1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Này giống copy từ fb DỰ ÁN ĐẠI KÝ SỰ BIỂN ĐÔNG thếbạn.

    Lần này nó thăm dò phản ứng của các nước liên quan đến chồng lấn với nhau, nơi mà từng qg chưa có sự đồng thuận
  2. daituong_th

    daituong_th Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2011
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    567
    Hôm nay không có tin gì mới à các bác?
  3. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Bài này của TQ hay đấy. Đánh thẳng vào lợi ích của từng nước trong khối asean đang tranh chấp lẫn nhau.
    Chỗ tranh chấp thì nếu Việt Nam lên tiếng chủ quyền thì chẳng khác gì bác bỏ chủ quyền của Malaysia, Brunei. Và ngược lại, a Malay lên tiếng thì chạm đến 2 a kia.
    Đây là bài thách thức sự hoà thuận trong asean khi Việt Nam làm chủ tịch asean. Cũng đánh giá tiếng nói và khả năng của Việt Nam trong khu vực.
    Các cụ nhà ta lại nhức não nữa. Thật quá khổ với ông bạn vàng.
  4. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.015
    Đã được thích:
    3.463
    nếu bấy nhiêu mà làm không nổi thì giao nước cho người khác quản lý thôi.
    nhnglhn thích bài này.
  5. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Thế bạn hiến kế xem nào.
    Chiến thuật của nó là bẻ gãy từng chiếc đủa một, thách thức các quốc gia đang có sự tranh chấp or chưa phân định rõ ràng. Thằng nào yếu thế sẽ bị bắt nạt or dẩn dắc trong cuộc chơi này. Nếu anh ko đem lực lượng chấp pháp ra ngăng cảng, tuyên truyền thì mặt nhiên nó nghĩ là vùng nước LS mà ko có ai phản đối, tranh chấp.

    Về phía ta thì ngoài các tàu chấp pháp còn có ngư dân bám biển, mấy cái tàu nó khảo sát đụng ngay mấy cái lưới cũng mệt hĩ, mặt dù nó có tàu đi trước, nhưng ta dự đoán hướng đi, thả lưới thì cũng mệt nhà nó
  6. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Ta claim ở đâu thì ta chấp pháp ở đó, đấu tranh ở đó. Đồng thời tuân thủ cơ chế thông tin với Mã, thông báo và phối hợp/đề xuất phối hợp. Nếu bạn Mã mà ko dám làm j Tàu nhưng lại đi cự Vjt thì chửi thẳng mặt trên mặt trận ngoại giao là thằng vừa ngu vừa hèn cho các bạn khác nghe cùng. Nếu phối tôt thì ca ngợi sau phát huy tiếp. Muốn kéo cả SEA chia lửa thì kiểu j điều này cũng đến
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Dự án Đại Sự Ký Biển Đông

    Như vậy tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã kết thúc đường khảo sát đầu tiên, với điểm xa nhất nằm sát ranh giới thềm lục địa giữa Malaysia và Indonesia. Mặc dù tàu cũng vượt qua vùng chồng lấn yêu sách EEZ giữa Malaysia và Indonesia, với giới hạn đường đi như miêu tả ở trên, có thể thấy mục tiêu của đợt khảo sát này là Malaysia, trong bối cảnh Malaysia đệ trình yêu sách thềm lục địa lên Uỷ ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc tháng 12/2019, và triển khai tàu West Capella thăm dò dầu khí trong vùng chồng lấn yêu sách thềm lục địa giữa Việt Nam và Malaysia trong mấy tháng qua.

    Reuters dẫn lời các nguồn tin cho biết có thời điểm tàu Hải Dương Địa Chất 8 được hộ tống bởi 10 tàu gồm hải cảnh và dân quân biển. Dữ liệu AIS cho thấy trong đó bao gồm chiếc tàu hải cảnh lớn nhất của Trung Quốc mang số hiệu 5901.

    Dữ liệu AIS cho thấy ở khu vực West Capella đang hoạt động có ít nhất hai tàu hải cảnh Trung Quốc - một kịch bản giống với những gì đã xảy ra với Việt Nam hồi năm 2019. Tuy nhiên lần này còn có sự hiện diện của cả tàu Việt Nam, do đây là khu vực chồng lấn giữa Malaysia và Việt Nam.

    Có một chi tiết thú vị là người đứng đầu cơ quan chấp pháp hàng hải của Malaysia, ông Zubil Mat Som, lại cho rằng hoạt động của tàu Trung Quốc không phạm luật, dù ông không biết mục đích hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 là gì.

    "We do not know its purpose but it is not carrying out any activities against the law," ông nói, theo một báo cáo địa phương mà Reuters dẫn lại.


    ===================


    Sáng hôm qua 19.4 tàu đổ bộ tấn công USS America xuất hiện cách bãi Vũng Mây khoảng 35 hải lý về phía tây bắc và cách tàu khoan West Capella do Malaysia vận hành ở vùng chồng lấn thềm lục địa khoảng 100 hải lý về phía bắc.

    Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu USS America đang lao nhanh về phía nam. Quân đội Mỹ sau đó cũng đăng tải hình ảnh cho thấy hoạt động bay của chiến đấu cơ F-35B trên tàu trong ngày 19.4.
    DangAnhMinatokarate_hn thích bài này.
  8. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Trung Quốc ngang nhiên đặt tên cho 80 cấu trúc thuộc Hoàng Sa, Trường Sa
    Trung Quốc vừa ngang nhiên đặt tên cho 80 cấu trúc thuộc hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, sau khi thực hiện hàng loạt hành động trái phép, vi phạm chủ quyền của Việt Nam và gây mất lòng tin ở khu vực.

    Báo SCMP dẫn thông báo của Bộ Tài nguyên và Bộ Dân chính Trung Quốc nói rằng nước này vừa đặt tên cho 80 cấu trúc thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những cấu trúc đó bao gồm 25 đảo, bãi cạn và bãi đá ngầm, cùng 55 núi và rặng núi dưới biển.

    Cụ nào biết được danh sách đặt tên các cấu trúc này ko ah
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Tàu chiến đổ bộ Mỹ tiến về vùng biển có nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc
    21-04-2020 - 08:29 AM|Thời sự quốc tế


    (NLĐO) – Tàu đổ bộ tấn công USS America (LHA-6) đang tiến về khu vực giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia trên biển Đông, nơi tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 (HD8) của Trung Quốc và nhóm tàu hộ tống đang hiện diện.


    Theo trang USNI News ngày 20-4, kể từ ngày 18-4, có ít nhất 5 tiêm kích F-35B Lightning II, máy bay MV-22 và trực thăng CH-53E Super Stallions hoạt động như một phần của đơn vị Không binh Thủy quân lục chiến điển hình trên tàu đổ bộ.

    Trước đó trang tin DVIDS đăng hình ảnh tiêm kích F-35B Lightning II thuộc đơn vị viễn chinh số 31 Thủy quân lục chiến Mỹ cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công USS America ở biển Đông. Bên cạnh các tiêm kích F-35B, cất và hạ cánh trên tàu USS America còn có các trực thăng MH-60S Sea Hawk và MV-22B Osprey.

    [​IMG]
    Tàu đổ bộ tấn công USS America (LHA-6) ở biển Đông. Ảnh: DVIDS

    Trong khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) với biệt danh "Big Stick", tức "Gậy răn đe lớn", tạm thời neo ở đảo Guam, tàu đổ bộ tấn công USS America trở thành tàu hải quân Mỹ quan trọng ở biển Đông.

    Theo thông tin từ Reuters và Marine Traffic, ngày 16-4 nhóm tàu HD8 của Trung Quốc dường như đang thực hiện khảo sát ở vùng nước cách bờ biển của Malaysia và Brunei khoảng 218 hải lý. Vùng biển này ở phía Bắc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia.

    Tàu USS America đang hoạt động trong khu vực chiến dịch của hạm đội 7 Hải quân Mỹ nhằm tăng cường phối hợp với các đồng minh và đối tác, đồng thời có vai trò là lực lượng sẵn sáng ứng phó nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trước đó, Twitter của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng đăng nhiều hình ảnh tiêm kích F-35B cất cánh từ tàu USS America ở biển Đông.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35B Lightning II cất cánh trên tàu USS America. Ảnh: US INDOPACOM

    Cũng theo USNI News, các tàu hải cảnh Trung Quốc đang duy trì sự hiện diện ở cụm bãi cạn Luconia của Malaysia. Cụm bãi cạn này còn có tên là Gugusan Beting Patinggi Ali theo tiếng Malaysia, nằm cách bờ biển Miri của bang miền Đông Sarawak chưa đầy 100 hải lý, tức nằm trong EEZ của Malaysia. Những chiếc tàu Trung Quốc nói trên cũng đã lại gần các giàn khoan dầu của Malaysia thuộc EEZ Malaysia.
    Connuocviet, yetkieuHector_S thích bài này.
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Căng thẳng leo thang trên Biển Đông, trong bối cảnh cả thế giới đang tập trung đối phó với virus Wuhan!

    22-4-2020

    Ngày 10/4, Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh cùng 04 tàu chiến hộ tống và 01 tàu hậu cần tiến hành tập trận; Nhật và sau đó là Đài Loan đã phát hiện khi Liêu Ninh băng ngang eo biển Miyako rồi qua eo Bashi vào Biển Đông.



    Ngày 14/4, tàu Haiyang Dizhi 8 và nhóm tàu hải cảnh theo hộ tống của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam; và sau đó tiến hành khảo sát gần khu vực đang khai thác của hãng dầu khí quốc gia Malaysia Petronas; cũng gần vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam – Malaysia.


    Ngày 17/4, để đáp trả công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam đệ trình lên Liên Hiệp Quốc (UN) bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc cũng trình lên UN một tài liệu [công điện năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tán thành bản tuyên bố về hải phận của TQ]; Và yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và phương tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá.


    Ngày 18/4, Chính phủ TQ phê chuẩn thành lập “quận Tây Sa” [tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam] và “quận Nam Sa” [tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam] tại “thành phố Tam Sa” do Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp hồi 2012.


