1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Khinh khí cầu TQ trên Đá Vành Khăn

    Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh tiến trình quân sự hóa Biển Đông. Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 28/11/2019, vệ tinh Israel vào trung tuần tháng 11 này, đã phát hiện một vật thể có hình dáng của một chiếc khinh khí cầu ngay bên trên Đá Vành Khăn, một trong 7 tiền đồn mà Trung Quốc đã xây dựng trên các thực thể mà họ chiếm đóng ở Trường Sa.

    Trong một tin Twitter đề ngày 24/11, công ty vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel đã đăng một ảnh chụp Đá Vành Khăn ngày 18/11/2019, cho thấy hình ảnh một vật thể giống như một chiếc khinh khí cầu màu trắng bên trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef), thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. của Việt Nam.

    Đối với công ty Israel, ảnh vệ tinh này là “bằng chứng đầu tiên về một chiếc khinh khí cầu” đang hoạt động trong khu vực. Thông tin nêu rõ: “Lần đầu tiên một chiếc khinh khí cầu của Trung Quốc, có lẽ dùng để thu thập thông tin tình báo quân sự, đã được nhìn thấy trên Đá Vành Khăn. Việc sử dụng khinh khí cầu cho phép Trung Quốc theo dõi tình hình khu vực một cách liên tục”.

    Trước đó, tạp chí quốc phòng Hán Hòa (tên tiếng Anh là Kanwa Asian Defense) xuất bản tại Canada, đã tiết lộ rằng Bắc Kinh đã bắt đầu cho chế tạo hệ thống cảnh báo sớm bằng khinh khí cầu vào năm 2017.

    Những “quả bóng bay” to lớn này được trang bị radar đặc biệt để phát hiện các mục tiêu bay thấp. Một khinh khí cầu thuộc diện tối tân có thể phát hiện các phương tiện di động cả trên không lẫn trên bộ, trong một phạm vi 300 km. Khinh khí cầu kết hợp với radar mặt đất, vệ tinh và phi cơ do thám cảnh báo sớm có thể tạo thành một mạng lưới giám sát toàn diện.

    Theo tạp chí Hán Hòa, khinh khí cầu cảnh báo sớm đang được Trung Quốc triển khai ở một số điểm nóng, như biên giới Bắc Triều Tiên, eo biển Đài Loan.

    Và bây giờ là ở Biển Đông. Theo South China Morning Post, khinh khí cầu có ưu điểm là có thể hoạt động trên không trong thời gian kéo dài, cung cấp một giải pháp cảnh báo sớm vừa rẻ vừa hiệu quả trong việc giám sát một khu vực rộng lớn, nhất là ở những nơi mà việc triển khai máy bay cảnh báo sớm khó khăn hơn.

    Cách nay đúng 10 ngày, vào hôm thứ Tư 20/11/2019, Hải Quân Mỹ đã cho tàu cận chiến duyên hải LCS 10 Gabrielle Giffords tiến vào tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của Đá Vành Khăn. Rất có thể là sự hiện diện của khinh khí cầu do thám Trung Quốc bên trên thực thể này đã bị Mỹ phát hiện, nhưng không công bố.
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Biển Đông nguy hiểm như thế nào?

    http://www.internationalaffairs.org.au/australianoutlook/how-dangerous-is-the-south-china-sea/


    Australian Institute of Inter Affairs

    Huiyun Feng

    3-12-2019


    Trong khi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang được bàn cãi sôi nổi trong quan hệ quốc tế, thì chúng có trọng lượng tương đối nhỏ trong kế hoạch lớn về vấn đề an ninh của Trung Quốc.

    Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng chiến lược ở Biển Đông trong các tài liệu chính thức gần đây của họ.

    Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc 2019 nhấn mạnh: Các hòn đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan, thông qua việc đàm phán với các quốc gia có dính líu trực tiếp, trên cơ sở tôn trọng các sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế. Trung Quốc tiếp tục cộng tác với các nước trong khu vực để cùng bảo vệ hòa bình và sự ổn định. Họ kiên quyết duy trì tự do hàng hải và hàng không của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế và bảo vệ an ninh các tuyến thông tin liên lạc trên biển.

    Chiến lược Quốc phòng năm 2018 của Mỹ đã liệt kê Trung Quốc cùng với Nga là những đối thủ ngang hàng. Nó tuyên bố: thách thức mà Trung Quốc đưa rađặc biệt đáng sợ… Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp quân sự, bán quân sự và ngoại giao để cưỡng ép các đồng minh và đối tác của Mỹ, từ Nhật Bản đến Ấn Độ; thách thức luật pháp quốc tế và tự do hàng hải trên các tuyến đường thủy quan trọng như Biển Đông; làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ ở Đông và Đông Nam Á; và mặt khác, tìm kiếm một vị trí thống trị địa chính trị.

    Một cuộc khảo sát gần đây của Pew Global Attitude cho thấy, suy nghĩ tiêu cực của công chúng Mỹ về Trung Quốc trong năm 2018 đã tăng từ 47% lên 60%, và 24% xem Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu của Mỹ.

    Biển Đông có phải là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không? Hậu quả đối với các quốc gia trong khu vực là gì? Dự án khảo sát do Đại học Griffith và Đại học Tsinghua phối hợp thực hiện và các cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu Trung Quốc trong Quan hệ Quốc tế (IR), tại hội nghị thường niên của Cộng đồng Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, từ năm 2014 đến 2017, cho thấy các mối đe dọa lớn nhất của Trung Quốc trong 10 năm sắp tới là Đài Loan, Bắc Triều Tiên, và Biển Hoa Đông (ESC), chứ không phải Biển Đông (SCS).

