1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Do liên tục đụng độ dữ dội, thiếu tướng Bruno A. Hochmuth, tư lệnh sư đoàn 3 TQLC đã phải lệnh cho tiểu đoàn 3, trung đoàn 26 của trung tá Kurt L. Hoch lên Khe Sanh. Đơn vị này tới nơi ngày 13 tháng 6 và lập tức tiến về phía các cao điểm.

    Những cuộc chạm trán giảm đi rõ rệt cho đến sáng sớm ngày 27/6, khi bộ đội Bắc Việt rót 50 quả đạn cối 82 ly vào cứ điểm. Đạn cối đã giết chết 9 TQLC, làm 125 người bị thương. Căn cứ vừa cảm thấy an toàn thì đối thủ lại tập kích thêm lần nữa. Trời vừa sáng Khe Sanh đã lại ăn 50 trái hỏa tiễn 102mm của đối phương. Lại có thêm 1 TQLC thiệt mạng, 14 người bị thương vì trận pháo kích này.

    Trưa hôm ấy, đại đội India, tiểu đoàn 3/26 đang lùng tìm địch quân ở mặt tây cứ điểm thì bỗng chạm trán với 2 đại đội Bắc Việt. Trận đánh diễn ra suốt buổi chiều. Mãi tới tận 19g, khi đại đội Lima, tiểu đoàn 3/26 được trực thăng đổ xuống, đối phương mới chịu rút. Tổn thất của đại đội India là 8 binh sĩ bị giết, trong đó có 1 trung đội trưởng, bị thương 35 người; đại đội Lima mất đại đội trưởng cùng 13 mạng nữa, cộng thêm 15 binh sĩ bị thương. Ước tính có khoảng 25 bộ đội Bắc Việt bị chết trong trận đọ súng.

    Sau trận này đối thủ dường như biến đâu mất. Dù cả 2 tiểu đoàn vẫn tiếp tục lùng sục 'nát' cả khu vực nhưng họ chỉ thấy 1 vài mống địch. Kết quả là tiểu đoàn 3/26 lại được điều sang phía đông, tới Cồn Tiên, nơi đối phương đang tăng cường hoạt động.

    Động thái này khiến cho lực lượng bảo vệ góc tây bắc tỉnh Quảng Trị chỉ còn lại tiểu đoàn 1/26, giờ do trung tá James B. Wilkinson chỉ huy. Cũng như trung tá Wickwire, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/3 khi trước, ngày nào Wilkinson cũng tung quân ra ngoài sục sạo. Và cũng giống như lính của Wickwire, TQLC dưới quyền Wilkinson rất hiếm khi phát hiện ra kẻ thù. Suốt thời gian còn lại của mùa hè kéo dài tới tận thu, dù TQLC đã tuần tiễu ra xa và rộng khắp, nhưng bộ đội Bắc Việt vẫn cứ như ‘bóng chim tăm cá.’ Tuy nhiên chẳng ai nghĩ rằng địch đã bỏ đi cả.

    Sang tháng 11, các nguồn tin tình báo cho biết 2 sư đoàn của Bắc Việt là sư 325C và sư 304 đã xâm nhập Khe Sanh. Điều này khiến cho tướng Westmoreland tin rằng cái trận đánh 'lớn' với quân Bắc Việt mà ông hằng hy vọng đã lờ mờ hiện ra phía chân trời. Quyết kéo kẻ thù vào đánh 1 trận quyết định, MACV ra lệnh bắt bộ tư lệnh Lực lượng thủy bộ III, lúc này dưới quyền trung tướng Robert E. Cushman, Jr. phải tăng cường cho Khe Sanh. Cushman truyền đạt lệnh trên xuống sư đoàn 3 TQLC. Bộ chỉ huy sư đoàn 3 liền điều tiểu đoàn 3/26 quay trở lại Khe Sanh. Ngày 13 tháng 12, 3 đại đội bộ binh của nó đã đổ bộ xuống phi đạo vừa mới được nâng cấp; đại đội thứ 4 tới nơi vào hôm sau. Ngày 14/12, cuộc hành quân Scotland khai mạc; các ngọn đồi Khe Sanh lại 1 lần nữa nghe thấy tiếng giày trận rầm rập của lính TQLC.

    Tình hình vẫn yên tĩnh cho tới xẩm tối ngày 2 tháng 1 năm 1968. Được lính gác cảnh báo đội ứng chiến TQLC đã nổ súng hạ sát 5 địch khi số này đang điều nghiên đầu tây cứ điểm. Qua khám xét, lính Mỹ mới hay mình vừa mới giết 1 trung đoàn trưởng cùng các sĩ quan tham mưu của đối phương. Những tài liệu thu được cho biết đối phương đang chuẩn bị đánh lớn vào cứ điểm. Đại tá David E. Lownds, trung đoàn trưởng trung đoàn 26 TQLC từ hồi tháng 8, lập tức báo lên thượng cấp thông tin trên.

    Tin vừa tới tướng Westmoreland, ông lập tức tin ngay là mình từ đầu đã đúng. Theo suy nghĩ của ông thì quân Bắc Việt đang hy vọng lặp lại chiến thắng lẫy lừng đánh bại quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Westmoreland lập tức hạ lệnh tăng viện ồ ạt cho căn cứ. Thêm 2 tiểu đoàn TQLC nữa (tiểu đoàn 2/26 và tiểu đoàn 1/9) đã được đưa đến Khe Sanh trong trung tuần tháng 1; phía VNCH cũng phái lên đây tiểu đoàn 37 Biệt động quân. Cho đến cuối tháng 1, đã có 5 tiểu đoàn đầy đủ, 3 đại đội lựu pháo 105mm, 1 pháo đội 155mm, 1 đại đội cối 106,7mm cùng nhiều xe tăng, cơ giới được đưa tới phòng thủ cứ điểm cùng những quả đồi lân cận.

