1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    Lót dép hóng các cao thủ,còn hơn hoa sơn luận kiếm các bác ợ
    beta22 thích bài này.
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nhiệt luyện các kiểu gì em méo biết đâu,

    em chỉ biết là với thép chế tạo khuôn đùn ép chịu nhiệt và ma sát ( khá giống với nòng pháo ), nhà em biết có mấy phương pháp, là carbua hóa hay ni tơ hóa, nhà em trực tiếp là ni tơ hóa hay thấm ni tơ. Như Diesel Sông Công là họ carbua hóa.

    Mục tiêu quy trình là làm cứng lớp thép bề mặt tiếp xúc, giảm ăn mòn ... và phục hồi các bề mặt đã làm việc nhiều và có dấu hiệu bị hư tổn ( nhà em xem dấu vết trên vật liệu ép qua, độ ăn lệch về 1 phía nào đó hay khác biệt về tốc độ chạy qua mỗi bên ).

    Phải làm khá cẩn thận vì nếu khuôn mòn quá mức cho phép là phải bỏ khuôn, mà độ chính xác khá cao, chi tiêt 0.7mm lên 0.8mm là có thể bỏ khuôn rồi, nói chung khuôn nhà em kết cấu ko được ổn như nòng pháo ( vì tạo hình phức tạp làm kết cấu và thiết kế dòng chảy phức tạp ) nên càng phải chú ý tới cái độ cứng và ăn mòn này.

    Ngay cách thấm ni tơ này nhà em cũng qua 2 công nghệ khác nhau, trước ngâm bể muối, sau này đốt khí NH3 trong lò nitrua.
  3. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Cụ có cái nào chứng minh phục hồi bằng plasma gìi gì đó ko?

    Đề tài tớ đưa là các cụ có cái để bàn.
    @Mr_Hoang : Vậy số lần bắn cho phéo của 1 nòng pháo là bắn liên tục hay bắn nghĩ cách khoảng?
    Cụ định nghĩ cách người ta tính toán cho phép dựa trên dk nào?
    Cụ mèo nói cũng có cái lý do của nó.
  4. thanhVNW

    thanhVNW Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    56
    Nghe nói làm rãnh khương tuyến cho súng nhỏ thì bây giờ phương pháp tốt nhất là đút lõi tạo hình vào nòng rồi dập nguội liên tục hướng kính (hình như là VN đã áp dụng cách này). Không rõ với nòng pháo lớn thì có thế không. Phương pháp này tạo cho thép chỗ khương tuyến có thớ tốt nên bền hơn so với khương tuyến tạo bằng gia công cắt gọt.
    Chỉ nể là cái lõi sao nó chịu được mà không cong trong lúc dập nhỉ, chắc phải là cacbit wonfram :D
    --- Gộp bài viết: 13/09/2019, Bài cũ từ: 13/09/2019 ---
    Nếu chế tạo nòng súng bằng cách đó thì cũng có thể phục hồi bằng cách đó?
    --- Gộp bài viết: 13/09/2019 ---
    à mà không được, lúc đó nòng đã nhiệt luyện cứng mất rồi :D
  5. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Vẩn tháo ra làm được cụ ah.
    Cái nòng to, nó phục hồi bằng điện phân, plasma gì đấy bằng cách nào? chưa kể vật liệu không tương thích, giản nở nhiệt của các lớp sẽ làm bong tróc.
    Tay @kuyomuko chỉ giỏi phét cho cái video, hình bóc phốt nào?
  6. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Tại sao tớ phải đi chứng mình cái chuyện đó?
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Tay meo_u đọc hiểu nhầm pháo tăng M68 thành pháo lựu M101 nên mới đẻ ra cái suy nghĩ quái đản là bắn liên tục 2-300 phát đạn thì phải nghỉ. Chứ thực tế xe tăng chỉ chứa 20-40 viên đạn một trận đánh. Còn quân địch thì cũng không xếp hàng đứng trước kính ngắm. Nên đồng chí trưởng xe trước khi vào trận thì phải ngồi học tập kỹ lưỡng mục tiêu nào thì dùng súng nào, không phải cứ thấy có địch là bắn tưng bừng lên. Còn bọn kỹ thuật còn lo lắng môi trường ảnh hưởng xấu đến độ chính xác của nòng súng nên phảo bọc áo cách nhiệt cho pháo xe tăng; nếu lo ngại nhiệt do đạn gây ra thì phải lo thiết kế tản nhiệt, lấy nhiệt môi trường để làm nguội nòng mới đúng.

