1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Hê hê. Người trong ngành nói mà còn cãi được thì cũng chịu cụ. Để mai lên máy tính tôi dẫn chứng cho cụ xem.

    Lựu pháo mà bắn có 300 phát đã hỏng nòng thì pháo 105mm nhà ta chẳng thọ đến bây giờ. Vụ này hay đây, để mai xem trình dịch tiếng anh của cụ đến đâu.
    --- Gộp bài viết: 09/09/2019, Bài cũ từ: 09/09/2019 ---
    Vui thật. Hóa ra các thánh nghĩ rằng tuổi thọ nòng theo EFC là số phát bắn đến khi bán sắt vụn. Thực tế tuổi thọ nòng theo phát bắn để chỉ số phát đạn bắn liên tục trước khi nòng pháo ko đảm bảo hệ số kỹ thuật cho phép do giãn nòng vì nhiệt thuốc phóng + ma sát đạn nòng. Cần nghỉ để nòng nguội.

    Tuổi thọ nòng pháo lựu khi bắn chiến đấu tầm 200 đến 300 phát bắn liên tục. Pháo nòng dài thì bắn được ít hơn pháo nòng ngắn.

    Ví dụ chút cho sinh động. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nhà ta báo cáo pháo 105mm bắn hết 15000 viên đạn. Biên chế 1 trung đoàn lựu có 24 khẩu. Vậy mỗi khẩu bắn hơn 600 viên. Nếu theo các thánh nòng pháo bắn 300 viên vứt chắc nhà ta lấy đạn ném nhau với Pháp quá.

    Mai sẽ có bài chi tiết bóc phốt cái tuổi thọ này.
    halosun thích bài này.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.735
    Đã được thích:
    10.131
    Mình thì không nghi ngờ kiến thức của người trong ngành. Chỉ nghi ngờ khả năng nghe hiểu, và kiến thức của người truyền đạt lại thông tin của người trong ngành thôi.

    Như vụ pháo M68, 105mm. Đó là pháo nòng xoắn gắn trên xe tăng. Bắn ra viên đạn có vận tốc đầu nòng hơn 1000m/s. Vận tốc lớn thì ma sát với nòng lớn, áp suất nòng cao --> nòng mòn nhanh. Yêu cầu chính xác cao nên nòng không thể mòn quá nhiều. Bọn kỹ thuật mới đưa ra con số tuổi thọ nòng theo tiêu chí mòn là 300 EFC. Bắn hơn 300 phát ở liều phóng tối đa (full charge) thì súng không đạt độ chính xác theo yêu cầu nữa. Phải tháo ra thay. Do đó mới đẻ ra chuyện trét titanium bên vỏ đạn. Do đó nòng M68 có thể bắn được cả ngàn phát đạn trét titanium thì mới thay nòng.

    Đọc một chút thì tay meo_u biến ra pháo lựu M101, 105mm có tuổi thọ nòng 300 EFC. EFC tiếng việt nghĩa là tương đương (effective) liều phóng tối đa (full charge). Ông meo_u suy diễn thành .... WTF !!!

    EFC là đơn vị cơ bản để đo tuổi nòng. Nhưng mà trong pháo binh thì thường không ai bắn liên tục với liều phóng tối đa cả. 90% là bắn cầu vồng với liều phóng thấp để đạt đường đạn ổn định nhất. Nên sẽ có bảng quy đổi bắn với liều phóng thấp hơn thì tương đương bao nhiêu EFC.

    Đây là tài liệu huấn luyện chính thức của bọn pháo binh tư bẩn. Mình chụp lại vài đoạn về pháo M101 105mm, chứ không phải ai cũng đi đọc mấy trăm trang tài liệu. Pháo M101 có tuổi thọ nòng là 5000 EFC, không dùng liều phóng tối đa thì có thể bắn tới 20.000 phát đạn.

    https://apps.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a134349.pdf
    [​IMG]
    beta22halosun thích bài này.
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    lâu rồi mới thấy 1 cuộc giao lưu kỹ thuật thú vị ntn :D, các cụ nhè nhàng chút có phải nhà cửa vui vẻ không >:D<, tiếc là giờ các tay mem cựu gặp nhau chỉ chửi đổng to tiếng thôi
    beta22 thích bài này.
  4. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Bác Hoàng phải hỏi tay Tàu nô Rù Rì vụ pháo và nòng pháo nha . Đừng có múa rìu với hắn . Hắn là người trong ngành đo :-D:-D
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Người trong ngành nói đây. Tuổi thọ pháo tăng 100mm trên T54 khoảng 1000 phát bắn
    "Về tuổi thọ của nòng pháo nói chung và pháo trên tăng nói riêng thường được ước tính một cách sơ lược bằng số lần bắn. Đối với pháo 100mm trên T54, T55, T59 thì con số này vào khoảng 1000 phát bắn. Thực ra đây là một con số mang tính tương đối bởi trên xe có nhiều loại đạn, mỗi loại tạo nên độ mòn nòng khác nhau... nên nó dao động khá lớn. Còn về chuyên môn, người ta có một cách khác để đánh giá, phân cấp nòng pháo- đó là đo "chiều dài buồng đạn" bằng một dụng cụ chuyên dùng. Căn cứ vào đó phân loại pháo ra 5 cấp. Khi pháo rơi vào cấp 5 thì buộc phải thay nòng.
    Việc thay nòng pháo cũng không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải có thợ chuyên môn và dụng cụ chuyên dùng. Nhiệm vụ này trong chiến tranh thường do các độị sửa chữa cơ động của BTLTTG đảm nhiệm."
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=28574.120

