1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.407
    Đã được thích:
    26.779
    Ta đang nghiên cứu sản xuất robot lau chùi tàu ngầm và máy chùi bugi SuC, SuD
  2. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    Nhà nước không cho thanh toán bằng tiền mặt trên 20 triệu VND, mà bạn thì không nhận chuyển khoản, biết mần răng bây chừ
  3. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Indonesia mua thêm 3 tàu ngầm từ Hàn Quốc
    https://www.janes.com/article/87861...ct-for-three-follow-on-ssks-to-nagapasa-class

    [​IMG]

    Trị giá hợp đồng: 1 tỷ đô.

    Chuyển giao công nghệ:
    • Chiếc thứ 4 - Indo tự đóng 2/6 module, rồi chở qua HQ lắp.
    • Chiếc thứ 5 - Indo tự đóng 4/6 module -> HQ lắp.
    • Chiếc thứ 6, Indo tự xử từ A -> Z.
    Gần đây Indonesia đã kí 25 hợp đồng quân sự, trị giá 1.4 tỷ đô (nước ngoài) và 1100 tỷ rupia (80 triệu usd với cty nội địa).

    Hôm 10/4, PT Pindad vừa khánh thành nhà máy sản xuất đạn tại Turen, chi phí xây dựng khoảng 30 triệu usd. Nhà máy góp phần tăng lượng đạn sản xuất lên 66%.

    Lễ hạ thủy chiếc thứ 3 trong hợp đồng đầu tiên
    [​IMG]

    Chiến lược phát triển của CSB Malaysia tới 2040:
    • Trang bị hệ thống giám sát, C4ISR trên toàn bộ vùng biển và đặc quyền kinh tế Malaysia.
    • Trang bị 20 tàu tuần duyên cỡ lớn, 96 tàu tuần tra nhỏ (cỡ TT-400 trở xuống), và 228 cano và xuồng cao tốc (RHIB).
    • Phi đội trực thăng 15 chiếc, 12 máy bay tuần thám biển.
    Hiện CSB Malaysia (MMEA) cần 130 triệu usd/ ba năm để bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, tàu, máy bay.

    Con 300 tấn tựa tựa TT-400 nhà ta
    [​IMG]

    Xuồng cao tốc (Interceptor) của Mã này, nhìn ngon lành cành đào.

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 12/04/2019
    kimdungmk2 thích bài này.
  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Thần kỳ KQ Myanmar: Từ bét bảng "một bước lên tiên" khiến cả ĐNÁ sững sờ!

    Kể từ khi thành lập tới tận đầu năm 1990, Không quân Myanmar luôn nằm ở vị trí bét bảng trong khu vực. Tuy nhiên, tới nay tình thế đã khác!

    Đầu năm 2018, Bộ Quốc phòngMyanmarxác nhận nước này đã ký hợp đồng mua 6 máy bay tiêm kích Su-30SME của Liên bang Nga. Tuy con số không lớn, thế nhưng là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á nhập khẩu dòng máy bay Su-30SM đã gây bất ngờ lớn với giới quân sự khu vực và thế giới.

    Bước đi này có thể đánh dấu giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp theo của Không quân Myanmar khiến các quốc gia từng xếp "chiếu trên" ở khu vực phải ngoái nhìn trong sự ngỡ ngàng.

    Bởi trước đó, cho tới đầu năm 1990, Không quân Myanmar xếp "bét bảng" với dàn trang bị lỗi thời, thậm chí không có máy bay chiến đấu siêu âm.

    Lạc hậu, trì trệ, xếp bét bảng!

    Tiền thân của Không quân Myanmar là Không quân Miến Điện chính thức thành lập ngày 16/1/1947 khi mà đất nước này khi đó còn nằm dưới sự cai trị của Anh.

    Lực lượng không quân thời bấy giờ của Miến Điện được biết tới là khá hiện đại, hơn hẳn nhiều quốc gia trong khu vực với 3 tiêm kích Spitfire, 40 máy bay ném bom - huấn luyện Airspeed Oxfords và 16 máy bay huấn luyện 2 tầng cánh Tiger Moths.

