1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIÀNH GIẬT TỪNG CĂN NHÀ 'CHƠI' THEO LUẬT CỦA ĐỐI PHƯƠNG SÀI GÒN, THÁNG 5 1968

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 24/05/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CUỐN NÀY HAY THẬT...VIẾT RẤT SỐNG ĐỘNG...DÀNH LỜI CÁM ƠN TỚI TRÌNH DỊCH THUẬT CỦA CHỦ THỚT...VÀ MONG TÌM ĐƯỢC NHIỀU CUỐN NHƯ VẬY....
    ngthi96 thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chiếc trực thăng tải thương vừa mới bốc cao, phi công đang cho nó chúi mũi lấy đà bay tới thì từ bên kia con sông, 1 quả RPG lao đến, xẹt qua cửa khoang hành khách, chả hiểu sao lại ko phạm tới ai bay sang bên kia rồi rơi xuống ruộng lúa phía dưới. Owen nhớ lại: “Tôi chẳng còn tin nổi mắt mình nữa. Chỉ biết đứng đờ ra vì sợ.” Owen nghe tiếng Belloli bằng giọng hết sức ngạc nhiên hỏi viên viên phi công qua điện đài xem anh này có biết 1 trái RPG vừa ‘xỏ’ qua máy bay của mình ko? “Ron cũng ko sao tin nổi chuyện ấy. Chỉ cần quả đạn chạm vào cái gì đó là quân ta đã mất trực thăng, tổ lái và cả số thương binh ấy rồi. Thật đúng là phép lạ!”


    Đại úy Owen được báo, pháo đội đang yểm hộ trực tiếp cho tiểu đoàn sẽ ngừng bắn. Thay vào đó sẽ có sự chi viện của lựu pháo 155mm. Owen nhớ lại: ”Đang oanh kích giữa chừng thì họ đổi pháo. Đó là vì pháo 105mm do bắn quá lâu cần phải làm nguội lại.” Đã nghe thấy tiếng quả trọng pháo đầu tiên đang xé gió lao đến, nhưng độ cao thì hoàn toàn sai. Cảm thấy có chuyện ko hay rồi, đại úy Owen cùng thiếu úy Belt khi ấy đang nhô đầu lên tường quan sát điểm nổ chỉ kịp hụp xuống khi quả đạn 155mm giộng xuống bên trái mình. Sau tiếng nổ lộng óc, rung chuyển mặt đất là nhiều lính Mỹ bị thương, trong đó có cả Owen. Anh bị trúng 1 số mảnh thép dài cỡ hơn 1cm vào đùi và háng. Hỏa lực này nhanh chóng được hiệu chỉnh lại và trận bắn phá lại tiếp tục. Chẳng có ai chết hay bị thương nặng hết. Owen cho biết: “Do quả pháo rơi xuống ruộng nước, sình lầy nên sức công phá đã giảm đi rất nhiều. Chúng tôi đúng là quá may mắn.”


    Tuy nhiên bùn nước cũng bảo vệ cho cả đối phương nữa. Dù hẳn cũng có 1 số chiến sĩ quân Giải phóng dưới rặng dừa chết do bị bắn trúng hầm nhưng đa số vẫn sống sót sau các đợt oanh kích của trực tăng vũ trang, pháo binh, cùng những quả bom phá do máy bay phản lực trút xuống; chỉ bị choáng váng hay thủng màng nhĩ. Trận đánh vẫn tiếp tục ngay cả sau khi mặt trời lặn. Đạn vạch đường đỏ lừ từ bên này sông bắn qua, đạn xanh lét từ bên kia đáp lại. Nhờ có pháo sáng từ từ thả xuống bờ bắc sông mà trực thăng vũ trang chốc chốc lại nhào xuống khiến mục tiêu bừng sáng giữa trời đêm. Cuối cùng khi thấy đạn địch đã ngơi bớt, đại úy Owen lội dụng bóng tối quay sang củng cố vị trí. Do nước ngập, lính Mỹ ko thể đào công sự đành tổ chức nghỉ đêm trong những bụi dừa hay sau những tường nhà đổ.


    Thiếu úy Belloli dùng đèn chớp hướng dẫn 1 trực thăng UH-1 chở đạn cho trung đội cối đáp xuống. Đã gần nửa đêm; bên kia sông đang diễn ra đợt không kích cuối cùng. Sau khi xin pháo bắn bảo vệ chung quanh vị trí mình, Owen bắt đầu hướng hỏa lực pháo 105mm, 155mm cùng cối 81mm cơ hữu dọc theo những tuyến đường nghi địch dùng để rút. Owen kể: “Chúng tôi biết chúng sẽ chuồn; nhất là khi đại đội D đã ko thể tới vị trí chốt chặn nổi.”