    Lo sợ nếu để Khe Sanh thất thủ sẽ mở toang cánh cửa cho quân Bắc Việt xâm nhập 2 tỉnh cực Bắc, Westmoreland đã điều lên phía bắc thêm nhiều tiểu đoàn bộ binh nữa. Thời điểm cuối tháng 1 năm 1968, với gần 50 tiểu đoàn cơ động, đã có tới phân nửa lực lượng tác chiến của Mỹ có mặt trên vùng I chiến thuật.

    Trận Khe Sanh lần thứ 2 khởi phát vào ngày 17 tháng 1 năm 1968, cũng với tình huống chết chóc tương tự đã từng làm bùng lên trận thứ nhất. 1 toán thám báo đã bị lọt ổ phục kích tại sườn nam cao điểm 881 Bắc. Viên toán trưởng cùng người điện đài viên đã chết ngay từ những loạt đạn đầu tiên; nhiều TQLC khác bị thương. Họ cùng với những người khác tháo lui và cuống quýt gọi điện cầu cứu.

    1 trung đội thuộc đại đội India, tiểu đoàn 3/26, trú đóng trên đồi 881 Nam, ngẫu nhiên ở gần đó. Nghe thấy những cuộc gọi đầy tuyệt vọng ấy, trung đội vội vã tới cứu toán thám báo. Khi họ tới nơi, bộ đội Bắc Việt ngừng bắn. Trực thăng tản thương bay đến chở những thành viên bị thương của toàn thám báo về Khe Sanh. TQLC đại đội India cũng quay trở về cao điểm 881 Nam.

    2 hôm sau, khi đại đội India tổ chức 1 cuộc tuần tiễu khác tới chỗ đó lấy lại những mật mã liên lạc bị toán thám báo bỏ lại, họ lại vấp phải hỏa lực quân địch. Sau 1 trận đọ súng ngắn ngủi, TQLC rút lui.
    huymaya, maison2510, samuelb9 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    2 trận đụng độ liên tiếp trên khiến đại tá Lownds cho rằng cao điểm 881 Bắc đã bị bộ đội Bắc Việt tái chiếm. Đại úy William Dabney, chỉ huy đại đội India, tiểu đoàn 3/26 nhận lệnh tổ chức 1 cuộc trinh sát chiến đấu qui mô cấp đại đội lên quả đồi ấy. đại đội India rời cao điểm 881 Nam lên đường lúc 5g sáng ngày 20 tháng 1, sau khi được đại đội Mike, tiểu đoàn 3/26 tới thay chân. TQLC di chuyển theo 2 mũi, mỗi mũi 1 trung đội theo 2 sống đồi song song dẫn lên đỉnh đồi 881 Bắc. Để xua quân mai phục ra, Dabney gọi pháo bắn phía trước đội hình, cứ thế tiến dần lên đỉnh. Nhưng mánh đó ko phát huy tác dụng.

    Lên đến lưng chừng đồi, bỗng súng liên thanh, RPG bắn dữ dội vào mũi tiến quân bên phải. Dabney ra lệnh cho trung đội đi bên trái tiến lên đánh thọc sườn quân địch phục kích. Cách này cũng vô hiệu. Trung đội này chỉ tiến được cả thảy 20m thì đã bị 1 cơn mưa đạn từ rừng cây gần đó bắn tới, gây nhiều thiệt hại.

    Suốt buổi chiều hôm đó, dưới sự yểm hộ của phi pháo, Dabney vẫn cố đánh lên cao điểm 881 Bắc. Mãi đến tận 17g30, khi quân dưới quyền đã có 7 chết, 35 bị thương, thì Dabney mới chịu bỏ cuộc. Anh hạ lệnh cho đơn vị đã tả tơi của mình rút về đồi 881 Nam.

    Cũng trong ngày, 1 lính đối phương đào ngũ cho biết đúng là các sư đoàn 325C và 304 của Bắc Việt hiện đã có mặt trên những ngọn đồi bên ngoài Khe Sanh. Hắn ta còn khai rằng đêm đó, các đồng chí cũ của mình sẽ tổ chức tấn công các cao điểm 861 và 881 Nam. Đại tá Lownds lập tức báo tin trên cho các tiền đồn để họ sẵn sàng đối phó.

    30 phút trước nửa đêm rạng ngày 21 tháng 1, hàng trăm trái hỏa tiễn, đạn cối cùng hỏa lực RPG đã bắn mạnh vào các vị trí của đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/26 trên đồi 861. Khi đợt bắn phá kết thúc, lại tới hàng tràng súng máy cày tung khắp sườn đồi. TQLC đại đội Kilo chỉ biết rúc sâu trong hầm chiến đấu, vừa nắm chặt súng vừa cầu nguyện.

    Đúng 1g sáng, hơn 250 quân địch bắt đầu từ mặt tây nam cao điểm đánh lên. Bất chấp những nỗ lực của TQLC, đối phương vẫn chọc thủng được chu vi phòng thủ, ùa vào các vị trí của đại đội Kilo. Đại úy Norman J. Jasper, Jr, đại đội trưởng bị thương sau khi hầm chỉ huy của anh bị đánh trúng. Ko thể tiếp tục được nữa, anh đành giao lại quyền chỉ huy cho đại đội phó. Trận đánh ác liệt diễn ra ở khoảng cách gần đã khiến TQLC bị trốc công sự, phải chạy lên đỉnh cao điểm.

