1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
  2. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Mi-38 LỐI ĐI NÀO CHO KẺ THAY THẾ HUYỀN THOẠI MI-8/17 HIP


    Tác giả : SuperSukhoi ( ttvnol.com )

    Bối cảnh phát triển
    Mặc dù gần 40 năm phát triển , Mi-38 vẫn rất đáng để chờ đợi , với tiềm năng xứng đáng thay thế gã tiền nhiệm huyền thoại Mi-8 , đọc những dòng này rất nhiều người ngạc nhiên với mốc thời gian dài đáng kinh ngạc phát triển dự án này . Thật vậy , vào 30.7.1981 chính phủ Liên Xô bật đèn xanh cho Phòng phát triển OKB Mil tiến hành phát triển dự án Mi-8M thay thế cho các trực thăng vận tải tầm trung chủ lực lúc này là Mi-8/Mi-17 , đến 1983 dự án đã phác thảo sơ bộ một trực thăng mới trang bị động cơ tiên tiến VK-3500 ( TVA-3000 ) , cánh quạt chính chế tạo bằng composite , cánh đuôi chữ X và hệ thống avionic hiện đại
    Mẫu trưng bày ( mock-up ) Mi-8M ( sau này đổi tên thành Mi-38 ) được công bố rộng rãi tại triển lãm hàng không Mosaeroshow 1992 tại Zhukovsky , chuyến bay chính thức đầu tiên tiến hành vào 1995 , tuy nhiên nền kinh tế Nga lúc đó chìm vào khủng hoảng và cũng giống như các dự án quân sự khác , nó đình chỉ vĩnh viễn

    Quốc tế hóa bất thành
    Sự thay đổi chế độ chính trị của Nga vào cuối những năm 80s và đầu thập kỷ 90s đã mở cánh cổng cho phép các tổ hợp quốc phòng nước này có thể cộng tác với đối tác nước này , trong đó có cả Mil . Vào tháng 12.1994 , Phòng chế tạo OKB Mil và nhà máy trực thăng Kazan đã bắt tay với tập đoàn Eurocopter ( liên doanh Pháp-Đức , sau này trở thành một phần của Airbus ) thành lập công ty Euromil , với mỗi bên chiếm 50% cổ phần với mục đích phát triển Mi-38 . Thời gian sau đó không có nhiều hoạt động diễn ra tại Euromil khi mà thách thức lớn nhất của Mi-38 chính là cần một động cơ mạnh mẽ và bền bỉ , do vậy Mil và Eurocopter vào tháng 8.1999 đã tái khởi động lại dự án với việc ký kết hợp đồng sản xuất mẫu thử nghiệm ( prototype ) đầu tiên của Mi-38

    Động thái đầu tiên của Euromil là ký thỏa thuận với Pratt & Whitney Canada (P&WC), theo đó P&WC đồng ý điều chỉnh động cơ PW127H của mình phù hợp với trực thăng Mi-38 , và mẫu động cơ đó định danh là PW-127-5 . Việc Pratt Whitney Canada tham gia chương trình Mi-38 sẽ giúp Nga giải được bài toán động cơ và kinh phí phát triển khi công ty này cam kết sẽ cung cấp miễn phí động cơ cho chương trình phát triển , bù lại Euromil phải mua 50 động cơ PW-127ST ( tên chính thức ) cho lô trực thăng đầu

    [​IMG]

    Câu chuyện trở nên rắc rối khi chính phủ Liên bang Nga vào tháng 12.1997 ra luật mới yêu cầu tất cả
    cổ đông nước ngoài trong một doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga không được sở hữu nhiều hơn 25% cổ phần , ngoài ra cũng không được ngồi trong hội đồng quản trị công ty ( board ) . Ngay lập tức Euromil đã gửi đơn miễn trừ đến Yeltsin và nhận cái lắc đầu , cảm thấy vô vọng trong cuộc chiến giành quyền sở hữu trí tuệ dự án Mi-38 , Eurocopter sau một thời gian dài thương lượng với chính quyền Nga đã mệt mỏi bán hết số cổ phần còn lại trong Euromil và rút khỏi công ty vào 2003
    Trớ trêu thay ngày Eurocopter rút khỏi dự án liên doanh Mi-38 thì mẫu thử nghiệm đầu tiên cũng cất cánh , vào ngày 22.12.2003 , chiếc Mi-38 thử nghiệm tên gọi OP-1 ( đăng ký kiểm định RA-38011 ) với động cơ PW-127/5 cất cánh bay lơ lửng 6 phút với 2 phi công là Vlamidir Kutanin và Alexander Klimov . Chuyến bay thực sự tiến hành sau đó vài tháng vào 25.8.2004 , tuy nhiên các chuyến bay thử nghiệm của Mi-38 không quá nhiều với 84 chuyến kéo dài đến 2010 , nói cách khác OP-1 chỉ bay khoảng 1 lần / tháng

