1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Chất lượng cuốn sách này quá tồi. Tác giả viết không nêu nguồn kiểm chứng, có vẻ viết theo mong muốn người đọc. Các nhân vật quá như phim siêu nhân. :)
    ngthi96 thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thôi bác ạ...Chắc vì họ kg trực tiếp cầm súng nên thông cảm cho họ..Đọc để biết thôi mà..

    TRONG SÁCH CÓ NÊU 2 NGUỒN KIỂM CHỨNG - NHƯNG ANH KHÔNG ĐƯA VÀO VÌ THẤY KHÔNG CẦN THIẾT....

    (48). Keilig, p. 373.

    (49). Gordon Williamson, Infantry Aces of the Reich (London: 1989), pp. 116- 18. All of Bostell’s crewmen were awarded the Iron Cross, 1st or 2nd Class, for the action of August 12. Bostell was promoted to first lieutenant on May 1, 1945, and went into Soviet captivity a week later. He remained in communist prisons until October 1955.
    Lần cập nhật cuối: 28/04/2020
    danngoc thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    Ngay cả SS-Obergruppenfuehrer (Trung tướng SS) và là Tướng cảnh sát Friedrich Jeckeln ngạo mạn và giết người không ghê tay cũng đã tham gia và đóng góp vào sự cứu rỗi cho Cụm Tập đoàn quân Bắc. Là một kẻ tính tình nóng nảy, hiểm ác và phi đạo đức, Jeckeln sau này sẽ có một số phận mà ông ta rất xứng đáng phải nhận; bị treo cổ vì bị coi là Tội phạm chiến tranh năm 1946. Là một đảng viên quốc xã từ những năm hai mươi, Friedrich Jeckeln đã tự xưng là một tay võ mồm và tỏ ra rất thiện chiến trên đường phố. Ông là thành viên Reichstag (Quốc hội) năm 1932 trên tư cách là đảng viên Nazi do Hitler khởi xướng….

    Đường quan lộ của Jeckeln phát triển nhanh chóng trong thời kỳ đầu của Allgemeine-SS (một nhánh chính trong lực lượng SS) và ông trở thành SS-Obergruppen-fuehrer (Trung tướng SS) vào năm 1936nhưng do không được giáo dục và huấn luyện quân sự, nên ông chỉ được phép chỉ huy một Tiểu đoàn đoàn thuộc Sư đoàn Totenkopf (Đầu lâu) vào năm 1940. Đơn vị này được tạo thành phần lớn từ các cựu lính canh trại tập trung trước đây. Jeckeln chấp nhận chức vụ này và tham gia các chiến dịch ở miền Tây trong năm 1940, mà không nhận thêm được bất kỳ quyền lợi đặc biệt nào.

    Được bổ nhiệm làm người Lãnh đạo SS và Cảnh sát cấp cao (Higher SS and Police Commander) miền Tây sau khi các chiến dịch Tây Âu kết thúc, ông ta giờ đây thuộc thành phần trong Ban tham mưu của riêng Himmler vào năm 1941 và giúp lập kế hoạch cho các hoạt động của Einsatzgruppen (Biệt đội tử thần) tại nước Nga. Vào ngày 23/6/1941, ông trở thành Lãnh đạo SS và Cảnh sát cấp cao thuộc khu vực miền Nam nước Nga, nơi ông chịu trách nhiệm giết hàng chục ngàn người Do Thái và Slav, bao gồm cả vụ hành quyết hàng loạt 33.000 người Do Thái tại khe núi Kiev (trong 2 ngày 29&30/9/ 1941). Ngay sau đó, Jeckeln đã hoán đổi vị trí với Hans-Adolf Pruetzmann (1) và trở thành Lãnh đạo SS và Cảnh sát cấp cao cho các nước vùng Baltic và Bắc Nga (1941-45). Tại cương vị này, Jeckeln đã nhúng tay vào các vụ giết người hàng loạt cùng với nhiều chiến dịch tảo thanh du kích, nhưng ông ta lại khao khát trở thành một người chỉ huy thành công trên chiến trường.

    Cơ hội đã đến với Friedrich Jeckeln vào mùa hè năm 1944, khi Cụm Tập đoàn quân phía Bắc liên tục có nguy cơ sụp đổ và buộc phải sử dụng bất kỳ mọi hình thức quân đội nào mà họ có trong tay, kể cả lực lượng cảnh sát tạp nham và các tiểu đoàn thay thế bán quân sự của Latvia. Mặc dù tình hình tuyệt vọng, người Đức vẫn không đưa các Chiến đoàn Jeckeln ra tuyến đầu nhưng họ đã đưa người của Jeckeln đến sát mặt trận, để phòng trường hợp nếu người Nga phá vỡ đường ranh giới (gray line-biểu thị đường ranh giới mặt trận)màu xám mỏng manh thì Kampfgruppe-Jeckel có thể kìm chân họ chậm lại..

    Vào ngày 16/8/1944, tình hình chiến sự đã bất ngờ trở thành hiện thực khi người Nga đột phá vào phòng tuyến do Quân đoàn XXXVIII (38) Herzog. Trước sự kinh ngạc của các tướng quân đội, những người lính dưới quyền Jeckeln không chỉ giữ vững vị trí mà còn phát động một cuộc phản công táo bạo, do chính Jeckeln chỉ huy. Rốt cuộc là những kẻ phát xít Latvia lại chính là những người cuối cùng chiến đấu bảo vệ ngôi nhà của họ, đã đánh bật trở lại cũng như ngăn chặn được bước đột phá của người Nga, cứu Sư đoàn Bộ binh 122 ra khỏi tình thế ngàn cân treo sợi tóc…

    Ngay cả Tướng Pháo binh Herbert Loch, người chỉ huy không phải là Đảng viên Nazi thuộc Tập đoàn quân XVIII cũng ca ngợi Jeckeln là một "ví dụ sáng ngời về lòng dũng cảm cá nhân ""ít quan tâm đến bản thân". Ông đề cử tặng thưởng Jeckeln huân chương Hiệp sĩ Thập tự. Chỉ huy trưởng của Cụm Tập đoàn quân Bắc, Ferdinand Schoerner, là một tay phát xít cuồng tín, có tính cách rất giống với Jeckeln (2). Ông ta ngay lập tức tán thành lời giới thiệu và Jeckeln đã nhận được trao huân chương…





    ☆☆☆☆☆☆





    Trong khi Cụm Tập đoàn quân Bắc đang chiến đấu cho sự sống của họ thì Tướng Raus, Tư lệnh Tập đoàn quân Panzer III đã tận dụng những ngày mà áp lực của quân Nga đã giảm bớt để tổ chức 2 lực lượng lớn ở Đông Phổ : đó là các Quân đoàn XXXIX (39) Panzer và XL (40) Panzer. Nhiệm vụ của họ là tiến vào Litva và thiết lập lại liên lạc với Cụm Tập đoàn quân Bắc. Quân đoàn Panzer XXXIX (39) được tập hợp quanh Libau, bên bờ biển Baltic, trong khi Quân đoàn Panzer XL(40) được tổ chức xung quanh khu vực Tauroggen.

    Raus đã phát động cuộc tấn công giải cứu của mình, đó là Chiến dịch Doppelkopf, vào ngày 16/8/1944. Cuộc tấn công vào sâu trong nội địa của Quân đoàn XL Panzer không gặp may mắn. Các tướng Henrici, von Manteuffel và một số người khác đã đâm đầu vào phòng tuyến được bảo vệ bởi 10 Sư đoàn Bộ binh cùng với sự yểm trợ của 3 sư đoàn pháo binh và 4 lữ đoàn chống tăng. Thành công đến với họ rất ít ỏi. Tuy nhiên, trong khu vực của Quân đoàn Panzer XXXIX (39) do Dietrich von Sauchen chỉ huy thì tình hình khả quan hơn nhiều….
    …………………..
    (1). Hans-Adolf Prützmann (1901-1945) là nhà Lãnh đạo SS và Cảnh sát cấp cao trong thời kỳ SS. Ông từng giám sát hoạt động của các đội Einsatz-gruppen (Biệt đội tử thần) đã gây ra các vụ Holocaust tại các nước vùng Baltic. Vào tháng 9 năm 1944, Prützmann được Heinrich Himmler bổ nhiệm làm Tổng Thanh tra Quốc phòng và giao nhiệm vụ thành lập trụ sở của lực lượng đặc biệt Werwolf (Người sói) dự định là đội quân mặc đồng phục hợp pháp được huấn luyện để tham gia vào các hoạt động bí mật đằng sau hậu phương kẻ thù. Ngay trước khi chiến tranh kết thúc, Prützmann bị Đồng minh bắt giữ và ông đã tự sát trong khi đang bị giam giữ, vào ngày 21 tháng 5 năm 1945.


