1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tatpcit

    tatpcit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2007
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    890
    Chào mừng đã trở lại:-)
    huytop thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mọi người yên trí..2 ngày ra một bài...
    caonam_vOz thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    Cũng vào thời điểm này, trong vùng trách nhiệm thuộc Tập đoàn quân Panzer III, đòn tấn công như vũ bão của người Nga bắt đầu bị chậm lại. Sau đó, Tướng Niepold đã nhận xét về những người lính Đức đang chiến đấu dưới quyền Reinhardt là “vượt quá mọi lời khen ngợi.” Những người lính Đức trong tình trạng kiệt sức, không đủ khẩu phần lương thực, quân số, mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ nhưng họ vẫn lao vào trận chiến với một sức mạnh đáng sợ. Sau lưng họ, dày đặc các bãi mìn, hào chống tăng, hỗ bẫy khiến cho quân Nga buộc phải tiến quân một cách hết sức thận trọng. Hơn thế, sau đà tiến công thần thánh, quân Sô-viết cuối cùng cũng bắt đầu gặp khó khăn về nguồn tiếp liệu.

    Trước sự kinh ngạc của Đại tá Erich Dethleffsen (*), Tham mưu trưởng Tập đoàn quân IV Đức, người Nga đang bắt đầu làm chậm tốc độ tiến quân của họ trong khu vực này. Trên thực tế, Hồng quân đã thận trọng một cách rất kỳ quặc, mặc dù có rất ít chướng ngại để ngăn cản đà tiến của họ. Dethleffsen buộc phải kết luận : ”Dường như, quân thù lại sợ sự táo bạo của chính bản thân họ!”…

    Model đã rất cố gắng cầm chân kẻ thù tại phòng tuyến Vilnius-Lida-Baranovichi nhưng vào ngày 8/7/1944 ông buộc phải báo cáo về OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân Đức) rằng ông không thể đứng vững được nữa. Vào lúc này, tình hình thật tồi tệ, Vilnius được bao vây, còn Lida và Baranovichi bị thất thủ. (Hầu hết Sư Đoàn bảo vệ số 52 đã bị tiêu diệt khi người Nga tiến vào Baranovichi). Model cho biết ông khó có thể kìm chân người Nga tại bất cứ khu vực nào, và yêu cầu một cuộc gặp mặt với Quốc trưởng vào ngày hôm sau. Tướng Johannes Friessner, Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc, cũng được yêu cầu phải tham dự.

    Trong lúc này, một trong những người “lính cứu hỏa” thân cận của Hitler, Thiếu tướng không quân Reiner Stahel (**) đã vội vã bay tới Vilnius trên một chiếc máy bay trinh sát hạng nhẹ Storch. Chính ông ta là người chỉ huy công cuộc bảo vệ thủ đô Lithuania, đang ở trong tình trạng thê thảm. Reiner Stahel chỉ có trong tay Lữ đoàn Bộ binh 761, một đơn vị có trang bị yếu kém, với cơ số quân chỉ tương đương 2 Tiểu đoàn trong thành phần. Trung đoàn lính đổ bộ đường không số 16, được Hitler điều tới tăng viện cho Vilnius – như thường lệ lại “quá trễ và quá muộn” – nên đã không nhận được mệnh lệnh kịp thời nhảy dù khẩn cấp xuống sân bay trước khi người Nga dìm toàn bộ khu vực này vào trong biển lửa. Chỉ có lực lượng tiên phong – bao gồm các nhân viên tham mưu cùng 2 Đại đội lính dù đổ bộ xuống mặt đất được. Nhóm quân cận vệ ưu tú của Quốc trưởng (được biết đến dưới tên gọi Lữ đoàn von Werthern) mà Hitler điều cấp tốc từ Đông Phổ tới, cũng tới khu vực giao tranh quá muộn. Họ đã bị người Nga chặn đứng cách phía Tây Vilnius 6 dặm đường. Mặc dù trong tay Thiếu tướng Reiner Stahel chỉ có vẻn vẹn 8 Tiểu đoàn, nhưng ông ta vẫn đánh bại được nhiều cuộc tấn công của quân Sô-viết vào thủ đô Lithuania. Màn đêm buông xuống, cuối cùng Tập đoàn quân XXXIX (39) Sô-viết cũng đã làm chủ được sân bay. Staehl buộc phải điện về báo cáo sự bi đát của tình hình; ông ta cho rằng tất cả mọi sự chống cự sẽ chấm dứt vào trưa ngày hôm sau và ông ta yêu cầu được sự cho phép thoát vây ngay trong đêm. Model đã đồng ý và chuyển tiếp đề xuất của ông tới Trụ sở Tổng Hành dinh Quốc trưởng, nhưng không được Hitler chấp nhận. Ông ra lệnh cho Nhóm chiến đấu độc lập (kampfgruppen) Tolsdorff khởi động một cuộc phản công và giải tỏa áp lực cho thành phố. Đó là Trung đoàn Bộ binh 1067— bốn tiểu đoàn mới tinh dưới sự chỉ huy của Đại tá “huyền thoại” Theodor Tolsdorff (***). Nhưng rủi thay, đó lại là một đơn vị "Valkyrie" (không được trang bị pháo binh và vũ khí hạng nặng). Đương nhiên, đòn giải vây của Tolsdorff không đạt được hiệu quả..

    Trưa ngày 9/7/1944, Thống chế Model cùng với Adolf Hitler và tướng Friessner tại Berchtesgaden. Model muốn Cụm Tập đoàn quân Bắc tiến hành một cuộc rút lui toàn diện về phòng tuyến chạy dọc theo các con sông Riga-Dvinsk-Dvina trong khi ông tiến hành một cuộc triệt thoái tại khu vực phía nam. Tuy nhiên, Quốc trưởng đã từ chối xem xét ý định như vậy. Lý do mà Hitler đưa ra rất đơn giản; Đô đốc Karl Doenitz khẳng định rằng cuộc rút lui như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hải quân Đế chế, họ không còn những khu vực huấn luyện tốt nhất nằm trong vùng biển Ban-tích. Chính vì thế, tất cả những gì mà nhà độc tài có thể hứa hẹn là: Ông ta sẽ sẽ tăng cường cho Model 1 Sư đoàn xe tăng đến từ nước Đức cộng với 2 Sư đoàn tới từ Cụm Tập đoàn quân Bắc – 2 Sư đoàn này sẽ đến sau 2 tuần lễ nữa. Với những Sư đoàn như vậy, Tập đoàn quân Panzer III, có thể trù liệu cho một phản công và vá víu những lỗ thủng trên tuyến phòng ngự….

    ………………………..

    (*)Erich Dethleffsen là một sĩ quan tham mưu Đức có tiếng ở Mặt trận phía Đông trong suốt Thế chiến thứ II. Ông ta từng giữ chức Tham mưu trưởng Quân đoàn Panzer XXXIX (39) trong năm (1943-44).Ông ta được vinh thăng lên Thiếu tướng vào ngày 9/11/1944.. Sau đó ông ta được bổ nhiệm chức Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Vistula một thời gian ngắn trước khi Hitler tự sát.Tiếp theo, ông ta giữ chức Trưởng phòng hành quân trong Bộ Tư lệnh tối cao Quân lực (OKW) thuộc chính phủ Doenitz sau chiến tranh. Ông bị người Anh bắt giữ làm tù binh cho đến năm 1948. Dethleffsen qua đời tại Munich vào ngày 4 tháng 7 năm 1980.


