1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 07/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Vì con này maintain rất kỹ và bay ít loại khác , phi công F-16 bay trung bình 17 giờ / tháng thì 1 năm khoảng 200 giờ thậm chí 250 giờ còn F-22 1 năm trung bình bay 150 giờ thôi , cũng dễ hiểu F-16 mất gần 20 giờ bảo trì cho 1 giờ bay vì là máy bay 1 động cơ còn F-22 phải mất gấp 2 lần số này , điều này cũng dẫn đến cái service-rate của F-22 1 thời gian chỉ tầm 35-50%
    [​IMG]

    Số giờ bay của toàn phi đội F-22 trong năm 2019 ( FY-2019 ) là 27.932 giờ chia cho 187 chiếc ~ 155 giờ / năm
    souri, donkisot2711Racuta thích bài này.
  2. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    [​IMG]

    F-35A của Trung đoàn tiêm kích số 58 ( 58th Fighter Squadron ) đã rớt tại căn cứ Eglin AFB , chỉ trong vòng vài ngày Mỹ đã mất 2 tiêm kích chiến đấu thế hệ 5 cùng một căn cứ không quân
    meo-u, Racutanguyenchthong32 thích bài này.
  3. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Cho đến nay tổng cộng có 4 chiếc F-35 bị rơi hoặc phá hủy ( write-off ) do trục trặc kỹ thuật
    1. Chiếc F-35A mang số hiệu 10-5015 cũng của trung đoàn tiêm kích 58 đóng tại căn cứ không quân ( AFB ) Eglin bị phá hủy khi động cơ cháy và phát nổ vào tháng 6.2014 khi đang cất cánh , Lockheed Martin từ chối sửa chữa lại vì không kinh tế
    [​IMG]
    2. Chiếc F-35B mang số hiệu 16-8057 bị hỏa hoạn khi đang bay thử nghiệm , buộc phi công phải nhảy dù khẩn cấp tại MCAS Beaufort . Nguyên nhân được cho rằng là do dây cáp điện gần ống thủy lực ở đuôi bị chập dẫn đến đám cháy bùng phát khiến chiếc tiêm kích này bị mất thủy lực và rớt xuống đất
    [​IMG]
    3. Chiếc F-35A của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản , đơn vị ASDF 302 Hikotai đã rớt xuống biển cách đảo Honshu 135km , chiếc này mang số hiệu JASDF 79-8705 , là chiếc đầu tiên được lắp ráp ở Nhà máy Mitsubishi Heavy Industries (MHI) phía Nam Komaki
    [​IMG]
    4. Chiếc F-35A ngày hôm nay ở Eglin AFB
    Racutanguyenchthong32 thích bài này.
  4. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.422
    Đã được thích:
    18.026
    Trump tổng thống đã ra quyết định rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở với Nga.

    Gần như chắc chắn Start -3 sẽ ko được nước Mĩ gia hạn.

    P/S: Anh Tin hói luôn khăng khăng rằng sẽ ko tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mĩ, nhưng xem ra anh ko muốn cũng ko được, Mĩ đang thực thi chiến lược dồn ép Nga phải lao vào cuộc đua ko cân sức với siêu cường có ngân sách quân sự là 740 tỉ USD, trong khi GDP của Nga chỉ ở mức 1.700 tỉ USD.
  5. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Chạy đua vũ trang là khi mà ngân sách hàng năm tăng vèo vèo
    Còn nếu hack não của bảo Nga cần bơm tiền ăn thua thì hơi khó hiểu với tôi.
    Thế Mỹ chuẩn bị tấn công Nga à ????
  6. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.422
    Đã được thích:
    18.026
    - Hiểu rằng phải tăng ngân sách quân sự mới là chạy đua vũ trang thì đơn giản quá. Ngân sách quân sự ko đổi nhưng chi phí cho lục quân Nga giảm xuống, chi phí cho vũ khí hạt nhân chiến lược tăng lên thì đấy cũng là chạy đua vũ trang rồi.

    - Trong tương lai gần Mĩ sẽ ko tấn công Nga, trừ khi bắt buộc phải làm thế (ví dụ như Nga tấn công Nato trước). Nhưng vì chênh lệch ngân sách quân sự giữa 2 quốc gia quá lớn (740 tỉ so với khoảng 40 tỉ) thì các hiệp ước kiểm soát vũ khí vô hình chung là cái vòng kim cô ngăn chặn sự áp đảo của Mĩ với Nga cả trong chiến tranh quy ước hay ko quy ước. Giờ Trump tổng thống quyết định tháo cái vòng kim cô đấy.