    (2). Friedrich Jeckeln (1895-1946). Ông phục vụ pháo binh trong Thế chiến I, trở thành phi công và được giải ngũ với tư cách là Thiếu úy vào năm 1920. Jeckeln sau đó đã chỉ huy Quân đoàn Sơn cước Tình nguyện SS số V ở Mặt trận miền Đông (năm 1945). Bị người Nga bắt làm tù binh vào cuối chiến tranh, Jeckeln đã bị xét xử tại Riga vào ngày 3 tháng 2 năm 1946 và bị treo cổ cùng ngày.
    --- Gộp bài viết: 29/04/2020, Bài cũ từ: 29/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Hans-Adolf Prützmann (1901-1945)
    --- Gộp bài viết: 29/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Friedrich Jeckeln (1895-1946)
    caonam_vOz, meo-u, gaume11 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    “Bá tước Panzer”
    Hyazinth Strachwitz (ông ta vừa bay tới Đông Phổ) phụ trách một mũi dùi xe-tăng dẫn đầu cuộc tấn công của Quân đoàn Panzer XXXIX (39). Nhóm xe-tăng đặc nhiệm này bao gồm Lữ đoàn tăng SS “Gross” và Lữ đoàn tăng 101. Chiến dịch giải cứu được tổ chức một cách vội vã, bắt đầu từ ngày 18/8/1944. Đội hình xe tăng của Strachwitz bên sườn trái được Hải quân Đức hỗ trợ rất tốt, với thành phần là Cụm Tác chiến Hải quân II do Phó đô đốc August Thiele (1) chỉ huy bao gồm Tuần dương hạm hạng nặng Prinz Eugen (đã sống sót sau cuộc hành trình bi thảm cùng với Thiết giáp hạm Bismarck năm 1941) và các tàu khu trục hạm Z.25 và Z.28.

    Vào ngày 20 tháng 8, Prinz Eugen đã bắn hơn một trăm quả đạn 203 mm và các tàu khu trục đã bắn hơn 150 quả đạn nhỏ hơn vào các vị trí của Liên Xô. Nhóm xe-tăng Strackwitz đã đến được các vị trí tiền tiêu thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc vào buổi trưa, hoàn thành chiến dịch giải cứu. Theo sát sau nhóm tăng Strackwitz là Sư đoàn Cảnh vệ 52, họ khẩn trương dọn dẹp hành lang hẹp mới mở này dành cho các đoàn xe tiếp tế đang rất cần cho Cụm Tập đoàn quân Bắc. Dọc theo bờ biển Baltic, các đơn vị an ninh đã tìm thấy 10 xe tăng, 23 khẩu pháo và 11 khẩu súng chống tăng cùng các thiết bị quân sự khác bị người Nga bỏ lại trên chiến trường.

    Ngày hôm sau, Reinhardt đề nghị với Guderian nên rút Cụm Tập đoàn quân Bắc về Đông Phổ để bảo vệ Đế chế. Tuy nhiên, Hitler đã từ chối lời đề nghị này vì lý do chính trị, ông ta đang lo ngại rằng Phần Lan sắp sửa thoát ly. Đến thời điểm này, tại Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Schoerner được tăng cường thêm một Sư đoàn tăng. Tuy nhiên, Stalin cũng ra lệnh 3 Phương diện quân tiếp tục tấn công và bây giờ, Cụm Tập đoàn quân Bắc đang phải đối mặt với 130 Sư đoàn Sô-viết.

    Vào thời điểm này, trái với mong muốn của Bộ Tư lệnh Lục quân (OKH), Tướng Schoerner nắm quyền chỉ huy Đội xe tăng đặc nhiệm Strachwitz, tăng cường thêm 1 Tiểu đoàn pháo binh và một Đại đội công binh rồi chuyển họ đến Estonia, nơi ông dự kiến cuộc tấn công tiếp theo của người Nga. Ông không phải đợi lâu. Ngày hôm sau (21/8), Phương diện quân Baltic III bắt đầu tổ chức tấn công với 3 Tập đoàn quân vào khu vực nằm giữa Dorpat và Walk. Họ muốn đột phá nhằm liên kết với Phương diện quân Leningrad nằm ở phía bắc, mục tiêu là bao vây Quân đoàn II Hasse.

    Tuy nhiên, người Đức vừa chiến đấu vừa rút lui rất chậm và Schoerner đã có thời gian tăng cường cho Quân đoàn II bằng một số đơn vị thuộc Cụm tác chiến độc lập Narva. Và không tạo ra được bước đột phá lớn nào, người Nga chỉ tiến hành được một cuộc xâm nhập nhỏ trên phòng tuyến của Sư đoàn Bộ binh 87 vào ngày 23 tháng 8. Đến lúc này, “Bá tước Panzer” Strachwitz đã đến hậu phương thuộc Quân đoàn II và Schoerner liền ra lệnh cho họ phản công ngay buổi tối hôm đó.

    Nhưng thật không may, mọi tính toán đã bị đổ vỡ khi chiếc xe của “Bá tước Panzer” Strachwitz đã gặp tai nạn trong một chuyến trinh sát. Đầu, chân, tay của ông ta bị thương nặng, và lúc đầu còn dự kiến là không thể qua khỏi được. Nhưng kỳ diệu thay, Strachwitz vẫn vượt qua được nhưng phải mất vài tháng trước khi ông ta có thể trở lại làm nhiệm vụ. Trung tướng Gottfried Weber(2), chỉ huy Sư đoàn Không quân Dã chiến 12, được chỉ định nắm quyền Đội xe-tăng đặc nhiệm chuẩn bị phản công nhưng ông ta từ chối nhận nhiệm vụ với lý do ông ta không quen mô hình tác chiến kiểu này trên mặt đất…

    Schoerner cực chẳng đã phải giao nhiệm vụ này cho Trung tướng Walter Chales de Beaulieu, chỉ huy Sư đoàn 23 Bộ binh, bất chấp sự hiềm khích cá nhân rất mạnh của họ. Có lẽ Schoerner phải thực hiện động thái này bởi vì Chales, cựu tham mưu trưởng của Quân đoàn Panzer IV, là người dạn dầy kinh nghiệm trong các chiến dịch thiết giáp. Dù thế nào đi nữa, Đội xe-tăng này cũng tiến lên được chút ít trước khi họ bị phản công bởi các lực lượng vượt trội của quân Sô-viết và buộc phải trở về thế trận phòng ngự…

    Vào thời điểm mà Chales de Beaulieu rút lui trong tối hôm đó, cả hai lữ đoàn của ông kết hợp lại chỉ còn có ba xe tăng hoạt động và một trăm lính, sĩ quan. Và thế là, Schoerner đánh dấu một nét đen đậm vào tên của Chales và thay thế ông ta bằng Đại tá Meinrad von Lauchert. Chales de Beaulieu trở lại với Sư đoàn của ông ta, ít nhất là trong lúc này. Schoerner sẽ cách chức vị trí Tư lệnh Sư đoàn cũng như kết thúc sự nghiệp phục vụ trong quân đội của Beaulieu trong vòng chưa đầy ba tuần nữa…

    Hồng quân vẫn tiếp tục các cuộc tấn công. Vào ngày 24 tháng 8, họ đã tách rời được Cụm tác chiến độc lập Narva ra khỏi Tập đoàn quân XVIII. Ngày hôm sau, Tập đoàn quân LXVII (67) Liên Xô đã tấn công thành phố Dorpat, được bảo vệ bởi Sư đoàn 11 Bộ binh và một số thành phần khác thuộc Quân đoàn II. Hồng quân đã áp chế các vị trí phòng thủ trong thành phố bằng những màn pháo binh cũng như của các máy bay ném bom chiến đấu hạng nặng. Sau đó họ bắt đầu tiến vào khu vực đô thị đổ nát trong thành phố, nơi mà các chiến binh tinh nhuệ thuộc Sư đoàn Đông Phổ đang chờ đợi với các khẩu Panzerfausts thô sơ cũng như các loại vũ khí chống tăng khác. Cuộc chiến đấu khốc liệt diễn ra diễn ra trong từng ngôi nhà và những trận giáp lá cà đẫm máu trên đường phố. Thành phố chìm trong biển lửa khi người lính Phổ cuối cùng đã sơ tán khỏi Dorpat vào buổi tối hôm đó.