    (**).Reiner Stahel sinh tại Bielefeld ngày 15 tháng 1 năm 1892. Ông vào quân đội với tư cách là một Sĩ quan học viên trong năm 1911 trên cương vị chỉ huy Trung đội, Đại đội Bộ binh cũng như Đại đội pháo binh ở Thế chiến thứ nhất. Vào đầu năm 1918, ông ta được phép giải ngũ trên tư cách là một Đại úy danh dự để rồi gia nhập Quân đội Phần Lan mới thành lập được thành lập với tấm lon Thiếu tá. Được thăng chức lên trung tá ngay sau đó, ông giữ chức vụ Tư lệnh Tiểu đoàn Khinh binh 27, Trung đoàn Khinh binh số 2 và Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 thuộc Quân đội Phần lan.Tiếp theo, ông ta vẫn là một sĩ quan dự bị Phần Lan cho đến năm 1934, khi ông tái gia nhập lực lượng vũ trang Đức với quân hàm Đại úy không quân (bí mật-mới thành lập). Ở đây, ông chủ yếu làm việc chuyên về pháo phòng không hoặc pháo phòng không hạng nhẹ. Sau khi giữ các chức vụ nhân viên Tham mưu thuộc Văn phòng Vũ khí Quân đội và Bộ Hàng không (1934-38), Stahel là Pháo đội trưởng thuộc Tiểu đoàn Pháo Phòng không hạng nhẹ số 73 (1938-39), Trung đoàn Pháo phòng không Dự bị hạng nhẹ 731 (1939-40),Tiểu đoàn Pháo phòng không Dự bị 226 (1940),cũng như Tiểu đoàn pháo phòng không 151 (1940)….Sau đó ông là một nhân viên thuộc Ủy ban Quan quản nước Pháp (1940-41)…rồi về làm Tư lệnh Trung đoàn Phòng không Cơ giới 34 (1941-42), Trung đoàn Phòng không 99 (1942), Sư đoàn Dã chiến Luftwaffe số 4 (1942-43), Lữ đoàn Phòng không số 22 (1943) tại Mặt trận miền Đông…Tiếp theo, ông được thuyên chuyển sang nước Ý, trên cương vị Tư lệnh lực lượng phòng không và bảo vệ an ninh thuộc phía Bắc Sicily (1943) và phụ trách một nhóm chiến đấu đặc biệt ở Rome trước khi trở về Nga. Ông được thăng chức Thiếu tá (1936) – Trung tá (1939) – Đại tá (1942) – Thiếu tướng (1943) và Trung tướng (1/7/1944). Sự nghiệp trong quân ngũ của ông sẽ còn được nhắc tới tại Warsaw và Rumania mà chúng ta sẽ đề cập ở các chương sau….


    (***).Trong Thế chiến thứ II, Theodor Tolsdorff trải qua các cấp bậc từ Trung úy lên tới Trung tướng với 14 lần bị thương.Chiến tranh kết thúc khi Theodor Tolsdorff nắm quyền chỉ huy Quân đoàn LXXXII (82) trên Mặt trận phía Tây.
    gaume1, bloodheartvn, meo-u5 người khác thích bài này.
  4. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Lâu quá, mãi mới thấy Huytop tiếp tục.
    Để các bạn thấy rõ hơn , xin mượn tạm cái bản đồ trên wikipedia (hình như của Tazadeperla thì phải) cho những ai lười :
    Nếu cái bản đồ rắc rối với wikipedia thì mod xóa hộ nhé.
    [​IMG]
    bloodheartvn, tatpcit, meo-u2 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tớ phải làm tương ứng với bản đồ trong sách nguyên bản.....Bạn cứ post lên...Không vấn đề gì đâu....Còn rất xin lỗi mọi người, tự nhiên thời gian qua mất hứng dịch, chắc là do ăn nhậu nhiều quá....Bây giờ lấy lại cảm xúc làm việc rồi.....
    bloodheartvn, tatpcitviagraless thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong thời điểm này, dường như Quốc trưởng cứ thong thả đi từng bước một sau những thay đổi chóng mặt trên chiến trường. Nếu Hitler đưa ra các quyết định này từ hai tuần trước, nó sẽ có tác động tích cực đến quá trình xảy ra các trận chiến, nhưng bây giờ thì không thể. Model trả lời thẳng thừng rằng ông không thể trông đợi lực lượng dự trữ cũng như mọi sự tiếp viện trong 8 ngày tới, vì ông ta sẽ khó có thể cầm cự với người Nga cho đến khi quân tiếp viện có mặt tại chiến trường. Hitler phản ứng lại bằng cách chỉ thị cho 2 Sư đoàn nữa thuyên chuyển từ Cụm Tập đoàn quân Bắc sang Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (đó là Sư đoàn Bộ binh 69 và 93). Ông ta cũng ra lệnh tăng cường cho Cụm chiến đấu độc lập (kampfgruppen) von Gottberg 2 Trung đoàn cảnh sát, 2 Trung đoàn "Brunhilde" (tương tự như đội quân bảo vệ, giống như các trung đoàn Valkyrie). Và ông ta cho biết sẽ không nhân nhượng thêm chút nào nữa…

    Không có sự lãnh đạo nhất quán, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm chỉ còn nước là tiếp tục rút lui. Người Đức tiếp tục lùi về phía sau sông Neman, theo hướng Grodno và Bialystok. Ngày 9/7/1944, Tướng von Saucken báo cáo rằng Sư Đoàn xe-tăng số 5 chỉ còn lại 6 PzKw IVs, 12 Panthers, 6 khẩu pháo chống tăng hạng nặng và 6 khẩu pháo tự hành. Sư Đoàn xe-tăng số 7 lúc này đã xuất hiện trong thành phần của Quân đoàn Panzer XXXIX (39). Sức mạnh của Sư đoàn chỉ còn được tính bởi 26 PzKw IVs, 6 khẩu pháo tự hành, 20 khẩu pháo chống tăng hạng nặng và 13 khẩu 88 mm. Tướng Saucken cũng tuyên bố rằng Sư đoàn Bộ binh 170 đã phải chịu rất nhiều thương vong và mất nhiều khí tài hạng nặng của nó đến mức khó có thể cầm chân người Nga được nữa…….

    Thiệt hại của người Nga cũng rất cao. Kể từ ngày 27/6/1944, Sư đoàn tăng số 5 Đức đã báo cáo tiêu diệt 486 xe tăng Liên Xô, 11 pháo tự hành, 119 súng chống tăng, 100 xe tải, người Nga còn phải đưa ra khỏi chiến trường 107 xe tăng khác về các xưởng quân khí thuộc hậu phương, sửa chữa cải tạo để cấp tốc đưa ngược trở lại chiến trường….

    Một điều kỳ lạ xảy ra trong ngày 9/7/1944, người Nga không tấn công Vilnius với tất cả lực lượng mà họ có trong tay. Tuy nhiên, ngày hôm sau, toàn thành phố đã bị dìm trong biển lửa, quân Staehl đã phải chịu đựng những đợt tấn công đến từ 2 Tập đoàn quân Sô-viết.XXXIX (39) và V (5) và tướng Reunhardt đã tuyên bố một cách rõ ràng dứt khoát rằng ông không có đủ lực lượng để giải vây và sẽ không cố gắng thêm một lần nữa , kể cả khi Hitler ra lệnh cho ông ta phải chấp hành mệnh lệnh: "Tôi không thể nào liên tục hành động chống lại sự xét đoán tốt hơn của chính bản thân tôi được "

    Vào ngày 11/7/1944, cuối cùng Hitler phải nhượng bộ. Staehl nói Quốc trưởng đã cho phép tiến hành phá vây. Ông ta thực hiện điều này trong đêm 12 rạng ngày 13/7/1944, với sự hỗ trợ bởi một đòn tấn công nghi binh đến từ Sư đoàn tăng số 6. Ông đã cứu được 3.000 người dưới quyền, nhưng tới hơn 12.000 người phải bỏ xác trên chiến trường. Hồng quân đã giải phóng Vilnius vào ngày hôm sau (13/7/1944).

