1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    .E đã trở lại...:-D... hôm nay dịch cuốn này để mọi người biết thêm về tinh thần anh dũng của quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ...Mong các bác like nhiệt tình...Do là tg Mỹ nên ko khỏi có những nhận định sai lầm, phiến diện mong các bác gạn đục khơi trong ạ...cám ơn tất cả

    [​IMG]



    Mở đầu



    Hạ sĩ Steven Wright thận trọng di chuyển theo lối mòn nhỏ hẹp. Số lính còn lại của toán tuần thám Thủy quân Lục chiến (TQLC) sau lưng anh rải ngoằn ngoèo theo con dốc xuống gần dưới chân đồi, kéo dài tới hơn trăm mét. Đám cỏ voi dày đặc, tua tủa cao quá đầu người mọc phủ khắp sườn đồi khiến cho tầm nhìn của Wright chỉ còn chưa đến 10 thước. Gió chẳng thể nào len nổi vào những tán lá rậm rịt, gió chẳng lay động được những cọng cỏ sắc như dao cạo. Bầu không khí ẩm thấp ngột ngạt, phủ khắp ngọn đồi. Tuy quả đồi ko cao, và cũng chẳng dốc lắm nhưng những cố gắng để leo lên với hơn 20 kí lô trang bị cũng khiến cho Wright phát oải. Dù mới chỉ là giữa buổi sáng mà quần áo đã ướt sũng mồ hôi. Anh dừng lại lau số mồ hôi đang chảy xuống mắt. Trước mặt anh mấy mét, lối mòn bỗng bẻ ngoặt rồi mới lên đến đỉnh. Vừa qua khỏi khúc cua, Wright bỗng khựng lại, đứng như trời chồng. Cách đó chưa đến 30m có 3 người đàn ông VN đang tha thẩn bước. Chưa kịp phản ứng, Wright nghe bên trái có tiếng sột soạt. Đưa mắt qua anh thoáng thấy 1 dáng mảnh khảnh, mặc đồ ka ki trước khi người này biến mất vào bụi rậm. Lo lắng chuyển khẩu shotgun cỡ 12 sang tay trái, Wright quay người rít giọng báo người trưởng toán đang đi sau mình: "bọn Gook!"

    Trung sĩ Donald E. Harper sững người. Anh vội ra dấu các các thành viên trong toán tuần tiễu gồm 13 người của mình khom xuống. Trong suốt 3 tuần vừa rồi ở Khe Sanh cùng đại đội Bravo, tiểu đoàn 1, trung đoàn 9 TQLC; đã từng cầm đầu 5-7 chuyến thám thính vào vùng núi quanh đó, nhưng anh vẫn chưa phát hiện ra 1 tên địch nào cả.

    Tim đập thình thịch, Harper rón rén lần lên. Anh thấy Wright đang quì trong đám cỏ rậm bên vệ đường. Wright thì thào nói gấp cho Harper những gì mình thấy. Anh trả lời mấy câu hỏi của Harper "Không", cho rằng mình vẫn chưa bị phát hiện. "Phải" chắc chắn họ là người Việt. "Không" anh chẳng biết liệu họ có vũ khí gì ko.

    Harper nhìn quanh. Anh khá thạo cái chỗ này. Quả đồi họ đang ở nằm trực chỉ cách đầu tây phi đạo Khe Sanh chưa đầy 2000m. Trước, anh đã từng tuần tiễu qua đây mấy lần. Thực tế là mới mấy hôm trước thôi, anh cùng các toán viên đã ngồi ăn trưa ngay gần đây. Cao chưa đến 150 thước, quả đồi nhỏ án ngữ đường tiếp cận tới mấy ngọn núi mọc cao dần về hướng tây bắc. Cái gần nhất, cao điểm 861, cao đến mức đáng ngại nằm cách đó gần 2 cây số, nhìn thẳng xuống cứ điểm của TQLC. Harper cho rằng nếu đối phương xuất hiện ở đây thì hẳn họ phải từ trên đó xuống. Anh phỏng đoán địch chắc đang tổ chức trinh sát các vị trí phòng thủ của đại đội Bravo xung quanh căn cứ.

    Trung sĩ Harper quỳ 1 chân lên rồi ra hiệu cho các tổ trưởng cho quân dàn đội hình chiến đấu. Họ sẽ tiếp tục tiến lên đồi tìm hiểu xem chuyện gì đang diễn ra.

    Giữa lúc các tay súng tản ra trong đám cỏ cao nghệu, Harper lấy điện đài gọi về báo cho đại úy Michael W. Sayers, chỉ huy đại đội Bravo, tiểu đoàn 1, trung đoàn 9, ở căn cứ Khe Sanh biết. Sayers lập tức chuẩn y động thái của Harper và dặn anh báo lại nếu biết thêm điều gì đó.

    Harper đứng dậy, ra dấu cho toán tuần thám tiến lên trước. Wright cùng 1 tổ súng máy M60 đi đầu tiên. Các TQLC lặng lẽ di chuyển qua đám cỏ voi, đôi mắt cẩn trọng sục sạo vùng đất trước mặt. Bỗng 1 tay súng dừng lại. Harper nhanh chóng lần đến chỗ người này. Trên mặt đất trước mắt họ, dưới 1 hõm đất nông có 3 đống lá, cỏ nhìn rất ngăn nắp. Họ mới phát hiện chỗ ngủ đêm của 3 chiến sĩ địch.

    Cuộc thám sát do Harper chỉ huy lại tiếp tục. Vẫn ở vị trí xích hầu, Wright tiến đến đỉnh đồi. Thình lình, địch cũng ở đó: 3 bộ đội Bắc Việt chỉ cách anh khoảng 20 thước. Theo bản năng, Wright bóp cò khẩu shotgun. Chùm đạn chụp ngay đầu 1 lính đối phương, khiến người này đổ vật xuống. Xạ thủ M60 cũng nổ ngay 1 loạt về phía 2 người kia. Họ hét lên đau đớn rồi mất hút trong đám cỏ dày đặc. Vài giây sau có tiếng nổ khô khốc của súng trường M14 bên mé phải. Hạ sĩ nhất Hughes báo cáo mình vừa bắn hạ 1 địch quân.