    Đến lúc này, con số thương vong của Cụm Tập đoàn quân Bắc đã vượt quá 70.000 người. Đó là sức mạnh của một đội quân gồm 570.000 người, tăng thêm 43.000 người “Hiwis” - lính tình nguyện phương Đông. Họ được hỗ trợ bởi Tập đoàn quân Không quân I, chỉ có ít hơn 300 máy bay. Đối đầu với họ là Liên xô có tới 125 Sư đoàn Bộ binh, 5 Quân đoàn Xe tăng và một Quân đoàn Cơ giới hóa. Bộ binh của họ được hỗ trợ bởi 3.080 xe tăng, 17.480 khẩu pháo và 2.640 máy bay….
    ……………………..
    (1.)August Thiele (1893-1981) là một trong những sĩ quan hải quân giỏi nhất của Đệ tam Đế chế. Trong Thế chiến II, ông là chỉ huy pháo đài trên bờ biển Pomeranian (1939), Thuyền trưởng tàu tuần dương hạng nặng Luetzow (1939-40), Đô đốc bờ biển phía bắc Na Uy (1940-41), Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy biển cấp cao (1941-1943)…Được chỉ định làm Tư lệnh Cụm tác chiến Hải quân II vào tháng 7/1944. Ông kết thúc chiến tranh với chức vụ là Tư lệnh mkhu vực miền Đông Baltic; sau khi nghe tin Hitler tự sát, ông đã tiến hành di tản càng nhiều người từ Courland càng tốt. Ông đầu hàng người Anh sau đó.. Ra tù năm 1946, ông qua đời ở Moelin năm 1981.

    (2). Gottfried Weber (1899-1958) là một sĩ quan bộ binh kỳ cựu người Silesian, ông ta kết thúc chiến tranh trên vị trí là người tạm nắm quyền chỉ huy Quân đoàn XVI. Sau đó làm Thanh tra Bộ binh cho Quân đội Tây Đức (Bundeswehr) vào năm 1958 nhưng đã bị chết trong một tai nạn giao thông vào cuối năm đó….
    --- Gộp bài viết: 30/04/2020, Bài cũ từ: 30/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : August Thiele (1893-1981)
    --- Gộp bài viết: 30/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Gottfried Weber (1899-1958)
    viagraless, gaume1, tatpcit1 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ở phía nam, Stalin đổi mới những nỗ lực của mình nhằm chiếm được thành phố Riga, thủ đô của Latvia. Để bảo vệ thành phố, Tập đoàn quân XVI đã thành lập một Cụm quân do Tướng Bộ binh Boege chỉ huy chung. Bao gồm 1 Quân đoàn của Trung tướng Risse (thành phần có Sư đoàn Bộ binh 58, 205 và 225), Sư đoàn Bộ binh 389, Quân đoàn X (Sư đoàn 24 bộ binh và một số đơn vị trực thuộc Tổng hành dinh – General Headquarter - GHQ), Quân đoàn của Trung tướng Wagner (gồm các Sư đoàn Bộ binh 121 và 329). Trong khi đó, vào ngày 29 tháng 8, chiếc máy bay trinh sát chở viên Tư lệnh Xuất sắc của Tập đoàn quân XVI – Tướng bộ binh Paul Laux, đã bị bắn hạ và bốc cháy. Sĩ quan tác chiến của ông ta là Đại tá Kurt Hartmann, đã bị tử trận. Còn Laux chết vì vết thương quá nặng vào ngày 2/9/1944…

    Vị trí Tư lệnh Tập đoàn quân XVI đã được Tướng Carl Hilpert (1), chỉ huy Quân đoàn I, lên thay thế cho đến tháng 3 năm 1945. Trung tướng Theodor Busse (2), anh rể và bạn thân của Trung tướng Wilhelm Burgdorf, một kẻ sát nhân và là tay Quốc xã cuồng tín trong Văn phòng nhân sự Quân đội được thăng chức chỉ huy Quân đoàn I, mặc dù trên thực tế là ông chỉ mới trải qua vị trí chỉ huy Sư đoàn có 2 tháng (10/7/1944). Đại tá Werner Rank (3) đã thay thế Busse làm Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 121. Cũng vào thời điểm này, một chỉ huy Tập đoàn quân khác của Schoerner, Tướng Loch, dường như đã bị nghi ngờ là một người chống phát xít. Nhưng chắc chắn Schoerner lại nghĩ là ông ta không có đủ sự nghiêm khắc và tàn bạo để chỉ huy Tập đoàn quân XVIII. Vì thế, vào ngày 2/9/1944, ông ta bị sa thải và được thay thế bởi Tướng bộ binh Ehrenfried Boege (4), nguyên chỉ huy của Quân đoàn XLIII (43), người sẽ chỉ huy Tập đoàn quân XVIII trong phần còn lại của cuộc chiến.

    Vào ngày 27/8, Tập đoàn quân Panzer III của Raus đã thành lập được một hành lang rộng tới 18 dặm để duy trì mối liên lạc với Cụm Tập đoàn quân Bắc. Đầu tháng chín, chiến sự tạm thời lắng xuống trên hầu hết các khu vực thuộc mặt trận miền Đông, và lúc đó thì các Tập đoàn quân của Stalin đang khẩn trương tái thiết lập,bổ sung nhằm chuẩn bị cho các trận đánh dữ dội ở phía trước. Tuy nhiên, trên các mặt trận chính trị và ngoại giao, mọi thứ đã thay đổi một cách chóng mặt…





    ☆☆☆☆☆☆





    Hitler đã đúng khi lo ngại về Phần Lan. Vào ngày 17 tháng 8, Thống chế Wilhelm Keitel (5), Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Tối cao quân lực (OKW) đã đến thủ đô Helsinki. Ông trao tặng vị Tổng thống thứ sáu của Phần Lan, Thống chế Carl Gustav von Mannerheim (6), huân chương Hiệp sĩ Thập tự sắt đính Lá sồi và Tham mưu trưởng quân đội huân chương Hiệp sĩ Thập tự sắt. Keitel cố gắng đưa ra một bức tranh lạc quan về tình hình quân sự của Đức hết mức có thể (rất khó khăn khi đang trong hoàn cảnh thực tại) và khẳng định rằng nếu cần thiết, Đệ tam Đế chế có thể chiến đấu thêm mười năm nữa. Vị Thống chế già nua Phần Lan đã trả lời một cách ngoại giao rằng đây có lẽ là sự thật mà một quốc gia có 90 triệu người dân có thể làm được. …

    Sau đó, Mannerheim tuyên bố với Keitel rằng thỏa thuận Ryti-Ribbentrop, khiến Phần Lan trở thành đồng minh với nước Đức, đã bị vô hiệu hóa bởi vì có sự từ chức của Thủ tướng Rysto Ryti. Keitel nhẹ nhàng trả lời rằng ông không thể chấp nhận tuyên bố này, vì ông không được phép nhận thông tin về chính trị. Mannerheim thông báo với Keitel rằng ông ta sẽ đồng ý kết hợp quyền lợi về dân sự và quân sự dưới quyền của mình và Phần Lan từ đó sẽ hành động vì lợi ích của chính quốc gia họ. Keitel rời Helsinki trong lòng nặng trĩu, vì ông tin chắc rằng liên minh Phần Lan-Đức đã đến thời kỳ chấm dứt và Mannerheim đã có ý định đưa Phần Lan ra khỏi cuộc chiến tranh….

    Helsinki đã chấp nhận các điều khoản đình chiến của Liên Xô vào ngày 2/9/1944 và chính thức tuyên bố lệnh ngừng bắn hai ngày sau đó. Cuộc đàm phán với Stalin là vô cùng khó khăn, và Helsinki buộc phải gắn với một khoản nợ bồi thường khủng khiếp, nhưng ít nhất Phần Lan đã tránh được sự sáp nhập vào Liên bang Sô-viết. Không lâu sau đó, Tập đoàn quân Sơn cước XX của Tiến sĩ Lothar Rendulic (có hai trăm ngàn người so với Quân đội thường trực Phần Lan có số lượng gấp đôi) bắt đầu rút lui chậm rãi từ miền bắc Phần Lan sang Na Uy.