    Tranh chấp lãnh thổ là mối đe dọa hàng đầu đối với nền an ninh quốc gia Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Trung, Đài Loan và Biển Đông ngày càng trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, Biển Đông chỉ là những xung đột ngoại giao và quân sự ở quy mô thấp. Theo cuộc khảo sát, Biển Hoa Đông (ESC) nguy hiểm hơn và Mỹ có nhiều khả năng can thiệp vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

    Trong năm 2017, 71% những người tham gia nghĩ rằng trật tự dựa trên quy tắc đã bàn trong cuộc hội thảo ở Shangri-La là “hợp lý” hay “rất hợp lý”. Tuy vậy, mặc dù có tranh chấp ở Biển Đông (SCS), quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN phần lớn vẫn “tốt” hay “rất tốt”.

    Một bài viết trong các ấn phẩm khoa học Trung Quốc đăng trên các tạp chí IR hàng đầu của Trung Quốc tán thành kết quả cuộc khảo sát khi phân tích Biển Đông nguy hiểm nhưng không xung đột. Các học giả Trung Quốc cho rằng những tranh chấp ở Biển Đông phản ảnh sự khác biệt trong nhận thức về trật tự quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc nhấn mạnh trật tự quốc tế dựa vào chủ quyền thì Mỹ, Việt Nam và Philippines nhấn mạnh trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

    Việc Hoa Kỳ tham gia vào Biển Đông có hai mặt: kìm hãm Trung Quốc nhưng cũng có thể khuyến khích các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ hành xử rủi ro, dẫn đến việc leo thang ngoài ý muốn ở Biển Đông. Học giả Trung Quốc chỉ trích các phương tiện truyền thông đã tập trung quá nhiều vào chiến lược của Trung Quốc và phóng đại chuyện Trung Quốc xây dựng đảo, vốn “sẽ không hữu ích để giảm bớt căng thẳng vì không quốc gia nào muốn xung đột.” Họ nhấn mạnh đến nhu cầu phối hợp tổ chức giữa các nhà ngoại giao, quân đội và thương mại, hải cảnh, cơ quan thủy sản, khí tượng, v.v.

    Họ cũng đề xuất xây dựng hợp tác hàng hải song phương, đặc biệt là với ASEAN, tham vấn và quản lý khủng hoảng, cứu hộ và cứu trợ thảm họa hàng hải, ngư nghiệp, bảo vệ môi trường hàng hải, bảo vệ sự đa dạng của đại dương và các dự án nghiên cứu khác. Về phán quyết của Hague, các học giả Trung Quốc cho là không hợp lệ, không thể áp dụng và thiên vị.

    Nếu các học giả Trung Quốc là kim chỉ nam cho quan điểm của giới tinh hoa chính trị Trung Quốc, thì những phát hiện trên cho thấy, mặc dù mức độ quan trọng trong chương trình nghị sự an ninh của Trung Quốc gia tăng, Biển Đông đã không trở thành bãi chiến trường giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc không nhận thấy mối nguy hiểm nghiêm trọng ở Biển Đông so với Biển Hoa Đông, vì Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố cam kết liên minh của Mỹ với Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư / Senkaku. Thay vào đó, các học giả Trung Quốc tin rằng Biển Đông chỉ là sân chơi để các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc, thể hiện quyết tâm chiến lược và sức mạnh quân sự của họ.

    Các tranh chấp ở Biển Đông được coi như một phần của cuộc cạnh tranh an ninh Mỹ-Trung: nguy hiểm, nhưng có thể kiểm soát được. Hoạt động Tự do Hàng hải (FON) của Hoa Kỳ là yếu tố tối cần để Hoa Kỳ chứng tỏ quyết tâm và vai trò lãnh đạo của mình với việc “thách thức các yêu sách hàng hải quá đáng và bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường thủy theo luật pháp quốc tế”.

    Mặc dù Trung Quốc nhấn mạnh đến sự toàn vẹn lãnh thổ trong vấn đề Biển Đông, các hành động của Bắc Kinh mang ý nghĩa tượng trưng hơn đối với quần chúng trong nước và để gửi thông điệp rõ ràng đến Hoa Kỳ và những nước khác. ASEAN và các diễn viên khác trong khu vực có thể thận trọng nắm lấy cơ hội chiến lược này để tăng cường nỗ lực xây dựng các thể chế hiện có. Họ cũng có thể dựa vào các thể chế quốc tế và luật pháp quốc tế để giới hạn hành vi của các nhà nước, đặc biệt là nhà nước Hoa Kỳ và Trung Quốc.


    Tiến sĩ Huiyun Feng là Giảng viên cao cấp tại Trường Chính phủ và Quan hệ Quốc tế, đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm Quản trị và Chính sách Công tại Đại học Griffith, Úc.
  3. satthumoscow

    satthumoscow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    724
    Đã được thích:
    53
    ??? Lại nữa ??
    "Liên quan tới thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện ở thềm lục địa Việt Nam, Bộ Ngoại giao đang xác minh thông tin", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói.

    Trước đó một số thông tin nói rằng có tàu hải cảnh Trung Quốc, nghi là tàu số hiệu 35111, xuất hiện tại thềm lục địa phía nam Việt Nam, quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    HOÀN CẦU THỜI BÁO TỐ CÁO VIỆT NAM DỰA VÀO MỸ ĐỂ CHỐNG TRUNG QUỐC

    Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung quốc vừa đăng một bài viết có tựa đề “US can’t use energy cooperation with Vietnam to further its regional interests” (Hoa Kỳ không thể sử dụng hợp tác năng lượng với Việt Nam để thúc đẩy các lợi ích ở khu vực) trong đó tố cáo Việt Nam liên kết với Mỹ để chống Trung quốc.

    Nói về việc hợp tác này bài báo nhận xét “Washington has ulterior motives in improving energy cooperation with Hanoi at such a rapid pace” (Washington có những động cơ không thể tiết lộ trong việc cải thiện hợp tác năng lượng với Hà Nội với tốc độ nhanh như vậy).

    Bài viết cho rằng Mỹ đã sử dụng sự phát triển năng lượng chung với Việt Nam như một vỏ bọc để thúc đẩy Hà Nội tiến những bước lớn hơn trong cuộc đối đầu trên biển với Trung Quốc.

