1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Clip fake mà cụ. Nhìn là biết núi lửa ở đại dương phun trào. Chắc quay ở hawai
  2. wazzaw

    wazzaw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2015
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    11
  3. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Toàn là những kẻ xưa các cụ hay gọi là ăn cơm với chuối nói chuyện trên ngọn núi cho nên dĩ nhiên là fake :D
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Bọn lưỡi gỗ nhà Tin hói lần này sao lại tự đi hốt kứt thế nhỉ. Tin tức thì cũng do chính bọn troll Putin giáo tung ra, dùng đến một cơ quan chức năng của nước Nga phát ngôn lập lờ để tạo dư luận. Bây giờ bọn RT bảo tin giả thì khác nào chửi bọn chức sắc nước Nga nói láo thành thần.

    Vụ phóng xạ lần này, bắt nguồn từ một thông báo của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Nga. Thông báo rằng bọn chúng nhận được tin là mức đo phóng xạ ở vùng biển đông tăng đột biến (thực tế là không có tăng đột biến gì cả). Để bảo vệ uy tín cơ quan thì bọn nó thêm vào là mức phóng xạ không gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, và cơ quan đang theo dõi sát sao để có thêm thông tin bảo vệ người tiêu dùng.

    Từ cái phát ngôn ở trên, do bọn chức sắc nước Nga cung cấp. Các nhà máy troll của Nga phát tán khắp tweet, face. Càng ngày càng đậm đà mắm muối. Về đến VN thì thành ra Kilo VN tiêu diệt tàu ngầm hạt nhân TQ, nổ to, có video !!!! Đúng như truyện ngụ ngôn rằng đồn đãi thì một cái lông gà có thể trở thành ba con gà !!!!

    Trang tiếng anh của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng nước Nga
    https://www.rospotrebnadzor.ru/en/

    Tin tức về mức phóng xạ tăng đột biến của chức sắc nước Nga, chỉ có tin tiếng Nga. Đăng hôm thứ sáu 22/11/2019, giờ Nga.
    https://www.rospotrebnadzor.ru/about/info/news/news_details.php?ELEMENT_ID=13136
    О радиационном инциденте в Южно-Китайском море
    Lenam098 thích bài này.
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

    Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

    Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

    Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản.

    Mục đích chính thức của liên minh quân sự Mỹ – Hàn trong nhiều thập niên qua là để ngăn chặn một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường của Triều Tiên vào Hàn Quốc, đồng thời cũng ngăn Hàn Quốc thực hiện việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực.

    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã mang lại một mục đích mới cho liên minh Mỹ – Hàn. Các cuộc thăm dò gần đây của cả Hội đồng Chicago về các Vấn đề Toàn cầu và Viện Asan có trụ sở tại Seoul đều chỉ ra rằng sự ủng hộ đối với liên minh vẫn mạnh mẽ – một phần vì công chúng của cả Hàn Quốc và Hoa Kỳ đều coi đó là công cụ để giúp đối phó với Trung Quốc.

    Cũng đã xuất hiện các đề xuất sửa đổi liên minh để Hàn Quốc tham gia vào các tình huống liên quan đến Hoa Kỳ bên ngoài Bán đảo Triều Tiên, như ở Biển Đông. Cũng có sự quan tâm dành cho việc mở rộng phạm vi liên minh từ sự hỗ trợ tạm thời và tương đối hạn chế trong lịch sử của Hàn Quốc dành cho các sứ mệnh quân sự của Mỹ ở các khu vực khác trên thế giới sang một vai trò lâu dài, cố định hơn.

    Nhưng Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với rủi ro từ bất kỳ nỗ lực nào nhằm tái định hình mục đích của liên minh nhằm giúp Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc. Một so sánh tương đối là trường hợp thay đổi mục đích của NATO sau Chiến tranh Lạnh.

    Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ vào những năm 1990 tin rằng việc mở rộng NATO là tốt nhất cho an ninh châu Âu, ngay cả khi điều đó đi ngược lại những lời hứa mà Washington đã đưa ra trước đây với Moskva. Các hành động xâm lược của Nga chống lại Gruzia và Ukraine – và mối đe dọa tiềm tàng của Nga ở các quốc gia láng giềng khác – là một phản ứng trực tiếp đối với một cuộc bao vây địa chính trị vô cớ của phương Tây đối với Nga.