    Pháo lựu 105mm và pháo tăng (nhất là tăng phương Tây) liều liền với đạn. Vậy mà cụ Hoàng còn phân biệt đâu là liều phóng tối đa với tối thiểu thì cũng ạ cụ.

    Tiêu chuẩn phân loại nòng pháo lựu còn dùng được hay không ở đây. Thường nòng mòn đi khoảng 3mm, tức là đường kính nòng to hơn đường kính thiết kế 3mm mới phải vứt nòng. Mà để mòn được 3mm chắc phải bắn vài vạn viên. He he
    https://thuvienphapluat.vn/van-ban/...BQP-an-toan-lao-dong-phao-mat-dat-359722.aspx

    Phụ lục A

    TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP NÒNG PHÁO

    STT

    Tên loại pháo

    Tiêu chuẩn phân cấp (Theo độ mòn buồng đạn - mm)

    Cấp 1

    Cấp 2

    Cấp 5

    1

    Pháo 76,2 mm (K54, K1943, K1942 ZIS-3)

    45

    2

    Pháo 85 mm (Đ44, K56)

    100

    3

    Pháo 100 mm MT-12

    34

    4

    Pháo 105 mm (M101, M102)

    1,78

    5

    Pháo 122 mm (Đ30, Đ30A)

    180

    6

    Pháo 122 mm (M30, K38, K54)

    180

    7

    Pháo 122 mm (Đ74, K60)

    25

    8

    Pháo 130 mm (M46, K59, K59-1)

    750

    9

    Pháo 152 mm (Đ20, M47)

    120

    10

    Pháo 155 mm M1

    1,524

    11

    Pháo 155 mm M2

    3,05

    Phụ lục C

    ĐIỀU KIỆN CHO PHÉP MỘT SỐ HƯ HỎNG CỦA NÒNG

    STT

    Tên loại pháo

    Độ phình tối đa (mm) (theo rãnh xoắn)

    Đường kính lỗ thủng, vết lõm (mm) (không có nứt)

    Kích thước cắt ngắn nòng tối đa (mm)

    Ghi chú

    1

    Pháo 76,2 mm (K54, K1943, K1942 ZIS-3)

    Không lồi ra mặt ngoài

    :D<, tiếc là giờ các tay mem cựu gặp nhau chỉ chửi đổng to tiếng thôi[/QUOTE]
    Tranh luận với cụ Hoàng không bị tình trạng cãi cùn, cãi lan man cho trôi bài. Đúng phong cách ngày xưa. Lại cũng có dẫn chứng đàng hoàng. Chứ thắng thua quang trọng giề.
    T90Vladimirhalosun thích bài này.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.735
    Đã được thích:
    10.131
    Tay meo_u này toàn nói chuyện thiên lôi không nhỉ.

    _ Chuyện EFC của pháo binh vs xe tăng. Đạn pháo xe tăng chỉ dùng một liều phóng tối đa để đuờng đạn căng nhất, dễ tính toán phần tử bắn trực xạ. Cứ ra khỏi nòng là vận tốc đầu nòng như vậy. Do đó khi nói chuyện tuổi nòng xe tăng người ta chỉ nói phát đạn cho nó ngắn chứ không cần dùng EFC, nghe to nhớn quá. Đạn pháo binh dùng liều phóng rời, tuỳ tầm bắn và phương án bắn mà nhồi thuốc phóng như thế nào. Do đó đơn vị EFC là cần thiết nếu muốn tính tuổi nòng bằng số đạn qua nòng của pháo binh. Bọn sx đạn pháo, hậu cần có sáng kiến gắn sẵn liều phóng vào đuôi đạn thành một viên để dễ vận chuyển không có nghĩa là viên đạn nhất định phải bắn với liều phóng tối đa được gắn sẵn. Đc nạp đạn sẽ tháo đít đạn ra, rút bớt thuốc phóng tùy phương án bắn trước khi tọng đạn vào pháo. Cụ thể thiết kế đạn pháo 105mm đít đạn có 7 gói thuốc phóng, thích liều nào thì dùng chừng đó liều phóng đó, không có chuyện nhất định phải bỏ hết vào nòng mà bắn.

    http://militarynewbie.com/wp-content/uploads/2013/11/TM-43-0001-28-Army-Ammunition-Data-Sheets.pdf
    [​IMG]