    Các Sư đoàn mà Hitler hứa tăng cường cho Thống chế Model cũng không thể đến nơi tập kết. Cụm Tập đoàn quân Bắc phải chịu áp lực nặng nề đến từ Phương diện quân Baltic II và III Sô-viết, Phương diện quân Baltic I đã phá vỡ tuyến phòng thủ do Tập đoàn quân XVI của Tướng Paul Laux bảo vệ gần Dvinsk, phía nam của Dvina. Friessner không còn lấy nổi 1 Sư đoàn nào để dành cả. Ngày 12/7/1944, Friessner phải thông báo tới Hitler rằng ông ta buộc phải từ chối tấn công xuống phía nam để liên kết với Tập đoàn quân Panzer III, kể cả khi ông ta thành công trong việc làm như vậy, thì cũng không thể có đầy đủ lực lượng để duy trì hoạt động. Ông ta đề xuất Quốc trưởng cho phép ông ta lui quân về Cụm Tập đoàn quân của mình, đồng ý để Tập đoàn quân Panzer III trở về phòng tuyến Riga-Kaunas và để cho ông ta được tự do hành động. Friessner nói nếu không được chấp nhận, ông ta xin từ chức…

    Hitler dứt khoát từ chối tất cả các đề xuất của Friessner và một lần nữa, ông ta cố gắng nói về việc tập kết 5 Sư đoàn xe-tăng tại Kaunas, để phản công và đóng lại lỗ thủng trên phòng tuyến. Tướng Heusinger, Trưởng phòng tác chiến của OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân Đức) đã chỉ ra rằng, tình hình trên chiến trường thay đổi với tốc độ quá nhanh, nhưng Quốc trưởng từ chối lắng nghe. Sang ngày hôm sau, Thống chế Model cho biết ông ta sẽ cố gắng ngăn chặn được đà tiến của người Nga đang hướng về phòng tuyến Kaunas-Grodno-Brest nhưng cần phải có những Sư đoàn xe tăng mới để thực hiện được điều đó. Rốt cuộc, trong ngày 14/7/1944, Hitler phải nhân nhượng chút ít. Ông ta quyết định; nhiệm vụ đầu tiên của Model, là phải ngăn chặn được đà tiến quân của người Nga, sau đó cố gắng tiến hành phản kích cũng như thiết lập lại sợi dây liên lạc với Cụm Tập đoàn quân Bắc. Mặt khác, bằng mọi giá Friessner phải giữ vững bằng được các vị trí hiện thời trên tuyến phòng vệ của mình đồng thời tấn công vào lỗ thủng trên phòng tuyến (đã bị người Nga phá vỡ) với lực lượng tương đương bằng 2 Lữ đoàn pháo tự hành xung kích, được sự yểm trợ mạnh mẽ đến từ lực lượng Luftwaffe dưới sự chỉ huy của Hermann Goering. Thế là ngay cả viên Thống chế của Đế chế thứ III cũng có đủ can đảm để phản đối chiến thuật phi thực tế kỳ quặc này, nhưng Hitler từ chối xem xét lại các mệnh lệnh của mình. Ông ta nói với các tướng lĩnh dưới quyền, nếu tiếp tục rút lui, người Đức sẽ mất nguồn nguyên liệu phục vụ cho nền công nghiệp chiến tranh như dầu mỏ từ Estonia, quặng sắt Thụy Điển, và Niken từ Phần Lan. Ngày 18/7/1944, Đại tướng Zeitzler thử cố gắng lần cuối thuyết phục Quốc trưởng hiểu ra mọi vấn đề và đề nghị Fuehrer cho phép Cụm Tập đoàn quân Bắc rút lui về phòng tuyến chạy dọc theo sông Dvina. Thấy Hitler cứ một mực không xem xét lại đề nghị của mình, Zeitzler đã xin từ chức. Nhưng Hitler không chấp thuận, nên người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Lục quân bèn cáo ốm. Quốc trưởng đã từng ban hành một mệnh lệnh nghiêm cấm không cho phép các sĩ quan tự nguyện từ bỏ các vị trí đang nắm giữ của họ (từ chức). Thế nhưng, chỉ 3 ngày sau, Hitler đã thải hồi Zeitzler và thay thế ông ta bằng Heinz Guderian, Tổng Thanh tra lực lượng Thiết giáp. Điều này xảy ra một ngày sau Điệp vụ Valkyrie ……

    ................................
    gaume1, bloodheartvn, tatpcit6 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    VỤ ÁM SÁT NGÀY 20/7/1944 (ĐIỆP VỤ VALKYRIE)

    Buổi sáng ngày 20/7/1944, Đại tá “Bá tước” Claus von Stauffenberg (*), Tham mưu trưởng Tập đoàn quân Dự bị xuất hiện ở Tổng hành dinh Quốc trưởng tại Rastenburg với một quả bom trong cặp.

    Là một sĩ quan có nguồn gốc quí tộc Đức, đồng thời là một tín đồ Cơ-đốc giáo thuần khiết, “Bá tước” von Stauffenberg hân hoan chào đón sự trỗi dậy của Hitler, vì rất tin tưởng vào lời Quốc trưởng hứa sẽ khôi phục lại kinh tế và đưa Đức quốc thoát ra khỏi sự ràng buộc của Hiệp ước Versailles. Tuy vậy, sự tàn bạo của chế độ Đức quốc xã đã sớm biến anh ta thành một người đối lập với chế độ mặc dầu ban đầu ông không hề có ý định đó. Chỉ sau khi gia nhập vào Bộ tư lệnh Lục quân OKH, bản thân anh đã tìm hiểu và chứng kiến nhiều thảm sát hàng loạt những người Slavs và Do Thái, xem xét lại toàn bộ sự kỳ thị mù quáng của Hitler đối với Cơ-đốc giáo thì anh đã tham gia phe đối lập chống phát xít. " Con người sẽ không bảo đảm được sự tồn tại văn minh nếu như không có một sự giáo dục về tín ngưỡng" Stauffenberg tuyên bố chính xác như vậy…..

    Anh kêu gọi một chính sách quốc gia phải chỉ đạo trên một "nền tảng đạo đức được gắn chặt với tôn giáo. Những ai không biết cầu nguyện thì không xứng đáng sống". Anh còn nói thêm rằng " Cơ-đốc giáo nên một lần nữa trở thành sức mạnh tâm linh lớn nhất cho tương lai". Stauffenberg nhận thấy nhiều người ở Đoàn Sĩ quan có cùng niềm tin và dám mạo hiểm mạng sống của họ vì những đức tin của họ. Tuy trong số các tướng lĩnh cao cấp, anh lại gặp nhiều hơn những người sẵn sàng hy sinh các nguyên tắc và lý tưởng cho sự thăng tiến ,cơ hội sự nghiệp và huy chương...

