1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
  1. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Nếu Mỹ rút thì sẽ là 1 bước lùi rất lớn . Không còn nước nào tin Mỹ . Do vậy rút đi do sức ép cuảs khựa xác suất thấp.
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    23h khuya ngày 18/9 ở Biển Đông qua bản đồ AIS vệ tinh:

    Ảnh 1: Sơ đồ đường đi của Hải Dương Địa Chất 8. Trung bình mỗi ngày con tàu hoàn thành một vòng khảo sát.

    Ảnh 2: Bức tranh thời tiết ở khu vực hai điểm nóng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với màu sắc tượng trưng cho tốc độ gió. Thời tiết dường như đang ủng hộ việc đan áo của tàu Hải Dương Địa Chất 8. Mà nếu biển động thời tiết xấu thì nhóm tàu cũng chỉ mất nửa ngày để tới Đá Chữ Thập trú đậu an toàn. Giờ đây, với hệ thống đảo nhân tạo và đặc biệt là Đá Chữ Thập, việc duy trì một chiến dịch lâu dài xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã trở nên thuận lợi hơn nhiều cho Trung Quốc.

    Ở khu vực lô 06.1, sự hiện diện của các tàu hỗ trợ giàn khoan cho thấy dường như giàn khoan vẫn đang hoạt động.

    [​IMG]
    [​IMG]
    karate_hnbeta22 thích bài này.
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465


    Con tôm độc Singapore và bài học quốc phòng cho VN
    BBC - 18 tháng 9 2019

    Sự kiện nhóm tàu thăm dò địa chất và tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ vệ tiến vào vùng biển của Việt Nam (bãi Tư Chính) làm khuấy lên nỗi lo ngại về hòa bình ổn định ở biển Đông cũng như an ninh khu vực và quốc tế.

    Sống bên cạnh những hàng xóm "khổng lồ" cả về diện tích lẫn kinh tế, các nước nhỏ hơn nên kiên trì đường lối đối ngoại cân bằng, linh hoạt, thực dụng như của Cộng hòa Singapore để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền và độc lập dân tộc.

    Ít ai biết rằng có một "nick name" - xú danh khác của đất nước Singapore, ngoài những cái tên mỹ miều được nhiều người biết đến như "Sư tử biển- The Merlion", " Chấm đỏ- The Little Red Dot", "Con hổ Châu Á - Asian Tiger".

    Đó là "Con tôm độc - The poisonous shrimp". Xú danh này không ai khác mà do chính Thủ tướng Lý Quang Diệu đặt ra, nó phản ánh chính sách đối ngọai của nước cộng hòa này một cách rất chân thực, rất sinh động.

    Trên đấu trường quốc tế, nơi mà cá lớn nuốt cá bé và cá bé tìm xơi tôm nhỏ, Singapore với diện tích chỉ 700 cây số vuông thực sự là một con tôm tí xíu.

    Để sống yên bình giữa bầy cá lớn nhỏ, nó không thể là một con tôm bình thường, mà phải là con tôm có độc trong mình, đủ mạnh để bất cứ một con cá nào phải e dè và trả giá nếu cố tình xơi nó.

    Nọc độc của con tôm Singapore nằm ở đâu?

    Thứ nhất, đó là ở chính sách đối ngoại cân bằng. Cân bằng không có nghĩa là đu dây. Cân bằng có nghĩa là cùng tồn tại và bình đẳng với các siêu cường.

    Singapore quan hệ tốt với tất cả các siêu cường hiện nay là Mỹ và Trung Quốc. Nước cộng hòa này ủng hộ Mỹ cân bằng quyền lực ở Châu Á - Thái Bình Dương song cũng ủng hộ xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ với Trung Quốc.

    Bằng cách này hay cách khác, Singapore xây dựng vị thế của mình trở nên có liên quan, hữu ích và giá trị kết nối với và giữa các siêu cường, giữa các nền kinh tế hay các liên minh kinh tế.

    Singapore là thành viên sáng lập ra ASEAN, là nơi đặt Ban thư ký APEC và thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á, Phong trào không liên kết, Khối Thịnh vượng chung các quốc gia.

    Khi một nước nhỏ nhưng có nhiều bạn tốt là siêu cường, nguy cơ bị xâm lược sẽ ít hơn. Lý Quang Diệu (1956) nói: "Khó mà ăn cướp một người tuy yếu nhưng lại có những bạn bè khỏe mạnh sẵn sàng cho kẻ ăn hiếp một trận". ("It is difficult to rob a weaker man if he has strong friends prepared and able to give the robber a hiding").