    Hồng quân tỏ ra ít quan tâm đến việc rút quân này, và quan hệ giữa quân đội Đức và Phần Lan vẫn khá tốt, bất chấp tình hình chính trị ngoại giao 2 bên căng thẳng. Sau đó, các sĩ quan hải quân Đức đã thuyết phục Hitler đồng ý chiếm giữ căn cứ hải quân Phần Lan tại Suursaari. Người Đức không hy vọng quân đồn trú của Phần Lan sẽ kháng cự, nhưng điều đó đã khiến người Đức phải chịu tổn thất nặng nề. Vài ngày sau, Tướng Siilasvuo theo chủ nghĩa vô chính phủ Phần Lan đã kích động một trận chiến giành thị trấn Tornio nằm bên bờ biển Baltic, khiến cho thị trấn bị phá hủy trong trận giao chiến nặng nề.

    Cuộc tấn công của Hitler vào Suursaari đã bị rơi vào tay người Nga và Mannerheim đã được giải cứu ra khỏi một tình huống xấu hổ về mặt ngoại giao. Bây giờ ông đang ở trong một vị trí để yêu cầu Đại tướng Rendulic tăng tốc rút quân và đã nhanh chóng làm như vậy. Tuy nhiên, Rendulic nhận ra rằng yêu cầu của Phần Lan được đưa ra để đáp ứng sự thỏa mãn của người Nga; nên ông ta ra lệnh tiếp tục rút lui từ từ, nấp sau người Phần Lan, nhưng sẽ không có sự cố nào nữa. Tập đoàn quân Sơn cước XX đã mang đi tất cả các thiết bị vũ khí hạng nặng và hầu hết các loại đạn dược của mình và đã rời khỏi Phần Lan vào cuối tháng 10/1944 (ngoại trừ một dải đất nhỏ của Phần Lan mà họ vẫn nắm giữ cho đến tháng 4 năm 1945).
    …………………….
    (1). Carl Hilpert(1888-1947). Trong giai đoạn cuối của chiến tranh Hilpert đã chỉ huy quân đội Đức bị Hồng quân bao vây trong Pocket Courland. Vào ngày 7/5/1945, Karl Donitz với tư cách là người đứng đầu nhà nước, đã ra lệnh cho Hilpert đầu hàng người Nga. Ông đã bị Liên Xô bắt làm tù binh, xét xử bởi tòa án quân sự và bị kết án tử hình. Tướng Hilpert bị Liên Xô xử tử tại Moscow vào ngày 1 tháng 2 năm 1947.

    (2).Theodor Busse (1897-1986). Vào ngày 9/1/1945, do ảnh hưởng mối quan hệ thân tình của ông với Burghoff, ông được giao quyền chỉ huy của Tập đoàn quân IX và chịu trách nhiệm bảo vệ Berlin. Mặc dù Tập đoàn quân của ông đã bị hủy diệt và phần lớn kết thúc trong sự giam cầm của Liên Xô, nhưng bản thân Busse đã trốn thoát sang phương Tây. Từ năm 1945 đến 1948, Busse là một tù nhân chiến tranh. Sau chiến tranh, Busse là giám đốc phòng thủ dân sự của Tây Đức và đã viết và chỉnh sửa một số tác phẩm về lịch sử quân sự của Thế chiến II…..ông qua đời ở Wallerstein năm 1986.

    (3). Werner Rank (1905-?)..Ông được OKH thăng chức Thiếu tướng (10/1944) và Trung tướng (4/1945). Ông đã trải qua mười một năm trong các nhà tù của Liên Xô.

    (4). Ehrenfried Boege(1889-1965). Ông được trao tặng Huân chương chữ thập sắt đính kèm lá sồi (21/9/1944). Tham gia trận chiến Pocket Courland và bị người Nga giam cầm sau khi kết thúc chiến tranh. Vì những tội ác chiến tranh, Boege bị kết án 25 năm tù lao động khổ sai. Ông được thả ra vào ngày 6 tháng 10 năm 1955. Ông qua đời năm 1965…

    (5). Wilhelm Keitel (1882-1946): là loại tướng theo kiểu yes-man, Keitel làm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh tối cao quân lực (OKW) từ năm 1938 đến năm 1945, nhưng ông không có thẩm quyền thực sự. Được hầu hết các chỉ huy cấp cao khinh miệt, ông đã bị treo cổ vì bị coi là tội phạm chiến tranh tại Nuremberg 1946...

    (6). Carl Gustaf Emil Mannerheim(1867-1951) là Thống chế, Tổng Tư lệnh các lực lượng Quốc phòng và là Tổng thống Phần Lan nhiệm kỳ thứ sáu. Mannerheim được xem là một anh hùng dân tộc, cũng như là người Phần Lan vĩ đại nhất mọi thời đại (??). Sau hai lần đẩy Liên Xô vào bế tắc, chiến lược của Mannerheim đã thắng lợi: Phần Lan vẫn không bị nội thuộc Liên Xô vào năm 1945. Thành công đó đã khiến cho vị Thống chế Phần Lan được đánh giá cao như một nhà quân sự thiên tài và đất nước Phần Lan ngày nay được xem là di sản của ông....
    --- Gộp bài viết: 01/05/2020, Bài cũ từ: 01/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Carl Hilpert(1888-1947)
    --- Gộp bài viết: 01/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Theodor Busse (1897-1986).
    --- Gộp bài viết: 01/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Ehrenfried Boege(1889-1965)
    --- Gộp bài viết: 01/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Wilhelm Keitel (1882-1946)
    --- Gộp bài viết: 01/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Carl Gustaf Emil Mannerheim(1867-1951)
    viagraless, tatpcitgaume1 thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bây giờ, có khả năng đáng tin cậy về cơ hội xảy ra một cuộc đổ bộ lên đất nước Na-uy của người Nga hoặc phe Đồng minh. Tuy nhiên, mặc dù Hitler lo ngại, nhưng không hề có một chiến dịch nào được triển khai. Kết quả là, gần nửa triệu quân Đức được ngồi chơi xơi nước tại Na-uy trong vài tháng tới, chờ đợi một cuộc tấn công sẽ không bao giờ xảy ra, trong khi lực lượng dự trữ của Wehrmacht đã ở điểm tận cùng và chắc chắn họ sẽ thua cuộc trên cả 2 mặt trận thuộc miền Đông và miền Tây.

    Đến tháng 12 năm 1944, sau khi tin chắc sẽ không có một cuộc xâm lấn nào vào Na-uy, Hitler bắt đầu chuyển quân từ Na Uy đến lục địa châu Âu, nơi Đệ tam Quốc xã đang gặp mối nguy hiểm sắp xảy ra ở cả phía đông và phía tây. Rõ ràng không còn cần phải có hai Bộ Tư lệnh quân Đức tại Na Uy nữa; Quân lực Wehrmacht tại Na Uy đã bị giải thể, và chỉ huy của họ, Đại tướng Nikolaus von Falkenhorst (1), nguyên là một người không theo Đảng Nazi và là đương nhiệm Tổng chỉ huy các lực lượng chiếm đóng Đức tại Na-uy được cho nghỉ hưu..

    Falkenhorst, nguyên là người đã phản đối các chính sách chiếm đóng tàn bạo của Joseph Teboven (2), đại diện Toàn quyền của Hitler tại Na Uy, đã được thay thế bởi vị tướng gốc Áo Dr.Lothar Rendulic (3), là một tay Nazi cuồng tín. Và những tháng cuối cùng trong sự chiếm đóng của người Đức không phải là những ngày hạnh phúc cho dân tộc Na Uy.