    Từ chỉ huy sở của mình trên cao điểm 881 Nam, dù thấy hết cảnh tượng trận tận kích nhưng vì biết vị trí mình cũng sắp sửa bị tiến đánh nên đại úy Dabney chỉ án binh bất động. Tuy nhiên sau mấy tiếng đồng hồ chẳng có gì xảy ra, Dabney phán đoán đêm hôm đó mình ko phải là mục tiêu của địch. Anh bèn ra lệnh cho các khẩu đội súng cối dưới quyền bắn chi viện đại đội Kilo.

    Dù đang bị công kích mạnh, TQLC đại đội Kilo vẫn tổ chức đánh trả. Tới 5g sáng thì họ phản kích. Sau 1 trận đánh giáp lá cà cực kỳ khốc liệt với bộ đội Bắc Việt, TQLC đã chiến thắng. Đến 7g họ điện báo cho đại tá Lownds là ngọn đồi vẫn nằm trong tay quân Mỹ.

    Lownds chưa kịp mừng vui thì từ cao điểm 881 Bắc địch đã rót hơn 60 trái hỏa tiễn 122mm cùng 100 quả cối 82mm xuống cứ điểm. TQLC của Dabney được chứng kiến 1 cảnh hiếm có, chẳng khác gì 1 màn trình diễn pháo hoa đẳng cấp thế giới khi những trái hỏa tiễn, đuôi kéo theo 1 vệt lửa dài xẹt ngang bầu trời lao xuống căn cứ Khe Sanh. Khoảnh khắc sau đó là tiếng nổ rền vang khắp cứ điểm. Đạn nổ xé tung những vỉ sắt lát đường băng ra từng mảnh, ném máy bay trực thăng như thể đồ chơi, làm sập hầm, phá hủy nhà bạt, phun những đám mưa mảnh nóng đỏ vào thịt da người ta.

    Tệ hơn cả là ngay từ loạt đầu tiên, 1 trái hỏa tiễn đã rơi trúng giữa kho đạn. 1 tiếng nổ long trời lở đất khiến toàn bộ đầu đông cứ điểm chấn động. Tiếp đến là 1 trận pháo hoa của 15.000 tấn đạn dược phóng thẳng lên trời, mảnh rơi trở lại căn cứ như thể mưa rào vậy. Góp thêm phần vào cảnh tượng hủy diệt đó, rất nhiều phuy xăng máy bay bị nhiệt làm nổ bung, chảy tràn khắp cứ điểm như 1 con sông lửa.

    Cũng trong đêm đó, bộ đội Bắc Việt đã tấn công lực lượng nam VN đồn trú tại thị trấn Khe Sanh (quận lỵ Hướng Hóa. ND). Lính VNCH năn nỉ đại tá Lownds tới cứu nhưng ông từ chối bảo họ bỏ thị trấn chạy về cứ điểm.

    Với việc đối phương giờ đã lọt vào khu vực giữa cứ điểm với Làng Vây, khống chế đường số 9 thì Khe Sanh đã thực sự bị cô lập. Viễn tượng của 1 trận Điện Biên Phủ thứ nhì đã dần hiện rõ nhưng tướng Westmoreland vẫn tỏ vẻ lạc quan. Thậm chí ông còn mừng khi thấy quân Bắc Việt đã tập trung lại đó vì hiện đang nắm trong tay 1 lợi thế mà quân Pháp trước kia ko có: Đó là sức mạnh của Không lực. Westmoreland có thể tiêu diệt quân thù 1 cách dễ dàng với khả năng hủy diệt đường không to lớn đó. Ông cũng bắt tay vào việc lên kế hoạch giải vây cho Khe Sanh. Trước tiên ông sẽ cho sư đoàn 1 Kỵ binh bay (Không Kỵ) từ Cà Lu hành quân theo kiểu nhảy cóc xuống giải tỏa đường 9 rồi sau mới tung họ lên các quả đồi để tiêu diệt bộ đội Bắc Việt.

    Nhưng rồi Tổng tiến công Tết Mậu Thân nổ ra.

    Vào ngày 30 tháng 1 năm 1968, cuộc tổng tiến công được phối hợp tốt của quân giải phóng đã được phát động trên toàn lãnh thổ miền nam VN. Chỉ trong 2 ngày tiếp đó, có tới 36 trên tổng số 44 tỉnh lị bị tiến đánh. Sân bay lớn nào cũng bị pháo kích bằng súng cối. Đặc công biệt động đối phương tí nữa thì chiếm được khu Đại sứ quán Hoa Kỳ ở ngay trung tâm Sài Gòn.
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Duy nhất chỉ có Khe Sanh là cứ điểm lớn của đồng minh thoát khỏi bị tập kích. Chẳng sư đoàn nào trong số 5 sư đoàn Bắc Việt mà tình báo Mỹ báo đang có mặt ở Tây Quảng Trị tham gia cuộc tổng công kích cả. Westmoreland tin rằng mình biết lý do tại sao họ lại làm vậy. Ông lý giải các cuộc tấn công xảy ra trên khắp cả nước bằng tuyên bố: "Đó là những cuộc tập kích nghi binh nhằm đánh lạc hướng chú ý ra khỏi khu vực phía bắc, nơi địch sẽ công kích Khe Sanh."

    Phải mất đến mấy tuần Westmoreland mới chịu chấp nhận sự thật - rằng hóa ra, các đơn vị Bắc Việt đang bao vây Khe Sanh mới là lực lượng đánh lạc hướng. Phía Bắc Việt muốn kéo quân đồng minh ra khỏi các thành phố, thị trấn đông dân miền duyên hải. Chỉ làm được điều đó thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của họ mới có thể thành công. Điều đó cho thấy họ ngại hỏa lực yểm trợ hầu như ko giới hạn chứ chả phải lòng dũng cảm cá nhân của binh lính Mỹ.