    Không chỉ tố cáo Việt Nam liên kết với Mỹ để chống Trung quốc mà bài báo còn tố cáo Việt Nam liên kết cả với Nhật Bản trong mục đích này.

    “Hanoi wants to cooperate with Washington and Tokyo to upset Beijing, because Vietnam tends to believe Washington and Tokyo could make China feel the fear” (Hà Nội muốn hợp tác với Washington và Tokyo để làm Bắc Kinh bối rối, bởi vì Việt Nam có xu hướng tin rằng Washington và Tokyo có thể khiến Trung Quốc cảm thấy sợ hãi) – Bài báo viết.

    Bài báo đã dẫn ra lời đe dọa của ông Tập Cận Bình sẽ không dung thứ cho bất cứ nuớc nào làm tổn hại đến chủ quyền Trung quốc trước khi kết luận:

    “Washington and Hanoi's intentions are widely clear: The US need a helper in the region and its purpose is to bolster Vietnam to stand up to China at sea; Vietnam looks to the US in an attempt to make Washington endorse it while making huge economic gains”.

    (Ý định của Washington và Hà Nội rất rõ ràng: Hoa Kỳ cần một người trợ giúp trong khu vực và mục đích của điều này là thúc đẩy Việt Nam đứng lên chống lại Trung Quốc trên biển; Việt Nam trông chờ Washington một sự đảm bảo gặt hái những lợi ích kinh tế to lớn).

    Hoàn Cầu Thời Báo chú thích tác giả là một nhà nghiên cứu của Đại học Nam Kinh với ý rằng đây chưa phải là tiếng nói của chính phủ Trung quốc nhưng thật ra trong chính trị thì người ta thường làm như vậy trước lúc chính phủ lên tiếng chính thức.

    Như vậy trong thời gian tới quan hệ Việt Nam Trung Quốc sẽ căng thẳng hơn nhiều.

    ________________

    Xem bài tại đây:

    http://www.globaltimes.cn/content/1...bCUmy92AfHRuokwmXMRIhCUssgS264i53uKUuLVW5OMhQ
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Topic này chìm nghỉm rồi !!! Kéo lên tí nhé....

    Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý

    Tác giả: Lý Lệnh Hoa | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

    Lời giới thiệu: Tham vọng của Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” của mình đã gây ra những căng thẳng giữa họ với 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Cái gọi là Đường chữ U do họ đưa ra nhằm để Trung Quốc chiếm tới 80% tổng diện tích Biển Đông, đang bị tất cả những người có lương tri trên thế giới phản đối kịch liệt. Hàng nghìn đảo đá, bãi cạn ở gần các nước ASEAN và ở rất xa đại lục Trung Quốc, xưa nay chưa hề có người Trung Quốc sinh sống, chưa hề có sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, cũng bị họ ngang nhiên coi là lãnh thổ của mình. Đường chữ U lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nhiều nước khác và hoàn toàn không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý — điều hết sức vô lý ấy ai cũng thấy, kể cả những người Trung Quốc có lương tri. Bài viết dưới đây nói lên một phần sự thật mà chính quyền Trung Quốc luôn giấu giếm: các học giả có lý trí ở nước họ cũng công khai thừa nhận Đường chữ U không có căn cứ pháp lý. Để tôn trọng sự thật, tôn trọng tác giả bài viết và bạn đọc, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài này. Các ghi chú trong ngoặc vuông [ ] là của người dịch.

    – o0o –

    Ngày 14/6/2012, chủ nhân Blog này [tức Lý Lệnh Hoa] được mời tham gia cuộc hội thảo về vấn đề Nam Hải [Việt Nam gọi là Biển Đông] do Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc 天则经济研究所[1] và báo điện tử Sina.com/blog chủ trì tổ chức. Những người tham gia đều đã thảo luận vấn đề này một cách nghiêm túc và có lý trí. Qua chỉnh lý, nay công bố như sau.

    ·

    · Tên Hội thảo: Tranh chấp Biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế.

    · Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com/blog.

    · Thời gian: Ngày 14/6/2012, từ 13h30 đến 17h50.

    · Địa điểm: Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc

    · Người chủ trì: Dương Tuấn Phong, giảng viên Đại học Công an Trung Quốc.

    Khách mời phát biểu chính:

    1- Lý Lệnh Hoa [李令华Li Ling-hua],[2] học giả chuyên nghiên cứu vấn đề phân định biển quốc tế, cán bộ đã nghỉ hưu của Trung tâm Thông tin Biển Trung Quốc.

    2- Thời Ân Hoằng, Giáo sư Đại học Nhân dân Trung Quốc, Tham sự Quốc vụ viện.[3]

    Khách mời bình luận:

    1- Thịnh Hồng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Thiên Tắc, GS Đại học Sơn Đông; 2- Thượng Hội Bằng, GS Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh; 3- Cát Hải Đình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xúc tiến hữu nghị quốc tế Trung Quốc, nghiên cứu viên; 4- Hà Quang Hộ, GS Viện Triết học ĐH Nhân dân Trung Quốc; 5- Vương Diệm, nghiên cứu viên Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Tổng Biên tập tạp chí “Đọc sách”; 6- Hứa Chương Nhuận, GS Học viện Pháp luật ĐH Thanh Hoa; 7- Trương Thiên Phàm, GS thỉnh giảng của hai Học viện Pháp luật, Học viện Quản lý chính phủ ĐH Bắc Kinh; 8- Trương Thử Quang, Chủ tịch Hội đồng Học thuật Viện NCKT Thiên Tắc, GS Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.

    Lý Lệnh Hoa: Với tư cách là học giả đã nghiên cứu nhiều năm vấn đề phân định biển quốc tế, hôm nay tôi rất vui mừng được cùng mọi người bàn bạc vấn đề Nam Hải. Tôi có mang tới đây để mọi người xem một số thành quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề Nam Hải, gồm các sách và tạp chí như “Nghiên cứu vấn đề Luật biển quốc tế”, “Nghiên cứu luật cơ bản biển Trung Quốc”, “Một số trường hợp thực hiện luật quốc tế của Trung Quốc”, “Tập bài nghiên cứu quốc sách biển”, “Địa-chính trị và tranh chấp ở Nam Hải”, “Chuyên luận vấn đề Nam Hải”; khi nói về vấn đề Nam Hải, tôi rất chú ý quan điểm của các tác giả những nghiên cứu đó.