    Vào ngày 17/1/1945, Tướng Sơn cước Franz Boehme (4) – một người Áo khác - lên thay thế vị trí của Tư lệnh Tập đoàn quân Sơn cước XX của Dr.Lothar Rendulic đồng thời kiêm nhiệm luôn chức Tổng chỉ huy các lực lượng chiếm đóng Đức tại Na-uy. Cũng giống như Rendulic, Boehme có xu hướng hợp tác với Teboven cùng những tên thuộc hạ côn đồ của ôngta. Franz Boehme đã tự sát vào ngày 29/5/1947, trong một nhà tù ở Nichberg, nơi ông ta đang chờ xét xử như một tên tội phạm chiến tranh…

    Sự thoát ly của Phần Lan đã khiến Schoerner ở một vị trí chiến lược vô dụng và rất nguy hiểm về mặt chiến thuật. Giờ đây, quân của ông đang phải bảo vệ một phòng tuyến dài tới 400 dặm và quay lưng về phía biển để rồi không chóng thì chầy, Đại bản doanh Sô-viết (STAVKA) sẽ ra sức tập trung lực lượng để xóa sổ nó. Sự tập kết quân lực của người Nga diễn ra chậm rãi đủ để Schoerner có thời gian đối phó. Từ bắc xuống nam, Phương diện quân Leningrad sẽ đối mặt với Cụm tác chiến độc lập Narva với 2 Tập đoàn quân Xung kích VIII và II đang hành quân tới các vị trí nhằm bao vây và hủy diệt quân Đức.

    Các đơn vị Hồng quân chuẩn bị cho cuộc tấn công nhằm giải phóng thành phố Riga và tiêu diệt Tập đoàn quân XVIII (Đức) bao gồm : Phương diện quân Baltic III ( các Tập đoàn quân LXVII, VI và Xung kích I), Phương diện quân Baltic II (các Tập đoàn quân Cận vệ X, Xung kích XLII, III và XXII), Phương diện quân Baltic I (các Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ V, Xung kích IV, XLIII và LI). Cùng lúc này, Tập đoàn quân Cận vệ VI (thuộc Phương diện quân Baltic I) và Phương diện quân Belorussian III (bao gồm các Tập đoàn quân Cận vệ XI, XXXIX, V và XXXI) sẽ mở cuộc tổng tấn công vào Tập đoàn quân XVI (Đức) nhằm phá vỡ mối liên lạc mỏng manh với Tập đoàn quân Panzer III và Đông Phổ..

    Thậm chí Schoerner còn tin rằng hành lang phía đông Riga khó có thể bảo vệ được. Cụm tác chiến độc lập Narva đang đóng trên đất Estonia tại điểm gần nhất là 120 dặm và điểm xa nhất lên tới 220 dặm đường. Còn người Nga chỉ cách Riga vẻn vẹn có 35 dặm. Tuy nhiên Hitler và Guderian (OKH), vẫn tin tưởng mù quáng là Riga vẫn không bị thất thủ và chắc chắn không cho phép Schoerner rút lui. Hitler muốn giữ dầu mỏ của Estonia cũng như một số nguyên liệu thô khác, trong khi Tướng Dankers, người đứng đầu chính phủ Estonia thân Đức, đã hỗ trợ đầy đủ cho tuyến phòng thủ của người Đức. Nhưng điều này vẫn không ngăn được hàng ngàn người Estonia, kể cả các tiểu đoàn cảnh sát chạy trốn, bỏ lại mọi thứ cho người Nga.

    Tình hình chiến sự đã chứng minh đề xuất của Schoerner là hoàn toàn đúng đắn. Sáng ngày 14/9/1944, sau đòn phủ đầu của pháo binh kéo dài 90 phút, người Nga đã phát động một cuộc tổng tấn công lớn với cả ba Phương diện quân vùng Baltic. Không đoàn 54 Luftwaffe, lực lượng máy bay chiến đấu duy nhất còn lại ở các nước vùng Baltic, đặc biệt gây khó chịu bằng cách bắn hạ 76 máy bay Nga trong có một ngày, vượt quá năng lực của họ. Nhưng nói chung không gây ra tác động lớn vì người Nga vẫn duy trì ưu thế tuyệt đối trên không. Dưới mặt đất, quân Đức chống trả lại một cách tuyệt vời, người Nga chỉ tiến được nhiều lắm là 4 dặm nhưng họ vẫn tiếp tục tổ chức tấn công.

    Trọng tâm đòn tấn công của Phương diện quân Baltic III nhắm vào tuyến phòng thủ của Quân đoàn XXVIII thuộc Tập đoàn quân XVIII. Sức mạnh chiến đấu của các Sư đoàn – 21, 30, 31, Bộ binh 227 và Sư đoàn Không quân 12 đã giảm xuống tới mức nguy hiểm và giờ đây, cứ mỗi giờ, họ phải họ phải chịu thêm nhiều thương vong mới. Sư đoàn Không quân Dã chiến 12 đã đẩy lùi được 13 cuộc tấn công của Nga nhưng khó có thể chịu được áp lực của đợt tấn công thứ mười bốn. Lực lượng dự trữ cuổi cùng được cam kết tung ra nhằm ngăn chặn sự thâm nhập vào phòng tuyến của quân thù. Các Sư đoàn khác đã kiểm soát được tình hình trong các dải chiến tuyến mà họ đang bảo vệ, mặc dù họ chỉ làm được như vậy ở chiến tuyến thứ ba (cuối cùng) sau khi để mất hai chiến tuyến trước.

    Mọi nỗ lực của Phương diện quân Baltic II tập trung xung quanh điểm dân cư Ergli, phía tây Modohn, trong khu vực do Quân đoàn X thuộc Tập đoàn quân XVI (Đức) bảo vệ. Quân Nga cũng bị đẩy lùi. Tuy nhiên, cuộc tấn công đến từ Phương diện quân Baltic I đã đạt thành công lớn. Nơi đây, 2 Tập đoàn quân Sô-viết bao gồm 18 Sư đoàn Bộ binh với sự yểm trợ của 2 Lữ đoàn xe-tăng độc lập đã tập trung tổng công kích vào Quân đoàn I với 4 Sư đoàn đang trong tình trạng kiệt quệ là các Sư đoàn Bộ binh 58, 215, 290 và Sư đoàn Cảnh vệ 281…
    ……………

    (1). Nikolaus von Falkenhorst (1885-1968) là một tướng Đức và là tội phạm chiến tranh trong Thế chiến thứ hai. Sau chiến tranh, Falkenhorst đã bị xét xử bởi một tòa án quân sự chung giữa Anh và Na Uy vì các tội ác chiến tranh. Ông đã bị kết án tử hình vào năm 1946. Bản án sau đó chuyển xuống 20 năm tù giam. Falkenhorst được ân xá năm 1953 và qua đời năm 1968.

    (2). Josef Antonius Heinrich Terboven (1898-1945) là một nhà lãnh đạo và là Đại diện Toàn quyền Đức tại Nauy. Ông chỉ có quyền giám sát đối với chính quyền dân sự ở Na Uy. Sau khi nghe thông báo người Đức đầu hàng vào tháng 5/1945, Terboven đã tự sát vào ngày 8/5/1945 bằng cách kích nổ 50 kg thuốc nổ tại một hầm ngầm trong điền trang Skaugum (thuộc ngoại ô Thủ đô Oslo (Na-uy)..

    (3). Dr Lothar Rendulic (1887-1971) xuất thân từ Tiến sĩ luật - Rendulic là một trong ba người Áo được vinh thăng lên cấp tướng Generaloberst trong lực lượng vũ trang Đức. Sau ngày 7/5/1945, sau chiến dịch Praha, Lothar Rendulic đã đầu hàng Đồng Minh. Bị buộc tội dùng chính sách “Tiêu thổ” trong sự kiện Lapland (bắc Phần Lan 1944) và bị buộc tội giết chết các con tin tại một Phiên tòa ở Nam-tư, ông ta đã bị kết án 20 năm tù. Sau đó được giảm xuống còn 10 năm và được ân xá ngày 1/2/1951. Sau khi được thả ra, ông đã viết sách và tham gia vào chính trị địa phương tại Áo..Ông qua đời ngày 17/1/1971…