    Năm 1953, Không quân Miến Điện trải qua cuộc hiện đại hoá quy mô đầu tiên trong lịch sử với việc mua 30 chiếc Spitfire từ Israel và 20 máy bay Seafires từ Anh.

    Liên tiếp tới năm 1958, Miến Điện liên tục mua sắm thêm từ Mỹ máy bay chiến đấu cánh quạt và trực thăng.

    Năm 1964, Không quân Miến Điện lúc này đã có gần 6.000 người, hoà chung "không khí" trang bị máy bay chiến đấu động cơ phản lực, nước này quyết định mua 15 chiếc T-33 Shooting Star.

    T-33 Shooting Star mà Miến Điện mua vốn là dòng máy bay phản lực huấn luyện chiến đấu, tuy nhiên nó có khả năng tấn công đối đất bằng bom và rocket. Có thể nói, đây là loại máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên mà Miến Điện có trong tay.

    [​IMG]
    Máy bay T-33 từng trang bị trong Không quân Miến Điện.

    Nó cũng trở thành chiến đấu cơ "hiện đại nhất" của Miến Điện cho tới tận cuối những năm 1980. Bởi sau hợp đồng T-33, nước này không còn thương vụ nào lớn liên quan tới máy bay phản lực.

    Trong hai đợt mua sắm lớn năm 1976 và đầu những năm 1980, Miến Điện chủ yếu trang bị trực thăng vận tải đa dụng và máy bay huấn luyện động cơ cánh quạt Pilatus.

    Dù không phải trải qua các cuộc chiến tranh quy mô lớn, tuy nhiên Không quân Miến Điện suốt gần nửa thế kỷ nhìn chung phát triển chậm chạp. Thậm chí, trong khi từ năm 1965 Việt Nam đã có máy bay tiêm kích siêu âm thì nước này mới chỉ có máy bay huấn luyện cận âm.

    Có lẽ do không phải đối mặt với cuộc chiến lớn nên bản thân Không quân Miến Điện tự trì trệ, chậm tiến so với các quốc gia khác.

    Năm 1989, chính quyền quân sự lên cầm quyền sau một cuộc đảo chính, Không quân Miến Điện được đổi tên thành Không quân Myanmar. Lực lượng này bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển vũ bão khiến cả khu vực ngỡ ngàng.

    Tạm biệt hạng bét với 100 máy bay Trung Quốc

    Đầu những năm 1990, Không quân Myanmar tiến hành đợt mua sắm lớn đầu tiên với 100 máy bay chiến đấu phản lực từ Trung Quốc gồm: tiêm kích F-7, cường kích A-5C, máy bay vận tải Y-8, máy bay huấn luyện K-8...

    [​IMG]
    Tiêm kích F-7 của Myanmar.

    Trong đó F-7 tuy chỉ là phiên bản sao chép MiG-21 của Liên Xô, nhưng với Myanmar đó là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của họ thời kỳ này. Nó góp phần bảo vệ không phận lớn của Myanmar từ lâu đã bị "bỏ bê" cho dàn máy bay "hạng bét".

    Ngoài các hợp đồng khổng lồ với Trung Quốc, Myanmar còn mua lại 20 máy bay cường kích hạng nhẹ Sokol G-4 của Tiệp Khắc năm 1991. Tuy nhiên, mới chỉ chuyển giao được 6 chiếc thì Tiệp Khắc tan rã, thương vụ dở dang và không thể hoàn thành.

    Với không quân trực thăng, Myanmar từ bỏ Mỹ và chuyển hẳn sang mua các dòng trực thăng từ Ba Lan (PZL W-3) và Nga (Mi-17) giai đoạn 1991-1997.

    Năm 2001, Myanmar bắt đầu hướng tới máy bay chiến đấu Nga, tuy nhiên hợp đồng mua máy bay Nga sản xuất đầu tiên lại là với Belarus mua lại 12 tiêm kích MiG-29 hiện đại.