    Cao trên trời đêm, 1 máy bay vận tải vũ trang Spooky uể oải lượn vòng trên đầu lính Charlie Hunter, thả pháo sáng trong khi chiếc thứ nhì cũng làm tương tự với đại đội D. Cùng lúc, 1 toán thám thính lẻn xuống sông, ra tới doi đất 1 cách êm thấm rồi nhanh chóng trở về với xác cùng khẩu súng, điện đài của Greg Russell. Dù đã rất mệt, Gale vẫn muốn theo cùng toán lính nhưng bị Owen bắt ở lại cùng trung đội, với lý do đôi khi sĩ quan cũng phải để cho các trung sĩ tự thân vận động. Sau đó một lúc lâu, cỡ 3g sáng, địch phụt trái RPG cuối cùng sang bên này sông. Trực thăng Mỹ trang bị kính nhìn đêm quần đảo trên khắp chiến trường, cố phát hiện đối phương trên đường rút. Tới gần sáng thì 1 trong số chúng phát giác 15 bóng người đang băng đồng ở 1 nơi cách phía đông đại đội Charlie Hunter vài trăm mét. Pháo binh lập tức chuyển mục tiêu, dập xuống số VC.


    Sáng ra, đại úy Owen đã chuẩn bị tinh thần vượt qua bờ bên kia kiểm tra thiệt hại của địch thì bị Schmalhorst, do e rằng địch đã gài mìn bẫy khắp nơi trước khi rút, ngăn lại. Thay vì thế, họ được tái tiếp tế. Sau đó đại đội C được lệnh đánh về phía nam Đa Phước, đại đội D tiến về phía tây xóm Tân Liêm nhằm tiếp tục truy quét đối phương trong vùng. Tổng kết sau trận đánh ở Đa Phước, tổn thất của đại đội C là 1 chết, 17 bị thương; đại đội D thiệt mạng 1, bị thương 3. Đổi lại, tiểu đoàn 6 trung đoàn 31, đơn vị mới ra trận, chưa quen với ‘luật chơi’ đã thật thà báo số đếm xác là số 0 tròn chĩnh.


    Nhờ 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên, ít hôm sau đại đội C lại được đưa tới Đa Phước, tạo điều kiện cho nó cuối cùng cũng đánh gía được thiệt hại của quân địch. Lính Mỹ tìm thấy nhiều mảnh bông băng đẫm máu cùng vài xác quân Giải phóng. Owen cho biết “Chỉ thấy 2 hay 3 xác gì đó và tôi cũng ko nghĩ là còn nhiều hơn.”


    Sau trận đánh, trung tá Schmalhorst viết thư về nhà kể: “Đại úy Owen cùng con cái đã chiến đấu rất tuyệt. Anh đã đề xuất tặng Bill huân chương sao bạc. Đó là 1 tay điềm tĩnh hiếm thấy.” Trong 1 bức thư khác, Schmalhorst cho hay: “Anh được gắn huân chương sao đồng do ‘công’ cưỡi trực thăng chỉ huy trong trận Sài Gòn. Khó tin nhỉ?”


    Đại úy Owen cũng như thiếu úy Gale, trung sĩ nhất Pattersonvà xạ thủ súng máy Bob York đều được thưởng huân chương sao bạc hết. Trong số những người khác thì thiếu úy Belt, thượng sĩ Segrest là được gắn huân chương sao đồng. Thể theo đề nghị của Gale, hạ sĩ Gregory A. Russell được truy tặng huân chương chữ thập Biệt công. Đối với 1 cơ chế khen thưởng đã suy đồi thì đây là những phần thưởng tương đối là trong sáng: hầu nết những người được thưởng đều có huân chương quả tim tím kèm theo (tức là đều bị thương. ND)