    Do đó cái chuyện nhầm M68 sang M101 là biểu hiện của sự đọc hiểu kém cỏi chứ không có cơ sở kỹ thuật gì để mà bàn ở đây cả.
    ---------------------------------------------------


    _ Chuyện tuổi thọ nòng D-10 theo thông tin người trong ngành thì ông ta đã nói rõ. Phân loại pháo có 5 cấp (theo tiêu chuẩn an toàn). Đến cấp 5 thì buộc phải thay để đảm bảo an toàn trong vận hành. Mình đọc và hiểu rằng 1000 phát đạn (với dao động rất lớn) là giới hạn an toàn của pháo D-10 trên xe tăng. Còn giới hạn kỹ thuật thì chỗ mình biết chỉ khoảng vài trăm phát bắn, sau mấy trăm phát thì cần phải thay nòng để đảm bảo thông số kỹ thuật, đảm bảo ngắm trúng thì bắn trúng.

    Còn muốn tin rằng pháo D-10 có thể bắn cả ngàn viên đạn thì mới mòn nòng đến mức không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về mức chính xác thì cứ việc. Đến đây thì là vấn đề niềm tin rồi. Không có kỹ thuật nữa.
    T90Vladimir thích bài này.
  7. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.818
    Đã được thích:
    7.382
    Tớ thách tay hoàng mít đưa ra bằng chứng bằng hình ảnh hoặc video hoặc tài liệu hướng dẫn quy trình phục hồi nòng pháo bằng mạ điện phân đấy.

    Còn tay mèo vẫn dốt như ngày nào. Ở đây đek có ai nói pháo lựu bắn mấy trăm đến 1000 phát thì vứt nòng cả. Mà là cái nòng xoắn ấy phải sửa lại mới bắn tiếp chính xác được. Còn pháo tăng nòng trơn hiện đại nó bắn cả nghìn phát thì đánh 25 trận vứt mẹ pháo là vừa rồi còn đòi vàng.

    Còn giờ có thằng khùng nào vô chê nòng pháo Mỹ bắn có 300 phát hỏng nòng còn pháo Nga bắn 1200 viên thì đúng ý tay đao cùn @halosun rồi chứ gì. Chứ tranh luận hay cãi chửi nhau ở đây đều có tính giải trí, là cách người ta chơi với tri thức chứ chả ai rỗi hơi đi hơn thua nhau ở cái chốn chả ai biết ai là thằng nào
    beta22karate_hn thích bài này.
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cụ đọc không đến nơi đến chốn. Làm gì có chuyện tháo các tút ra lấy thuốc phóng đốt chơi.

    Đạn lựu pháo 105mm có 7 liều. Nó ký hiệu ở đít đạn tương ứng M1 đến M7. M1 là liều đủ, tầm bắn xa nhất.

    Lính chỉ cần nhìn ký hiệu là biết cách bắn như thế nào
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 11/09/2019, Bài cũ từ: 11/09/2019 ---
    Thằng Cùi đến cái bức xạ nhiệt cũng không biết thì tính làm quái gì. Chuyên gia chọc gậy bánh xe.
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.735
    Đã được thích:
    10.131
    Tay meo_u định sáng tạo ra pháo binh mới cho Mỹ à ?

    Chú đọc riết quáng rồi, thấy trên tài liệu ban đầu phân tích về liều phóng có chữ M1 thì liền sáng tạo ra mấy con số Mx là để chỉ lượng liều phóng của của viên đạn. Cái M1 ấy là định danh một công thức hoá học nào đấy của thuốc phóng pháo binh Mỹ. Cụ thể thì M1 là thuốc phóng chứa 85% Nitrocellulose, 10% Dinitrotoluene và một số phụ gia khác.

    Đạn nào của Mỹ chú thích liều phóng nơi đít đạn ? Shell M1 là tên định danh của đạn nổ mảnh M1. Mấy con số For How.(Howitzer) M2, M3, M4, M2A1 là kí hiệu nòng pháo để bọn pháo binh biết mà không bỏ lộn nòng. Con số M14 là định danh về kiểu vỏ đạn. Chẳng có con số nào được gọi là lượng liều phóng cố định.

    Quy định về chú thích đạn của pháo binh Mỹ

    [​IMG]
    [​IMG]

    Còn đây là video bọn tây huấn luyện bắn đạn thật với pháo 105mm. Xem thì các bạn sẽ thấy bọn nạp đạn sẽ chuẩn bị liều phóng xong rồi mới gắn đít đạn với đầu đạn dính lại. Gói thuốc phóng được lấy ra phải treo lủng lẳng trên viên đạn để thằng khẩu đội trưởng xác nhận là đạn có đúng liều phóng trước khi nạp vào nòng. Xem từ phút thứ 3:20

  10. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.818
    Đã được thích:
    7.382
    Uất nhỉ... còn mèo ú thì dốt đến mức cái gì cũng không biết chứ không riêng 1 thứ nào. Mấy cái liều phóng đó chỉ cần đem ra soi quang phổ phát biết thành phần chứ có gì đâu mà =))

Chia sẻ trang này