Vào mùa hè năm 2018, vụ bắn rocket ở thành phố Basra và cuộc biểu tình cũng nhằm vào các công ty dầu mỏ vì người dân Iraq thấy tiền thu được từ xuất khẩu dầu không nằm trong tay họ.

    Vụ tấn công vào tháng 5 đã dẫn đến những lo ngại về việc nhân viên nước ngoài bị thương vong, 21 nhân viên đã được sơ tán sau vụ tấn công và Iraq nói rằng họ đã thực hiện các biện pháp an ninh đủ khả năng chống lại các cuộc tấn công trong tương lai.

    Các công nhân người nước ngoài của ExxonMobile đã rời khỏi khu vực vào năm 2018 nhưng đã bắt đầu quay trở lại. Theo Reuters, trong vụ tấn công hôm 19/6, rocket phát nổ tại nơi ở của công nhân của Tập đoàn ExxonMobile.

    [​IMG]
    Vị trí nơi vụ tấn công bằng rocket diễn ra nằm ở Tây nam Basrah, Iraq.


    Các cuộc tấn công rocket được liên kết và là một "thông điệp rõ ràng"

    Bệ phóng rocket được sử dụng cho vụ tấn công ở Mosul đã bị phát hiện. Vậy tại sao một chiếc xe tải chở một bệ phóng rocket có thể đi qua nhiều trạm kiểm soát xung quanh Mosul?

    Nếu "kẻ thủ ác" là IS, điều này dường như khó xảy ra mặc dù các nhóm tàn quân IS vẫn hoạt động, nhưng cách thức tấn công của chúng đơn giản (đặt bom vệ đường) hoặc không công khai.

    Nhưng nếu đó là một nhóm dân quân thân Iran, các thành viên của họ có thể tự do vũ trang đi qua các trạm kiểm soát và tiếp cận các "khu vực đặc biệt" này hay không?

    [​IMG]
    Bệ phóng rocket tự chế bị phát hiện ở Mosul cho thấy nó khá cồng kềnh và khó che giấu khi vận chuyển.


    Một cuộc tấn công riêng biệt có thể được gán cho một kẻ tấn công đơn độc hoặc một nhóm tàn quân khủng bố địa phương.

    Nhưng chuỗi tấn công rocket vào Taji, Mosul, Basra, Baghdad và súng cối vào căn cứ không quân Balad đã vẽ nên một bức tranh rõ ràng về các mối đe dọa đang gia tăng ở Iraq.

    Với căng thẳng Mỹ-Iran đang ở mức cao, Washington sẽ phải lo ngại về những gì sẽ diễn ra sắp tới nếu họ quyết định khai chiến với Tehran.
    http://soha.vn/my-bi-tan-cong-hang-...ra-sao-2019062011181514rf2019062011181514.htm

    Iran lâu nay vẫn đập Mỹ chứ có phải ko đâu, nhiều thằng rồ Mỹ cứ hả hê với những vụ ám sát hèn hạ do tình báo Mỹ Do Thái gây ra với quan chức Iran, hoặc 1 vài vụ không kích của Do Thái trên lãnh thổ Syri trúng căn cứ có quân Iran, Hezbollah đóng, trong khi đó Iran cũng sử dụng các lực lượng thân Iran, sử dụng vũ khí Iran viện trợ thịt rất rất nhiều người Mỹ trong hàng chục năm từ khi Mỹ xâm lược Iraq cho tới nay, Mỹ rất cay cú khi ngày nào cũng nhận giấy báo tử người Mỹ chết tại Trung Đông do vũ khí Iran, Nga, TQ, TT làm rỉ máu nhân lực nước Mỹ, nhưng mỹ có dám làm gì đâu, ai biểu mày đi xâm lược gây hấn người ta, nay Iran sẵn sàng đập trực tiếp với Mỹ luôn ko thông qua ủy nhiệm nữa, để xem Mỹ có dám đập 1 trận phân định thắng bại với Iran ko ?

    Mỹ dọa đáp trả nếu Iran đứng sau vụ tấn công rocket tại Iraq


    https://vnexpress.net/the-gioi/my-d...-sau-vu-tan-cong-rocket-tai-iraq-3926534.html
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Chú Tàu Con mới mua được viagra hay sao mà sục, bắn ầm ầm vậy ?
    Rugivnb thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này