    Tuy hãy còn non khi vào Đa Phước nhưng đại đội Charlie Hunter đã đổ máu để thể hiện và chứng tỏ được mình. Sau trận đánh, mối quan hệ giữa đại úy Owen và lính dưới quyền đã trở nên khăng khít ko thể chia lìa. Olson cho biết: “Nếu muốn tìm Owen, chỉ cần ra chỗ nào ác liệt nhất là thấy. Chả cần biết bạn là ai hay đang ở chỗ nào, nếu bị tập kích là có Owen xuất hiện cạnh. Dù mọi thứ có hỗn loạn tới đâu anh ấy vẫn luôn luôn bình tĩnh. Xét toàn diện, anh ấy chính là lòng can đảm của chúng tôi. Owen là niềm tin, là hy vọngđối với các trung đội. Chúng tôi chẳng bao giờ thất vọng vì anh cả.”
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    PHẦN 8

    KẾT THÚC NÓ




    Chương 25





    Trung úy Hildebrando "Mad - khùng" Madrigal đã tham gia chiến đấu được 7 tháng, phần lớn thời gian là với trung đội thám sát của tiểu đoàn rồi sau mới được rút về làm sĩ quan tham mưu. Khi tiểu đoàn đổ bộ bằng trực thăng xuống đô thành Sài Gòn gần 1 tuần trước đó, anh được giao phụ trách công tác tiếp liệu. Cảm thấy mình còn ‘nợ’ trung tá DeLuca, chàng sinh viên tình nguyện vui vẻ gốc Mexiconày đã xin được ra trận nhưng thiếu tá Booras ko cho. Sau khi ngồi nghe đánh nhau trên sóng điện đài suốt 3 ngày, Madrigal chẳng thể ngồi yên được nữa. Anh giao trạm tiếp liệu lại cho 1 trung úy bị thương nhẹ, mới được đưa về tuyến sau rồi chờ tới sáng lên 1 chiếc trực thăng Huey chở đạn, trực chỉ Sài Gòn.


    Tới nơi mà chưa biết phải đi đâu, Madrigal bèn tới ngôi chùa nơi DeLuca đặt chỉ huy sở. Vừa mới bước chân vào cửa, anh đụng ngay thiếu tá Booras. Vốn nổi tiếng thô lỗ, Booras xạc cho Madrigal 1 trận nên thân, dọa sẽ cho anh ra tòa án binh nếu còn kháng lệnh, bắt anh bỏ ý định vừa rồi, đón trực thăng về ngay Rạch Kiến.


    Ngẫu nhiên trung tá DeLuca xuất hiện, tỏ ra rất hớn hở khi gặp người chỉ huy cũ của trung đội thám sát: “Hi, Khùng, đã sẵn sàng chơi chưa?"


    “Dạ rồi, thưa sếp.” Madrigal đáp, mắt vẫn liếc nhìn Booras.


    DeLuca quay sang bảo Booras: “Cho Madrigal làm hướng đạo. Đưa cậu ấy bản đồ rồi cử xuống đại đội Bravo.”


    Trung úy Madrigal được xe bọc thép chở tới vị trí đóng quân hiện thời của đại đội vẫn ở trên đường Âu Dương Lân, nơi đơn vị bị thương vong 2 ngày trước. Cũng trong buổi sáng ngày 11/5 này, đại đội phó là trung úy Ken Foster (tên giả) cũng được cử tới nắm quyền chỉ huy đại đội B, tiểu đoàn 3, trung đoàn 39 bộ binh thay cho trung úy Thompson. Foster yêu cầu Madrigal chỉ huy trung đội 2, rồi tiến ngay xuống cái đồn đang nằm trong tay địch phía cuối đường Âu Dương Lân. “Khoan đã” Madrigal phản đối “Để tôi chút thời gian làm quen chứ. Phải am hiểu sơ sơ địa hình rồi mới có thể dẫn đầu được.”


    Foster đồng ý, lệnh cho trung úy Thompson, lúc này đã trở về đơn vị cũ của mình là trung đội 3, lên đi đầu đội hình; trung úy Madrigal và trung đội 2 đi tiếp sau. Từ cửa 1 ngôi nhà đổ, lính Mỹ vọt tiến kiểu nhảy cóc sang tòa nhà kế bên. Cách đó chưa đầy 100m, ngay dưới đường, súng địch bắt đầu nổ. Đang sải chân phóng tới, trung úy Thompson bỗng khựng lại, nhảy lò cò tìm chỗ nấp, miệng gào toáng mình xơi đạn vào ‘bi’ rồi. Cởi quần ra xem trước lúc đi sơ tán, người trung đội trưởng thở phào nhẹ nhõm khi thấy đạn chỉ sượt qua.