    (4). Franz Friedrich Böhme (1885-1947) là một vị tướng Áo trong Wehr-macht. Böhme đã bị bắt giữ để xét xử bởi Toà án Quân sự Hoa Kỳ tại Nicheberg trong Phiên tòa xét xử con tin với tội danh đã tàn sát hàng ngàn thường dân Serbia trong thời kỳ làm việc tại đó. Khi chuẩn bị dẫn độ Böhme về Nam-tư xét xử, ông ta đã tự sát bằng cách nhảy từ tầng 4 xuống đất…
    --- Gộp bài viết: 02/05/2020, Bài cũ từ: 02/05/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : BẢN ĐỒ TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ TẠI CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN BẮC (14/9-10/10/1944)
    --- Gộp bài viết: 02/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Nikolaus von Falkenhorst (1885-1968)
    --- Gộp bài viết: 02/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Josef Antonius Heinrich Terboven (1898-1945)
    --- Gộp bài viết: 02/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Dr Lothar Rendulic (1887-1971)
    --- Gộp bài viết: 02/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Franz Friedrich Böhme (1885-1947)
    huymaya, tatpcit, viagraless3 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hỏa lực pháo binh ban đầu đã hạ gục hầu hết các loại pháo yểm trợ của Wehrmacht bao gồm Tiểu đoàn Pháo binh 636 (được trang bị súng cối 210 mm) và Tiểu đoàn Pháo binh 814 (pháo phản lực hạng nặng). Sau đó, một cơn lốc bộ binh Nga đã tràn vào phòng tuyến do 2 Sư đoàn Bộ binh 215 và 290 bảo vệ. Sau khi 2 Sư đoàn này bị đánh tan thì quân Sô-viết ào ạt như nước vỡ bờ tràn vào hậu phương Đức và chiếm được thành phốBauske.

    Tướng Hilpert, chỉ huy Tập đoàn quân XVI đã cam kết tung lực lượng dự bị mà ông có – Lữ đoàn tăng 101 dưới quyền chỉ huy của Đại tá von Lauchert. Họ được điều tới nhằm ngăn chặn đà tiến của Quân đoàn Cơ giới hóa Cận vệ III Sô-viết và tạm thời cầm chân được sau những trận giao chiến ác liệt. Vào đêm ngày 15/9/1944, những mũi xung kích chỉ còn cách Riga có 25 dặm về phía nam và Schoerner xin phép được di tản ra khỏi thành phố Riga, vì đây là thời khắc cuối cùng ông ta có thể làm được. Không nhận được hồi âm, Schoerner đã trực tiếp bay tới Tổng hành dinh Fuehrer vào ngày hôm sau để xin ý kiến của Quốc trưởng. Một viên Tư lệnh khác có thể bị cách chức vì hành động như vậy, tất nhiên điều đó không đến với Tướng Schoerner, một con người luôn luôn nhiệt thành ủng hộ Đảng Quốc-xã. Hitler đưa ra một loạt các ý kiến phản đối nhưng cuối cùng buộc phải đồng ý rút lui nếu như Schoerner cố gắng cầm cự thêm hai ngày và nếu có thể, mệnh lệnh sẽ bị hủy trong thời gian đó. Trên thực tế, Tập đoàn quân Panzer III của Raus đã dự định tấn công vào ngày hôm sau, để giảm bớt áp lực cho Cụm Tập đoàn quân Bắc, và Hitler dường như mong muốn chờ đợi kết quả của trận chiến này.

    Cuộc phản kích của Raus đã được thực hiện với ba Sư đoàn thuộc Quân đoàn Panzer XXXIX của Saucken. Họ đã phá hủy 62 xe tăng, 29 khẩu pháo tự hành, 147 pháo chống tăng và 37 khẩu đội pháo dã chiến của người Nga. Tuy nhiên, cuộc phản kích này vẫn thất bại chỉ vì một lý do đơn giản là người Nga quá mạnh. Còn Schoerner trong lúc này buộc phải ném ra những gì mà ông có thể vơ bèo vạt tép được; từ các lính quân nhạc đến lính hậu cần, chỉ trừ mỗi Sở chỉ huy Công binh Cao cấp số 3 của Đại tá Geiger. Ông ra lệnh cho Geiger khẩn cấp xây dựng các cứ điểm phòng vệ tại Aa và Tuckum làm lá chắn bảo vệ cho khu vực Courland (Kurland) trong trường hợp Cụm Tập đoàn quân buộc phải rút lui vào vị trí cuối cùng, vì rõ ràng hiện giờ, đoàn quân của Schoerner đã bị kiệt sức.

    Nếu như trong ngày 16/9/1944, Tập đoàn quân XVIII vẫn còn giữ vững được các vị trí chiến đấu thì Quân đoàn I (thuộc Tập đoàn quân XVI) đã không thể trụ được. Khi màn đêm buông xuống, xe tăng Nga chỉ còn cách Riga có 15 dặm đường. Sang đến ngày hôm sau, Tập đoàn quân Xung kích II Sô-viết đã đè bẹp được phòng tuyến của Cụm tác chiến Độc lập Narva, giải phóng Tartu và phá bung sườn bắc của quân Đức. Trong một nỗ lực bảo vệ sườn nam của mình vào đêm hôm đó, Schoerner buộc phải ra lệnh cho một số đơn vị thuộc Quân đoàn Panzer SS III của Steiner, đặc biệt là Sư đoàn Bộ binh 11 Đông Phổ phải tiến hành cuộc rút lui 120 dặm từ sông Narva về thành phố Paernu bên bờ vịnh Riga (120 dặm) trong ngày 20 tháng Chín.

    Phần còn lại thuộc Quân đoàn SS Steiner sẽ được sơ tán bằng đường biển từ Reval (nay là Tallinn), thủ đô của Estonia. Giờ đây, Cụm tác chiến Độc lập Narva bị giải thể và Tướng Graser sẽ làm Tư lệnh của một Cơ quan tạm gọi là Bộ Tư lệnh Wehrmacht tại phương Đông có thẩm quyền đối với tất cả các hoạt động quân sự, các đơn vị SS, cảnh sát, chính quyền dân sự và RAD (Reichsa-rbeitsdienst – Dịch vụ Lao động Quốc gia Đức –tiếng Anh là Reich Labor Service).

    Khi sườn phía tây nam thuộc Tập đoàn quân XVIII Đức đã bắt đầu oằn lên trước những đòn tấn công không ngớt của người Nga, dường như khu vực Đông Phổ và Quân đoàn III SS có rất ít cơ hội đến đích trước khi Tập đoàn quân XVIII sụp đổ. Nếu họ không đến kịp thời và giữ vững “hành lang sống” cho thành phố Riga thì toàn bộ Tập đoàn quân XVIII sẽ bị tiêu tùng. Schoerner vội vã dồn mọi đơn vị cơ giới, các đơn vị pháo tự hành và pháo chống tăng ấn vào tay Tập đoàn quân XVIII tại thành phố Vortsjaerv. Biện pháp tuyệt vọng này cho phép phòng tuyến quân Đức ở Vortsjaerv tạm thời giữ vững, nhưng chỉ ở mức độ vừa đủ…

    Trong thời điểm này, ở hướng nam, Tập đoàn quân Panzer III lại phát động một đòn phản kích khác và lần này họ đạt chút ít thành công. Đến ngày 18 tháng Chín, họ đã găm được vào sườn quân Nga tới 10 dặm, ngăn chặn được lực lượng dự trữ của Hồng quân có thể dùng cho chiến dịch giải phóng Riga. Mặc dù vậy, vào ngày 19, các mũi nhọn tiền phương của quân Đỏ vẫn vươn tới một điểm gần Dvina, chỉ cách Riga về phía nam có 10 dặm đường. Cuối cùng, đến đây họ mới phải dừng lại….