    Tôi có cảm giác là từ hơn một năm nay, đặc biệt từ tháng 4 năm nay trở đi, khi Trung Quốc xung đột với Philippinnes, vấn đề Nam Hải trở nên rất nóng. Tôi cảm thấy trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia, từ xưa tới nay [chúng ta] đều khẳng định đảo Hoàng Nham [黄岩岛, quốc tế gọi là bãi cạn Scarborough] là lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng diện tích đảo Hoàng Nham quá nhỏ, hơn nữa lại không có người ở, khi thủy triều dâng cao chỉ còn là một tảng đá. Năm 1947, khi vẽ “Đường 11 đoạn ” 十一段线, Vụ trưởng Vụ Khu vực và mấy người trong Bộ Nội chính chính phủ Dân Quốc [của Tổng thống Tưởng Giới Thạch] vẽđảo này vào [bên trong đường 11 đoạn]. Khi nghiên cứu xác định điểm cơ sở [cơ điểm] để [phục vụ công tác] dẫn đường trên biển, đã bàn bạc về vấn đề đảo Hoàng Nham này động chạm tới việc không thể lấy nó làm điểm cơ sở. Vì diện tích nó quá nhỏ lại cách xa đại lục [Trung Quốc], hơn nữa còn có một vấn đề phức tạp là đảo Hoàng Nham nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, có thể lấy nó làm điểm cơ sở để chủ trương [coi nó là] vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta được không? vấn đề này rất đáng được bàn thảo. Bởi vậy [khi] Bộ Ngoại giao và phía quân đội [Trung Quốc] có lúc rất cứng rắn trên vấn đề này, tôi cảm thấy [làm như thế] là xem xét vấn đề chưa chu toàn. Tôi đã viết rất nhiều thư gửi cho các cán bộ liên quan của Bộ Ngoại giao [Trung Quốc] nhưng cũng không có thư trả lời. Vì đảo Hoàng Nham là một bãi đá 岩礁, căn cứ mục 3 Điều 121 của “Công ước [Liên Hợp Quốc về Luật Biển]”, nó chỉ có thể có vùng nước xung quanh 12 hải lý mà thôi. Nóở cách bờ biển Phillippines 124 hải lý, vẽ một vòng khuyên thì vị trí sở tại đảo này vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phillippines; tàu cá đi vào đấy tất nhiên là đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Phillippines rồi. Bởi vậy xảy ra tranh chấp trên vấn đề này là điều tất nhiên.

    Hiện nay nhiều học giả trong nước [Trung Quốc] vẫn khẳng định “Đường 9 đoạn” [九段线Việt Nam gọi là Đường chữ U, hay Đường Lưỡi bò, tức đường yêu sách của Trung Quốc, được họ vẽ trên bản đồ bằng một đường có 9 đoạn đứt khúc]; nhưng từ xưa đến nay đường biên giới trên bộ hay trên biển của toàn thế giới chưa bao giờ có một đường nào là đường đứt đoạn [chữ Hán là 虚线“hư tuyến”, tức đường nét đứt, đường chấm chấm, không liền nét] cả. Đường 9 đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý. Tháng trước, khi giảng bài cho các nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu biển và biên giới Trung Quốc thuộc trường Đại học Vũ Hán, tôi có nói rằng căn cứ pháp luật đích thực phải là “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển” năm 1982 [United Nations Convention on the Law of the Sea; 1982年《联合国海洋法公约》]. Hơn nữa nước ta [Trung Quốc] là quốc gia đã ký và phê chuẩn “Công ước” này. Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải.

    Đường cơ sở [cơ tuyến] của quần đảo Tây Sa [西沙, Việt Nam gọi là Hoàng Sa] cấu tạo bởi 28 điểm cơ sở, được các chuyên gia Cục Hải dương và một số đơn vị khác [của Trung Quốc] cùng nhau vẽ nên trước năm 1995. Nó gồm có nhiều bãi đá nhỏ 小岩礁, với diện tích vùng nước rộng tới khoảng hơn 12.000 dặm biển vuông. Sau khi công bốđã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê bình. Việc xác định 28 điểm cơ sở này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật. Hiện nay [Trung Quốc] vẫn cứ muốn làm kiểu hoạch định mập mờ như thế ở quần đảo Nam Sa [南沙, Việt Nam gọi là Trường Sa].

    Tài nguyên Nam Hải rất phong phú, nước ta [Trung Quốc] có tranh chấp với 5 quốc gia như Việt Nam, Philippinnes về chủ quyền trên biển. Chúng ta nên chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đàm phán hoà bình theo tinh thần của “Công ước”, không thể sử dụng vũ lực giải quyết. Căn cứ xu thế phát triển của Luật biển quốc tế hiện nay và kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia, các nước ven bờ Nam Hải trước hết nên hoạch định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và biên giới thềm lục địa. Sau khi xác định rõ biên giới, [các nước] sẽ cùng nhau khai thác [tài nguyên biển].

    Xin nêu một thí dụ: không thể xỏ giày trước rồi mới đi tất, cũng tức là nói không thể không làm rõ phạm vị chủ quyền trên biển mà đã cùng khai thác, bởi lẽ như vậy hoàn toàn có khả năng gây ra vấn đề phân phối thu nhập không công bằng. Sau này dựa vào điều 74 và điều 83 nói về vùng đặc quyền kinh tế và hoạch định biên giới thềm lục địa trong “Công ước”, cần vạch lại biên giới biển Nam Hải. [Lúc đó] Phillippines chiếm bao nhiêu, Brunei chiếm bao nhiêu, Việt Nam chiếm bao nhiêu, Indonesia chiếm bao nhiêu… khẳng định sẽ không thể hoạch định theo chủ trương hiện nay của các quốc gia này.