    Cho đến ngày mùng 2 tháng 2 thì Khe Sanh vẫn còn tương đối yên tĩnh. Nhưng vào hôm đó, hỏa tiễn lại trút xuống cứ điểm. 1 quả trúng ngay hầm truyền tin, giết 4 binh sĩ khiến cứ điểm tạm thời bị cô lập với phần còn lại của thế giới.

    2 hôm sau, những cảm biến điện tử tuyệt mật phát hiện có đông người tập trung gần cao điểm 881 Nam. Bằng cách tính toán kỹ lưỡng lộ trình của họ, trung tâm điều khiển hỏa lực Khe Sanh đã xác định tọa độ mục tiêu ở phía bắc vị trí của Dabney. Sau hiệu lệnh, 500 trái đạn nổ liền được pháo binh dập xuống. Binh sĩ trong trung tâm điều khiển hỏa lực rất mãn nguyện vì ko thấy vị trí của Dabney bị tiến đánh nữa.

    Quãng 4g hơn ngày mùng 5 tháng 2, bộ đội Bắc Việt rót 1 đợt cối mãnh liệt xuống đầu đại đội Echo, tiểu đoàn 2/26, đơn vị vừa mới yên vị trên cao điểm 861. Ngay sau khi quả đạn cối 82 ly cuối cùng phát nổ, 1 lực lượng địch ước cỡ tiểu đoàn, khoảng 400 quân, đã xông đến chỗ hàng rào thép gai vừa mới lập. Đặc công Bắc Việt dùng bộc phá mở đột phá khẩu qua hàng rào, bộ binh địch liền ùa vào qua đó.

    TQLC đại đội Echo rút vào tung thâm chu vi phòng thủ. Đại úy Earle G. Breeding, chỉ huy trưởng đại đội, gọi pháo dập như mưa quanh trận địa. Nhưng đối thủ vẫn xốc tới. Tới 5g thì họ đã chiếm được 1/4 quả đồi.

    Số TQLC còn lại đã tổ chức phản kích với 1 lòng dũng cảm hiếm thấy. Nhiều chỗ họ phải đánh cận chiến đến độ ko thể dùng súng M16 mà cứ thế nhảy xuống hào dũng lưỡi lê, lựu đạn hoặc cả tay trần đánh nhau với bộ đội. Tới 6g30 thì trận đánh kết thúc. Ít nhất 109 lính đối phương đã nằm lại trên cao điểm. Dù trận đánh diễn ra rất ác liệt, đại đội Echo chỉ bị tổn thất tương đối nhẹ: Với 7 chết, 35 bị thương.

    2g sáng ngày mùng 6 tháng 2, LLĐB Mỹ gác ở Làng Vây nghe thấy tiếng ầm ầm hết sức đặc trưng của động cơ diesel. Tiếng kêu hoảng hốt dậy lên khắp khu trại "Xe tăng ngoài rào!"

    7 xe tăng nhẹ của đối phương cùng với sự hỗ trợ hàng trăm chiến sĩ bộ binh đã đè bẹp đơn vị mũ nồi xanh cùng những biệt kích quân bản xứ. Quãng 4g sáng ngày mùng 7, chỉ huy trại gọi điện cho đại tá Lownds cầu cứu.

    Lownds từ chối. Ông ta sợ hành quân vào ban đêm sẽ là hành động tự sát vì bộ đội đã xuất hiện ở khoảng giữa Làng Vây với cứ điểm. Ngoài ra, ngay từ 1g sáng, căn cứ cũng bị súng cối và hỏa tiễn địch tập kích. Ngay cả khi có dư 1 đại đội súng trường để điều đi thì nó cũng sẽ làm khả năng phòng thủ của ông ta yếu đi nghiêm trọng. Lính mũ nồi xanh chỉ còn cách tự cứu lấy mình.

    Trận Làng Vây kết thúc lúc xế chiều với phần thắng thuộc về bộ đội Bắc Việt. Trong số hơn 500 phòng thủ, chỉ còn có 175 người sống sót. Trong số 24 lính Mỹ, chỉ 14 về được tới nơi an toàn, nhưng hết 11 người đã bị thương.

    Suốt 7 tuần lễ tiếp đó, lực lượng phòng ngự Khe Sanh ngày nào cũng bị tập kích bởi pháo và hỏa tiễn. Ngày ít thì 100, ngày nhiều tới cả ngàn quả đạn đã giáng xuống cứ điểm hoặc các vị trí tiền tiêu của nó. Ko ngày nào là ko có người chết, người bị thương. Lực lượng phòng thủ đã thương vong đến 10% chỉ trong 4 tuần đầu tiên bị vây hãm. Dù binh sĩ trong những cuộc chiến trước bị pháo kích ác liệt hơn nhiều, tổn thất của lính cố thủ Khe Sanh vẫn cao hơn vì bị bắn phá quá dai dẳng nhưng lại ko tài nào chế áp được. Thậm chí đã dùng tới B-52 rải thảm cũng chả làm thế nào bắt được pháo binh địch im tiếng.

    Sang đầu tháng 3, nhận định quân Bắc Việt ko còn có ý chiếm Khe Sanh nữa Westmoreland đã báo điều này cho tổng thống Johnson. Tuy thế Westmoreland vẫn lên kế hoạch tổ chức hành quân giải cứu Khe Sanh với mật danh là chiến dịch Pegasus - Ngựa bay.