    Ngày 20/9/1944, Quân đoàn Panzer SS III đã về được tới Paernu, trong khi Quân đoàn II (Tướng Hasse) xoay 180 độ và tiếp tục rút lui về phía nam, tạo thành hậu phương cho Tập đoàn quân XVIII. Mặc dù cuộc rút lui này là một cuộc hành quân chiến lược khéo léo không thể chối cãi dành cho Schoerner và các thuộc hạ của ông ta, nhưng miền bắc Estonia vẫn bị mất, và sự sống sót của Cụm Tập đoàn quân Bắc chưa có gì đảm bảo chắc chắn…
    tonkin2007, caonam_vOz, gaume14 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào ngày 17/9/1944, một lực lượng hải quân Đức dưới quyền Phó Đô đốc Theodor Burchardi (1), Tư lệnh Hạm đội Đông Baltic, đã bắt đầu sơ tán các nhóm chiến đấu thuộc Quân đoàn SS Panzer III và và một số đơn vị cơ giới của Sư đoàn Bộ binh 11, cũng như những người Estonia trung thành với Đế chế, Cảnh sát Estonia và Sư đoàn SS Estonia 20. Cuộc di tản hoàn thành xong vào ngày 22 tháng 9, trước khi Hồng quân tiến vào Reval (Tallinn), Burchardi đã sơ tán 50.000 binh sĩ (hơn 13.000 người bị thương), 20.000 dân thường và gần một ngàn tù nhân…

    Vào thời gian này, Hitler đã chuyển Tập đoàn quân Panzer III (Raus) cho Cụm Tập đoàn quân Bắc và ra lệnh Schoerner tập hợp lại và phản kích cùng với các sư đoàn xe tăng của mình ở phía nam và bộ binh ở phía bắc, nhằm bao vây và tiêu diệt toàn bộ Phương diện quân Baltic I trong khu vực vòng cung ở phía tây nam thành phố Riga. Tuy nhiên, người Nga đã không cho phép Schoerner có đủ thời gian để tiến hành cuộc triển khai binh lực như vậy…

    Trong ngày 18 tháng 9, bằng cách sử dụng 6 Sư đoàn dự bị được giải phóng bởi vì cuộc phản công thuộc Tập đoàn quân Panzer III tạm dừng lại, quân Đức đã tiến công dọc trên tất cả các tuyến mặt trận. Trong khu vực thuộc Tập đoàn quân XVIII, Quân đoàn XXVIII đã bắt đầu phản công, nhưng mà bên Quân đoàn L(50) không thể ngăn chặn các xe tăng hạng nặng của Liên Xô, ở đó, quân Đỏ đã phá vỡ sự liên kết giữa Sư đoàn Bộ binh 21 Đông Phổ và Sư đoàn Bộ binh 31. Sư đoàn 31 bị đánh bật trở lại Wolmar, nơi họ chiến đấu cầm cự được nhiều giờ, cuối cùng buộc phải rút lui sau khi mặt trời lặn.

    Sư đoàn Bộ binh 21 hầu như bị tiêu diệt. Trong số những người thiệt mạng có một người anh hùng rất đặc biệt của Sư đoàn – đó là Đại tá Herbert Schwender – chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 45. Anh được truy tặng Huân chương Hiệp sĩ Thập tự đính kèm Lá sồi và Thanh kiếm tương đương với huân chương Thánh giá Victoria hoặc Huân chương Danh dự của Quốc hội. Anh mới có 32 tuổi đời. Cùng số phận như Schwender là Tướng Bộ binh Wilhelm Wegener, chỉ huy của Quân đoàn L (50). Ông ta buộc phải cầm vũ khí để chiến đấu khi người Nga tràn ngập trận địa của Quân đoàn ông….

    Sự sụp đổ đã gần đến với Tập đoàn quân XVIII, Tướng Boege báo cáo rằng kể từ ngày 14 tháng Chín, ông phải đối đầu với 70 Sư đoàn, 2 Quân đoàn tăng cũng như một số Lữ đoàn độc lập Nga. Những người lính dưới quyền ông đã hạ được tới 622 xe tăng nhưng 10/18 Sư đoàn của ông lúc này chỉ tồn tại ở dạng chiến đoàn (kampfgruppen)….

    Ngày hôm sau, 19 tháng 9, là một ngày thảm họa cho Cụm Tập đoàn quân Bắc. Quân Nga đã bao vây được Sư đoàn Bộ binh 205 ở gần Misa. Ngay lập tức, Tướng von Mellenthin đã phát động một nỗ lực phá vây và họ đã đến được với Sư đoàn Bộ binh 215 tại Vecmuiza, nhưng sư đoàn của ông không còn khả năng chiến đấu nữa….

    Tập đoàn quân XLIII (43) Sô-viết giờ đây đã tiến sát tới thành phố Riga, Quân đoàn X của Trung tướng Hermann Foertsch (2) đã bị đập tan ở phía tây Madona, và Phương diện quân Baltic III đã đập tan phòng tuyến của quân Đức và vượt qua Valga. Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS 11“Nord-land” (tư lệnh là Thiếu tướng SS Joachim Ziegler) đã phải mở hết tốc lực hành quân 250 dặm trong có 4 ngày đêm để đến được phía nam Riga trong ngày 22/9 trợ giúp kịp thời cho Quân đoàn X và ngăn chặn được một thảm họa sắp xảy ra.

    Vào thời điểm này, Schoerner tiếp tục chuyển các đơn vị quân đội về đầu cầu Courland. Ngày 24/9/1944, ông đã buộc phải di chuyển Sở chỉ huy của mình từ Segewold đến Cung điện Pelci gần Goldingen, Kurland. Đến ngày 26 tháng 9, các Sư đoàn Bộ binh 11, 30, 31 và 218 và Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS 11“Nordland”, Sư đoàn “Niederlande” cũng như đám tàn quân thuộc Sư đoàn Bộ binh 21 đã có mặt ở Courland hoặc đang trên đường tới đó. Thống chế Schoerner cũng ra lệnh cho Thiếu tướng Otto Rauser, chịu trách nhiệm chính về hậu cần của Cụm Tập đoàn quân Bắc lặng lẽ bắt đầu triệt thoái ra khỏi thành phố Riga.

    Mùa hè đã qua và đang nhường chỗ cho mùa thu, còn mùa đông khắc nghiệt của nước Nga không còn xa xôi nữa. Những cơn mưa đã ập tới, lạnh lẽo và không ngừng nghỉ. Những trận gió thổi qua, làm cho những người lính Werhmacht cảm thấy lạnh buốt tới tận xương tủy trong khi họ hành quân quay về một nơi sẽ sớm được biết đến với cái tên Courland Pocket. Tuy nhiên, những người Latvia lại cảm thấy một sự lạnh lẽo khác, đó là nỗi sợ hãi. Họ biết rằng họ sắp bị bỏ rơi trước sự thương xót mong manh của lính Hồng quân, đặc biệt là những đội cảnh sát bí mật của Stalin đang bám theo sát gót…

    Ít nhất là cho đến ngày 27/9, cuộc rút lui đã tạm thời kết thúc. Dải phòng tuyến của 2 Tập đoàn quân XVI và XVIII đang từ 240 dặm giảm xuống còn có 70 dặm. Bây giờ, Liên sô có thể tấn công, xiết chặt hơn nhưng lại có độ khó cao cũng như ít có cơ hội giành chiến thắng hơn. Ngày 27 tháng Chín, thông tin từ Tập đoàn quân XVI đã cho thấy những khí tài hạng nặng của đối phương đã rời khỏi phòng tuyến và di chuyển theo hướng tây nam…

    Do đó, Schoerner đã tăng cường cho Tập đoàn quân Panzer III một nhóm quân do Đại tá Panzer von Lauchert chỉ huy (bao gồm Lữ đoàn pháo tự hành 303 và Lữ đoàn tăng SS “Gross”). Ông cũng chuyển lại Trung đoàn tăng 25 và Trung đoàn Bộ binh Cơ giới II/6 cho Sư đoàn tăng số 7 để họ còn có thể tác chiến xa hơn về phía nam..

    Trên thực tế, Đại bản doanh Sô-viết tối cao (STAVKA) đã quyết định tấn công ở phía tây theo hướng Memel (Klaypeda) với 2 Phương diện quân Baltic III và I trong khi Phương diện quân Baltic II và III (phần còn lại) sẽ truy đuổi Cụm Tập đoàn quân Bắc vào Courland. Đã thế, Hitler lại còn cho rằng đây là thời điểm mà Cụm Tập đoàn quân Bắc có thể tiến hành phản công. Vào ngày 30 tháng 9, Schoerner nói với Hitler rằng để tấn công, Cụm Tập đoàn quân Bắc phòng tuyến phía đông thành phố Riga trở lại các vị trí ở gần thành phố hơn; bắt đầu sơ tán Riga để đề phòng trường hợp xấu nhất; nhận thêm 30.000 người tới (mà Hitler vẫn chưa gửi đến). Và để tiến hành tập kết một lực lượng lớn như vậy, Schoerner không tin rằng ông có thể hoàn thành tất cả các công việc này trước ngày 3 tháng 11…..
    ……………..
    (1). Theodor Burchardi (1892-1983) được sinh ra ở Homburg vào năm 1892 và gia nhập Hải quân Hoàng gia với tư cách là một học viên hải quân vào năm 1911. Ông phục vụ ở các tầu phóng ngư lôi trong phần lớn Thế chiến thứ nhất. Khi Thế chiến thứ hai nổ ra, ông là Thuyền trưởng của tàu tuần dương Koeln (1937-40) ông là Tư lệnh hải quân phía Đông (1941-44) và Phó Đô đốc, Tư lệnh Hạm đội Đông Baltic (1944-45). Được thăng cấp Đô đốc vào năm 1945, ông được ra tù năm 1946 và chết tại Glamecksubrg bên bờ biển Baltic năm 1983…..