    Thời gian càng trôi, ưu thế hạt nhân chiến thuật và chiến lược sẽ ngày càng nghiêng về Mĩ. Nga vì tiềm lực kinh tế có hạn sẽ phải hoặc rút bớt ngân sách cho các quân binh chủng khác để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân hoặc để mặc kệ như thế và chấp nhận số phận. Vũ khí hạt nhân là thứ phương tiện phòng thủ, anh ko thể đem tấn công đối phương trước. Trong cả 2 trường hợp kể trên, Nga sẽ còn rất ít nguồn lực để tấn công hoặc gây rối ở Châu Âu.

    Nhìn chung, Mĩ đang gây sức ép với Nga ở cả tầm chiến thuật và chiến lược, bắt Nga căng mình ra trên mọi mặt trận. Mà như thế thì các quốc gia láng giềng của Nga sẽ được an toàn hơn.
    muontatca thích bài này.
  7. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Nghe thì ko hợp lí nhưng khá thuyết phục ​
  8. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.422
    Đã được thích:
    18.026
    Các hiệp ước kiểm soát vũ khí Start 1, Star 3 là sản phẩm của thời kì chiến tranh lạnh, khi số đầu đạn của mỗi bên lên tới hàng chục nghìn, khiến số tiền để duy trì chúng là một gánh nặng của cả 2 bên. Việc giảm số lượng đầu đạn xuống hàng nghìn giúp tiết kiệm số tiền đấy mà vẫn duy trì được vị thế cân bằng chiến lược giữa 2 bên.

    Nhưng sau 40 năm , mọi thứ trên thế giới đã thay đổi chóng mặt, nước Mĩ giàu có hơn xưa rất nhiều, khoa học kĩ thuật tiến bộ vượt bậc, bạn bè đồng minh nhiều như quân Nguyên. Trái lại, ở phía bên kia, nước Nga chạy giật lùi, duy có tham vọng bá quyền vẫn ko thay đổi. Các hiệp ước kiểm soát vũ khí vô hình chung trở thành vật cản kiềm chế nước Mĩ về cả chính trị quân sự. Nó cho phép nước Nga dù chỉ tiêu số tiền hằng năm cho quân sự bằng 1/18 nước Mĩ nhưng vẫn có thể cao giọng đe doạ nước Mĩ: "Đừng có cản đường tao, nên nhớ số đầu đạn hạt nhân giữa tao với mày bằng nhau đấy, mày có muốn chết chung với tao ko?". Và thế là nước Mĩ, với tất cả sức mạnh khủng khiếp của mình đành lùi lại, ngậm bồ hòn làm ngọt. Nước Nga mênh mông quá, đánh nhau với nó theo kiểu chiến tranh quy ước thì đổ bao nhiêu quân vào cho đủ, còn đánh theo kiểu phi quy ước thì có lợi thế hơn Nga ngố chút nào đâu.

    Đã từ lâu, giới học giả, các chuyên gia nghiên cứu chính sách của Mĩ kêu gọi đàm phán lại hiệp ước Start 1 và Start 3, phải điều chỉnh hiệp ước căn cứ vào tiềm lực và vị thế thực tế của mỗi bên. Giống như ngày xưa các cường quốc hải quân trên thế giới phải đàm phán với nước Anh để giới hạn tải trọng hạm đội của từng quốc gia so với tải trọng hạm đội Anh. Nga ngố, tất nhiên ko bao giờ đồng ý điều chỉnh mà chỉ chấp nhận gia hạn hiệp ước. Thế là Mĩ chỉ còn 1 con đường duy nhất, công khai xé bỏ hiệp ước, từ bỏ mọi ràng buộc kiểm soat của đối phương.

    Bây giờ Mĩ có thể tăng cường số đầu đạn hạt nhân chiến thuật và chiến lược, hiện đại hoá chúng theo khả năng của mình. Ngoài ra, họ còn một quân bài khác, đó là các hệ thống chống tên lửa đạn đạo ABM. Cứ nhìn những gì mà Iron Dome đang làm ở Israel và Patriot ở Saudi Arabia và tưởng tượng 30 - 40 năm sau, chỉ cần ABM của Mĩ đạt hiệu suất như Iron Dome bây giờ, với các đầu đạn hạt nhân vượt trội về số lượng và độ hiện đại, nước Nga có thể làm gì trước các đòi hỏi về chính trị của Mĩ, chẳng thể làm gì được cả.