    Chán nản với một sự nghiệp chắc chắc mà anh ta đang phục vụ tại Berlin, Stauffenberg xin ra chiến trường và đã tới Bắc Phi vào đầu năm 1943 với công việc là Sĩ quan hành quân thuộc Sư đoàn xe-tăng số 10. Tại đây, ngày 7/4/1943, chiếc xe tham mưu Volkswagen đã bị một máy bay chiến đấu Mỹ tấn công. Anh bị thương rất nặng đến mức khi tìm thấy anh , ban đầu người ta dự đoán anh khó có thể sống được. Stauffenberg bị cắt cụt bàn tay phải (đến cổ tay), mắt trái, và ngón tay thứ ba và thứ tư trên tay trái. Sau một thời gian tạm thời bị mất thị lực, phải phục hồi chức năng hoạt động của đầu, mắt và đầu gối, anh được phép xuất viện với một sự thuyết phục cho rằng Quốc trưởng chính là người chống lại đạo Cơ-đốc và Đấng bề trên đã tha cho anh (Stauffenberg) chỉ vì một lý do: hãy giải thoát thế giới ra khỏi bàn tay Adolf Hitler và bè lũ của hắn….

    Trái bom trong cặp của Stauffenberg phát nổ lúc 12:35 chiều ngày 20/7/1944 đã làm bị thương nặng các Tướng Fliers Guenther Korten - Tham Mưu Trưởng Không quân, và Trung Tướng Rudolf Schmundt – Phụ tá chính của Hitler đồng thời còn là Trưởng phòng nhân sự (AHA). Một số sĩ quan cấp cao cũng bị thương, trong đó có Alfred Jodi, Trưởng phòng hành quân Bộ Tư lệnh tối cao, trợ lý của ông ta, tướng pháo binh Walter Warlimont; và Trung tướng Adolf Heusinger, tham mưu phó Bộ tư lệnh Lục quân (OKH). Cả hai màng nhĩ đều bị rách bởi vụ nổ, tóc bị đốt cháy, chân và cánh tay phải của Hitler bị thương nặng. Mặc dù không còn lành lặn như trước, Quốc trưởng đã sống sót sau vụ nổ và ông ta sẽ hạ gục “Chiến dịch Valkyrie” – một cuộc đảo chính quân sự do Stauffenberg thực hiện nhằm chống lại ông. Đại tá von Stauffenberg đã bị hành quyết ngay tức thời theo mệnh lệnh đến từ người chỉ huy của ông ta, Đại tướng Friedrich Fromm, ngay trước nửa đêm ngày 20/7/1944.

    Từ quan điểm của Nazi, một bức tranh đáng sợ - danh sách tử thần - sẽ xuất hiện trong vài ngày tới. Đó là những người liên quan (dù ở mức độ ít hay nhiều) trong âm mưu chống Hitler được xếp gần giống như một cuốn Từ điển Who’s Who của Quân đội Quốc xã. Tiêu biểu là những người sau:
    - Thống chếErwin Rommel: “Cáo già sa mạc”, là một trong những thiên tài quân sự hàng đầu của Thế kỷ XX….
    - Đại tướng Ludwig Beck, cựu Tổng tham mưu trưởng Lục quân Đức (1938)…
    - Đại tướng Erich Hoepner, cựu Tư lệnh Tập đoàn quân Panzer IV…
    - Đại tướng Fritz Fromm, Tư lệnh Tập Đoàn quân Dự bị , người đại diện cho cả 2 phía….
    - Thống chế Hans von Kluge, OB West (tức là Tư lệnh tối cao của Mặt trận miền Tây)
    - Tướng bộ binh Georg Thomas, Chánh văn phòng Kinh tế OKW (Bộ Tư lệnh tối cao quân Lực)…
    - Đô đốc Wilhelm Canaris, cựu Giám đốc Abwehr – Cục tình báo quân sự
    - Thiếu tướng Hans Oster, Trợ lý của Canaris….
    - Thống chế Erwin von Witzleben, cựu Tư lệnh OB West và Cựu Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân D
    - Tướng bộ binh Friedrich Olbricht, Cục trưởng Tổng hợp Thanh tra và đương nhiệm cả chức vụ Phó Tư lệnh Tập Đoàn quân Dự bị…..
    - Thiếu tướng Helmuth Stieff, Trưởng phòng nhân sự OKH ( Bộ Tư lệnh Lục quân ).
    - Tướng Erich Fellgiebel, Cục trưởng Cục thông tin liên lạc và một số thuộc hạ dưới quyền.
    - Trung tướng Hans Speidel, Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân B tại Normandy (Là một trong số ít người còn sống sót sau Thế chiến II).
    - Đại tá Eberhard Finckh, phó chánh văn phòng của OB West.
    - Tướng pháo binh Eduard Wagner, Cục trưởng Cục hậu cần và Phó tổng tham mưu trưởng OKH
    - Tướng Pháo binh Franz Lindemann, Cục trưởng Pháo binh OKH và mới lên nắm quyền Tư lệnh Tập đoàn quân XVII.
    - Tướng bộ binh Carl-Heinrich von Stuelpnagel, (Thống đốc) Chỉ huy Ban quân quản tại Pháp…
    - Trung tướng Paul von Hase, Tư lệnh Quân khu Berlin.
    - Thiếu tướng Henning von Treschow, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân II và Cựu trưởng phòng hành quân của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.
    - Đại tá Georg Schulze-Buettger, tham mưu trưởng Tập đoàn quân Panzer IV.
    - Trung tá Hans-Alexander von Voss (sĩ quan tác chiến) thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.
    - Thiếu tướng Hans-Ulrich von Oertzen, Giám đốc đào tạo thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.
    - Thiếu tướng Erwin Lahousen, Trưởng ban Phá hoại thuộc Abwehr – Cục tình báo Quân đội.
    - Đại tá Ritter Albrecht Mertz von Quirnheim, Tham mưu trưởng, dưới quyền Tướng Friedrich Olbricht.

    Và còn rất nhiều người khác …..

    …………………………..
    (*). Claus von Stauffenberg sinh tại Bavaria năm 1907, con trai Đại công tước cuối cùng của Vương triều Wuerttemburg. Ông có thể biết nguồn gốc tổ tiên mình từ năm 1962. Những người nổi nhất trong dòng họ của ông gồm cả Gneisenau và Yorck, những anh hùng quân sự Phổ chính của cuộc chiến tranh Napoleon. Theo truyền thống gia đình, ông gia nhập Trung đoàn Kỵ binh 17 vào năm 1927, được đưa vào hoạt động năm 1933, và trải qua khóa đào tạo thuộc Bộ Tổng Tham Mưu từ 1936 đến 1938. Ông phục vụ trong Sư đoàn Khinh binh số 1 (Tiền thân của Sư đoàn tăng số 6) tại Ba lan và Pháp, nhân viên phòng tổ chức thuộc Bộ tham mưu OKH từ năm 1940-43. Cấp trên trực tiếp của ông ở đây là Tướng Buhle.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hơn nữa, sự xác nhận lòng “không trung thành” dưới con mắt Hitler của các sĩ quan quân đội còn để ý tới cả những người không tham gia vào âm mưu đảo chính, nhưng họ lại biết và không báo cáo lại. Trong số đó có thể kể đến tên các vị Thống chế Erich von Manstein, Walter von Brauchitsch (Cựu Tổng tư lệnh Lục quân cho đến cuối năm 1941), Ewald von Kleist, Georg von Kuechler, và Fedor von Bock(*). Một sĩ quan khác mà hẳn chúng ta đều biết là Đại tướng Kurt Zeitzler (**), người đứng đầu Bộ Tổng Tham Mưu Đức. Chắc chắn là người phó của Zeitzler, đó là Tướng Heusinger, luôn thuyết phục bản thân mình là Sếp của mình thừa biết âm mưu đảo chính (Heusinger không bao giờ tha thứ cho Zeitzler vì đã sắp đặt ông ta làm việc ở trong boong-ke với Hitler trong thời điểm quả bom phát nổ)….Dù thế nào đi nữa, Fuehrer đã sa thải Zeitzler trong ngày 21/7/1944 và thay thế ông ta bằng Đại tướng Heinz Guderian. Trong số những kẻ khác, Fuehrer để mắt tới cả Đại tướng Fried-rich Fromm (***), Tư lệnh Tập đoàn quân Dự bị. Fromm bị bắt, và sau đó bị bắn với lời buộc tội hèn nhát…