    (2). Hermann Foertsch (1895-1961) là một vị tướng người Đức trong Thế chiến thứ hai. Foertsch đã bị xét xửa tại Phiên tòa xử con tin 1947 nhưng được trắng án. Sau khi được tha bổng, Foertsch đã dành thời gian trong việc phát triển sự tái vũ trang của Đức nhiều năm trước khi thành lập chính thức Bundeswehr (quân đội Tây Đức) vào năm 1955. Năm 1950, Foertsch là thành viên hàng đầu của nhóm được chọn cựu các sĩ quan cao cấp của Wehrmacht được Thủ tướng Konrad Adenauer mời tham dự hội nghị nhằm thảo luận về tái vũ trang Tây Đức…
    --- Gộp bài viết: 05/05/2020, Bài cũ từ: 05/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Đô đốc Theodor Burchardi (1892-1983)
    --- Gộp bài viết: 05/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Đại tá Herbert Schwender (1912-1944)
    --- Gộp bài viết: 05/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Hermann Foertsch (1895-1961)
    tonkin2007, meo-u, tatpcit4 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    Schoerner không bao giờ nghĩ rằng Phương diện quân Baltic I có thể triển khai lại một nỗ lực chống lại Tập đoàn quân Panzer III trước ngày 16 tháng 10. Cuối tháng 9, Guderian đã gửi cho anh ta một chỉ thị (dĩ nhiên phải được Hitler chấp thuận) cho phép ông ta gửi một biệt đội xe tăng mạnh từ Tập đoàn quân Panzer III về phía bắc, để chặn đòn phản kích (nếu có) của đối phương tới thành phố Memel. Nhưng Schoerner lại không tin rằng Memel đang gặp nguy hiểm, vì vậy ông đã phớt lờ sự cảnh báo của Guderian.

    Schoerner đã sai. Chỉ vào ngày 5/10/1944, Phương diện quân Baltic I của Ivan Bagramian đã tấn công Tập đoàn quân Panzer III dọc theo một chiều dài mặt trận tới 60 dặm về phía tây Shaulyay với 29 Sư đoàn Bộ binh, 1 Quân đoàn Cơ giới hóa với trên 500 xe-tăng và 4 Lữ đoàn tăng độc lập. Trọng lực lần này nhắm vào Sư đoàn Bộ binh xung kích (Volksgrenadier) 551 do Đại tá Siegfried Verhein (1) chỉ huy. Sư đoàn VG 551 phải chịu trách nhiệm cho một khu vực dài 24 dặm, nó dài đến mức ông ta chỉ đủ lực lượng bảo vệ tại một số điểm dân cư, đầu mối giao thông quan trọng. Chỉ đến cuối ngày, Sư đoàn VG 551 đã bị đập tan và Phương diện quân Baltic I thọc được một mũi dùi sâu tới 10 dặm vào hậu phương Quân đoàn XXVIII (Đức)…

    Ngày 6 tháng Mười, Bagramian đã ra lệnh cho Tập đoàn quân xe-tăng Cận vệ V mở hết tốc lực tiến tới Memel, trong khi Tập đoàn quân XXXIX (39) nằm bên sườn phải của Phương diện quân Belorussia III bắt đầu mở cuộc tấn công vào Tilsit , và Phương diện quân Leningrad bắt đầu một cuộc tấn công dữ dội vào Saaremaa, một hòn đảo tạo thành hàng rào chính ngăn cách vịnh Riga và biển Baltic, chỉ cách mũi Courland chưa đầy 20 dặm (Wermarcht sẽ rút quân hết trên đảo vào giữa tháng này )….

    Tuy thế, Schoerner ít để ý nhiều đến số phận của đảo Saaremaa vì quá bận rộn ở các nơi khác. Ông ra lệnh tăng cường thêm Sư đoàn Bộ binh xung kích “Grossdeutschland” cho Tập đoàn quân Panzer III trong khu vực Memel. Đồng thời, ông cũng phái Sư đoàn tăng 14 di chuyển theo hướng nam cùng với Tiểu đoàn săn tăng hạng nặng 502 kết hợp thêm 2 Tiểu đoàn pháo binh hạng nặng – nhưng tất cả đã là quá muộn…

    Trong ngày 7 tháng 10, toàn bộ tuyến phòng thủ thuộc Tập đoàn quân Panzer III đã bị Hồng quân phá vỡ hoàn toàn. Hai Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ V và XLIII(43) đã vươn ra tới bờ biển ở cả 2 phía bắc và nam thành phố Memel vào ngày 9 tháng 10, trong khi một số đơn vị khác của Nga đã tiếp cận tới biên giới Đông Phổ trong buổi tối ngày 7/10/1944. Tại đây, trong thời điểm ấy, không hề có đơn vị nào của Đức bảo vệ, ngoại trừ chỉ có các đơn vị đang trong thời kỳ huấn luyện thuộc Quân đoàn Dã chiến khinh binh II (Bộ binh nhẹ) dưới quyền Tướng Bộ binh Karl von Oven. Nhưng thật may mắn cho Đông Phổ, Liên Xô không hề biết điều này….

    Trong khi đó, khu vực đặt Sở chỉ huy Tập đoàn quân Panzer III đã bị quân Nga tràn ngập buộc Tướng Raus và các nhân viên tham mưu phải cầm vũ khi trực tiếp chiến đấu và tìm cách thoát khỏi vòng vây rút về Memel – nơi mà Quân đoàn XXVIII của Gollnick đã thành lập một đầu cầu đổ bộ xung quanh bến cảng với đám tàn quân của các Sư đoàn Bộ binh 58, Sư đoàn tăng số 7, “Grossdeutschland” , những người còn sót của Sư đoàn VG 551 – cũng như Trung đoàn Pháo phòng không số 6, Tiểu đoàn săn tăng hạng nặng 502, các Tiểu đoàn Pháo Phòng không Hải quân 217, 227, bốn Tiểu đoàn an ninh cùng một vài đại đội Volkssturm (dân quân). Cụm Tập đoàn quân Bắc, hiện thời có 26 Sư đoàn (2 trong số đó là Sư đoàn tăng) đã bị cắt đứt lần hai và đây cũng là lần cuối cùng…

    Ngày 9/10/1944, Schoerner thông báo cho Hitler rằng ông ta sẽ phản kích theo hướng Memel nhằm giải cứu Quân đoàn XXVIII. Tuy nhiên, cần có đầy đủ cơ số người và vũ khí dành cho chiến dịch này, đồng thời phải căng sức bảo vệ khu vực bắc Courland trước mọi cuộc tấn công đổ bộ có thể xảy ra, ông ta buộc phải sơ tán ra khỏi thành phố Riga. Hitler đã trì hoãn, tạm thời không đưa ra quyết định về số phận Riga đến tận ngày 11/10/1944…
    ……………………..

    (1). Siegfried Verhein (1897-1963) không phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này; ông vẫn giữ lại những gì của Sư đoàn trong suốt phần còn lại của chiến tranh. Ông được thăng cấp Thiếu tướng vào cuối năm 1944 và Trung tướng vào năm 1945…Sau chiến tranh, Siegfried Verhein đã trải qua mười năm tiếp theo trong các nhà tù của Liên Xô...
    --- Gộp bài viết: 07/05/2020, Bài cũ từ: 07/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Siegfried Verhein (1897-1963)
    --- Gộp bài viết: 07/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Karl von Oven (1888-1974)
    tonkin2007, meo-u, tatpcit3 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiểu đoàn săn tăng hạng nặng 502 đúng ra là Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng 502 (trang bị toàn xe tăng Tiger)
    meo-u thích bài này.

Chia sẻ trang này