    Các quốc gia đương sự phải thống nhất về lý luận phân định biển và về phương pháp kỹ thuật, lấy cơ sở là các nguyên tắc quốc tế thông dụng hiện nay về cấu hình và độ dài bờ biển cũng như nguyên tắc tỷ lệ, thông qua đàm phán hoà bình, hữu nghị song phương hoặc đa phương để giải quyết vấn đề biên giới cuối cùng của Nam Hải.

    Thịnh Hồng:Đường màu lam có phải là đường vẽ [vùng đặc quyền kinh tế] 200 hải lý của các nước không?

    Lý Lệnh Hoa: Đúng vậy. Đường màu lam trên bản đồ là vùng đặc quyền kinh tế vẽ theo Luật Biển. Đảo Hoàng Nham ở đây. Theo mục 3, Điều 121 của “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển”, Trung Quốc chúng ta chỉ có thể có vùng biển lãnh hải 12 hải lý. Thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây. Cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều tất nhiên đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta. “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển” đã là công ước thì bất cứ quốc gia nào cũng phải chịu sự ràng buộc của công ước đó. Tất cả đều phải xử lý theo tinh thần của Công ước.

    Thịnh Hồng:Căn cứ của Đường 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?

    Lý Lệnh Hoa: Chẳng có căn cứ gì! [Nó chỉ] là tuyên bố đơn phương năm 1947 [của Chính phủ Dân Quốc].

    Thịnh Hồng:Không được các nước khác thừa nhận ư?

    Lý Lệnh Hoa: Có thừa nhận, nhưng đấy chỉ là chuyện trong lịch sử. Hiện nay, đặc biệt là những năm gần đây, các nước xung quanh Nam Hải đều không để ý tới [điều đó] nữa. Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển chúng ta cần phải tiến hành theo tinh thần “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển” và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói căn cứ theo cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu hay nghèo, người đông hay ít, tình trạng địa chất địa mạo đáy biển … những yếu tố đó đều không phải là căn cứ để hoạch định biên giới. Tôi cho rằng nếu căn cứ vào Luật Biển mà làm thì nhân dân các nước ven bờ Nam Hải và nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, việc phát triển nghề cá và khai thác tài nguyên đáy biển đều có đủ không gian. Sau này khi kinh tế các nước láng giềng phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Để đứng trên góc độ toàn nhân loại mà xem xét vấn đề thì chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến lên cùng thời đại.

    Các đảo đá 岛礁ở quần đảo Nam Sa không thể duy trì cuộc sống lâu dài của nhân loại. Căn cứ theo “Công ước” nói chung, một đảo đá nhỏ chỉ có lãnh hải 12 hải lý, thậm chí nhỏ hơn, chứ không phải là vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý như có người của chúng ta chủ trương. Cách nói của chính phủ ta “Quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận” quá mập mờ; ngay chuyện phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ được. Cách nói ấy không phải là ngôn ngữ pháp lý. Chúng ta cần tôn trọng các điều văn của “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển”; chỉ có những cách nói về 12, 24, 200 và 350 hải lý. Do các đảo Nam Sa có diện tích nhỏ, cách xa đại lục [Trung Quốc], không đủ điều kiện sống cho loài người, nên nước ta không thể xác định các điểm cơ sở lãnh hải ở quần đảo Nam Sa. Bởi vậy chúng ta không thể có được vùng nước đặc quyền kinh tế rộng lớn ở phía Nam của Nam Hải.

    Vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta [Trung Quốc] và của Việt Nam có chồng lấn nhau trên diện tích rất rộng, thể hiện bằng màu vàng nhạt trên bản đồ. Thế nhưng khi hoạch định ranh giới ở Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam tỏ ra tương đối có lý trí, họ đã từ bỏ đường [ranh giới] lịch sử vốn do nước Pháp và chính phủ triều đình nhà Thanh hoạch định. Việc hoạch định ranh giới Vịnh Bắc Bộ được hoàn tất khi Chủ tịch Giang Trạch Dân còn lãnh đạo Trung Quốc, tới nay đã trải qua hơn chục năm.

    Chính phủ ta xưa nay chưa bao giờ chính thức tuyên bố về Đường 9 đoạn; thế nhưng không ít sách giáo khoa và báo chí nước ta lại coi Đường 9 đoạn là biên giới biển của Trung Quốc, bởi thế đã dẫn đến việc dân chúng [Trung Quốc] coi Nam Hải thành vùng biển của Trung Quốc xưa nay sở hữu. Có một số cơ quan truyền thông [Trung Quốc] trong khi chưa làm rõ vấn đề này, thế mà động một chút đã nói phải đưa tàu chiến đi đánh người ta. Tôi cho rằng cần phải sớm xác định rõ địa vị pháp lý của Đường 9 đoạn. Không làm rõ ràng thì tương lai rất dễ xảy chuyện này nọ. Căn cứ mục 3 điều 121 “Công ước”: “Những đảo đá nhỏ không thể duy trì loài người cư trú hoặc đời sống kinh tế của bản thân thì không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa”. Quần đảo Nam Sa quá ư phân tán, các đảo đá nhỏ rải rác chi chít như bàn cờ, hơn nữa loài người căn bản chẳng thể dựa vào các đảo đá ấy để sống được. Căn cứ theo “Công ước”, không thể hoạch định được vùng đặc quyền kinh tế cho quần đảo Nam Sa. Quần đảo Tây sa cũng vậy. Sau này xác định địa vị pháp lý của các đảo Thủy Hưng, Thái Bình như thế nào thì cũng phải căn cứ theo “Công ước”; chúng ta ắt phải xử lý nghiêm túc vấn đề này.

    Thịnh Hồng:Quan điểm của ông là các đảo ấy là của chúng ta, nhưng không thể lấy đó làm căn cứ để chủ trương vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý; có phải như vậy không?

    Lý Lệnh Hoa: Đúng thế, chính là cái lý lẽ ấy.