    Vào 15.5.2008 , Tập đoàn trực thăng Nga ( Russian Helicopter Corporation ) ký thỏa thuận với tập đoàn Pratt & Whitney Canada với việc sản xuất hàng loạt động cơ PW-127ST cho trực thăng Mi-38 . Tuy nhiên thỏa thuận cuối cùng không trở thành hợp đồng chính thức khi mà bản tin nội bộ của Tập đoàn động cơ thống nhất Nga ( UEC ) tuyên bố " do sự xuất hiện của động cơ TV7-117V thì việc sản xuất nội địa động cơ PW-127ST ở Nga sẽ không còn được xem xét " . Lý do việc chuyển đổi thiết kế này chưa bao giờ được công bố chính thức nhưng các chuyên gia trong ngành cho rằng việc Nga can thiệp quân sự vào Gruzia vào 2008 đã khiến Mỹ gây áp lực lên PWC vì nguy cơ trực thẳng có thể trở thành lưỡng dụng , nguyên nhân thứ 2 được cho là PWC đánh giá Mi-38 không có đầu ra và việc sản xuất số lượng thấp ( 50 động cơ ) là không kinh tế và đáng để đầu tư phát triển

    Mẫu thử nghiệm thứ 2 của Mi-38 ( OP-2 ) bay lần đầu vào 30.10.2010 và bay thử nghiệm đầy đủ ( full-circle flight ) vào 22.11 , nó được trang bị lại 2 động cơ PW-127-5 từ OP-1 sau khi bảo dưỡng . Còn mẫu OP-1 lại trang bị động cơ TV7-117V cho Klimov phát triển , thử nghiệm đầu tiên với động cơ mới ấn định vào năm 2011 , tuy nhiên hộp số chính VR-382 cải tiến đã phát nổ khi đang thử nghiệm tĩnh ( test-bed ) , điều này dẫn đến mất thêm 2 năm cải tiến động cơ của Klimov , còn Mil chế tạo mẫu OP-3 cùng lúc đó . Vào 13.11.2013 thì OP-3 trở thành trực thăng Mi-38 đầu tiên bay thử nghiệm với động cơ Nga
    Điểm đáng chú ý là OP-2 lần đầu tiên được trang bị hệ thống điện tử IKBO-38 do công ty Transas phát triển ( OP-1 chỉ trang bị hệ thống cơ ở khoang lái ) . Từ 2013 , Nga bắt đầu tăng tốc kiểm tra và thử nghiệm dự án với 4 năm sau đó khoảng 824 chuyến bay đã bay thử với động cơ TV7-117V

    [​IMG]
    Hệ thống điện tử trên khoang do Transas chế tạo

    Mil chính thức ấn định tên gọi dự án Mi-38 với động cơ Nga gọi là Project 260 ( Izdelye 260 ) hoặc là Mi-38-2 ( để phân biệt Mi-38 với động cơ Canada Mi-38-1 ) . Thông số chính thức của Mi-38 khi bay với vai trò vận tải đơn thuần với bán kính hoạt động 420km ( tải trọng 5 tấn ) , nếu chỉ bay thẳng ( ferry-range ) và trang bị khoang nhiên liệu phụ ( AFT ) kèm theo có thể lên đến 1.300km
    Phiên bản quân sự có thể chở tối đa 40 lính còn phiên bản dân sự là 30 hành khách , Mi-38 cũng là lần đầu tiên ở một trực thăng Nga được trang bị điều hòa . Năm 2012, nguyên mẫu OP-2 với động cơ PW127 -5 đã phá vỡ năm kỷ lục thế giới trong danh mục FAI E-1h khi mà đạt đến độ cao 28,281 feet ( đâu tầm 8.600m ) , Viện khí động học TsAGI ca ngợi : “Mi-38 có tính năng khí động học tốt nhất hơn bất kỳ máy bay trực thăng nào của Nga. ” nhờ việc tái bố trí lại động cơ , động cơ của Mi-38 khác biệt với đàn anh Mi-8 là nó đặt ở đằng sau bộ truyền động ( transmission ) , do vậy làm giảm đáng kể độ ồn và rung động với khoang hành khách , ngoài ra cũng an toàn hơn nếu hạ cánh khẩn cấp ; hơn nữa việc thiết kế lại vị trí động cơ giúp giảm đi dây hệ thống điện , cân bằng khí động học hơn ( ở Mi-8 hành khách có xu hướng bị đẩy về phía trước còn Mi-38 thì không )