    Tuy là máy bay cũ, nhưng so với F-7, MiG-29 hiện đại hơn hẳn về mọi thứ, có khả năng lúc bấy giờ Myanmar sắm MiG-29 chỉ là nhằm đánh giá về loại máy bay mới trước khi quyết định đầu tư "cú lớn".

    Tất nhiên, những chiếc máy bay Nga đã không làm Myanmar thất vọng, 9 năm sau họ bắt đầu bước vào giai đoạn hiện đại hoá tiếp theo với những hợp đồng "khủng" giúp không quân nước này đạt "một bước lên tiên".

    [​IMG]
    Biên đội MiG-29 của Myanmar.

    Vụt sáng thành sao với Su-MiG!

    Tháng 12/2019, Không quân Myanmar ký hợp đồng trị giá 570 triệu USD với Liên bang Nga mua 20 máy bay tiêm kích MiG-29 gồm: 10 MiG-29B, 6 MiG-29SE và 4 MiG-29UB.

    Trong đó, MiG-29SE là loại hiện đại hơn cả, nó tốt hơn hẳn so với MiG-29B và dĩ nhiên F-7 không thể nào so. Thậm chí, nói không ngoa có thể ví "lái F-7 như đi xe đạp, còn lái MiG-29SE mới là ngồi máy bay thực thụ".

    MiG-29SE là phiên bản xuất khẩu của MiG-29S - thế hệ hai của dòng MiG-29 với việc nâng cấp sâu về hệ thống điện tử nhất là radar N-019ME có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, dẫn bắn đồng thời hai tên lửa.

    Máy bay có thể triển khai loại tên lửa không đối không hiện đại R-77, R-27T1, tuy nhiên đáng tiếc là không thể mang các loại bom thông minh.

    Đáng chú ý, cùng thời điểm này, Myanmar mua 10 trực thăng tấn công Mi-35 tăng cường đáng kể khả năng chi viện hoả lực tầm gần, thấp thấp cho lục quân.

    Từ một lực lượng lạc hậu, chỉ trong vòng 19 năm, Không quân Myanmar đã khiến cả Đông Nam Á phải ngỡ ngàng trước quá trình xây dựng lực lượng một cách thần kỳ của mình.

    Và có lẽ, thời điểm đó không ai tưởng tượng rằng, không đầy 10 năm sau mình phải thèm thuồng với kế hoạch hiện đại hoá lần tiếp theo của Myanmar với hàng loạt các hợp đồng lớn đưa không quân nước này lên top đầu.

    [​IMG]
    Máy bay Su-30SM.

    Tháng 3/2017, Myanmar khiến cả giới quân sự khu vực xôn xao khi nhận bàn giao 3 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực tiên tiến Yak-130 theo hợp đồng mua 6 chiếc ký năm 2015. Lúc bấy giờ, họ là nước đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu Yak-130.

    Trong khi "cú sốc" thứ nhất còn chưa "nguôi ngoai" thì Myanmar lại cho cả Đông Nam Á "tin chấn động thứ hai".

    Tháng 1/2018, truyền thông thế giới loan tin Myamar chính thức xác nhận việc họ đã ký hợp đồng mua 6 máy bay tiêm kích đa năng Su-30SME.

    Với quyết định này, Myanmar trở thành nước đầu tiên ở khu vực, đầu tiên ở châu Á sở hữu máy bay tiêm kích tiên tiến thế hệ 4++.

    So với các phiên bản Su-30MK2 mà Việt Nam, Indonesia sử dụng thì Su-30SME mới ra mắt chính thức năm 2016 tại Singapore Air Show "hơn hẳn một cái đầu".

    Theo tạp chí Jane's, Su-30SME trang bị cặp động cơ AL-31FP có kiểm soát véc tơ lực đẩy tích hợp vòi phun có thể chuyển hướng, tải trọng 8 tấn vũ khí với 12 điểm treo.

    Máy bay trang bị hệ thống radar cực mạnh có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, dẫn bắn 4 tên lửa đồng thời để tiêu diệt 2-4 máy bay địch.