    Trương Thử Quang: Chúng ta chủ trương đảo này [đảo Hoàng Nham] là của chúng ta; Phillippines cũng cho rằng là của họ, lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ. Chủ trương của chúng ta dựa trên căn cứ nào?

    Lý Lệnh Hoa: Căn cứ vào tư liệu lịch sử, từ xưa tới nay đều là lãnh thổ của Trung Quốc.

    Trương Thử Quang:Bởi lẽ cho dù là chính phủ nhà Thanh hoặc chính phủ Dân Quốc đều không thực tế kiểm soát vùng này; chỉ có điều chúng ta đơn phương tuyên bố vùng này là thuộc về chúng ta. Nếu đảo Hoàng Nham đã nằm trong vùng đặc quyền kinh tế củaPhillippines thì tại sao ông lại cảm thấy chúng ta có thể lấy đảo này làm “Phi địa” ( 飞地lãnh thổ hải ngoại không tiếp giáp với bản đồ chủ thể củamột quốc gia)[4]của chúng ta.

    Lý Lệnh Hoa: Cũng không phải là tất cả các đảo trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đều thuộc về quốc gia ven biển [ở gần đó]. Thí dụ quần đảo St. Pierre và Miquelon gần Canada thì thuộc Pháp. Hiện nay Tòa án quốc tế có quyền tài phán đối với chủ quyền lãnh thổ các đảo; trong thực tế các quốc gia cũng có đàm phán với nhau về chủ quyền đảo. Về vấn đề “Phi địa” đảo Hoàng Nham, nước ta [Trung Quốc] không chỉ có vấn đề với Phillippines mà cũng có vấn đề với Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, bởi lẽ các đảo ấy đều là những đảo đá nhỏ mà. Nhận thức đúng đắn và giải quyết ổn thỏa vấn đề này như thế nào — điều đó còn cần các chuyên gia nhiều chuyên ngành của chúng ta cùng bàn bạc.

    Hà Quang Hộ:Còn có vấn đề thực tế kiểm soát nữa, thí dụ quần đảo Malvinas trên thực tế do Anh Quốc kiểm soát, [cần] tôn trọng sự kiểm soát thực tế.

    Trương Thử Quang: Vừa rồing] nói Đường 9 đoạn là do nước ta vạch ra năm 1947. Có căn cứ nào để vạch ra cái đó?

    Lý Lệnh Hoa:Đường 9 đoạn không có căn cứ pháp lý. Có nhà luật học nước ta, kể cả các đồng nghiệp ở Đài Loan cùng có nhận thức như vậy. Hồi đó, các quốc gia ven bờ có nước còn chưa độc lập nữa cơ. Đây chỉ là Trung Quốc đơn phương tuyên bố mà thôi.

    Tôi xin tổng kết một chút: Tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nhất trong nội hàm của “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển” là tái phân định và bố cục lại vùng biển, sao cho mỗi quốc gia ven biển đều có thể có thềm lục địa và vùng biển kinh tế 200 hải lý (hoặc vùng nước tương đối rộng), tạo thuận tiện cho các nước khai thác, sử dụng và quản lý biển, để cho toàn nhân loại đều đi lên con đường cùng nhau giàu có. Điều đó nên là căn cứ cơ bản để chúng ta và các nước xung quanh dựa vào mà giải quyết các tranh chấp ở Nam Hải. Khi đã là quốc gia ký kết “Công ước” thì chúng ta cần phải xử lý mọi việc theo tinh thần “Công ước”, bày tỏ cho thiên hạ biết sự thành tín của mình./.

    Nguyễn Hải Hoànhdịch nguyên văn từ南海争端:国家主权与国际规则 (21/06/2012).

    —————-

    [1] Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc (Tian ze; Unirule Institute of Economics) là một Think-tank dân lập do một số học giả Trung Quốc lập ra, thường xuyên phát biểu các quan điểm khách quan có lý trí không rập theo quan điểm chính thống, đề xuất các kiến nghị có tính chất xây dựng về kinh tế-chính trị-xã hội, có ảnh hưởng lớn trong giới nghiên cứu lý luận ở Trung Quốc.

    [2] Lý Lệnh Hoa. Sinh 1946. Thời gian 1964-1970 học tại Khoa Hải dương Học viện Hải dương Sơn Đông. 1970-2006 công tác tại Trung tâm Thông tin Hải dương Quốc gia (Thiên Tân). Nay đã nghỉ hưu.

    [3] Phòng Tham sự thuộc Quốc vụ viện (QVV) Trung Quốc là một cơ quan trực thuộc QVV, có tính chất mặt trận thống nhất, tính vinh dự lại có tính cố vấn. “Tham sự nhà nước” là cán bộ cơ quan nhà nước, do Thủ tướng QVV bổ nhiệm; không rõ cấp bậc hành chính, nghe nói thấp dưới Bộ trưởng.

    [4] “Phi địa” 飞地: phần lãnh thổ của một quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ), nhưng lại hoàn toàn cách ly với bản địa của quốc gia (vùng) đó, bị bao bọc bởi lãnh thổ của các quốc gia (hoặc vùng) khác. Thí dụ vùng Kaliningrad ở phía Đông biển Baltic, diện tích 15100 km2, là lãnh thổ của Liên bang Nga nhưng lại cách bản địa Liên bang Nga 600 km. Kaliningrad bị bao bọc bởi hai nước Ba Lan, Litva và biển Baltic. Khi Liên Xô chưa tan rã, Kaliningrad gắn liền với nước CHXHCN Litva thuộc Liên Xô.
  6. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    387
    Vùng Lưỡng Quảng có vị trí chiến lược rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ chủ động của Đông Lầu. Bề ngoài đây là vùng kinh tế phát triển, mật độ dân số cao, nhiều nhà máy, doanh nghiệp lớn; song dưới lớp vỏ hào nhoãng, dân vùng này lại không được hưởng thụ nhiều thành quả từ phát triển kinh tế, thành phần bất mãn không ít, văn hóa vùng miền cũng khác, chịu sự ảnh hưởng của tình hình Hồng Kông. Vùng này ngỏ ý ly văn khai thì chẳng những cái lưới bò bị cắt tận gốc mà giấc mộng xưng bá của BK cũng bị chôn vùi.