    Chiến dịch này đã khiến các tư lệnh TQLC nổi giận. Ngay từ đầu họ đã chẳng muốn tới Khe Sanh, nhưng nay thì lại bị chỉ trích vì thủ chưa tốt. Tướng Cushman giận dữ khẳng định với tướng Westmoreland là mình ko muốn "bị cho là nhờ lực lượng bên ngoài đến cứu hoặc phá vây". Tuy nhiên cuộc hành quân Pegasus vẫn được loan tin 1 cách chính thức là chiến dịch kết hợp giữa Lục quân và TQLC nhằm giải tỏa đoạn đường số 9 giữa Cà Lu với Khe Sanh.
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    7g sáng ngày 1 tháng 4 năm 1968, 2 tiểu đoàn của trung đoàn 1 TQLC - tiểu đoàn 2/1 và tiểu đoàn 2/3 - từ Cà Lu theo đường số 9 lên Khe Sanh trong khi các đơn vị thuộc sư đoàn Kỵ binh bay số 1 bắt đầu cơ động kiểu nhảy cóc bằng đường không đánh vào những vị trí trọng yếu dọc theo quốc lộ. Quân kỵ binh bay bắt tay được với toán tuần tiễu của trung đoàn 26 TQLC sau đó 1 tuần. Cuộc vây hãm chấm dứt.

    Trận Khe Sanh lần thứ 2 đã kết thúc ngay chính tại nơi nó bắt đầu. 3 đại đội Kilo, Lima, và Mike tiểu đoàn 3/26 đã tấn công lên cao điểm 881 Bắc đúng hôm lễ phục sinh, chủ nhật 14/4. Ngọn đồi nằm trong tay địch này đã là cái gai trong mắt TQLC suốt nhiều tuần lễ. Để làm xong phận sự, tiểu đoàn 3, trung đoàn 26 sẽ phải đánh đuổi đối phương ra khỏi đây.

    Trận bắn phá chuẩn bị được bắt đầu đúng 4g sáng. Mấy chục khẩu lựu rót hàng trăm quả đạn xuống quả đồi. Máy bay phản lực của TQLC gào rú trút xuống hàng trục thùng napalm. Suốt gần 2 tiếng đồng hồ, quả đồi rung lên bần bật dưới sức công phá khủng khiếp của thuốc nổ.

    Đúng 5g40 phút, bộ binh bắt đầu tấn công. Các bộ phận đi đầu nhanh chóng đụng đầu với các chốt cảnh giới của quân địch. 1 cơn mưa đạn lập tức trút về phía quân phòng thủ. Suốt 6 giờ tiếp đó, TQLC phải chiến đấu cật lực mở đường tiến lên sườn đồi. Họ lên tới đỉnh cao điểm lúc giữa trưa nhưng vẫn phải chiến đấu diệt từng ổ đề kháng ngoan cường của địch thêm mấy tiếng đồng hồ nữa. Đến 14g30 phút, TQLC mới tuyên bố đã làm chủ được cao điểm.

    Thiệt hại của TQLC ít đến ngạc nhiên: 6 tử trận, 32 bị thương. 106 lính đối phương bị giết. Sang ngày hôm sau tiểu đoàn 3/26 rút khỏi cao điểm 881 Bắc nhường nó lại cho bộ đội Bắc Việt.

    Mấy bữa sau đó, trung đoàn 26 TQLC cũng bàn giao khu vực trách nhiệm lại cho trung đoàn 1 TQLC của đại tá Stanley S. Hughes, rồi rời khỏi Khe Sanh. Hành quân Pegasus chính thức kết thúc ngày 15 tháng 4 năm 1968 để bắt đầu chiến dịch Scotland II. Trong suốt 2 tháng sau đó, 4 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 1 TQLC - 1/1, 2/1, 2/3, và 3/4 - đã quần khắp khu vực hành quân từ Khe Sanh lên phía bắc tới tận khu phi quân sự, sang tây tới tận biên giới Lào và xuống cả phía nam đường số 9. Họ thường xuyên đụng độ ác liệt với đối phương. Số TQLC bị chết trong chiến dịch Scotland II là khoảng 300 người so với báo cáo số tử trận chính thức hồi chiến dịch Scotland I là 205.

    Bộ tư lệnh Lực lượng thủy bộ III đã xin MACV cho rút bỏ Khe Sanh gần như ngay khi chiếm được cao điểm 881 Bắc lần thứ 2, nhưng bị Westmoreland từ chối. Quan điểm của ông ta là cứ điểm giờ đã thành 1 biểu tượng cho quyết tâm của Mỹ trong cuộc chiến đầy chia rẽ do vậy ko thể đóng cửa nó quá sớm ngay sau cuộc vây hãm được. Tuy nhiên tướng Cushman cũng ko chịu thua. Ông ta chỉ ra rằng với tính cơ động đã được nâng cao do việc tăng cường sử dụng trực thăng thì chẳng còn cần thiết để duy trì 1 cứ điểm xa xôi khó tiếp viện như vậy nữa. Ông lý luận rằng cứ điểm mới ở Cà Lu, phía nam mỏm Rockpile, vẫn vừa có thể duy trì sự hiện diện của TQLC ở tây bắc Quảng Trị lại vừa cách xa tầm bắn của các trận địa pháo đối phương bên Lào. Nó cũng vừa dễ tiếp tế vừa khó bề công kích.

    Rốt cục thì Westmoreland cũng đồng ý tuy vẫn ra 1 điều kiện. Ko được đóng cửa cứ điểm khi ông ta hãy còn tại vị ở MACV.