    Các TQLC khác còn chưa kịp phản ứng thì từ trên dốc trước mặt, đạn AK-47 bỗng ào ào bay tới. Tiếng những viên đạn réo vù vù khắp không trung. Harper hét: "Rút lui! Rút lui!". TQLC lùi lại, vừa tháo lui vừa nã hàng loạt đạn súng trường, súng máy về phía đối phương. Họ chạy mãi cho đến khi vượt qua con suối nhỏ chảy ngoằn ngoèo quanh sườn đông quả đồi thì mới ngừng lại. Sau khi cho lính lập vị trí phòng thủ, Harper gọi điện đài báo Sayers.

    Đại úy Sayers lệnh Harper quay lại chỗ đụng độ. Sayers muốn Harper thu thập tin tình báo thật chính xác.

    Harper kêu gọi người tình nguyện cùng mình quay trở lại. Trong số quân dưới quyền chỉ có 5 người đứng dậy. Với nhúm lính này, Harper bắt đầu theo lối mòn lần trở lên. Nhìn thấy xác người lính địch, đám kia liền lảng ra chỉ còn Harper là kiên quyết lại gần cái tử thi máu me ấy. Anh lục soát thu được 1 số giấy tờ mà người chết để trong túi quần. Xong, Harper lột thắt lưng của người này, lấy buộc chặt 2 chân cái xác. "Đi nào" anh hạ lệnh. 1 TQLC tiến đến giúp anh lôi người chết xuống chân đồi. Những tay khác đi giật lùi, mắt dán vào đám cỏ voi rậm rịt xung quanh đầy vẻ lo ngại.
    usadok, samuelb, thanhVNW18 người khác thích bài này.
  2. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Toàn thanh niên 17-18 vừa học xong cấp 3 hoặc cấp 2 thì vào lính...rồi đấu với đội quân chuyên nghiệp vừa qua WWII thì ta tổn t hất nhiều lắm.
    Braverr thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đi được chưa đầy 10 thước thì 1 loạt súng nổ vang. Bỏ cái xác, Harper cùng mấy người khác phóng chạy xuống chân đồi. Khi đã an toàn, anh gọi cho Sayers yêu cầu cho pháo bắn xuống sườn dốc bên kia quả đồi. Mấy phút sau khi đợt pháo gồm 15 quả 105mm chấm dứt, Harper dẫn số lính tình nguyện lên dốc trở lại. Họ tiếp cận cái xác mà chẳng xảy ra sự cố gì. Nhưng khi vừa kéo nó đi, quân địch lại nổ súng. Lần này đạn đã bắn trúng TQLC.

    Người xạ thủ súng máy bên phải thét lên đau đớn khi viên đạn AK-47 của bộ đội Bắc Việt, xé toạc cẳng tay mặt, hất khẩu M60 văng ra xa. 1 viên đạn khác bắn trúng khẩu shotgun của hạ sĩ Wright, khiến ốp lót vỡ vụn, bản thân khẩu súng cũng bay lên trời. Đám TQLC quay đầu tháo chạy xuống dưới chân đồi, tới chỗ con suối. Harper lại 1 lần nữa dùng vô tuyến gọi cho đại úy Sayers.

    Sau khi nghe báo cáo mới nhất của Harper, lo tình hình có biến chuyển bất ngờ, Sayers vội hạ lệnh cho quân lên tiếp viện.

    Trung úy David L. Mellon, là chỉ huy đội Sparrow Hawk, lực lượng phản ứng nhanh của căn cứ Khe Sanh ngày hôm ấy. Lực lượng này gồm có tiểu đội 1, trung đội 1 của anh. 10 binh sĩ của tiểu đội được tăng cường thêm 1 tổ súng máy M60 gồm 4 người, 1 lính phóng lựu M79, 2 điện đài viên, 1 lính cứu thương cùng tay trợ thủ cho trung sĩ trung đội phó. Dù đang đóng trong mấy cái boong ke dọc theo chu vi phòng thủ của căn cứ, các thành viên của đội Sparrow Hawk đã tập trung tại sở chỉ huy đại đội, chỉ sau cuộc gọi của Sayers tầm 10 phút.

    Sayers bảo "Tình hình thế này" rồi nói hết cho Mellon những gì mình biết. "Rời khỏi đây, lấy lại mấy khẩu súng và cái xác, xem thử đối phương còn ai chết nữa ko? rồi lập lại an ninh, lục soát khu vực" Anh nói tiếp. "Có ai hỏi gì ko?"

    "Không, thưa sếp" Mellon quả quyết trả lời. Thế rồi sau cái gật đầu với trung sĩ Kendell D. Cutbirth, trợ thủ cho trung sĩ trung đội phó, Mellon dẫn lực lượng gồm 20 binh sĩ của mình rời cứ điểm. Lúc đó là 1g chiều ngày 25 tháng 2 năm 1967.

    Đội Sparrow Hawk theo con đường đất tiến ra hướng tây của căn cứ. Sau khoảng 1 cây số họ rời con đường rẽ sang 1 lối mòn sẽ dẫn họ thẳng tới chỗ Harper. Mellon rảo chân bước, lòng cảm thấy vừa lo lắng vừa phấn khích. Tuy đã chỉ huy trung đội 8 tháng rồi nhưng kinh nghiệm chiến đấu của anh mới chỉ là vài cuộc đụng độ nhỏ với quân du kích VC. Viễn cảnh sắp phải kịch chiến với bộ đội chính qui Bắc Việt khiến máu trong người anh chảy rần rật, thần kinh căng cứng.