    Có thể nói, với "song kiếm" MiG-29 và Su-30SME, Không quân Myanmar nay đã ở tầm khác. Giờ đây chắc chắn không ai có thể ý kiến gì nhiều nếu xếp Myanmar vào top đầu khu vực Đông Nam Á.

    Thậm chí với các hợp đồng mua sắm diễn ra khá đều đặn và đúng đắn, Không quân Myanmar có thể vươn tới top 1-2 chỉ trong 5-10 năm tới nếu họ tiếp tục mua thêm Su-30SME và mua tiếp Su-35.

    Đáng chú ý, ngoài máy bay Su-MiG, Myanmar vẫn tiếp tục "chừa một vị trí" cho các máy bay xuất xứ Trung Quốc. Năm 2015, họ đã ký mua 16 máy bay tiêm kích JF-17 Thunder do Trung Quốc thiết kế, Pakistan sản xuất. 4 chiếc đã được chuyển giao và xuất hiện trong cuộc duyệt binh tháng 12/2018.
    http://soha.vn/than-ky-kq-myanmar-t...en-khien-ca-dna-sung-so-20190423170528969.htm
  5. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Thái Lan tiếp nhận hê thống phòng không VL Mica năm 2018, trị giá 110 triệu usd, gồm radar TRML-3D/32-6 của Airbus, xe chỉ huy, 2 bệ phóng với 4 tên lửa/bệ, tầm bắn 20 km. Thái sẽ mua tiếp khi có tiền.
    [​IMG]

    Thái mua 60 xe bọc thép Stryker từ Mỹ, trở thành nước đầu tiên ngoài Mỹ sử dụng loại chiến xa này. Ban đầu tính mua hàng TQ, nhưng Mỹ đưa ra đề nghị hấp dẫn hơn.

    Mua 37 chiếc, Mỹ tặng 23 chiếc, trị giá hợp đồng 93 triệu usd, gồm đạn dược, huấn luyện, hậu cần, lập trạm bảo trì...Cuối 2019 nhận lô đầu tiên.
    [​IMG]

    Thái kí hợp đồng nâng cấp máy bay T-50 Eagle, trị giá 50 triệu usd với cty KAI gồm thêm radar, hệ thống cảnh báo radar, bộ phóng mồi bẫy cùng với huấn luyện, hậu cần.

    Thái mua 12 chiếc, đã nhận 4 chiếc, dự nhận hết trước 2020.
    [​IMG]
    congtubl thích bài này.
  6. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    432
  7. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.074
    Đã được thích:
    2.542
    Hải quân Philippines nhận hai máy bay trực thăng AW-159 Wildcat.
    @Javelin : ko chừng nhà ta cũng học tập mon men em này
    [​IMG]


    Bộ Quốc phòng Philippines đã công bố yêu cầu đề xuất trong khuôn khổ đấu thầu cung cấp hai bến tàu đổ bộ trực thăng (DVKD) cho Hải quân nước này.

    Bộ Tư lệnh Hải quân Philippines sẽ nhận thêm ba tàu tấn công đa năng MPAC (Thủ công tấn công đa năng) được trang bị hệ thống tên lửa Spike ER từ Rafael Advance Defense Ltd.

    Longview Aviation Capital (Longview) và chi nhánh Viking Air Limited tại Le Bourget Air Show vào ngày 18 tháng 5 đã công bố ký hợp đồng cung cấp cho Indonesia bảy động vật lưỡng cư CL-515 và CL-415EAF.
  8. Javelin1

    Javelin1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2015
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    430
    Như vậy thì ăn chơi quá Cụ à , mua Bell rồi , đi học T-6 rồi .... mươi mốt đi học bay Bell nữa thôi :-D .
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    lái 3 kíp C295 , giám sát biển bằng 3 kíp Otter mod thêm cằm rồi,...
    bước tiếp theo là chơi 3 máy bay tuần thám biển cỡ P3C
  10. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325

Chia sẻ trang này