    Thứ hai, là chính sách tự cường, tự lực cánh sinh. Hơn 3% GDP hàng năm của đảo quốc này, gần 20% chi tiêu của chính phủ (khoảng 12 tỷ USD) được dành cho chi tiêu quân sự.

    Thực túc thì binh cường, binh cường thì quốc an. Trang bị quân đội của Singapore hiện nay được các tạp chí và chuyên gia quân sự có uy tín (Janes Defense) đánh giá là hiện đại nhất và là lực lượng vũ trang mạnh trong khu vực.

    Điều đặc biệt là quân đội nước này đóng rải rác ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Lực lượng hải quân Singapore có căn cứ ở Úc, Đài Loan, không quân đồn trú ở Mỹ, Úc, tạo ra một lực lượng răn đe bên ngoài lãnh thổ cho bất cứ kẻ xâm lược nào.

    Quân đội Singapore không làm kinh tế. Quân đội không có những công ty thương mại, công ty bình phong. Không trực tiếp thực hiện những hợp đồng kinh tế. Không có quyền giao đất giao cảng. Nhiệm vụ duy nhất của nó là bảo vệ tổ quốc.

    Ngay từ 1968 khi xây dựng lực lượng vũ trang từ con số không, Lý Quang Diệu tuyên bố: "Chúng ta sẽ tự bảo vệ tổ quốc. Bất cứ nước nào muốn giúp chúng ta, chúng ta sẽ nói lời cám ơn họ, nhưng xin quý vị hãy nhớ rằng chúng tôi sẽ tự bảo vệ được mình và rất rành mạch về điều này".

    Thứ ba, quan trọng nhất, là chính sách thực dụng. Tổ quốc trên hết. Nước cộng hòa này không hề ảo tưởng bởi bất cứ một "mối quan hệ viển vông, lệ thuộc nào" với bất cứ cường quốc dù là Mỹ hay TQ.

    Khi lợi ích quốc gia có thể bị tổn hại, Singapore không ngần ngại phê phán đích danh Trung Quốc tại các diễn đàn an ninh khu vực về Biển Đông và an ninh hàng hải.

    Thủ tướng Singapore, ông Lý Hiển Long tuyên bố tại Trường Đảng Trung Ương Trung Quốc (là nơi đào tạo các quan chức cấp cao của ĐCS Trung Quốc) vào năm 2012 rằng: "Singapore tin rằng sự hiện diện tiếp tục của Mỹ đem lại an ninh và thịnh vượng trong khu vực. Mỹ có lợi ích hợp pháp và lâu dài tại Châu Á mà không quốc gia nào có được. Đó là lý do tại sao nhiều nước Châu Á - Thái Bình Dương hy vọng Mỹ tiếp tục cống hiến cho hòa bình và ổn định trong khu vực".

    Tháng 4/2016 tại diễn đàn Shangrila, Singapore lại thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước ASEAN, lôi kéo một số thành viên đi ngược lại đồng thuận chung của cả khối.

    Năm 1967, trong chuyến thăm chính thức tới Mỹ, khi được hỏi về việc liệu Singapore có cử quân đội đến giúp Mỹ trong chiến tranh Việt Nam không, Thủ tướng Lý Quang Diệu trả lời dứt khoát: "Singapore không phải là nước chư hầu của Mỹ, không nhận viện trợ gì của Mỹ, tôi không thấy có nghĩa vụ phải đưa nước tôi vào một cuộc chiến mà sẽ kết thúc một cách thảm họa".

    Cũng trong những ngày đầu lập quốc, Singapore đã bắt giữ nhân viên CIA của Mỹ, đòi tiền "chuộc" 100 triệu USD vì hoạt động gián điệp tại nước này. Năm 1990, mặc dù có đơn xin ân xá của Tổng thống Mỹ, chính quyền Singapore vẫn bắt giữ và phạt đòn một công dân Mỹ do vi phạm pháp luật Singapore.

    Điều này khiến quan hệ hợp tác Mỹ- Singapore bị đóng băng mất một thời gian dài, nhưng cuối cùng lập trường kiên định về chủ quyền và luật pháp quốc gia của Singapore càng được tăng thêm uy tín. Bạn bè hôm nay có thể là kẻ thù ngày mai, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn.