    Câu hỏi mà các nhà hoạch định chính sách ở Seoul cần đặt ra là liệu việc duy trì thỏa thuận an ninh hiện tại với Hoa Kỳ có đáng để Hàn Quốc mạo hiểm vướng vào sự hoài nghi sâu sắc của Washington đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc hay không. Tương tự như vậy, Washington phải xem xét khả năng khiến Hàn Quốc xa lánh nếu yêu cầu Seoul mở rộng phạm vi của liên minh nhằm cân bằng lại Trung Quốc.

    Suy luận thông thường sẽ dẫn đến dự đoán rằng Hàn Quốc cuối cùng sẽ phải chọn liên kết chính trị hoàn toàn với Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hàn Quốc đang cho thấy xu hướng sẽ giữ lập trường riêng khi nói về quan hệ với Trung Quốc bên ngoài khuôn khổ cạnh tranh giữa các cường quốc.

    Sau sự sụp đổ của quan hệ Trung – Hàn hồi năm 2015 – 2016 do tranh cãi liên quan đến việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã bắt tay vào ‘tái lập’ quan hệ với Bắc Kinh. Việc tái lập này đã giúp mở đường cho cuộc đối thoại chiến lược Trung – Hàn năm 2019 – cuộc đối thoại đầu tiên như vậy giữa Trung Quốc và Hàn Quốc kể từ năm 2014.

    Một đường dây nóng quân sự giữa Bắc Kinh và Seoul khai trương năm 2015 cũng được sử dụng hiệu quả vào tháng 10 năm 2019 khi không quân Trung Quốc thông báo cho Hàn Quốc biết rằng máy bay của Trung Quốc đang tiếp cận Khu vực nhận dạng phòng không của Hàn Quốc.

    Dù các biện pháp trả đũa về kinh tế của Trung Quốc đối với Hàn Quốc hồi năm 2017 đã không thể làm đảo ngược quyết định triển khai THAAD của Seoul, chúng cho thấy rằng Hoa Kỳ sẽ không nhất thiết chia sẻ gánh nặng chiến tranh kinh tế với đồng minh. Dường như đây là lý do đằng sau quyết định của Hàn Quốc nhằm ban hành cái gọi là chính sách “ba không” đối với Trung Quốc liên quan đến liên minh với Hoa Kỳ – không triển khai THAAD bổ sung, không tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, và không thiết lập liên minh quân sự ba bên Mỹ – Nhật – Hàn.

    Tương tự như vậy, bất chấp mối đe dọa chung của Triều Tiên đối với Seoul, Tokyo và Washington, Hàn Quốc đã đặt những gì họ coi là lợi ích quốc gia của mình trước chủ nghĩa đa phương về an ninh. Việc Hàn Quốc quyết định rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA (cập nhật: ngày 22/11/2019, Hàn Quốc đã quyết định vẫn tham gia hiệp định này – ND) cho thấy Hàn Quốc sẵn sàng chia tay với một đồng minh khác của Mỹ ở Đông Bắc Á. Nó cũng cho thấy không có gì đảm bảo Hàn Quốc sẽ tuân theo các yêu cầu của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc.

    Liên minh Mỹ – Hàn kéo dài hàng thập niên qua, được củng cố bởi mức độ liên kết chưa từng có giữa quân đội hai quốc gia, nhiều khả năng sẽ còn kéo dài. Nhưng chừng nào liên minh còn tồn tại, nó cần tuân theo mục đích ban đầu là đảm bảo an ninh của Hàn Quốc trước sự đe dọa tấn công từ Triều Tiên. Mở rộng ra ngoài mục tiêu này của liên minh sẽ chỉ gây thêm căng thẳng cho mối quan hệ đối tác vốn đã chịu nhiều sức ép này.

    Anthony V Rinna là biên tập viên cao cấp và chuyên gia về chính sách đối ngoại của Nga ở Đông Á trong Nhóm nghiên cứu về Trung Quốc và Triều Tiên.
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Nhà báo Thụy Điển: Sẽ không có đồng thuận Việt-Trung về Biển Đông


    Trên trang Asia Times ngày 15/11/2019, nhà báo Bertil Lintner nhận định : “Việt Nam và Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng thuận về Biển Đông”. Những lý do được nhà báo Thụy Điển đưa ra, có thể được tóm lược trong bốn ý chính, nhấn mạnh đến thái độ coi thường luật pháp quốc tế, thiếu trung thực của Trung Quốc, cũng như hành vi cậy lớn ăn hiếp các nước nhỏ trong vùng.


    UNCLOS 1982: Trung Quốc ký nhưng từ chối áp dụng


    Lý do đầu tiên là bất đồng về việc áp dụng luật pháp quốc tế, cụ thể là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà cả Việt Nam và Trung Quốc cùng ký.