    Với cương vị của mình, Hitler đã bổ nhiệm Heinrich Himmler, Thống chế SS (Reichsfuehrer-SS) thay thế chức vụ của Fromm. Còn Tướng Schmundt, sĩ quan tùy tùng Hitler (bị thương nặng và chết sau vụ 20/7) được thay thế bằng một trong những kẻ giết người của Nazi, Trung tướng Wilhelm Burgdorf, người sẽ sớm nhận được biệt danh "Kẻ phu huyệt của Hội Đoàn sĩ quan"…

    Trên thực tế, Guderian không phải là lựa chọn đầu tiên của Hitler và chỉ là một người nắm “quyền phụ trách Bộ tham mưu Lục quân” chứ không phải hoàn toàn là chức vụ “Tổng tham mưu trưởng Lục quân”. Sự lựa chọn đầu tiên của Fuehrer nhắm vào vị Tướng Bộ binh Walter Buhle, là một kẻ Quốc xã cuồng tín nhưng ông ta đã bị thương bởi trái bom của Stauffenberg và chưa thể hồi phục được. Hitler không bao giờ tha thứ cho Guderian vì để “thất bại” trong trận chiến Moscow năm 1941, nhưng giờ đây, ít ra Guderian cũng là một trong số ít những tướng lĩnh thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân (OKH), không bị nghi ngờ dính dáng đến âm mưu đảo chính. Vào ngày 20/7/1944 ác mộng, chính Heinz Guderian là người đã thiết lập cấp tốc một Tiểu đoàn xe-tăng để chiếm giữ lại Tổng hành dinh SS tại Fehrbelliner Platz. Ông ta còn nói rõ rằng các vị tướng lĩnh Đức tại mặt trận miền đông chỉ đạt những thành tích nghèo nàn kể từ khi ông ta bị sa thải, và Guderian thường xuyên gắn liền thất bại với những lời buộc tội dành cho Bộ Tổng tham mưu Đức…

    Sau ngày 20/7 ngoài một vài người ngoại lệ, còn lại Hitler đối diện với các vị thống chế và tướng lĩnh của mình với thái độ nghi ngờ, hoang tưởng và căm ghét công khai. Hơn bao giờ hết, nhà độc tài coi các tướng lĩnh quân đội và các sỹ quan trong Bộ Tổng tham mưu như là kẻ thù. Ông chỉ tỏ ra khoan dung sau một thời gian rất lâu sau khi thấy họ thể hiện sự khúm núm và phục tùng mù quáng. Tướng Guderian nhớ lại rằng sau ngày 20/7 sự hoài nghi sâu xa vốn đã có trong con người Hitler đối với mọi người xung quanh nói chung và Hội Sĩ quan tham mưu nói riêng giờ đây trở thành mối thù hận sâu sắc. Những gì cứng rắn thì trở thành ác độc, trong khi xu hướng dối trá đã hoàn toàn ngự trị. Ông thường nói dối một cách không do dự vì cho rằng người khác cũng đang nói dối mình. Ông không hề tin tưởng một ai nữa. Trước đây để đối phó với ông đã là điều khó khăn lắm rồi; nhưng giờ thì nó trở thành sự tra tấn mà sự tồi tệ cứ phát triển đều đặn từ tháng này sang tháng khác. Ông thường xuyên mất hết sự kiểm soát bản thân và ngôn ngữ thì ngày càng bạo lực hơn.

    Trái ngược những gì đã bóng gió nêu trong cuốn hồi ký về sự phục vụ bản thân mình trong Wehrmacht được xuất bản vào thời kỳ hậu chiến, Heinz Guderian đã mưu toan ngay trong ngày đầu có mặt tại văn phòng để ủng hộ Hitler, nhằm tách bạch bản thân với hình ảnh của những người tiền nhiệm và đánh bóng cho minh chứng của sự trung thành tuyệt đối của mình với Quốc trưởng và chế độ. Ông đòi hỏi các sỹ quan của Bộ tổng tham mưu thể hiện thái độ theo Nazi trên tất cả yêu cầu chính trị không thì sẽ bị sa thải ngay ra khỏi Bộ. Heinz Guderian cũng ra lệnh rằng tất cả các sỹ quan đang làm việc tại Bộ tổng tham mưu đều phải dự giờ giảng về Chủ nghĩa Quốc xã cũng như tham gia thuyết trình về chế độ Quốc xã…

    Vào ngày 24/7/1944, Guderian đồng ý với Goering thông qua mệnh lệnh đưa kiểu chào "Heil Hitler!", giờ đây sẽ sử dụng chính thức cho quân đội Đức thay cho kiểu chào truyền thống cũ. Đây là một mệnh lệnh gây ra nhiều sự tranh cãi trong quân đội, cho nên thường được chào đón bằng những biểu hiện căm ghét cũng như khinh thường. Vẫn còn nhiều sĩ quan phổ biến mệnh lệnh của họ, sau đó thì bỏ đi theo kiểu chào truyền thống. Ít nhất, trong quân đội Đức vẫn còn duy trì một sự hợp lý , độc lập của một tổ chức cũ, nhưng cái sự độc lập đó chỉ mang tính biểu tượng hơn là một điều xác thực hiện hình….

    …………………………………

    (*).Thống chế Kleist (Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân A) đã bị buộc phải nghỉ hưu vào tháng 4 năm 1944. Thống chế Bock, cựu chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Nam bị Quốc trưởng sa thải vào tháng 7/1942 và không bao giờ được trọng dụng lại nữa….