    Mellon thấy Harper cùng lính dưới quyền đang co cụm trên lối mòn dưới chân đồi. Cả bọn đều kích động, nhao nhao kể về những việc mình vừa trải qua và chứng kiến. Mellon bảo họ im đi rồi trong lúc binh nhất quân y Daniel W. Polland chăm sóc người bị thương, anh kéo Harper sang 1 bên.

    Người trung sĩ vẽ xuống đất sơ đồ cuộc đụng độ. Do chưa từng tiến hành tuần tiễu khu vực này nên với viên trung úy, địa hình nơi đây khá lạ lẫm. Nghe Harper báo cáo xong, Mellon gọi pháo bắn thêm 1 đợt nữa. Viên trung úy muốn đạn pháo dập xuống sườn đông của quả đồi, rồi cứ thế tịnh tiến mỗi lần 50m để TQLC có thể tiến lên sau tấm màn hỏa lực bảo vệ. Khi những quả đạn đầu tiên vừa chạm đất, Mellon liền ra hiệu cho quân rời toán tuần tiễu của Harper tiến lên. Đội của Mellon lội ào ào qua suối rồi vượt qua 1 vạt tre dày. Người trung úy cho lính dàn hàng ngang, các tay súng tản ra 2 bên tiến vào vùng cỏ voi rậm rịt. Theo lệnh của Mellon, đạn pháo cứ thế nhích dần lên. Đội Sparrow Hawk bắt đầu tiến lên đồi. Bằng cách di chuyển từ từ trong phạm vi an toàn của trái phá, họ đã lên tới đỉnh đồi 1 cách êm thắm.

    Doc Polland quì xuống cạnh xác người chiến sĩ đối phương. Sọ anh này đã bị phát đạn shotgun của Wright phá vỡ, óc lộ ra ngoài. Polland chỉ những nếp nhăn trên não bộ rồi đưa ra nhận xét với cậu TQLC gần bên: "Chúa ơi, hệt như những gì mình từng học ở trường ấy nhỉ."

    Xa về phía trước, Mellon đang đứng cạnh điện đài viên của mình là hạ sĩ Frederick A. Westerman ở giữa hàng quân. Hạ sĩ Wright đã chỉ chỗ đám cỏ nơi khẩu súng mình bị mất. Đúng lúc Mellon bảo mấy người lính đi tìm khẩu shotgun thì có tiếng hô "Có động!"

    Ở bên dưới, cỏ nhiều nơi lắc lư như đang có kẻ bò qua. Mellon quay qua lệnh cho hạ sĩ nhất Kenneth D. Vermillion, xạ thủ súng máy "Nã xuống cỏ, ném xuống đó mấy quả lựu đạn."

    Trong lúc Vermillion miết cò xả hàng tràng đạn 7,62mm vào những kẻ địch vô hình thì Mellon cử hạ sĩ nhất Harold Tucker cùng tổ của anh này tiến xuống chỗ cái cây đơn độc mọc ở bên trái cách đó tầm 100 thước và chếch xuống dưới 50m. Từ đây Tucker có vị trí tốt có thể bắn vào sườn quân tấn công địch.

    Tucker vừa đi được mấy giây thì hỏa lực súng cá nhân đối phương bất ngờ nã ầm ầm vào TQLC. Đạn AK-47, cạc bin, súng phóng lựu từ sườn đồi trước mặt họ bắn ra tới tấp. Mellon cùng những người khác vội nhào đi tìm chỗ nấp. Nhưng chưa kịp nằm xuống thì 1 phát đạn cạc bin đã xuyên thủng đầu gối phải của Mellon, khiến anh ngã quay lơ. Khoảnh khắc tiếp theo là 1 quả lựu đạn nổ tung đằng sau. Westerman hầu như lãnh trọn toàn bộ vụ nổ. Người lính điện đài đổ vật xuống, lưng và hông bị mảnh lựu đạn xé nát.

    Cách đó 100m, bên sườn phải của Mellon, trung sĩ Cutbirth phát giác 1 lính địch đang luồn qua đám cỏ. Cutbirth nhỏm dậy, nổ súng bắn ngay rồi reo lên đầy phấn khích "Tôi hạ được hắn rồi. Hạ được hắn rồi!". Nghe thấy tiếng reo của Cutbirth, 1 bộ đội khác lập tức quay qua nhả đạn. Chàng trai 23 tuổi người Texas, gục xuống, ngực bị trúng 3 phát đạn.
    maseo, samuelb, thanhVNW11 người khác thích bài này.
  4. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Tôi chưa hiểu: Lính Mỹ lấy xác quân Giải phóng miền Nam làm gì nhỉ?
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Lấy ADN xác định xem có GP quân TQ qua không
    thanhVNW, Khucthuydu2tonkin2007 thích bài này.
  6. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    363
    Toàn con cháu Thành cát tư Hãn sao phân biệt được Ta với Tàu , bwtn, lão ngthi dịch hay nhưng ít quá, mỗi ngày hóng chap của lão còn sổt ruột hơn bên thiêndia , Chúc lão năm mới nhiều sức khỏe để anh em có nhiều truyện hay
    ngthi96cumeo2k7 thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Doc Polland xông lên, quên cả việc đạn địch đang bắn đến. Anh ngay lập tức nhận thấy Cutbirth đã chết. Cách đó vài mét, trung sĩ Robert A. Chapps đang đau đớn quằn quại, bụng bị đạn đối phương xé toạc. Chapps kêu khóc"Thánh Maria đầy ơn phúc. . . đừng để con chết! Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa. . . Con ko muốn chết! "Polland xử lý qua loa vết thương rồi kêu mấy TQLC gần đó khiêng Chapps đến nơi an toàn. Đang hổn hển cố lấy lại hơi, Polland nghe thấy tiếng gọi: "Quân y lên đây! Trung úy bị rồi. Quân y đâu!"