    Trong hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11, với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển khu vực”, diễn ra tại Hà Nội ngày 06-07/11/2019, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung cho rằng những xung đột gần đây ở bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cần được giải quyết theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Hà Nội không loại trừ khả năng đưa vụ việc ra Tòa Trọng Tài Thường trực La Haye.


    Ngay ngày 08/11, Bắc Kinh gia tăng sức ép đối với Hà Nội, thông qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang), khi đe dọa Việt Nam “phải tránh đưa ra những biện pháp làm phức tạp thêm tình hình hoặc gây hại đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông, cũng như đến quan hệ song phương”. Trơ trẽn hơn, ông Cảnh Sảng còn khuyến cáo Việt Nam “phải đối mặt với thực tế lịch sử”, có nghĩa là phải chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông, mà Bắc Kinh một mực khẳng định có từ lâu đời.


    Về khả năng Việt Nam đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài La Haye nếu như hai bên không tìm được thỏa thuận bất chấp các cuộc đàm phán song phương hiện nay, nhà báo Bertil Lintner nhắc lại, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận phán quyết của Tòa vì đối với Bắc Kinh, phán quyết sẽ đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc.


    Trường hợp điển hình chính là phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 về đơn kiện của Philippines. Theo Tòa, những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc được thể hiện trong bản đồ “đường lưỡi bò” chiếm đến 90% diện tích Biển Đông là không có giá trị xét về mặt luật quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Bắc Kinh bỏ ngoài tai phán quyết không mang tính ràng buộc, dù Trung Quốc đã ký UNCLOS.


    Chính phản ứng ngoan cố của Trung Quốc trước những biện pháp của Philippines và Việt Nam buộc cộng đồng quốc tế phải xem xét lại mức độ uy tín của Bắc Kinh trong việc tuân thủ quy định, luật pháp quốc tế.


    Trung Quốc : Hứa suông và nuốt lời


    Điểm thứ hai : Liệu có nên tin vào những lời hứa của Trung Quốc không ? Bắc Kinh ký UNCLOS, nhưng từ chối áp dụng thông qua sự kiện phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye. Chủ tịch Tập Cận Bình trịnh trọng phát biểu với tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 09/2015 tại Washington rằng “Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa” ở Biển Đông.


    “Nói một đằng, làm một nẻo”, trong nhiều năm liên tiếp, Trung Quốc cứ lặng lẽ bồi đắp các bãi cạn, rạn san hô thành đảo nhân đạo, xây nhà chứa máy bay, đường băng có thể phục vụ máy bay quân sự, trang bị hệ thống radar, xây cảng cho tầu chiến lưu trú, lắp hệ thống tên lửa... Hệ thống cơ sở hạ tầng quân sự này giúp Bắc Kinh chiếm được ưu thế kiểm soát toàn bộ tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới.


    Một ví dụ khác được nhà báo Thụy Điển nêu lên để xác định xem có nên tin vào lới hứa của Bắc Kinh hay không, đó là trường hợp Hồng Kông. Vào tháng 06/2017, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng từng phát biểu : “Hiện giờ Hồng Kông đã quay trở về với mẫu quốc từ 20 năm nay, tuyên bố chung giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc, với tư cách là tài liệu lịch sử, không có ý nghĩa thực tế... Tôi hy vọng các bên liên quan ghi nhận thực tế này”.


    Theo các nhà quan sát ngoại giao trong khu vực, phát biểu của ông Lục Khảng đã trắng trợn bác những điều khoản trong Tuyên bố chung Anh-Trung Quốc được thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) và thủ tướng Anh Margaret Thatcher ký năm 1984. Theo văn kiện này, Hồng Kông được hưởng quy chế tự trị “một nhà nước, hai chế độ” và sẽ không có gì thay đổi trong giai đoạn 50 năm, cho đến năm 2047. Thực tế đang diễn ra ở Hồng Kông cho thấy điều ngược lại.


    Khăng khăng đòi chủ quyền ở Biển Đông... dựa theo truyền thuyết


    Trở lại với lời khuyến cáo Việt Nam “phải đối mặt với thực tế lịch sử” của ông Cảnh Sảng, nhà báo Bertil Lintner nhắc lại là những yêu sách đòi chủ quyền trong đường 9 đoạn của Bắc Kinh đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực bác bỏ. Các tấm bản đồ cổ của Trung Quốc không biết đến sự tồn tại của những hòn đảo, đá ngầm hiện đang có tranh chấp ở Biển Đông.