    (**).Kurt Zeitzler sinh tại Cossmar vào ngày 9/6/ 1895, và gia nhập quân đội với tư cách là một sĩ quan học việc vào tháng 3/1914 . Được lệnh phục vụ trong lực lượng Bộ binh vào cuối năm, ông đã chiến đấu suốt Thế chiến thứ nhất, và sau Thế chiến I được phép ở lại phục vụ trong Reichsheer (Lực lượng vũ trang Đức thời 1919-25). Ông giữ chức Tham mưu trưởng trong Quân Đoàn XXII của Tướng von Kleist ở Ba Lan khi Thế Chiến II bắt đầu. Ông vẫn giữ chức vụ đó khi mà von Kleis chỉ huy các Cụm Tập đoàn quân Panzer tại Pháp (1940) cũng như Tập đoàn quân Panzer I tại Nga (1941-42). Ngày 1/2/1942, ông được thăng chức Thiếu tướng. Hai tháng sau trở về Pháp phục vụ với chức vụ Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân D (Sau đổi thành Mặt trận miền Tây OB West). Mặc dù ông chỉ đeo lon Thiếu tướng, Hitler vẫn bổ nhiệm ông làm Tổng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Lục quân (OKH) vào ngày 24/9/1942, đồng thời thăng cấp cho ông tương đương với cấp bậc Trung tướng bộ binh. Sau đó, ông đeo lon Đại tướng vào đầu năm 1944. Hitler hy vọng Zeitzler sẽ là một công cụ sẵn sàng phục vụ cho bản thân mình và và Bộ Tư lệnh Tối cao quân lực OKW, nhưng ông ta (Zeitzler) thì không muốn vậy, nên mối quan hệ của họ trở nên rất căng thẳng vào tháng 7/1944.. Tướng Zeitzler không bao giờ được Quốc trưởng sử dụng nữa và bị sa thải, buộc ra khỏi quân đội vào đầu năm 1945. Ông đã về hưu sau chiến tranh và qua đời vào ngày 25/9/1963…

    (***). Các điều tra viên của Hitler không thể chứng minh được tướng Fromm có tham gia vào âm mưu đảo chính hay không, bởi vì Fromm đã xử bắn hết các nhân chứng quan trọng nhất có khả năng tố cáo ông ta vào đêm 20 rạng ngày 21/7/1944. Đó là Tướng Beck và Olbricht và Đại tá von Stauffenberg. Thế nhưng cuối cùng Fromm vẫn bị bắt, xử bắn vì tội hèn nhát vào ngày 12/3/1945…
    malutki1981, tonkin2007, meo-u4 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    TIẾP TỤC RÚT LUI.




    Trong lúc này, chúng ta hãy quay trở lại với tình hình trên mặt trận miền Đông, nỗi thống khổ của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm vẫn tiếp tục diễn ra. Các lực lượng chủ lực thuộc các Sư đoàn tăng 5, 12 và 20 vẫn tiếp tục rút lui, họ thường xuyên được hỗ trợ bởi các đơn vị phòng không hoạt động trong vai trò chống xe tăng hoặc hỗ trợ trên mặt đất.

    Trong quá trình Cụm Tập đoàn quân Trung tâm bị người Nga hủy diệt, nổi bật lên một đơn vị chiến đấu xuất sắc và thoát khỏi thảm hoạ mà còn nguyên bộ khung, đó là Quân đoàn II Pháo binh Phòng không dưới sự chỉ huy của viên tướng pháo binh Job Odebrecht (*). Được hình thành tại Bobruisk vào tháng 10/1943 từ những gì còn sót lại của Sở chỉ huy phòng không thuộc Quân đoàn Dã chiến Luftwaffe III; bao gồm Sư đoàn Pháo phòng không 12 (Chỉ huy là Thiếu tướng Werner Prellberg) đóng trong vùng Bobruisk; Sư đoàn Pháo phòng không 18 (Thiếu tướng Adolf Wolf) đóng tại Orsha; Sư đoàn Pháo phòng không 23 (Đại tá Hans-Wilhelm Fichter) trong khu vực Minsk; và Lữ đoàn Pháo Phòng không số 10 (Đại tá Guenther Sachs) tập trung xung quanh vùng Vitebsk. Theo như họ cho biết, chỉ riêng bốn đơn vị này đã tiêu diệt hàng trăm xe tăng Liên Xô và xe thiết giáp bọc thép (AFV) nhưng cũng lại phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

    Lữ đoàn Pháo Phòng không số 10 làm nhiệm vụ yểm trợ cho Tập đoàn quân Panzer III, đang phòng ngự tại Vitebsk. Tại đây, phần lớn Lữ đoàn đã bị thiệt hại nặng và phải chịu rất nhiều thương vong, được rút khỏi chiến trường vào tháng Tám, chuyển về Warsaw, sau đó được lệnh giải thể vào ngày 1/10/1944. Mọi thành phần còn sót lại của Lữ đoàn được sử dụng để hình thành lên Trung đoàn phòng không Cơ giớ số 116, ngay lập tức quay trở lại mặt trận nhằm mục đích hỗ trợ cho Tập đoàn quân IV…

    Sư đoàn Pháo phòng không 18 cũng đang làm nhiệm vụ yểm trợ cho Tập đoàn quân IV. Giống như các đơn vị pháo phòng không khác, họ được chia thành nhiều Cụm chiến đấu nhỏ (kampfgruppen) đóng rải rác trong mọi khu vực hoạt động và phải chiến đấu ở mọi cuộc giao tranh lớn trong khu vực. Do phải hứng chịu rất nhiều thiệt hại nên cuối cùng họ cũng phải rút ra khỏi mặt trận, chuyển về Đông Phổ, nhanh chóng được xây dựng lại, quay trở lại mặt trận với nhiệm vụ hỗ trợ cho 2 Tập đoàn quân Panzer IV cũng như Tập đoàn quân IV…

    Sư đoàn Pháo phòng không 23 ( Chỉ huy sở được thành lập từ đội ngũ nhân viên tham mưu còn sót lại của Sư đoàn Luftwaffe Dã chiến số 22 – đã chấm dứt sự tồn tại của mình từ ngày 10/10/1943). Do bị tổn thất rất nhiều nhân mạng cũng như vũ khí nên họ được phép rút ra khỏi chiến trường. Sau đó, Sư đoàn được gửi đến vùng Radom-Posen của Ba Lan (gần Warsaw) nhằm mục đích xây dựng lại. Sư đoàn không phải quay lại mặt trận bởi vì chiến tranh đã lan tới sát nách họ….

    Còn lại, Sư đoàn Pháo phòng không 12 tiếp tục làm nhiệm vụ yểm trợ cho Tập đoàn quân II và phải hứng chịu ít nhiều thương vong….

    Mặc dù mất rất nhiều khẩu pháo, Luftwaffe vẫn cứ tăng cường Lữ đoàn pháo phòng không số 11 (chỉ huy là Đại tá Alexander Nieper (**)) cho Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Lữ đoàn được tập kết tại Koenigsberg vào ngày 1/6/1944, và chỉ có hai trung đoàn; họ được điều ra mặt trận để hỗ trợ cho Tập đoàn quân Panzer III. Lữ đoàn cũng là cơ sở để hình thành lên Sư đoàn Pháo phòng không 27 vào tháng 9/1944 nhưng không hề được bổ sung thêm quân số cũng như khí tài….

    Sau ngày 14 tháng 7, Hitler đã cho phép Model được phép sơ tán một số “pháo đài địa phương” (kể cả một số địa điểm sau khi Guderian ra chỉ thị phải bảo vệ bằng bất kỳ mọi giá), bởi vì bị người Nga chiếm mất nhiều khu vực họ đang có nhiệm vụ bảo vệ. Các thành phố như Pinsk (bên sông Pripet) và Grodno bị rơi vào tay người Nga trong các ngày 14-16/7/1944, và kẻ thù đã tiếp cận tới biên giới nước Nga- Balan mới (theo quyết định được đưa ra tại Hội nghị Teheran) trong ngày 18/7/1944. Quân Sô-viết tiếp tục làm chủ các thành phốLublin(23/7) – Bialystok (27/7) cũng như Brest-Litovsk đã thất thủ trong ngày 28/7/1944). Hồng quân tiếp tục đè bẹp sức kháng cự của người Đức tại bàn đạp Praga, bờ tây sông Vistula, đe dọa trực tiếp tới thủ đô Warsaw trong ngày 31/7 và ngày 1/8 họ đã giải phóng thành phố Kalvariya chỉ cách biên giới nước Phổ có 15 dặm đường. Sau đó, đà tiến quân của “cơn bão Sô-viết” bắt đầu chậm dần lại, một phần vì do sự khó khăn trong công việc hậu cần của người Nga, và phần quan trọng hơn là Model đã nhận được một số lượng quân tiếp viện đáng kể…..