    Ngày 11 tháng 6 năm 1968, Westmoreland rời miền nam VN. Người kế nhiệm ông là đại tướng Creighton Abrams 'gia ân' cho Khe Sanh thêm 1 tuần trước khi hạ lệnh tiến hành chiến dịch Charlie: triệt phá và di dời căn cứ.

    Theo kế hoạch, sau khi tháo dỡ mọi thiết bị, khí tài, vật tư có giá trị, TQLC sẽ phá hủy tất cả. Các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 4 TQLC sẽ chiếm lĩnh những vị trí quan yếu dọc đường 9 để bảo vệ đường giao thông cùng các đoàn xe qua lại giữa Khe Sanh với Cà Lu. Trung đoàn 1 TQLC lo phòng thủ cứ điểm và đồn trú trên những quả đồi. Tiểu đoàn 3, trung đoàn 9 TQLC sẽ cung cấp nhân lực để tháo dỡ cứ điểm đã đi vào lịch sử này.

    Cái ngày 19 tháng 6 khi TQLC đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 đến Khe Sanh tí nữa đã trở thành thảm họa. Cánh quạt đuôi 1 chiếc CH-46 chở đầy nhóc lính đã cuốn phải 1 cái dù vứt đi ngay trong quá trình đáp xuống. Cánh quạt vỡ tan trong nháy mắt. Nhiều mảnh kim loại đã xuyên thủng lớp vỏ nhôm mỏng của chiếc máy bay. 1 mảnh đã phạt vào vai và chân phải viên phi công khi anh này đang vô vọng cố giữ cho chiếc trực thăng khỏi rớt. Xăng phụt tung tóe vào người đám TQLC đang cuống cuồng tìm cách thoát ra ngoài. 1 vài người, như hạ sĩ Jack M. McKenna, 19 tuổi đã phải chui qua lỗ cửa sổ. Bị kẹt ngắc trong cái lỗ bé tí nhưng may anh được đồng đội kéo ra. Ngoái lại nhìn chiếc máy bay dúm dó chìm trong lửa, McKenna chỉ biết cám ơn trời phật là mình còn sống.

    TQLC tiểu đoàn 3/9 được chia thành từng toán nhỏ tới triệt hạ cứ điểm. Đó là 1 công việc vất vả rất tốn công tốn sức. Lính tráng phải làm việc cật lực dưới cái nắng như thiêu 1 ngày từ 8-10 tiếng đồng hồ, để phá hủy hầm chiến đấu, đổ cát ra khỏi bao, phá sập nhà cửa, tháo dỡ phi đạo và đốt sạch những gì ko thể mang đi được. Đại úy Gary E. Todd, chỉ huy đại đội India, tiểu đoàn 3/9 kể lại sau này là "những toán 'công nhân' đã phải làm việc trơ thổ địa ngoài chỗ trống trong lúc tình hình vẫn chưa thể coi là an toàn."
    huymaya, samuelb, cumeo2k78 người khác thích bài này.
  5. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    357
    Đánh đấm kiểu gì lạ nhỉ ? bao nhiêu công sức , tính mạng lính tráng ... để rồi ".... Sang ngày hôm sau tiểu đoàn 3/26 rút khỏi cao điểm 881 Bắc nhường nó lại cho bộ đội Bắc Việt...."
    ngthi96, convitbuocBraverr thích bài này.
  6. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Lạ gì đâu.. chỉ cần đọc các dữ liệu lịch sử xung quanh thời điểm đó là biết Mỹ hết lực cho Khe Sanh, phải điều quân chống đỡ đợt 3 Mậu Thân:

    ----------------------------------------------
    "...Nhằm thống nhất chủ trương hoạt động trên chiến trường, ngày 24 và 25-7-1968, Thường trực Quân uỷ Trung ương, gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Trần Quý Hai họp bàn kế hoạch hoạt động trong Đông - Xuân (1968 - 1969). Ngoài ra, Thường trực Quân uỷ Trung ương còn mời thêm Hoàng Anh, Lê Trọng Tấn, Trần Sâm, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Đôn... cùng tham dự cuộc họp.
    ...Bộ Chính trị xác định: "Để tạo ra bước ngoặt cho cách mạng miền Nam trong năm 1968, cần phải cố gắng diệt cho được 70 - 80% lực lượng dự bị chiến lược của Mỹ - ngụy". Đánh mạnh vào Sài Gòn, còn ở Đà Nẵng thì tuỳ theo khả năng mà đánh ở quy mô thích hợp. Song, dù thế nào cũng phải đẩy mạnh hoạt động ở nông thôn để tạo điều kiện cho đánh lâu dài. Đồng thời, đưa lực lượng dự bị chiến lược vào đứng chân ở Tây Nguyên chờ thời cơ. Để tránh bị bất ngờ, đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị: phải có phương án dự kiến thời cơ đến trước trong kế hoạch hoạt động Đông - Xuân. Mục tiêu của đợt 3 Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 vẫn được Bộ Chính trị xác định: chiến trường Sài Gòn, Gia Định và miền Đông Nam Bộ, Khu V là hướng phối hợp, trọng điểm là Quảng Đà. Thời gian nổ súng được ấn định vào ngày 17-8, kết thúc vào ngày 28-9-1968..."