    Polland bừa qua đám cỏ voi chạy về phía Polland. 1 quả lựu đạn do súng trường bắn ra nổ đinh tai nhức óc gần đó. Dù bị mấy mảnh lựu đạn lớn găm vào ngực và chân trái, phía trước mũ sắt cũng bị lõm 1 miếng, người lính cứu thương hầu như chỉ tạm dừng mỗi khi cứu thương binh. Polland băng cho người lính điện đài bị thương nặng trước rồi mới quanh sang lo cho Mellon.

    Tới lúc này thì hỏa lực đối phương đã giảm hẳn; đạn chỉ còn lác đác vài viên bay tới tuyến quân TQLC. Tuy nhiên Polland vẫn rất hãi; anh cứ đinh ninh rằng địch sẽ từ đám cỏ cao xông ra bất cứ lúc nào. Băng vết thương cho Mellon mà tay anh cứ run lên bần bật.

    Mellon ko nhận ra sự hoảng hốt của người lính quân y; anh đang bận nói chuyện điện đài với 1 sĩ quan điều không tiền tuyến (FAC). Viên sĩ quan FAC hiện có 1 tốp 2 chiếc F-4 Phantom bao vùng và đám phi công thì đang rất háo hức chỉ muốn giộng hết số bom 500 cân Anh chết chóc xuống đầu đối phương. Viên sĩ quan FAC điện báo Mellon "Đào lỗ to nào, mấy cậu. Chúng tôi đang nhào xuống đấy."

    Mellon hét: "Rút lui. Xéo khỏi quả đồi ngay. Phản lực cơ đang xuống đấy. Di chuyển liền đi!". Viên sĩ quan dũng cảm cũng tham gia cuộc triệt thoái bằng cách nhảy lò cò với chiếc chân lành. Vừa nghe thấy tiếng gào rú của động cơ khi tốp phản lực sà xuống công kích anh liền nhào tìm chỗ nấp, thu người lại sao cho càng nhỏ càng tốt.

    Polland ba chân bốn cẳng chạy 1 quãng ngắn rồi nhảy xuống 1 hõm đất sâu. Vẫn lo kẻ địch sẽ tổ chức xung phong, anh nhặt lấy khẩu súng trường M14 của 1 TQLC bị thương, chiếm lĩnh vị trí xạ kích.

    "Cúi thấp!" "Nằm xuống!" "Không kích!" "bom rơi xuống đó!" đám TQLC hét to báo hiệu tốp Phantom xuống gần lắm rồi.

    Vài tíc tắc sau, các máy bay phản lực xẹt đến với tiếng gào rú xé toạc màng nhĩ. 2 vệt sáng bạc sà sát ngọn cây, cắt bom. Khi tốp phản lực vừa kéo ngược lên thoát ly, thì đồng thời 4 tiếng nổ của bom 500 cân Anh cũng dội tới tạo ra những cột đất đá dày đặc, cành cây bắn thẳng lên trời. Tốp máy bay còn tiến hành thêm 2 lượt công kích khác, dội 2 tấn thuốc nổ nữa xuống đầu quân địch. Sau khi đám phi cơ bay đi, sự tĩnh lặng cũng dần dần trở lại. Trận oanh tạc hẳn nếu ko tiêu diệt được quân địch thì cũng khiến họ phải tháo lui.

    Ko bỏ phí thì giờ, Mellon gọi ngay bảo Sayers "điều trực thăng tải thương đến. Chúng tôi có thương vong."

    "Họ đang trên đường tới" Sayers hứa và báo cho Mellon biết rằng thiếu úy John M. Kramer, trung đội trưởng trung đội 2 cũng sắp đến cùng với 2 tiểu đội nữa.

    Khi Kramer đến nơi và cho trung sĩ Harper cùng lính dưới quyền theo cùng thì các trực thăng tải thương cũng hoàn tất việc bốc thương binh, tử sĩ về Khe Sanh. Mellon dù rất đau nhưng vẫn còn đủ tỉnh táo để chỉ dẫn cho Kramer. Sau đó, anh mới kết thúc nhiệm vụ và tập tễnh bước đến chỗ trực thăng đang chờ sẵn.

    Kramer tập hợp số lính còn lại rồi chỉ huy họ tiến xuống sườn đồi bên kia. Dù cỏ rất cao và rậm, nhưng họ cũng chả mất mấy thời gian để tìm ra những chỗ có xác đối phương. Cả thảy, quân Mỹ tìm thấy 9 tử thi bộ đội. 1 trong số đó là sĩ quan với mấy tấm sơ đồ vẽ tay nhét trong túi áo. Đó là những sơ đồ vẽ chi tiết các vị trí phòng ngự của đại đội Bravo bố trí quanh phi đạo Khe Sanh. TQLC cũng phát hiện 1 số ba lô nhét đầy gạo, quần áo, tăng bạt cùng 1 nòng cối 82mm, 3 bộ bàn đế và chân cối, gần 400 quả đạn mọt chê, 1 cạc bin, 1 súng máy, nhiều lựu đạn cùng 1 mớ giấy tờ linh tinh khác. Hẳn bộ đội Bắc Việt đang có 1 ý đồ gì đó nhưng chẳng ai biết chính xác đó là những gì.

    Trong khi Kramer cùng lính dưới quyền lùng sục dưới sườn đồi, thì hạ sĩ nhất Tucker cũng cho tổ của mình rút về. Tuân thủ mệnh lệnh, anh cùng lính dưới quyền đã giữ nguyên vị trí trong suốt trận đọ súng cũng như là đợt không kích. Chỉ cho tới khi nhìn thấy các TQLC khác đến lục soát khu vực thì anh mới cho phép mình thu quân. Trong cơn kích động trung úy Mellon đã quên bẵngTucker đi.