    Vượt khỏi cái bóng của Mi-8 nếu không trở thành bất định

    Vài năm trước Mi-38 rất được Mil kỳ vọng trở thành kế thừa ngựa chiến của không quân Nga Mi-8/17 vì xét về thông số và giá thành thì Mi-38 đáng để xem xét , có thể unit-cost của Mi-38 mắc hơn Mi-8 nhưng chi phí hoạt động rẻ hơn nhiều , tuổi thọ thiết bị của Mi-38 dài hơn 4-6 lần so với Mi-8 . Nhờ hệ thống điện tử tiên tiến thì Mi-38 chỉ cần một phi công lái trong khi Mi-8 phải thêm một kỹ thuật viên bay kèm , tất nhiên so sánh một trực thăng hiện đại và một ông già 30 năm tuổi trước đó là vô lý
    Nhưng Mi-8 hiện đại hóa lại là vấn đề lớn với Mi-38 khi mà các phiên bản nâng cấp của Mi-8 như Mi-17-A2 lại cực kỳ xuất sắc nhờ động cơ mới ( giúp cho phép tăng lực nâng của Mi-8 từ 3 tấn lên 4 tấn ) , Mi-17-A2 trang bị cánh quạt chính chế tạo bằng vật liệu composite , cánh quạt đuôi chữ X và cả hệ thống điện tử từ Transas , đến Mi-17-A3 thì khoang nhiên liệu phụ xuất hiện dưới sàn y như Mi-38 ( các phiên bản trước Mi-8 trang bị FT ở các xi-lanh hông trực thăng ) do vậy sẽ tối ưu hóa khí động học trực thăng
    [​IMG]
    Mẫu thử nghiệm Mi-38 số 2 ( OP-2 ) với số đăng ký 38012 bay tại khu vực Tomilino trong khuôn viên nhà máy Mil ở Moscow

    Đặt trên bàn cân của giới lãnh đạo quân sự Nga , Mi-38 với tải trọng 5 tấn nhờ khoang hàng dài hơn 1,6m (5ft 3in) , bay nhanh hơn 50km/h , bán kính di chuyển lớn hơn 25% so với Mi-17-A3 nhưng giá thành gấp 2 thì sẽ gây đau đầu lớn khi chọn 1 trong 2 , do vậy Mil đang phải tiến hành phát triển Mi-38M với tải trọng 6 tấn để Mi-8 thực sự kết thúc hành trình của nó còn nếu không thì Mi-38 mãi mãi chỉ là kẻ thua cuộc với ông già Mi-8
    Tháng Hai năm nay , Andrei Boginsky , giám đốc Tập đoàn trực thăng Nga chua chát hy vọng Mi-38 sẽ bán được 100 chiếc cho khách hàng tiềm năng vào 2030 , trong khi đó trước đây trong chương trình "Phát triển ngành hàng không 2013-2025", nêu rõ rằng 175 máy bay trực thăng sẽ được chế tạo vào năm 2025 và vào 2004 còn lạc quan tếu Mi-38 sẽ bán được 300 chiếc vào 2020