    Lịch sử có thể sắp lặp lại sau 945 năm nhưng dưới một lớp vỏ bọc khác !
  7. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    Xàm gì thế, ko nói ko ai bảo mày câm đâu.
  8. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    387
    Tầm nhìn không vượt qua nắp capo thì làm sao hiểu được ! Việc này ai có tầm nhìn, hướng nhìn giống nhau thì tự hiểu thôi !
  9. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    387
    TQ bị :5 /7 thì những nơi đầu tiên đứng lên không phải là Tây Tạng, Tân Cương, mà là các tỉnh đông nam.

    Khoảng thời gian Tết tới đây là khoảng thời gian nhạy cảm khi các số liệu thống kê về 1 năm kinh tế buồn được phơi bày, bao tâm tư uổn khúc tình cảm của cả năm hội tụ. Nếu Lưỡng Quảng nóng lên trong thời gian tới thì không có gì bất ngờ. Hãy dùng nhãn quan lịch sử để suy xét, đừng trói buộc mình trong những phạm trù hiện đại: dân chủ, độc tài, cách mạng màu, tư bản, cs,....
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Phải chăng Trung Quốc đang lập tiền đồn quân sự tại Campuchia ?

    Đăng ngày: 26/12/2019

    Một phi đạo dài đến 3400 mét, tức là có thể dễ dàng dùng cho mọi loại phi cơ quân sự, ngay trong rừng già Campuchia, trên một vùng đất mà một tập đoàn Trung Quốc thuê được với thời hạn 99 năm ; cách đấy không đầy 50 dặm là một căn cứ Hải Quân mà báo chí cho rằng Quân Đội Trung Quốc đã được chính quyền Campuchia bí mật cho quyền đồng sử dụng trong vòng 30 năm : Hai yếu tố trên đây đã làm dấy lên lo ngại về một tính toán của Bắc Kinh đang muốn biến quốc gia Đông Nam Á này thành một tiền đồn giúp Trung Quốc khống chế toàn khu vực.

    Trong một bài phân tích mang tựa đề “Một phi đạo khuấy động mối nghi ngờ về kế hoạch của Trung Quốc đối với Campuchia”, nhật báo Mỹ The New York Times ngày 23/12/2019 đã ghi nhận mối quan ngại đó khi cho rằng: “Chiến lược quân sự chuỗi ngọc trai của Trung Quốc phụ thuộc vào các tiền đồn khu vực ở nơi xa. Một số người nghĩ rằng Campuchia đang trở thành một trong những tiền đồn đó”.

    Theo ghi nhận của đặc phái viên tờ báo Mỹ, được cử đến tận vùng Dara Sakor, nơi có sân bay và phi đạo đang được xây dựng, thì khi hoàn thành vào năm tới bên một bãi biển hẻo lánh, Phi Trường Quốc Tế Dara Sakor sẽ tự hào là có một phi đạo dài nhất Campuchia, được hoàn thành với loại khúc cua hẹp rất được phi công máy bay chiến đấu ưa thích. Gần đấy, các công nhân đang đốn cây của một công viên quốc gia để mở đường đến một hải cảng đủ sâu để tàu hải quân có thể cập bến.

    Tập đoàn Trung Quốc có quan hệ chặt với chính giới, đảm trách xây dựng phi đạo và hải cảng khẳng định đó là các cơ sở dân sự. Thế nhưng, quy mô của thỏa thuận thuê đất tại Dara Sakor, với thời hạn 99 năm, chiếm 20% bờ biển Campuchia, đã làm tăng mối nghi ngờ về tính chất dân sự thuần túy của các cơ sở này, nhất là khi một phần của dự án đã được xây dựng cho đến nay đã bị bỏ hoang trong rừng rậm.

    Cam Bốt: Bàn đạp cho Không Quân Trung Quốc ở Đông Nam Á ?

    Theo tờ báo Mỹ, hoạt động tại Dara Sakor và các dự án khác của Trung Quốc gần đó đang làm dấy lên nỗi lo ngại theo đó Bắc Kinh đang âm mưu biến quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé này thành một tiền đồn quân sự trong thực tế.

    Đối với New York Times, cho đến nay, các công trình xây dựng vô số của Trung Quốc trên các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, trên khắp Ấn Độ Dương, rồi đến căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở hải ngoại, tại Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi, đã gióng lên hồi chuông báo động về tham vọng quân sự của Trung Quốc, vào lúc mà sự hiện diện của Mỹ trong khu vực trên đà suy yếu.

    Được biết đến dưới tên gọi “chuỗi ngọc trai”, chiến lược quốc phòng của Bắc Kinh, như vậy sẽ có thêm một viên ngọc quý ở Campuchia.

    Trả lời nhật báo Mỹ, ông Sophal Ear, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại Học Occidental ở Los Angeles đã giải thích lý do vì sao Trung Quốc lại cho xây phi đạo ngay giữa rừng: Đó là vì nơi đó sẽ là bàn đạp cho Không Quân Trung Quốc “triển khai sức mạnh ra toàn khu vực và thay đổi toàn bộ cuộc chơi”.

    Khi mở rộng uy lực ra nước ngoài, Trung Quốc đã va vào chiếc ô an ninh khu vực được Mỹ định hình từ nhiều thập kỷ trước. Campuchia là nước từng được hưởng những chi viện rất hào phóng của phương Tây, nhưng để bám víu vào quyền hành, thủ tướng Hun Sen đã đi theo xu hướng độc đoán, quay lưng lại với các cuộc bầu cử tự do và nhà nước pháp quyền. Về đối ngoại, ông đã đả kích Mỹ để nồng nhiệt bám lấy Trung Quốc, nước hiện trở thành nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia.