    Sau này, khi viết về các chiến dịch trong mùa hè năm 1944, Thiếu tá Gerhard Friedrich, Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh Cơ giới 13 (Sư đoàn tăng số 5) đã hồi tưởng lại: Đó là cuộc chiến khốc liệt nhất mà chúng tôi đã từng trải qua. Chúng tôi luôn phải ngụy trang, bắn vào kẻ thù với bất cứ loại vũ khí nào có trong tay, liên tục rút lui, và sau đó tiếp tục tấn công người Nga từ một hướng khác. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người…phải cố gắng, tung hết sức mình…Không hề có lúc nào được chợp mắt. Trong những ngày này, chủ nghĩa anh hùng, sự hy sinh dũng cảm cũng như sự thiếu thốn mọi thứ không thể được diễn tả bằng lời…..Sẽ rất sai lầm khi chỉ đề cập tới cá nhân hoặc đơn vị chiến đấu bởi vì tất cả những người lính Wehrmacht đã làm được những điều tốt nhất trong khả năng mà họ có thể làm được…

    …………………
    (*). Job Odebrecht (1892-1982) gia nhập đội ngũ sĩ quan hải quân năm 1909. Được giao nhiệm vụ làm sĩ quan cờ hiệu năm 1912, ông phục vụ trên tàu phóng lôi, tàu chiến trước khi được gửi tới Đông Phi. Khi Đại chiến thế giới lần thứ nhất bùng nổ, ông chỉ huy một đại đội lính thủy đánh bộ đặc nhiệm. Bị người Bỉ bắt làm tù binh năm 1916 khi miền đông châu Phi (chịu ảnh hưởng của quân Đức) rơi vào tay Đồng minh. Sau chiến tranh, ông trở về Đức và gia nhập cảnh sát, nơi ông sẽ phục vụ với quân hàm Thiếu tá. Ông trở lại hoạt động trong Luftwaffe vào năm 1935 và được thăng chức đại tá vào cuối năm. Các chức vụ chỉ huy mà ông từng giữ bao gồm: Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn Pháo binh Phòng không số 11(1935-36); Tiểu đoàn Pháo binh Phòng không 71 (1937-38); Trung đoàn Pháo binh Phòng không I/ 34 (1938); Trung đoàn Pháo binh Phòng không 25 (1938); Trung đoàn Pháo binh Phòng không 8 (1938-39); Chỉ huy Lực lượng Phòng vệ trên không số 5 (1939-40) và số 6 (1940-1941); Sư đoàn Pháo binh Phòng không số 6 ((1941-42); Sư đoàn Meindl(Tiền thân của Sư đoàn Không quân Dã chiến 21 – 1942); và Quân đoàn Không quân Dã chiến III ((1942-43). Ông tiếp tục lãnh đạo Quân đoàn Pháo binh Phòng không số II cho đến khi kết thúc chiến tranh…Ông được thăng Thiếu tướng Pháo binh vào ngày 1/12/1942….


    (**). Đại tá Alexander Niepertạm thời thay thế vị trí sĩ quan chỉ huy của Trung tướng Walter Kathmann – Tư lệnh Sư đoàn Pháo binh Phòng không 27 mới thành lập. Sau khi Đại tá Oskar Vorbrugg lên nắm quyền chính thức, thì ngày 24/10/1944 Alexander Nieper lại quay lại thay thế và đạt được nhiều thành công…..
    gaume1, tonkin2007, tatpcit3 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại mặt trận miền bắc nước Nga trong khu vực Kaunas, Tập đoàn quân Panzer III của Reinhardt phải đối mặt với 18 Sư đoàn Bộ binh Sô-viết, 3 Quân đoàn xe-tăng, 1 Quân đoàn cơ giới và 3 Lữ đoàn tăng độc lập. Đối lại, Reinhardt chỉ có 4 Sư đoàn bộ binh không đầy đủ sức mạnh cùng với 1 Sư đoàn tăng. Vào ngày 18/7/1944, người Đức bị tấn công bởi 3 Tập đoàn quân Nga. Đó là; Tập đoàn quân Cận vệ II, Tập đoàn quân Xe-tăng Cận vệ V và Tập đoàn quân XXXIII (33)… Ngày 22/7/1944, Quân số thuộc Tập đoàn quân Panzer III giảm xuống còn có 13.850 tay súng. Reinhardt yêu cầu cho phép rút lui, nhưng Model ra lệnh cho ông ta cố gắng cầm chân người Nga 2 đến 3 ngày nữa.. Tuy vậy, Hitle sau đó từ chối, không cho phép Reinhardt rút quân trên toàn mặt trận….

    Vào ngày 30/7/1944, sườn trái thuộc Tập đoàn quân Panzer III cuối cùng đã bị Hồng quân chọc thủng. Đích thân Reinhardt ra lệnh rút lui, trực tiếp vi phạm mệnh lệnh đến từ Quốc trưởng. Quân Sô-viết ào ạt tràn qua lỗ thủng như nước vỡ bờ và ngày hôm sau họ đã tới vịnh Riga, cắt đứt đường rút của Cụm Tập đoàn Bắc và cách ly người Đức trong túi vây Courland. Số quân Đức trong vòng vây lúc này chỉ được tiếp tế bằng đường biển. Trong lúc đó, số còn lại thuộc Tập đoàn quân Panzer III, bị hất ngược trở lại biên giới Đông Phổ. Các nhân viên tham mưu tập trung tại Schlossberg, sau đường biên giới thuộc Đế chế. Những người lính, cũng giống như những người dân tản cư đã trông thấy được Sở chỉ huy tiền phương nằm trong một “Thành phố nhỏ bé rất ngăn nắp, trật tự theo kiểu Đức gần như không thể hiểu nổi sau ba năm chiếm đóng Liên-xô”

    Mặc dù vậy, Reinhardt thấy kinh hoàng khi phát hiện ra Erich Koch (*) – Toàn quyền Đông Phổ, là người chịu trách nhiệm về các biện pháp bảo vệ cho các công dân trong khu vực, thậm chí không có trong tay lấy một bản phác thảo cho kế hoạch sơ tán những phụ nữ cũng như trẻ em sơ tán ra khỏi những khu vực nóng bỏng. Thiếu tướng Otto Heidkaemper (**), Tham mưu trưởng Tập đoàn quân Panzer III đã nói với Sếp của mình rằng; ngày nào ông cũng liên tục thông báo tình trạng này bao giờ cũng bị cấp trên lờ tịt đi; chắc là Koch đã làm theo chỉ thị
    của Fuehrer – Heidkaemper đưa ra kết luận như vậy…

    Ông ta nói :”Sẽ có hàng chục nghìn người dân phải bỏ mạng, cũng như chúng ta phải chịu trách nhiệm về số lượng chưa từng có các vụ hiếp dâm sắp xảy ra trong các tuần lễ tiếp theo “….