    Tại Khe Sanh, Đại úy Sayers căn vặn Mellon rất kỹ. Những gì nghe được khiến anh rất quan ngại. Trong suốt 3 tuần ở Khe Sanh, tuy những toán tuần tiễu của đại đội Bravo có thấy nhiều dấu vết của quân thù nhưng chưa có gì cho thấy sự hiện diện của đơn vị địch lớn như vậy cả.

    Trong khi đưa thương binh, tử sĩ lên máy bay vận tải C-130 để sơ tán, Sayers ngoảnh cổ đầy lo ngại ngước nhìn cụm cao điểm nhìn xuống Khe Sanh. Anh tự hỏi, chả biết cái quái gì đang ở ngoài đó?
    huanmq, samuelb, thanhVNW10 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Phần I

    Thế trận



    Chương 1


    Vào 1 ngày tháng 9 nóng nực, nhớp nháp năm 1966, vẻ cau có hiện rõ trên bản mặt to rầm của trung tướng Lewis W. Walt. Vị tư lệnh Lực lượng thủy bộ III (III MAF), đơn vị quản lãnh toàn bộ TQLC Mỹ tại miền nam VN, đang có 1 quan điểm quyết liệt về cách thức sử dụng binh sĩ dưới quyền mình ra sao để giành thắng lợi trong cuộc chiến. Ko được toại nguyện, vị tư lệnh vạm vỡ, nóng tính của III MAF rất tức tối. Cấp dưới của Walt tại bộ tư lệnh Lực lượng thủy bộ III ở Đà Nẵng hôm ấy đều biết là 'ông già' đang có 1 tâm trạng hết sức bực bội. Họ run như giẽ khi nghe ông quát nhặng xị ngậu trên điện thoại, cáu kỉnh hạ lệnh cho đám trợ lý, đòi phải trả lời ngay lập tức cho những đòi hỏi hóc búa. Những người phục vụ dưới quyền đều biết rõ tính khí của Walt. Họ biết ông ta có thể nổi cơn thịnh nộ chỉ với những điều rất chi là nhỏ nhặt. Gần đây, người thường xuyên khiến cho Walt nổi điên lại chính là cấp trên của ổng, đại tướng Lục quân William C. Westmoreland, người đứng đầu bộ chỉ huy viện trợ quân sự của Hoa Kỳ tại VN(MACV). Tại VN, Westmoreland cũng có cách riêng của mình trong việc sử dụng TQLC trong việc tác chiến và giành chiến thắng. Và cả 2 điều ấy đều thường xuyên gây xung đột vớiWalt.

    Mối bất hòa giữa ông tướng TQLC và vị thượng cấp Lục quân đã bị dồn nén trong suốt hơn 1 năm trời. Dù trước chiến tranh TG thứ 2 TQLC được huấn luyện như là 1 lực lượng đổ bộ đường biển, với phương thức tấn công cực kỳ quyết liệt, nhưng sang chiến tranh VN thì họ lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Kể từ lúc đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3 năm 1965, TQLC luôn ủng hộ những nỗ lực bình định, coi nó mới là cách tối ưu để giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Walt hoàn toàn đồng tình với tuyên bố của đại tướng Wallace M. Greene, Jr., tư lệnh binh chủng TQLC, diễn ra ngay sau những đợt đổ bộ đầu tiên. Greene tuyên bố thế này: "Mục tiêu thực sự ở miền nam VN chính là người dân chứ chẳng phải là VC hay là quân Bắc Việt."

    Vì rất tin vào chiến lược này nên Walt đã chuẩn y 1 số chương trình đầy sáng tạo nhằm lôi kéo dân quê khỏi ảnh hưởng của quân du kích, tạo cho dân chúng miền nam cảm thấy an cư hơn. Nhưng việc chú trọng vào công tác bình định ko có nghĩa là Walt ko chuẩn bị sẵn sàng cho việc đối chiến với quân thù. Thực ra, phải nói là hoàn toàn ngược lại mới đúng. Là 1 TQLC từng tốt nghiệp đại học Colorado năm 1936, Walt cũng là cấp chỉ huy giàu kinh nghiệm chiến trường nhất trong binh chủng. Ông từng cầm đầu 1 đại đội đột kích TQLC trong ngày đổ bộ đầu tiên lên đảo Guadalcanal tháng 8 năm 1942 và được vinh thưởng huân chương Sao bạc vì thành tích anh dũng tại đó. 1 năm sau, khi đã là tiểu đoàn trưởng, ông lại được tặng huân chương chữ thập Hải quân cho quá trình đánh nhau trong rừng già rậm rịt của đảo New Britain. Đến năm 1944 ông lại được thưởng thêm 1 huân chương chữ thập nữa sau trận ác chiến với quân Nhật quyết cố thủ hòn đảo san hô Peleliu. Sang chiến tranh Triều Tiên thì ông chỉ huy 1 trung đoàn, nơi danh tiếng của ông nổi như cồn về sự xông xáo cũng như lòng dũng cảm. Nếu có ai trong binh chủng TQLC hiểu biết tường tận cách chiến đấu với quân thù thì người đó chính là Lewis William Walt, 53 tuổi. Tuy nhiên ông cũng phải thừa nhận rằng sẽ chẳng thể nào giành chiến thắng trong cuộc chiến tại miền nam VN nếu dùng phương pháp bấy lâu của TQLC là cố chiếm lấy lãnh thổ từ tay quân địch. Theo nhãn quan của ông, quân giải phóng sẽ chỉ bị đánh bại nếu như đó là ý muốn của nhân dân và cách duy nhất để người dân muốn thế là phải đảm bảo an cư cho họ.