    Ngày 19/4, Bộ Dân chính TQ công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông; hầu hết nằm trong Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền VN.


    Ngày 20/4, Mỹ triển khai tàu đổ bộ USS America và tàu tuần dương USS Bunker Hill ở Biển Đông, gần khu vực căng thẳng giữa Malaysia và Trung Quốc; nơi Haiyang Dizhi 8 đang hoạt động. Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh cũng xuất hiện ở phía nam bãi cạn Macclesfield. Theo tờ Dailymail, thì USS America đã cản chặn HD-8 và các tàu hải cảnh khi nhóm này tiến gần tàu khoan dầu West Capella của Malaysia.


    Ngày 21/4, người phát ngôn BNG Trung Quốc Cảnh Sảng khi được hỏi về công hàm 17/4 gửi lên UN phản đối VN, đã nói: “Tôi nhấn mạnh, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích của chúng tôi ở Biển Đông.


    ***


    Giới quan sát nhận định gì về tình hình trên?


    – Chuyên gia về công pháp quốc tế, luật biển, phân định biên giới, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao [người Việt Nam đầu tiên giữ vị trí Phó chủ tịch UB luật pháp quốc tế LHQ nhiệm kỳ 2017-2021] phân tích về công hàm 17/4 đã đặt ra khả năng, “đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực đối với Việt Nam”.


    Trung Quốc có khả năng sử dụng các đội tàu, từ tàu chiến Hải quân đến các tàu Hải cảnh, Kiểm ngư cùng tác tàu dân quân biển để đe doạ, bao vây các giàn DK gần khu vực Bãi Tư Chính mà Việt Nam hiện đang kiểm soát. Kịch bản “bắp cải” mà TQ đã áp dụng thành công khi chiếm thế thượng phong, giành quyền kiểm soát tại Scarborough từ tay Philippines năm 2012 có thể được lặp lại, dưới một hình thức mới. Chính vì vậy, Việt Nam cần có các kịch bản ứng phó trong các trường hợp xảy ra các tình huống xấu nhất!


    – TS.Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam trả lời trên BBC: “Theo tôi, chúng ta không loại trừ khả năng Trung Quốc bất ngờ có hành động quân sự đồng thời hoặc liền chuỗi ở hai điểm Trường Sa và eo biển Đài Loan; bởi vì Trung Quốc trong khi thực hiện các chiến lược của mình, thường áp dụng kế sách dương đông – kích tây, rồi gây rối loạn nhiều nơi, để có thể đục nước béo cò …vv.”.


    – Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu Trung Quốc học, Đại học Maine, Hoa Kỳ trả lời trên BBC: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã phô trương quá nhiều và điều đó sẽ có tác hại cho họ về xa về dài. Việt Nam đến nay phản ứng vừa phải, nhưng vẫn còn dè dặt, mà tôi nghĩ Việt Nam không cần phản ứng thẳng với Trung Quốc.


    Nghĩa là phản ứng như vậy cũng đã là đầy đủ rồi, bây giờ nên đem những vấn đề trên ra trước công luận thế giới, mà đặc biệt ở vùng châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Bởi “dầu sao đi nữa, Việt Nam cần vận động các nước láng giềng của mình để có một cuộc đương đầu tốt hơn đối với Trung Quốc.”


    – Nhà nghiên cứu Hoàng Việt trả lời trên VOA: “Rất có khả năng là lúc này, Trung quốc có thể sẽ có hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông. Việt Nam đang chiếm giữ, kiểm soát tất cả là 21 cấu trúc ở Trường Sa, cũng như các giàn ĐK, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thì phải kiên quyết giữ vững được. Nếu không giữ vững được thì có thể bị đe dọa rất là lớn.


    Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm, và phải vận động các quốc gia trực tiếp liên quan như Malaysia, Philippines cũng phải gửi công hàm lên tiếng cho trường hợp này”.
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020, Bài cũ từ: 22/04/2020 ---
    Theo tờ The New York Times, Trung Quốc triển khai một tàu khu trục mang tên VŨ HÁN đến tham gia quấy phá tàu khoan West Capella do Malaysia vận hành ở Biển Đông.

    https://www.nytimes.com/2020/04/21/world/asia/coronavirus-south-china-sea-warships.html

    “Các chuyên gia quốc phòng đã xem xét thông tin về các hoạt động quân sự trong khu vực nhưng không được phép chia sẻ công khai, cho biết một tàu chiến Trung Quốc đã hoạt động ngoài khơi Malaysia. Khu trục hạm được gọi là Vũ Hán, được đặt tên theo thành phố nơi bắt đầu bùng phát coronavirus.”
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020 ---
    Tàu đổ bộ tấn công Mỹ USS America xuất hiện ở giữa bãi Tư Chính và bãi Vũng Mây vào sáng nay, chỉ cách tàu khoan West Capella của Malaysia ở vùng chồng lấn lục địa giữa Việt Nam và Malaysia hơn 50 hải lý.
    Trong khi đó, nhóm tàu sân bay Liêu Ninh ở Trung Quốc xuất hiện ở phía nam bãi Macclesfield, đang lao nhanh về phía tây.

Chia sẻ trang này