    ----------------------------------------------
    "...Ở Khu 5, đúng ngày 17-8, tiểu đoàn công binh quân Giải phóng đánh sập 3 cầu trên đèo Hải Vân, các tiểu đoàn bộ binh và đặc công cùng lực lượng vũ trang Hoà Vang tấn công một loạt căn cứ, trong đó có bãi xe Cẩm Bình, bãi xe Kim Liên, chiếm khu phố Cẩm Lệ, uy hiếp quận lỵ Hoà Vang. 1 tiểu đoàn bộ binh tấn công căn cứ biệt kích Nùng ở chân núi Non Nước. Đêm 22-8, sư đoàn 2 chủ lực quân khu và các lực lượng đặc công, pháo cối đồng loạt tấn công thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An, Tam Kỳ và các thị trấn, quận lỵ Hoà Vang, Vĩnh Điện. Sân bay Đà Nẵng bị pháo kích dữ dội, nhiều máy bay bị phá hủy, nhiều lính Mỹ bị giết. Kho xăng ESSO bị pháo kích bốc cháy đến 10 giờ sáng, tiêu hủy 6 triệu lít xăng. Đêm 16-11, quân Giải phóng lại tấn công căn cứ hải quân, sân bay Đà Nẵng và nhiều vị trí khác trong thành phố..."
    ----------------------------------------------

    Như vậy là rõ ràng. TQLC Mỹ rút khỏi 881 vào khoảng ngày 04-17 Sept 1969 là do bị đánh rát ở vùng đồng bằng Quảng Đà trước đó khoảng 10 hôm. Mỹ bị bức phải rút để co cụm tập trung lực lượng phòng thủ cho Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng. Giữ 881 mà mất Quảng Đà hay Quảng Trị thì quá tội.. :D thế nên phải rút .. :D.
    Mà rút thì quá vừa đúng khít ý đồ cụ Duẩn, cụ Giáp, cụ Dũng... "..đưa lực lượng dự bị chiến lược vào đứng chân ở Tây Nguyên chờ thời cơ..."... :D. Chiêu này là đánh chó để đưa hổ về rừng đó mà. Khe Sanh còn đó thì đưa lực lượng vào kiểu gì.. :D.


    Các cụ nhà mình chơi cờ giỏi mà.. rảnh nên bày trận bàn bạc cả tháng.. :D
    Lần cập nhật cuối: 03/08/2020
    samuelb, cumeo2k7, caonam_vOz5 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tư duy tìm - diệt nó thế...Tìm - diệt xong rồi thì lại kéo quân đi chỗ khác tìm -diệt tiếp chứ quân đâu mà ở lại giữ mấy chỗ khỉ ho cò gáy ấy..:-D
    Braverrconvitbuoc thích bài này.
  8. Braverr

    Braverr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2017
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    36
    Với tư duy này thì bày cờ chơi lại Mỹ vẫn thua. Rút là sáng suốt .
    ngthi96 thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cái thua của Mỹ là chỉ chú trọng tìm - diệt (khía cạnh quân sự); coi nhẹ bình định (thủ phục nhân tâm) còn phương châm của ta ngay từ đầu là 3 mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh- địch vận.. tất cả đều quan trọng, bổ trợ cho nhau
    convitbuocBraverr thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hạ sĩ McKenna, 1 'lính cựu' 14 tháng của đại đội Kilo đã bỏ lỡ ‘trận các ngọn đồi’ mấy tháng trước do bị chuột cống cắn ngay từ đêm đầu tiên tới Khe Sanh cũng hết sức đồng ý với Todd. Anh nhớ lại: "Ngày nào bọn tôi cũng phải dùng rựa mổ bao cát đổ đất xuống hầm hào, công sự. Tất cả đều lo ngay ngáy vì mình thì hoàn toàn trơ trụi trong khi hầm hố lại cứ lấp dần. Đạn cối, đạn bắn tỉa vẫn thấy tới nhưng nơi trú ẩn thì đã chả còn nữa. Mọi người chỉ còn cách chạy tới những cái hầm gần nhất còn lại, nhưng thường là khá xa."

    Cũng có 1 số công trình quá lớn ko thể dùng cuốc xẻng triệt hạ được. McKenna vẫn còn nhớ: "Khi phải phá hủy boong ke chỉ huy chúng tôi đã nhồi vào đó gần 300kg thuốc nổ TNT. Tiếng nổ nghe thật khiếp. Cái boong ke chẳng còn lại gì nữa. Chẳng còn 1 tí gì."

    Bộ đội hiếm khi nào bỏ lỡ cơ hội pháo kích căn cứ và đám lính 'công nhân'. Có những ngày cứ điểm phải hứng chịu đến 150 trái đạn; hầu hết đều gây ra thương vong. Vào ngày 29 tháng 6, 1 quả đã làm bị thương 12 TQLC, trong đó có 6 người bị nặng phải đưa đi sơ tán.

    1 mối nguy hiểm chết người khác đến từ những vật liệu chưa nổ rải rác khắp 1 cứ điểm hay ẩn dưới hầm hào. Binh nhất John Bosley, quê Indiana, hãy còn nhớ sự việc xảnh ra với 1 toán nhân công thuộc đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 ngày 4 tháng 7: "1 cậu vung xẻng bổ xuống bao cát thì phạm phải 1 trái đạn thối ẩn trong tường. Nó nổ tung khiến anh ta tan xác và làm bị thương 4 người khác cùng kíp. Tôi đang ở hầm khác vậy mà cũng bị sức nổ hất văng cả 3-4m."

    1 nguy hiểm khác cũng đang trực chờ TQLC. Binh nhất Bosley nhớ mãi về lũ chuột. Anh kể: "Xẻng để mở bao cát còn lưỡi lê thì chuyên dùng giết chuột. Chỗ nào cũng có chúng nó. Mọi căn hầm đều đầy chuột là chuột khi bọn tôi bước vào. Mà toàn những con rất lớn. Lớn bằng 1 nửa con mèo nhà. 1 số tay bắt đầu đếm xem mình đã giết được bao nhiêu con. Tôi vẫn nhớ như in 1 cậu cứ đi khắp chốn, lưỡi lê xiên qua 2 con chuột, cười như hóa dại."