    Chiến lược của Walt đã giành được sự ủng hộ nhiệt tình từ cấp trên trực tiếp là trung tướng TQLC Victor H. Krulak "thú". Là người đứng đầu lực lượng TQLC của toàn vùng Thái Bình Dương, Krulak đảm nhiệm công tác quản lý cùng hỗ trợ hậu cần cho lực lượng TQLC của Walt. Tuy thế ông này lại ko có thẩm quyền trong việc triển khai các hoạt động của họ ở miền nam VN mà đó là việc của đại tướng Westmoreland. Được phong sĩ quan năm 1934, Krulak từng phục vụ tại Trung Quốc 2 năm trước khi nổ ra đệ nhị thế chiến. Tại đó, ông đã bắt tay vào nhiên cứu về chiến tranh du kích và chống nổi dậy. Tháng 10 năm 1942, khi chỉ huy 1 tiểu đoàn dù TQLC tiến hành đột kích lên đảo Choiseul, ông đã được tặng thưởng huân chương chữ thập Hải quân. (đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Solomon. ND). Ông cũng từng tham chiến tại Triều Tiên trong cuộc chiến tranh diễn ra mấy năm sau đó. Krulak vẫn tiếp tục nghiên cứu về chiến tranh du kích trong suốt sự nghiệp của mình. Vào những năm 1960, tướng Krulak ko những là 1 trong số sĩ quan chóp bu có ảnh hưởng nhất binh chủng TQLC mà còn được coi như là 1 chuyên gia trong lĩnh vực chống nổi dậy. Trong thực tế ông còn là phụ tá đặc biệt về chống nổi dậy và hoạt động đặc biệt của Bộ Tham mưu Liên quân giai đoàn từ 1962 đến 1964.

    Do 80% dân số miền nam VN đều là nông dân trồng lúa nước nên cả Krulak lẫn Walt đều nhận thấy nếu như họ cách ly được khối này thì quân giải phóng sẽ mất đi nguồn lương thực chủ yếu. Khi đó đối phương sẽ buộc phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp vận chuyển bằng sức người từ các cảng ở miền Bắc vào Nam theo 1 mạng lưới đường trục, đường nhánh dài 500km được gọi chung là đường mòn Hồ Chí Minh. Hiển nhiên, nếu xảy ra tình trạng ấy, họ sẽ chẳng thể nào trụ được lâu.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ấy thế tướng Westmoreland lại tiến hành chiến tranh theo những phương thức khác. Tuy cũng thừa nhận tính hữu ích của công tác bình định nhưng Westmoreland, tốt nghiệp học viện West Point khóa 1936, 1 pháo đội trưởng trong chiến tranh TG 2 và chỉ huy 1 trung đoàn dù tại cuộc chiến Triều Tiên, lại tập trung toàn bộ sự nghiệp mình trong việc tiến hành chiến tranh qui ước. Thật vậy, Westmoreland luôn mong mỏi 1 trận đánh lớn trên mặt đất nơi ông ta chắc chắn sẽ đánh bại quân Bắc Việt bằng hỏa lực áp đảo của mình, khiến cho họ phải 'khăn gói' về Hà Nội. Và cách duy nhất để giành được 1 chiến thắng theo kiểu 'truyền thống' mà ông được đào tạo cả cuộc đời là điều lực lượng tới nơi có quân địch: nơi đó chính là vùng núi non hiểm trở miền biên viễn nam VN. Nhưng với nguồn nhân lực hạn chế của mình, Westmoreland biết mình sẽ chẳng thể nào vừa 'bảo vệ' người dân vừa lo chiến đấu với quân chủ lực địch nổi. Ông ta bắt buộc phải lựa chọn. Kế hoạch tác chiến năm 1966 của Westmoreland đã cho thấy sự lựa chọn ấy.

    Theo kế hoạch tổng thể để tiến hành chiến tranh của ông ta thì quân Mỹ, lực lượng được huấn luyện tốt và có hỏa lực mạnh hơn so với quân đội VNCH sẽ tổ chức các cuộc hành quân "tìm và diệt" tại những vùng thôn dã, dân cư thưa thớt. Tại đây, các đơn vị chiến đấu có thể "lùng, khóa và diệt" quân đối phương cùng căn cứ của họ. Quân chủ lực VNCH sẽ theo sau tổ chức các "chiến dịch càn quét" vốn được thiết kế nhằm 'tát lấy' những du kích quân còn sót lại. Sau đó lực lượng địa phương quân hay dân vệ sẽ tiến đến đảm nhiệm việc phòng thủ lâu dài cho các thôn làng trong vùng. Với sự 'quan tâm' của Westmoreland, chiến lược giành chiến thắng của TQLC đã bị đánh giá thấp 1 cách trầm trọng.

    Tuy nhiên cả tướng Krulak lẫn tướng Walt đều ko dễ dàng tuân phục. Trong thực tế Krulak đã quyết liệt bảo vệ sách lược bình định bằng cách viết 1 bản đánh giá dài 17 trang về tình hình ở nam VN và trình lên cho những lãnh đạo chủ chốt trong chính phủ xem xét.

    Có 4 kiến nghị trong bản đánh giá của Krulak:

    Chú trọng việc phải bảo vệ dân nghèo khỏi sự đe dọa của quân du kích; chỉ giao chiến với quân chủ lực địch khi có lợi thế áp đảo.

    Phá hủy hệ thống đường sắt, nhà máy điện, kho xăng dầu và dùng mìn phong tỏa những lối vào cảng biển của Bắc Việt.

    Dồn mọi nguồn lực của Hoa Kỳ cho công tác bình định.

    Buộc chính phủ nam VN tiến hành cải cách ruộng đất.

    Krulak đã cố gắng thuyết phục những người nghe trong đó có cả bộ trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara và tổng thống Lyndon B. Johnson, nhưng ko thành. Điểm thứ 2 trong đánh giá, đặc biệt là dùng mìn phong tỏa các hải cảng Bắc Việt sẽ phá hỏng hoàn toàn chiến lược cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ. Tổng thống Johnson và bộ trưởng McNamara đều tin chắc rằng hành động kiểu này sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới với Liên Xô và cả Trung Quốc nữa. Trước 1 viễn cảnh như vậy cả 2 người đều hãi. Và thế là cuộc chiến ở miền nam VN sẽ diễn ra theo đường lối của Westmoreland - về cơ bản là điều binh tác chiến trong 1 cuộc chiến tranh bị chi phối bởi các chiến lược về chính trị chứ chẳng phải là quân sự nữa.