    Con tôm Singapore vừa thực dụng, vừa có nọc độc, vừa tồn tại cộng sinh với các con cá lớn, có thể là một tấm gương nho nhỏ cho một vài quốc gia trong khu vực trong những xung đột chủ quyền biển đảo.

    Làm một con tôm nhỏ không khó. Làm một con tôm độc cũng không khó.

    Đừng xin phép lũ cá !!!
    hoalongtrang thích bài này.
  4. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Đúng là tào lao thật !
    Thử nằm trong đường lưỡi bò xem nó có liếm luôn không ?
    beta22 thích bài này.
  5. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Ai ko biết điều này bao năm qua vẫn là "con vịt độc" đấy thôi nhưng con heo bên cạnh nó không giết để ăn mà nó muốn giết để làm mồi câu con khác hic hic
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Nhận định về dự án Cá Voi Xanh

    Nhá báo Đặng Sơn Duân

    19-9-2019

    Trong ngày 17.9, hai nhà cung cấp của dự án Cá Rồng Đỏ là Yinson của Malaysia và Dril-Quip của Mỹ thông báo việc Repsol chấm dứt hợp đồng liên quan đến mỏ này, theo Upstream Online.

    Yinson chiếm 49% cổ phần trong liên doanh PTSC Ca Rong Do với PTSC để cung cấp Kho nổi, xử lý, chứa và xuất dầu (FPSO) cho mỏ Cá Rồng Đỏ ở lô 07-3. Lý do chấm dứt hợp đồng là “sự kiện bất khả kháng kéo dài”.

    Trong khi đó, Dril-Quip trúng thầu cung cấp thiết bị cho giàn khoan của Cá Rồng Đỏ. Vào tháng 4.2019, Repsol và Dril-Quip đã thỏa thuận để gia hạn hợp đồng đến 31.12.2019, sau khi dự án bị tạm ngưng vào tháng 3.2018.

    Việc Repsol chấm dứt hợp đồng đồng loạt với Yinson và Dril-Quip gợi ý tập đoàn này đã quyết định rút lui hoàn toàn khỏi dự án Cá Rồng Đỏ, chứ không còn nấn ná đợi thời cơ nối lại nữa. Nếu như vậy thì chắc chắn Repsol sẽ đòi hỏi bồi thường.

    Trong tình thế đó, dự án Cá Rồng Đỏ nếu được tiếp tục thì chỉ còn có thể mời một tập đoàn nước ngoài khác hoặc do phía Việt Nam tự mình khai thác.

    Trong một diễn biến khác, Exxon Mobil xác nhận họ đang tìm kiếm đối tác mua lại toàn bộ 50% cổ phần trong liên doanh Gippsland Basin ở Úc, theo Reuters.

    Exxon Mobil xác nhận động thái này là một phần trong việc rao bán các tài sản toàn cầu của họ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bên mua nào được xác định và chưa có thỏa thuận nào.

    Từ những diễn biến này có thể đoán rằng dự án Cá Voi Xanh nhiều khả năng cũng nằm trong số tài sản toàn cầu được Exxon dạm bán trong đợt này. Và việc Exxon gửi thư thông báo ý định dạm bán Cá Voi Xanh có thể là nguồn gốc của tin đồn Exxon rút khỏi Cá Voi Xanh.

    Tuy nhiên, từ việc dạm bán đến việc bán là một đoạn đường dài, còn nhiều thay đổi và trong lúc đó dự án vẫn được triển khai bình thường. Và diễn biến đó lại càng củng cố nhận định rằng nếu Exxon rút lui thì đó không phải do sức ép từ Trung Quốc.
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465

    Mỹ để mắt đến hoạt động của Trung Quốc tại bãi Tư Chính

    19-09-2019

    (NLĐO) – Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 18-9, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương David Stilwell lên án các hành động của Trung Quốc gần bãi Tư Chính của Việt Nam ở biển Đông.

    Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Stiwell cho biết kể từ đầu tháng 7, các tàu Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát gần bãi Tư Chính của Việt Nam với sự hộ tống của tàu hải cảnh và lực lượng dân quân biển. Hoạt động này đe doạ quyền khai thác dầu khí của Việt Nam cùng các quốc gia ASEAN khác ở biển Đông.