    Giống như 2 thằng đàn ông gườm nhau, nếu ai cũng cởi trần mặc quần đùi 2 tay cầm 2 dao thì chẳng thằng nào dám gây sự trước. Nhưng nếu một thằng mặc áo giáp một tay cầm khiên tay kia cầm giáo dài thì cam đoan là thằng kia không còn chút xíu tự tin nào hết. Lúc đó cái thằng quần đùi chân đất kia có bị ăn tát thì nó cũng chả dám làm gì ngoài việc chạy đi báo quan :D

    Nước Nga của Putin rồi cũng thế, tầm 40 năm nữa thôi. Tiền ko có nhiều, khoa học kĩ thuật so với Mĩ thì như đem xe ngựa kéo chạy đua với tàu cao tốc, bạn bè nhìn quanh chả có th.ằng c.hó nào, thế thì cái ngày Mĩ áp đảo về chất lượng và số lượng vũ khí hạt nhân cộng thêm hàng rào ABM đặt xung quanh biên giới Nga nữa thì nước Nga lấy gì để chống? Nói thật, lúc đó Mĩ nhỡ tay làm nổ một quả bom hạt nhân giữa Moscow thì Nga cũng đếch dám phóng tên lửa đánh trả. Mẹ, phóng 100 quả thì may lắm 1 quả vượt qua ABM và rơi xuống nước Mĩ, trong khi Mĩ nó dốc hết túi xuống các mục tiêu Nga ko trượt phát nào. Chỉ nghĩ đến thế thôi là tổng thống Nga đã đếch dám bấm nút rồi. Lúc đó chắc chỉ còn mỗi cách ôm mặt chạy lên mách Liên Hiệp Quốc :D

    Cái ngày ko còn đem vũ khí hạt nhân ra dọa Mĩ và Châu Âu được nữa cũng là cái ngày con gấu Nga bị bẻ nanh, chặt vuốt, ngày mà các dân tộc Đông Âu có thể thở phào nhẹ nhõm và vui hưởng hòa bình, hehe.
    Lần cập nhật cuối: 22/05/2020
    muontatcapbdkhatmau thích bài này.
  9. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    7.377
    Nói vậy thôi chứ như cái thằng BTT có nhỏn 1 đầu đạn hạt nhân :-D mà có khi bắn qua bên Nhật còn phải xin bọn nó thông quan cho chở qua vài xe củi đốt đạn nó mới chịu nổ mà bọn nó còn ngán thì loại VKHN chỉ cần dùng búa đập là nổ như của Nga thì bọn kia còn tè dài dài.

    Cái Mỹ đang muốn là trấn lột tiền ngân sách quốc phòng của mấy thằng đàn em bằng cách gây sự cho kẻ thù chung nó hung hăng lên. Thí dụ giờ Nga phát triển ồ ạt đạn hành trình tầm 2-5000km phóng từ mặt đất thì ngay lập tức Mỹ sẽ đưa tin tình báo vô cùng nhiệt tình cho các đồng minh. Mụ nội nó chứ thứ ấy Nga nó cần là để doạ thằng TQ. Chứ nó cần doạ bọn Âu nó ký INF làm cái mẹ gì ngày xưa.

    Như vậy giải pháp để khắc chế việc Mỹ rút khỏi mấy cái start và phát triển nhiều đầu đạn hạt nhân cở nhỏ để hăm doạ TQ là Nga đừng có phát triển cái gì cả mà cứ đơn phương giải giáp hạt nhân công khai :-D
  10. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.422
    Đã được thích:
    18.026
    Nhìn ở góc độ chiến lược thì việc chênh lệch của kho vũ khí (hạt nhân và phi hạt nhân) giữa Mĩ và Triều Tiên khiến cho tại thời điểm hiện tại Triều Tiên chắc chắn ko có ý định tấn công Mĩ, xâm chiếm Nam Triều Tiên hoặc vượt biển xâm lược Nhật Bản. Các hành động quấy rối hướng vào Hàn Quốc chủ yếu là vì đói quá nên Chí PHèo rạch mặt ăn vạ kiếm ít đồng uống rượu thôi.

    Tương lai của Nga cũng vậy, khi mà chênh lệch cán cân quân sự giữa Nga với Mĩ nới rộng như giữa Mĩ với Bắc Triều Tiên bây giờ thì Nga ngoan còn hơn cún, chăm chỉ tập trung vào đào hút múc xúc để kiếm miếng ăn, ko bao giờ còn dám hi vọng khôi phục lại vị thế siu cường như thời LX hay lấy lại những vùng lãnh thổ đã một thời nằm dưới sự quản lí của các Sa hoàng Nga ....

Chia sẻ trang này