    Bắt đầu sản xuất hàng loạt

    Khách hàng đầu tiên của Mi-38 là Bộ quốc phòng Nga với 2 chiếc Mi-38T đặt hàng vào 7.2017 , cả hai được chuyển giao vào 2019 , còn dân sự thì nhà cho thuê hàng không Gazprombank Leasing đặt mua 1 phiên bản VIP và chuyển giao cho Bộ Công nghiệp và Thương Mại Nga vào năm nay
    Nhà máy Kazan xác nhận 15 đơn đặt hàng Mi-38 từ nội địa và 70 trực thăng cho các thỏa thuận LOT trong số đó có khách hàng nước ngoài
    Phiên bản quân sự của Mi-38 hiện nay vẫn chỉ bỏ ngỏ khi Không quân Nga vẫn đang dùng tốt Mi-8-MTV-5 và Mi-8AMTSh cùng với một ít trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T . Tuy nhiên phiên bản vận tải quân sự Mi-38T có khả năng sẽ được tin dùng trong dự án PSTDV ( Trực thăng vận tải và tấn công tầm trung tương lai ) với mật danh Koptilshchik ( tiếng Anh là Stoker - Kẻ săn mồi ) , hai phiên bản Koptilshchik đang được xem xét một là Mi-38T như ta thấy , 2 là một phiên bản Mi-38 đặc biệt gọi là Mi-383
    Phiên bản này được mô tả đại khái là vẫn trang bị động cơ , hộp số cũ nhưng khung thân ( airframe ) trang bị công nghệ tàng hình ??? với càng đáp thu lại được ( retractable landing-gear ) , một cửa đuôi ( loading-ramp ) phía sau và một cụm quang điện tử trinh sát mới . Ngoài ra nó được trang bị hệ thống phòng vệ L370V38S Vitebsk
    với cảm biến cảnh báo dải cực tím , hệ thống đối kháng hồng ngoại DIRCM , phiên bản Mi-383 sẽ sử dụng bởi các đơn vị đặc biệt của quân đội Nga

    Vào tháng 5.2019 khi đến thăm NPP Polyot ở Nizhny Novgorod , một công ty quốc phòng sản xuất hệ thống liên lạc thì Thứ trưởng BQP phụ trách mua sắm , Alexei Krivoruchko đã bật mí với báo giới việc khả năng mua sắm Mi-38 và biến thành trực thăng chỉ huy đường không gọi là Mi-38-7 ( izdeliye 2607 ) với 3 chiếc sản xuất vào 2021
    souri, meo-u, Racuta3 người khác thích bài này.
  3. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575

    [​IMG]
    Maket của mìn PTKM-1R show ở ARMY-2020

    [​IMG]
    [​IMG]

    top-attack góc 30 độ với M1 Abrams , liệu M1A3 aka M1A2-C chịu nổi nhiệt không

    [​IMG]

    Cuttaway khá đơn giản
    meo-uRacuta thích bài này.
  4. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Khung gầm bọc thép bánh xích đa năng hiện đại hoá MGTT-LB thay thế cho khung gầm cũ MT-LB mà ai cũng đã biết. Gầm mới có động cơ, hộp số, phương pháp truyền động mới và xích mới bền hơn, không lòng thòng như đồ đời cũ.

    [​IMG]
    Đây là cơ sở gầm bệ hiếm hoi của LX mà đến nay vẫn chưa lạc hậu thiết kế. Tuy nhiên chưa thấy guốc cao su mới đâu cả. Loại này ở VN phá bao nhiêu là đường.
    [​IMG]
    So với gầm cũ MT-LB
    [​IMG]
  5. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    MTLB quá lạc hậu rồi cụ, giáp mỏng , kháng mìn yếu, chật chội.
  6. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Chắc để cho nhiệm vụ này ...... quên tên mà vẫn tìm ra hình .... hí hí he he
    [​IMG]
  7. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    [​IMG]

    Su-35 cho Không quân Ai Cập số hiệu 9219
    kuyomuko thích bài này.
  8. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Hệ thống Sosna-R??
  9. megaidep

    megaidep Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    1.555
    Đã được thích:
    1.910
    Chê nền y tế thì chưa đủ bằng chứng. Y tế Nga quyền éo to bằng chính quyền, chắc gì những công bố lâu nay là của bên y tế
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Bọn Iran mà có chừng 36 chiếc này thì phải biết. Lúc đó bọn Mỹ lại bán được thêm vài trăm tỷ vũ khí. Chỉ có bọn tây âu là chầu rìa

    Cuối cùng thì Su-35 cũng đạt được mức sản lượng hoạch định là trên 300 chiếc. Hy vọng là sau khi bán xong cho Iran thì đến VN vét cú chót 8-12 chiếc trước khi đóng dây chuyền. Mua về thay số Su-27 hết đát

Chia sẻ trang này