    Giờ đây, tại mặt trận miền Nam, Thống chế Model vẫn giữ chức Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraine, mặc dù vị phó của ông , Tướng xe-tăng Josef Harpe (***) toàn quyền xử lý công việc tác chiến hàng ngày. Như vậy, Model, hơn bất kỳ một vị tướng Wehrmacht nào đó trước đây, trên thực tế đã trở thành người Chỉ huy tối cao của Mặt trận miền Đông. Từ ngày 22/6/1944 đến giữa tháng Bảy năm 1944, người “lính cứu hỏa cho Quốc trưởng” đã điều chuyển tới 3 Sư đoàn tăng và 2 Sư đoàn Bộ binh từ Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraine sang Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, mặc dù Tướng Josef Harpe cũng được gia cố một số Sư đoàn chưa kinh qua thử thách….

    Vào ngày 6/7/1944 bắt đầu mở đợt tấn công lớn vào khu vực do Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraine bảo vệ, cụ thể là phía đông Kovel và Lvov (tên tiếng Đức - Lemberg) do Phương diện quân Ukraina I tiến hành. Lực lượng của họ bao gồm 10 Tập đoàn quân (chủ lực là các Tập đoàn quân Xe-tăng Cận vệ I, III và Tập đoàn quân xe-tăng IV); bao gồm 7 Quân đoàn xe-tăng, 3 Quân đoàn Cơ giới, 72 Sư đoàn Bộ binh và 6 Sư đoàn kỵ binh; tổng cộng lên tới hơn 1.000.000 người được hỗ trợ bởi 1.500 xe tăng, 450 khẩu pháo tự hành, 16.000 khẩu pháo các loại cũng như 3.000 máy bay yểm trợ từ trên không. Đối mặt với cuộc tấn công dữ dội của người Nga, Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraine có 900.000 người, 900 xe tăng và pháo tự hành, 6.000 khẩu pháo các loại cùng với 700 máy bay làm nhiệm vụ hỗ trợ, nhưng hầu như không có loại máy bay chiến đấu trong thành phần….

    Mở đầu, người Nga nhắm vào Kovel, nằm trên sườn bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân. Sáu con đường quốc lộ chính hội tụ cả vào trong thành phố, được các Sư đoàn Bộ binh 26-342-131 và 253 (thứ tự từ bắc xuống nam) trực tiếp bảo vệ với sự tăng cường của Chiến đoàn Ober-sturmbannfuehrer Muehlenkamp do Trung tá SS Johan-nes Rudolf “Hannes” Muehlenkamp (****) chỉ huy. Đó là một người đẹp trai, chuyên hút xì-gà đang là Tư lệnh Trung đoàn tăng SS số 5 (Sư đoàn tăng SS Viking). Sư đoàn này vừa hoàn thành xong công việc chuyển đổi và tái trang bị tại Căn cứ huấn luyện Heidelager thuộc Ba-lan, nơi mà Sư đoàn Viking được nâng cấp từ Sư đoàn Bộ binh Cơ giới chuyển hóa lên Sư đoàn xe-tăng…..

    ……………………..

    (*). Erich Koch chạy trốn khỏi Đông Phổ vào năm 1945, khi người Nga xuất hiện tại đó. Sau đó ông ta biến mất, nhưng có ai đó đã nhận được mặt vào tháng 5/1949 và thông báo cho người Anh bắt giữ. Đầu năm 1950, bị dẫn độ sang Ba-lan nhưng không hề bị đưa ra tòa án xét xử cho tới tận năm 1958. Bị kết án tử hình năm 1959, nhưng Erich Koch không bị hành quyết; Ông đã sống một cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở Barczewo, Ba Lan, cho đến khi qua đời vào ngày 12 /11/1986….

    (**). Thiếu tướng Otto Heidkaemper là một sĩ quan kỹ thuật, dành toàn bộ sự nghiệp của mình trong chiến tranh trên mọi cương vị của một sĩ quan tham mưu. Sinh năm 1901, bắt đầu phục vụ trong quân đội từ năm 1922 và khi chiến tranh kết thúc, ông mới có 44 tuổi.. Ông phục vụ trong Bộ tham mưu Bộ Tư lệnh biên phòng Eifel (1938) và Sư đoàn Khinh binh số 2 (1939), tiếp theo Sư đoàn tăng số 7 (1939-40), Trưởng phòng tác chiến Sư đoàn tăng số 4 (1940-42); Tham mưu trưởng Quân đoàn XXIV Panzer Corps (1942-43) trước khi trở thành Tham mưu trưởng Tập đoàn quân Panzer III (Tháng 5/1943).Ông cũng bị huyền chức sau khi Reinhardt bị Hitler sa thải vào tháng 1/1945. Otto Heidkaemper tiếp tục chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 464 (cuối tháng 4/1945) cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ông được phong Trung tướng vào ngày 9/11/1944. Khi chiến tranh kết thúc, ông đầu hàng người Mỹ nhưng được thả vào ngày 25/5/1945. Ông mất tại Bueckeburg năm 1969…….

    (***). Tướng Josef Harpe bắt đầu phục vụ trong quân đội trên tư cách là một Sĩ quan Bộ binh học việc từ năm 1909 và đến năm 1935, ông chỉ huy Trung đoàn Kỵ binh số 12. Ông liên tiếp thành công trên các cương vị lãnh đạo như Trung đoàn tăng số 3 (1935); Lữ đoàn tăng số 1 (1939); Trường huấn luyện xe-tăng (1940); Sư đoàn tăng 12 (1940); Quân đoàn xe tăng XLI (cuối 1942); Tập đoàn quân IX (11/1943) và Tập đoàn quân Panzer IV (18/5/1944). Được phong Đại tướng vào ngày 1/4/1944. Josef Harpe bị huyền chức Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân A (theo cách gọi mới của Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina) vào ngày 27/1/1945, sau khi người Nga chiếm được bàn đạp Bavarov. Ông ta tiếp tục làm Tư lệnh Tập đoàn quân Panzer V (9/3/1945) và buộc phải đầu hàng quân Mỹ trong túi Ruhr (4/1945). Ông được các sĩ quan cấp cao của Đức tôn trọng, kính nể mặc dù ông là người ủng hộ chủ nghĩa phát-xít. Ông được thưởng Huân chương Hiệp sĩ Thập tự với Thanh kiếm cùng lá sồi đính kèm. Ông bị người Mỹ cầm tù cho đến năm 1948. Josef Harpe mất tại Nuremberg năm 1968…..

    (****). Trung tá SS Hannes Muehlenkamp sinh 9/10/1910 tại Metz (bấy giờ thuộc Đức), là con trai của một công chức. Ông ta gia nhập SS năm 1934 và tham gia Trường huấn luyện SS tại Brunswick. Sau khi tham gia huấn luyện tại Sư đoàn tăng số 2, ông ta bắt đầu chính thức phục vụ SS vào năm 1938 với vai trò làm Trung đội trưởng trong 1 đại đội moto thuộc Trung đoàn Germania. Mueh-lenkamp tiếp tục làm Đại đội trưởng trong các chiến dịch chinh phục Ba-lan và Pháp, làm trợ lý trong một thời gian ngắn cho Tướng Waffen-SS Paul Hausser trước khi làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trinh sát Das Reich ( sau đó đổi tên thành Tiểu đoàn Trinh sát thuộc Tiểu đoàn xe tăng SS số 2) tại Nam tư và Nga. Ông ta lên nắm quyền Tiểu đoàn tăng SS số 5 (1942) và vẫn là tư lệnh sau khi được nâng cấp thành trung đoàn vào năm 1943 …..
    gaume1, caonam_vOz, tonkin20076 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này