    Dù các tư lệnh TQLC đã cố bưng bít ý định của mình với Khe Sanh, 1 ký giả tọc mạch vẫn lần ra được. Ngày 27 tháng 6 năm 1968, bài báo của John S. Carroll đã tung hê tất cả trên tờ Baltimore Sun. Ngoài việc phải trả giá bằng thẻ nhà báo do MACV cấp, bài báo cũng tạo cơ hội để phía Bắc Việt rêu rao thắng lợi. Và để minh chứng cho tuyên bố của mình, chỉ huy quân Bắc Việt trong vùng đã cho tập kích các đại đội của tiểu đoàn 3/4.

    Tảng sáng ngày mùng 1 tháng 7, vị trí của đại đội India, tiểu đoàn 3/4 ở cách căn cứ về phía đông nam 3 cây số đã bị đánh mạnh. Sau 4 giờ bắn phá bằng súng cối và pháo 130mm, 1 đại đội đủ bộ đội Bắc Việt đã xung phong tấn công TQLC. Lính đại đội India kiên quyết cố thủ và đẩy lui quân địch. Đến gần trưa, phát hiện thấy đối phương đang tập trung gần đó, TQLC đã gọi trực thăng vũ trang và máy bay phản lực tới tập kích. Trận đánh tiếp diễn tới xế chiều thì địch mới chịu rút lui, bỏ lại phía sau 20 xác đồng đội. Giao tranh cũng khiến 2 TQLC thiệt mạng.

    Đối phương vẫn hoạt động mạnh trong nhiều ngày tiếp đó. Pháo, cối cứ đều đều rót xuống vị trí quân Mỹ trên các ngọn đồi. Đêm nào cũng có những nhóm nhỏ đặc công tới thăm dò chu vi phòng thủ của TQLC. Tuy ko có trận nào lớn như trận ngày 1/7, TQLC trên các cao điểm ngoại vi cứ điểm vẫn phải gánh chịu tổn thất. Dù quân Mỹ có làm đủ mọi cách, pháo binh đối phương tiếp tục giã vào căn cứ, cho tới tận ngày cuối cùng.

    Đại úy Michael Joseph, sĩ quan liên lạc Không quân của tiểu đoàn 2/1 đã phải nằm dưới cái rãnh cạn chạy dọc những gì còn lại của phi đạo suốt cả mùng 5 tháng 7. Trong thời gian tạm lắng giữa các đợt pháo địch, anh hướng dẫn trực thăng tới nhặt nhạnh những thiết bị còn lại. Đó ko những là 1 việc khó khăn mà còn rất chi là nguy hiểm vì Joseph chẳng bao giờ biết khi nào đại bác của kẻ địch sẽ lại khai hỏa.

    Joseph nhớ lại: "1 phi công gọi máy hỏi liệu đã an toàn chưa? Vì đã nhiều phút rồi không có đạn pháo rót xuống tôi mới bảo: 'Theo tôi thì an toàn.' Anh ta bay vào nhưng khi vừa tiếp đất thì đã có 1 quả pháo nổ tung cạnh đó. Tay phi công lật đật bốc cao bay đi mất chửi um tỏi: 'Thằng nào mới bảo tao dưới đó an toàn thế?'. Tôi đành im thin thít.'

    Joseph đã ở Khe Sanh 3 tuần lễ. Nhiệm vụ này chính là kết quả mong muốn làm cái gì đó tích cực hơn trong cuộc chiến của anh. Là 1 sĩ quan radar giỏi chuyên môn, 26 tuổi, tốt nghiệp đại học Stanford, anh cảm thấy 5 tháng vừa rồi thật uổng phí khi toàn phải ngồi buồng sau máy bay F-4 quan sát máy đo cao để báo cao độ cho phi công. Anh muốn làm nhiều hơn thế để quân mình chiến thắng cuộc chiến. Vào 1 đêm đầu tháng 6, khi đang làm vài ly trong câu lạc bộ sĩ quan tiện nghi, gắn máy lạnh tại Đà Nẵng, anh đã lớn tiếng tuyên bố. "Thà làm sĩ quan không trợ FAC còn hơn ngồi buồng sau F-4". Và ai đó đã nghe được.

    "2 hôm sau tôi với 1 tay cầm bao đồ, tay kia cầm súng, vừa nhảy khỏi Trực thăng xuống Khe Sanh đã nghe tiếng hô 'Chạy đi! chạy ra đi! Pháo kích!'. Tôi chạy bán sống bán chết cho đến khi lăn được xuống 1 cái hào thì đạn pháo đã nổ tung khắp xung quanh. Lúc đó tôi mới tự hỏi vì sao mình lại lọt vào chỗ quái này vậy?'"

    Vào tối mùng 5 tháng 7 năm 1968, Khe Sanh đã hoàn toàn bị san phẳng. Chẳng còn thứ nào có giá trị nữa. Dọc theo phi đạo đã từng đông đúc, những quân nhân còn lại của sở chỉ huy, tiểu đoàn 2/1, gồm cả đại úy Joseph, đang ngồi dưới hào, lo âu chờ lệnh lên đường. Họ sẽ phải chạy bộ vì sẽ rất nguy hiểm cho trực thăng nếu chúng vào bốc họ. Ko xa nơi đó, những chiếc xe tải cuối cùng của cứ điểm cũng đang lập thành đoàn. Động thái này diễn ra quá lâu đã khiến họ chở thành mục tiêu ngon ăn mà trinh sát pháo Bắc Việt trên các quả đồi ko tài nào bỏ qua được.
    huymaya, maison2510, samuelb8 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này