    Một cơ sở lưỡng dụng, nhẹ phần dân sự nhưng nặng phần quân sự

    Theo giới chức quân sự Mỹ, mà New York Times trích dẫn, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận độc quyền mở rộng một căn cứ hải quân Campuchia hiện hữu nằm ngay phía dưới Dara Sakor. Bắc Kinh dĩ nhiên đã phủ nhận ý đồ quân sự của họ ở Campuchia.

    Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, lưu ý là Hoa Kỳ “lo ngại rằng phi đạo và các cơ sở cảng tại Dara Sakor đang được xây dựng trên quy mô lớn để được sử dụng cho mục đích quân sự, vượt xa nhu cầu cơ sở hạ tầng hiện tại được dự trù cho hoạt động thương mại”

    Viên chức này nói thêm: “Bất kỳ bước nào của chính quyền Campuchia nhằm mời quân đội nước ngoài hiện diện sẽ làm xáo trộn hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á”.

    Về phần mình, thủ tướng Hun Sen đã phủ nhận việc để cho quân đội Trung Quốc xây dựng căn cứ tại Campuchia. Chính quyền Phnom Penh thì tuyên bố rằng đường băng và cảng Dara Sakor sẽ biến khu rừng nhiệt đới hẻo lánh này thành trung tâm hậu cần toàn cầu, nơi sẽ tạo nên “kỳ tích”.

    Theo Pay Siphan, một phát ngôn viên chính phủ Campuchia, thì “sẽ không có quân đội Trung Quốc ở Campuchia, hoàn toàn không, và nói như vậy là bịa đặt. Có thể là người da trắng muốn kìm hãm Campuchia bằng cách ngăn không cho chúng tôi phát triển kinh tế”.

    Thỏa thuận đất đai bất thường

    Cho dù chính quyền Campuchia nhất mực cải chính về các “thỏa thuận” quân sự với Trung Quốc, báo New York Times đã chỉ ra nhiều điểm bất thường trong hợp đồng đất đai giữa hai bên trên vấn đề Dara Sakor

    Trước hết là lời chứng của một số cư dân. Vào tháng 7, một số người mặc quân phục có vũ trang trong đã đến ngôi nhà gỗ của Thim Lim, một ngư dân sống ở công viên quốc gia lớn nhất Campuchia để ra lệnh buộc ông rời đi.

    Ông Thim Lim cho biết rằng các quan chức của bộ Quản Lý Đất Đai đã thông báo nhà của ông sẽ bị phá hủy vào năm tới để nhường chỗ cho một “cảng quân sự do người Trung Quốc xây dựng”. Thông tin này đã được những dân làng khác tham dự cuộc họp xác nhận.

    Đất của ông Thim Lim nằm trong thỏa thuận cho thuê Dara Sakor hơn một thập kỷ trước với Union Development Group, một tập đoàn Trung Quốc chưa từng hoạt động tại nước ngoài, ngoại trừ việc mua lại 110.000 mẫu đất của Campuchia.

    Thỏa thuận này đã khả nghi ngay từ khi được lập ra: Không có đấu thầu công khai; tập đoàn Trung Quốc Union Development được trao hợp đồng thuê 99 năm, thời hạn dài gấp ba lần so với những gì luật đất đai Campuchia quy định, tập đoàn cũng được miễn thanh toán tiền thuê trong một thập kỷ.

    Chủ trì việc ký kết thỏa thuận Dara Sakor năm 2008 là Trương Cao Lệ, từng là một trong những lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc.

    Ngày 9/12, tướng Kun Kim, cựu tham mưu trưởng quân đội Cam Bốt , và gia đình ông, trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ vì trục lợi từ các mối quan hệ với một “thực thể nhà nước Trung Quốc” và sử dụng binh sĩ để “dọa nạt, phá hủy và giải phóng mặt bằng”. Tập đoàn Trung Quốc không được nêu tên, nhưng cư dân địa phương nói rằng đó là Union Development.

    Ngay cả với các điều khoản cho thuê hào phóng, một phần đã được xây dựng của Dara Sakor, khu phức hợp nghỉ dưỡng, có rất ít người qua lại. Vào thời diểm nhà báo New York Times có mặt tại đấy, sân golf thì vắng hoe, sòng bài casino cũng không có khách. Nhà hàng đồ biển thì có duy nhất một gia đình Trung Quốc, mà họ lại mang theo đồ ăn trong túi nylon để khỏi phải trả tiền ăn cho nhà hàng.

    Thay vì rút ra khỏi liên doanh trì trệ, Union Development lại tiếp tục đầu tư mạnh hơn. Công trình mới tại Dara Sakor bao gồm đường băng dài 3.000 m và một cảng nước sâu có thể tiếp nhận các tàu 10.000 tấn.

    Ngoài ra, theo New York Times, việc ai là người kiểm soát liên doanh vẫn chưa rõ ràng với những tuyên bố trái ngược nhau. Trong nhiều năm, Union Development tuyên bố Dara Sakor hoàn toàn thuộc tư nhân. Tuy nhiên, tướng Chhum Socheat, thứ trưởng Quốc Phòng Campuchia thì lại nói với báo Mỹ rằng cơ quan hàng không dân dụng của nước ông đang điều hành dự án sân bay, tức là không thể có liên kết với quân đội Trung Quốc.

    Thế nhưng Sin Chansereyvutha, phát ngôn viên của bộ trưởng Hàng Không Dân Dụng lại nói rằng: “Chúng tôi không có thỏa thuận” nào về sân bay Dara Sakor.

    Báo New York Times còn cho biết thêm : Vào tháng Năm, Union Development đã trao cho thủ tướng Hun Sen một tấm séc trị giá 1 triệu đô la cho Hội Chữ thập đỏ Campuchia do phu nhân của ông điều hành. Còn trụ sở chính của tập đoàn tại Phnom Penh thì được trang trí bằng ảnh của tướng Tea Banh, bộ trưởng Quốc Phòng Campuchia, sải bước trên sân golf Dara Sakor. Văn phòng chính của tập đoàn nằm ngay cạnh nhà bộ trưởng Quốc Phòng.
    tichmich thích bài này.

Chia sẻ trang này