    Dù đã được McNamara đảm bảo cho chiến lược của mình thắng thế, về chính trị, Westmoreland cũng đủ khôn ngoan để nhận thấy nguy cơ mà kình địch đem lại. Do vậy, ông tỏ ra mềm dẻo hơn với tướng Walt. Thay vì buộc TQLC tuân theo chiến lược của mình ngay với các chiến dịch qui mô đại đơn vị trong nội địa, thì Westmoreland sẽ tìm cách chỉ thị cho họ tiến hành những hoạt động cụ thể nhằm dần dần kéo họ ra khỏi vùng duyên hải. Cơ hội để có các chỉ thị này càng đến sớm thì càng tốt.

    Vào đầu năm 1966, có nhiều bằng chứng cho thấy sự hiện diện của quân Bắc Việt ở các tỉnh phía bắc nam VN. Ngày 28 tháng 2, Lực lượng Đặc biệt (LLĐB) Mỹ ở A Sầu, 1 tiền đồn biệt lập nằm trong thung lũng rộng giáp biên giới Lào ở phía tây Đà Nẵng 90 cây số đã bắt được 1 lính Bắc Việt. Theo nhật ký của người này thì sư đoàn 325 Bắc Việt đã lập kế hoạch tấn công trại trong đêm 11 tháng 3. Từ nguồn tin này, 1 lực lượng tăng viện gồm toàn lính bản xứ đã được cấp tốc điều đến. Rủi thay, số quân này đã giảm sút nhiều cả về chất lượng lẫn lòng trung thành.

    Thông tin của người lính đối phương đã sai đi mất 2 ngày. Sáng sớm ngày mùng 9 tháng 3 những đồng đội của anh ta đã phát động tấn công. Trận pháo kích bằng súng cối dài 2 tiếng rưỡi đồng hồ suốt khu trại đã khiến cho 50 trong tổng số 400 lính trú phòng bị thương vong. Sau đó 1 lực lượng gồm 2 đại đội bộ binh Bắc Việt đã đánh vào mặt nam khu trại. Họ bị đẩy lui sau 1 trận giao tranh ác liệt.

    Chỉ huy quân Bắc Việt đã chọn thời điểm tấn công khá tốt. Trời xấu, trần mây thấp bao phủ khắp thung lũng đã hạn chế rất nhiều các cuộc không kích trả đũa. Ngoại trừ vài chiếc trực thăng còn tất cả cả máy bay đều chẳng thể bay tới A Sầu. Bộ đội tiếp tục tấn công trại biệt kích suốt ngày mùng 9 cho tới tảng sáng ngày 10 tháng 3. Đúng 4g sáng hôm đó, quân Bắc Việt tung ra đợt công kích cuối cùng vào khu trại đang bị vây chặt. Lính trú phòng tuy chiến đấu anh dũng nhưng bị áp đảo về số lượng. Đến 17g30 thì trại trưởng người Mỹ bất đắc dĩ phải hạ lệnh sơ tán. 1 số phi công trược thăng TQLC táo gan đã xuyên màn mây bao phủ đáp xuống bốc được 69 lính phòng vệ còn sống. Số quân đồn trú còn lại tháo chạy vào những khu rừng xung quanh. Cả thảy trong số 400 binh sĩ của trại thì có đến 250 người bị giết hoặc bị liệt vào số mất tích. Trại A Sầu thất thủ đã mở đường cho quân giải phóng tăng cường xâm nhập người và thiết bị vào các tỉnh cực Bắc miền nam VN.
    maseo, samuelb, Khucthuydu211 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tướng Westmoreland cực kỳ sốc trước việc bị mất A Sầu. Ông ta cho rằng cuộc tấn công này là giai đoạn đầu tiên cho trận đại công kích của kẻ thù nhằm vào Huế, cố đô của VN, nằm cách Đà Nẵng 60km về phía bắc. Nếu quân giải phóng chiếm được Huế, 1 thành phố khá lớn với những con đường rợp bóng cây, cửa hàng cửa hiệu thanh lịch, trường đại học danh tiếng, dân cư đa dạng, thì ko những họ đã giành được thắng lợi lớn về quân sự là cắt rời 2 tỉnh cực bắc của nam VN mà còn thắng cả về mặt chính trị và tinh thần nữa. Westmoreland ko cho phép điều đó xảy ra.

    2 tuần sau khi A Sầu thất thủ, Westmoreland lại nhận được nhiều tin tức còn đáng lo ngại hơn nữa. Sĩ quan tình báo của ông báo cáo rằng sư đoàn 324B QĐND VN đã vượt qua khu phi quân sự ngăn cách 2 miền (DMZ). Sau đó đến đầu tháng 4 thì MACV biết được đối phương đã thành lập 1 bộ chỉ huy chiến trường gần Huế. Qua xác minh thì đó chính là bộ chỉ huy khu Trị - Thiên - Huế, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Hà Nội. Với Westmoreland đây là dấu hiệu chắc chắn cho thấy địch đang lên kế hoạch cho 1 cuộc tiến công lớn.

    Tuy nhiên tướng Walt lại diễn giải thông tin này theo 1 hướng khác. Dù thừa nhận có việc đối phương tăng cường sự hiện diện ở vùng I chiến thuật, nhưng cả ông lẫn ban tham mưu đều ko tin đó là 1 mối họa lớn. Trong thực tế, các sĩ quan tình báo của Walt báo rằng ở phía nam khu DMZ chỉ có trung đoàn bộ đội Bắc Việt chứ ko phải là cả 1 sư đoàn đủ. Sự khác biệt này thể hiện rõ trong cuộc họp diễn ra tại Chu Lai ngày 24 tháng 3 giữa các vị tư lệnh. Westmoreland hỏi thẳng Walt về việc ông này hoài nghi tính chính xác trong các báo cáo của MACV về số lượng các đơn vị địch tại vùng I chiến thuật. Walt đáp những cuộc hành quân viễn thám của mình ko hề cho thấy có sự hiện diện nào của những lực lượng lớn đối phương. Ông ta nói với Westmoreland: "Nếu địch có mặt ở đó thì hẳn là họ đang ẩn ấp trong vùng núi non giáp giới Lào."