    Bắc Kinh nêu những chuyến hải trình của Trịnh Hòa (Zhang He, 1371-1433), nhà thám hiểm và thương nhân Trung Quốc ở thế kỷ XV, để biện minh cho đòi hỏi chủ quyền, nhưng Trịnh Hòa chưa đi qua, thậm chí là còn không nhắc đến những hòn đảo đó. Những tài liệu và bản đồ được Trịnh Hòa và Mã Hoan (Ma Huan) sưu tầm ghi danh mục 700 địa điểm ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, trong đó có nhiều đảo và cảng biển rất xa như quần đảo Andaman và Nicobar, Maldives và Lakshadweep, nhưng không nêu một điểm nào ở Biển Đông.


    Nguyên nhân rất đơn giản, vì trên thực tế, đó không phải là những hòn đảo, mà chỉ là những bãi cạn, rạn san hô ngầm rất nguy hiểm, mà các đoàn thuyền vào thời kỳ đó, kể cả tầu của Trịnh Hòa, cũng phải đi vòng để tránh va chạm có nguy cơ làm vỡ tầu. Nhưng dưới tay chính quyền Bắc Kinh hiện nay, những bãi ngầm nửa chìm nửa nổi đó biến thành những hòn đảo nhân tạo.


    Cấm quốc tế can thiệp "chuyện nội bộ" - Ỷ mạnh ép các nước Đông Nam Á


    Trung Quốc luôn khẳng định, Biển Đông là vấn đề giữa Bắc Kinh và các nước có tranh chấp, là chuyện giữa Trung Quốc với các nước ASEAN và luôn cảnh báo, lên án mọi can thiệp vào "chuyện nội bộ".


    Việc Trung Quốc coi thường các công ước, luật pháp quốc tế sẽ không được cộng đồng quốc tế tha thứ. Nhưng, theo nhiều nhà phân tích, cho đến giờ Trung Quốc luôn ỷ mạnh gây sức ép với các nước nhỏ trong vùng.


    Phát biểu hôm 09/11 trước các nhà báo Philippines, Dereck Grossman, chuyên gia phân tích của Rand Corporation cho rằng quyết định gần đây của tổng thống Rodrigo Duterte về việc tham gia khai thác dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Đông có thể được diễn giải như là một “phần thưởng” cho việc tạm gác sang một bên phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài La Haye. Dĩ nhiên, việc thăm dò khai thác sẽ được tiến hành “theo quy định của Bắc Kinh” và “dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc”.


    Một dấu hiệu khác cho thấy Philippines cúi mình trước Bắc Kinh, đó là vào tháng 11/2019, Manila đã cho đóng dấu vào hộ chiếu in hình bản đồ “đường lưỡi bò”, có nghĩa là công nhận bản đồ chính thức của Trung Quốc.


    Trong bốn nước Đông Nam Á có chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc (Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei, cùng với Đài Loan), Việt Nam là nước duy nhất mạnh mẽ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở trong vùng, thông qua việc phản đối, theo dõi sát sao hoạt động của tầu Hải Dương Địa Chất 8 quần thảo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vậy mà khi đáp trả những lời phản đối, kêu gọi tôn trọng chủ quyền từ phía Việt Nam, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng, chuyển sang vu cáo Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền “xâm phạm và chiếm các đảo của Trung Quốc”.


    Tác giả Bertil Lintner kết luận, với thái độ coi thường trắng trợn các định chế quốc tế, như Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, cùng với những lập luận nặng tính dân tộc về các hiệp ước dựa trên luật pháp, quan điểm của Trung Quốc về lịch sử hàng hải ở trong vùng sẽ tiếp tục gây nhiều sóng gió trong tương lai.
    ConnuocvietHector_S thích bài này.
  7. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Luật chỉ dành cho kẻ yếu. Nó quá mạnh so với phần còn lại nên nó xé luật là tất nhiên.
    Nếu mình không thể mạnh bằng nó, hãy (hợp lực) kéo nó yếu bằng mình.
  8. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Hồng Kông đang muốn độc lập, nhiều nơi khác ở TQ cũng thế.
    Vấn đề là khi "chuyện đó xảy ra" ta có can đảm ra tay ủng hộ hoặc tối thiểu là giữ thái độ trung lập không.
    Cứ như thời gian vừa qua thì có một số thành phần muốn phù Tàu đánh Hồng Kông lắm !
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Xúi con nít ăn kứt gà ấy mà. Thấy địch phạm sai lầm thì phải cổ vũ, động viên để nó phạm sai lầm to hơn.
  10. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502

Chia sẻ trang này