    Ngoài ra, bằng việc lặp đi lặp lại các hành vi trái phép và quân sự hoá thực thể tranh chấp, Bắc Kinh đang ngăn cản các quốc gia ASEAN tiếp cận nguồn tài nguyên khổng lồ trị giá hơn 2,5 ngàn tỉ USD tại vùng biển chiến lược này.

    Ông Stilwell cũng cáo buộc Trung Quốc tìm cách sắp xếp lại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho mình, đặt họ vào thế đối đầu với những nước muốn duy trì một trật tự tự do và mở.


    https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/...g-quoc-tai-bai-tu-chinh-20190919202124034.htm
  8. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Greg Poling bình luận về phát biểu “sảng” của Cảnh Sảng

    20-9-2019

    Hôm qua nhân phát biểu “sảng” của Cảnh Sảng rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa, ông Greg Poling, giám đốc AsiaMTI bình luận trên twitter, như sau:

    Trung Quốc vừa làm vừa vẽ cho ra chuyện. Bộ Ngoại giao TQ muốn tránh đề cập đến đường 9 vạch, nhưng vẫn yêu sách mọi thứ trong đó. Vì vậy, bộ này hợp lí hóa các hành động TQ ngoài khơi của VN với việc nói rằng bãi ngầm Vạn An (bãi Tư Chính) là một phần của quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Vấn đề: không phải vậy”.

    Bãi Tư chính là bãi ngầm dưới mặt biển. Thể địa lí trên măt biển khi triều cao gần với lô 06/01 nhất là đảo Trường Sa cách đó gần 190 nm. Bờ biển VN chỉ cách đó 140 nm. Ngay cả khi theo lập trường của TQ là phán quyết của trọng tài năm 2016 là không hợp lệ và Trường Sa được hưởng EEZ / CS (thềm lục đia), thì quả thật vô lí để yêu sách lô 06/01.

    Như vậy, TQ vẫn đang đòi quyền đối với tất cả mọi thứ trong đường 9 vạch dù họ có thay đổi trong phát ngôn chăng? VÀ / HOẶC họ có yêu sách toàn bộ quyền lợi từ mọi thể địa lí, thậm chí ngầm dưới mặt biển, kéo ra 200 nm đến tận giới hạn lãnh hải của nước láng giềng, không chấp nhận trung tuyến chăng?

    Có lẽ cả hai. TQ yêu sách EEZ đầy đủ từ “các nhóm đảo”, bao gồm các bãi ngầm dưới mặt biển, thông qua các đường cơ sở chưa được vẽ. Trong các khoảng trống còn lại trong đường 9 vạch, họ vẫn yêu sách quyền lịch sử. Xem bên dưới. Nhưng Bộ NG TQ sẽ không thừa nhận điều đó vì rất vô lí về mặt pháp lý, do đó, đó chỉ là cách hợp lí hóa chữa cháy (ad hoc)”.

    https://mobile.twitter.com/GregPoling/status/1174677745357479936

    ................................

    Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.

    "Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam", ông Cảnh Sảng nói trong đoạn băng do kênh truyền hình chính thức phát bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc, CGTN, đăng tải.

    "Theo Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực".

    "Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các tham vấn hữu nghị với Việt Nam", ông Cảnh Sảng nói thêm.
    karate_hn thích bài này.
  10. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    Nói thật chứ tôi ghét mấy thằng sin nên học từ nó chắc chỉ là ý thức vệ sinh cộng đồng chứ chả còn con mạ gì để học,tôm độc mạ gì nhỏ quá đếu ai thèm ăn thì còn có thể,sin quá nhỏ để mang lại một lợi ích thực sự cho 1 cuộc chiến,lãnh thổ nhỏ dân ít tài nguyên cái đếu gì cũng không đến nước còn phải đi mua,ông nào hô hào trung tâm tài chính hay cảng trung chuyển gì gì thì hô chiến tranh 1 phát tất cả dội cmn xuống cầu tiêu thành ra đánh chiếm nó thì lại là hủy luôn cái lợi ích mình muốn
    Exxon mobile nếu muốn rút khỏi việt nam như tin đồn thì nhiều khả năng sẽ mang lại phiền phức cho chính exxon mobile do đây không còn là hoạt động thương mại đơn thuần mà còn mang ý nghĩa địa chính trị,con tốt của mẽo lùi 1 bước thì con tốt của trung khựa sẽ lấn tới 1 bước
    beta22 thích bài này.

Chia sẻ trang này