    Nhưng dù cho Walt có diễn dải dữ liệu tình báo thế nào đi nữa thì Westmoreland vẫn là thủ trưởng. Ông ra lệnh TQLC phải điều 1 tiểu đoàn đủ đến Khe Sanh để tìm kiếm quân địch.

    Khe Sanh nằm ở gần đầu tây quốc lộ số 9, 1 con đường duy nhất chạy theo trục đông - tây ngang qua phần phía bắc của nam VN. Con đường 9 bắt đầu ở Đông Hà, 1 thị trấn buồn tẻ nằm sau trong đất liền cách phụ lưu sông Cửa Việt 10 cây số. Thị trấn Đông Hà cũng là đầu mối giao thông nằm trên quốc lộ 1, trục đường duy nhất chạy theo hướng bắc - nam của đất nước. Đông Hà và Khe Sanh tuy chỉ cách nhau 60km nhưng lại là 1 đoạn đường khó đi, cách trở nhất trong toàn bộ cái đất nước đang bị chiến tranh tàn phá này.

    Đường số 9 đã được người Pháp cho 'rải đá', nếu có thể gọi là như vậy, khoảng 20 cây số phía tây Đông Hà, đến quận Cam Lộ. Từ đây nó xấu đi nhanh chóng và trở thành 1 con đường chỉ vừa cho 2 xe thô sơ di chuyển. Qua khỏi Cam Lộ 15km là mỏm Rockpile, 1 quả đồi lởm chởm đá cao 230m nằm án ngữ con đường. Tại đó đường 9 chạy khoảng 12km hơi chếch xuống phía nam trước khi trực chỉ hướng tây đến Cà Lu. Sau đó thì con đường chỉ còn là con đường đất bị cây rừng cả 2 bên lấn át và bắt đầu leo lên dãy Trường Sơn. Những khúc cua tay áo, những con dốc đứng, những vách đá cao chót vót cùng những cây cầu hư hỏng giờ là đặc trưng của đường 9, trong khoảng 18 cây số nhọc nhằn nữa để tới thị trấn Khe Sanh. Từ Khe Sanh con đường chạy ngoằn ngoèo về phía tây thêm 15km rồi mới vượt sang Lào đến tận Xê Pôn và xa hơn nữa. Kể từ năm 1964, quân đồng minh đã thôi ko sử dụng đoạn đường 9 ở phía tây Cam Lộ.

    Việc Khe Sanh tọa lạc ở gần biên giới giữa VN và Lào đã khiến cho nó chở thành nơi lý tưởng để lập căn cứ giám sát các hoạt động của Bắc Việt gần đường mòn Hồ Chí Minh. Mùa hè năm 1962, 1 toán biệt kích Mỹ, những chiến binh lừng danh đội mũ nồi xanh, là những người đầu tiên đến với cái thị trấn khỉ ho cò gáy này. Nhiệm vụ của họ là tuyển mộ và huấn luyện người dân tộc Brâu bản địa trở thành 1 lực lượng quân sự có thể tiến hành thám thính những ngọn núi đang che dấu đường mòn Hồ Chí Minh.

    Dù thỉnh thoảng cũng có những chuyến hàng tiếp tế từ Huế lên bằng xe tải, nhu yếu phẩm thường xuyên cho lính mũ nồi xanh vẫn phụ thuộc vào 1 phi đạo gần đó. Phi đạo nằm trên 1 cao nguyên dài và hẹp ở phía bắc thị trấn vài cây số này khởi thủy do lính Pháp năm 1949 phát rừng tạo thành. Ngay sau khi quân Mỹ đến, công binh VNCH đã nối dài đường băng để nó có thể tiếp nhận những máy bay vận tải cỡ lớn hơn. Đến mùa thu năm 1964 thì lính mũ nồi xanh chuyển trại của mình tới phi đạo.

    Rủi thay, 1 số mỏm núi gần đó lại là những đài quan sát cực tốt của đối phương; địch có thể thấy rõ mồn một cả đường băng lẫn cả trại lính mới. Điểm cao 1015, hay núi Động Tri, tọa lạc cách 4km ở chính bắc, cao lởm chởm, hình thù quái dị đến nỗi được gán biệt danh là núi răng Cọp. Cách nó 1 cây số về phía tây là mỏm 950 (trên các bản đồ quân sự, đồi, núi được xác định dựa trên chiều cao của chúng so với mực nước biển.) Án ngữ hướng tây bắc cách phi đạo 4 cây số rưỡi là điểm cao 861, thực tế là 1 trong số 3 mỏm tạo thành 1 ngọn núi lớn trấn ngoài đầu tây đường băng. 2 mỏm kia cũng cao chẳng kém được đặt tên là các cao điểm 881 Bắc và 881 Nam.

    Lính mũ nồi xanh cùng đội quân bản địa của mình đã dùng 6 tháng sau đó để kiến tạo 1 số công trình kiên cố bao gồm 1 boong ke lớn làm hầm chỉ huy trung tâm, 4 boong ke góc, cùng 15 cấu trúc khác làm nhà ăn, nhà lính cùng 1 trạm xá. Cho tới lúc hoàn thành, tuy có hơi chậm, Khe Sanh đã trở thành căn cứ lớn nhất của lực lượng đồng minh tại vùng cực bắc xa xôi của nam VN.
    huymaya, samuelb, Khucthuydu212 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này