    Còn về pháo binh thì có quy định về tốc độ bắn. Không phải là do sợ nòng nóng quá dẫn đến hư hòng mà là lo bệ khoá nòng nóng quá sẽ đốt thuốc phóng mà không cần kim hoả nữa. Tiếng tây gọi là cook off.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144

    Còn cái con số EFC thì nó được quy định bởi hai yếu tố. Độ mòn của nòng và cấu trúc bền của nòng pháo. Bọn sản xuất sau khi thiết kế thì sẽ xách vài cái nòng ra bắn thử. Để xác định xem sau bao nhiêu phát đạn thì cần phải thay/vứt nòng. Cứ sau khi bắn thử 5-10 phát đạn thì vác dụng cụ ra soi, đo. Xem đường kính nòng là bao nhiêu, độ dày vật liệu còn bao nhiêu, có nứt ở đâu không, vết nứt dài rộng sâu thế nào...v...v. Bắn đến khi nào độ chụm của đạn vượt giới hạn cho phép, hoặc là các vết nứt nhiều quá, sâu quá thì viết xuống EFC của nòng là xyz phát đạn.

    _ Nếu tại giá trị xyz EFC độ chụm không đạt yêu cầu mà nòng vẫn còn cứng, không biến dạng thì chú thích đó là do mòn vật liệu. Nòng tháo ra có thể gửi về nhà máy độ lại. Tiếng tây là wear life.

    _ Còn nếu tại xyz EFC nòng nứt nhiều quá, buồng đạn giãn nở này kia thì chú thích là hết độ bền. Tháo ra xong thì vứt luôn. Tiếng tây là fatigue life.

    Trong thực tế sử dụng thì sau mỗi mùa huấn luyện phải đo, soi nòng một lần. Nhiều khi phải thay nòng trước khi đạt giá trị EFC khuyến cáo nữa kìa.
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Tài liệu nghiên cứu năm xưa của bọn Mỹ về việc cải tiến đạn để kéo dài tuổi thọ nòng M68 105mm tính theo độ mòn. Đưa ra con số cụ thể là mất 1.42mm thì cần thay nòng khác, đây là giới hạn mòn mà khi bắn thì đường đạn không ổn định, không đạt độ chụm mong muốn. Bắn 100 viên đạn dưới cỡ kiểu như M392A2 là phải thay nòng vì mòn. Trong khi đó giới hạn bền, an toàn của nòng 1000 phát đạn.

    Kết luận là với các kiểu đạn thiết kế sau này nếu bôi phụ gia vào vỏ đạn thì bắn đến giới hạn an toàn là 1000 viên đạn thì nòng vẫn bót, bắn vẫn chính xác.

    https://apps.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a056368.pdf
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 14/09/2019
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.383.8949&rep=rep1&type=pdf
    Tạp chí kỹ thuật vật liệu của quân đội Mỹ bàn về sự phát triển liên tục của yêu cầu/công nghệ thiết kế đạn và sự chậm trễ của công nghệ bảo vệ nòng dẫn tới tuổi nòng tính theo số đạn qua nòng (EFC) càng ngày càng giảm. Vào thời điểm 2004 thì nòng M256 của xe tăng M1A1 nếu sử dụng các loại đạn hiện đại lúc bấy giờ thì chỉ bắn được 260 phát đạn thì phải thay nòng. Bài viết đi đến kết luận rằng công nghệ bọc chrome qua điện phân lúc bấy giờ cần được xem xét lại.

    Bài viết có trình bày sơ lược về nguyên tắc kỹ thuật trong việc sản xuất, bọc nòng pháo bằng quy trình điện phân.

    The US Armed Forces currently use chrome plating in their large caliber, direct-fire weapon systems to protect the barrel’s bore surface against the harsh effects of hot propellant gases and from the mechanical wear of projectiles during firing. The electroplating process is used to deposit chromium onto these large caliber gun barrels. The process involves applying a chromium coating by passing an electric current through an electrolyte in contact with the gun barrel. The essential components of the electroplating process include the barrel (electrode to be plated), an anode to complete the circuit, an electrolyte containing the chromium metal ions to be deposited, and a direct current power source. The barrel and the anode are immersed in the chromium-rich electrolyte with the anode connected to the positive leg of the power supply and the barrel connected to the negative leg. As the current is increased from zero, a point is reached where chromium metal plating begins to occur on the barrel. The advantage of chromium electroplating is that it will deposit a relatively thick layer of chromium directly on the gun barrel’s interior surface providing a surface with high wear resistance, a low coefficient of friction, and excellent hardness and corrosion resistance.


    Tất nhiên nguồn mở trên mạng chì có thể cho ta biết về nguyên tắc kỹ thuật là nhúng nòng pháo vào thùng điện phân. Không trả lời được cho cái câu hỏi của congtubl: 'điện phân thế nào để 2 lớp kim loại không giãn nở làm bong tróc nòng khi bắn ?'. Muốn trả lời thì cần phải bắt cóc thằng kỹ sư trưởng nhà máy của Mỹ về hỏi bí mật công nghệ của nó. Chứ google làm sao mà ra mấy thông tin như vậy.
    Lần cập nhật cuối: 14/09/2019

Chia sẻ trang này