    Thượng sĩ trung đội phó Thornburgh, chỉ huy trung đội 1, đi cuối phía sau dãy nhà mặt tiền, trong nỗ lực đánh tạt sườn lính bắn tỉa địch nếu họ tấn công trung đội 2 và trung đội 3. Khi di chuyển qua 1 khu vực có nhiều rạch nhỏ chia cắt, lính của Thornburgh đã bị xạ kích. Trong lúc vừa chạy vừa bắn M60, từ con rạch này định vọt sang con rạch khác, binh nhất Richard E. Grossa bị bắn trúng. Thornburgh phải kéo người xạ thủ súng máy xuống con rạch. Grossa hoảng hốt chẳng nói nên lời, viên đạn bắn tung mũ kéo theo cả 1 mảng da đầu của anh ta. Sau khi băng bó xong, Thornburgh đưa anh ta về cho lính cứu thương xử lý. Thornburgh, người được thưởng huân chương Sao bạc trong mini Tết phát biểu: “Tôi chỉ làm phận sự thôi. Dù có vất vả nhưng tôi thấy tôi cũng đâu hơn mấy so với các hạ sĩ quan cũng có nền tảng và được huấn luyện giống như mình.”


    Đối với Thornburgh, lính tráng mới là những anh hùng đích thực của trận đánh. “Đám nhóc ấy là những chiến binh tuỵệt cú mèo. Tôi yêu họ vì họ luôn làm theo những gì tôi bảo. Dù hầu hết chỉ là lính quân dịch nhưng họ luôn vượt qua được mọi khó khăn. Nếu có ai đó trong trung đội trở thành dân hippie khi về nhà thì hẳn Grossa sẽ là 1 trong số đó. Đó là kiểu người khá vô tâm nhưng lại bắn súng máy cực giỏi. Sau khi rời VN tôi đã có dịp gặp lại cậu ấy. Cậu ấy ngụ ở Detroit. Thời gian đó bố tôi cũng sống ở đấy. Nhờ lên đó thăm bố, mà tôi đã gặp được Grossa. Thật là 1 cuộc hội ngộ đáng nhớ.”


    Trung úy Madrigal bố trí 1 tổ đại liên lên cửa sổ căn nhà nhỏ nhằm yểm hộ quân mình lên đưa 1 thành viên tổ xích hầu bị bắn vào bụng về. Anh này đang nằm dưới rãnh thoát nước bên đường, rên la đau đớn trong lúc các bạn băng cho. Tình thế hiện rất bế tắc. Do ko phát hiện được vị trí lính bắn tỉa địch, ai cũng hụp xuống cố bắn trả chứ chẳng muốn ra khiêng thương binh về với nguy cơ lãnh đạn vào lưng cả.


    Phát hiện có động chỗ 1 khoảnh sân đầy phế thải, Madrigal bảo xạ thủ M60 nã đạn xuống khu vực. Vọt ra tới nấp sau cửa ra sân, anh lén nhìn qua tường, hiệu chỉnh đường bắn cho tổ súng máy. "Okay, sang trái 1 chút ... chút nữa! Okay, đúng rồi!"


    Ló ra quan sát tiếp, vừa hụp đầu xuống ngoái lại hô gì đó với tay xạ thủ thì bỗng Madrigal thấy 1 mảng vữa tường bung ra sát đầu mình. Wow, địch nó đang bắn cái quái gì thế? Anh tự hỏi. Định đục xuyên cả bê tông hay sao?


    Nhưng ko thấy lỗ thủng nào trên tường cả. Giờ thì Madrigal nhận ra đó là 1 vết đạn AK-47. Đạn ko đi từ đằng trước mà từ 1 tay súng bắn tỉa nấp đâu đó sau lưng mình. Madrigal ba chân 4 cẳng chạy vào nhà. Nghĩ lại anh cho biết: “Phát đạn ấy nhắm vào đầu tôi. Hẳn tên bắn tỉa đã cho tôi vào vòng ngắm. Chỉ do lúc đó tôi ngoái lại mà thần chết mới vồ hụt. Tôi báo động cho mọi người biết sau mình có tay súng bắn tỉa. Chúng tôi tập trung quan sát hướng này, bắn vài loạt về phía mấy cái nhà 2 tầng đằng sau. Cũng chả thể nói là đã hạ được hắn. Có lẽ tên địch chỉ bắn 1 phát là chuyển chỗ ngay.”


    Madrigal xin pháo rót xuống mấy cái nhà bên kia sân. Anh nhớ nhờ đó mà: “Tiếng súng địch giảm bớt, tạo điều kiện cho chúng tôi đưa cậu thương binh về. Sau khi đưa được cậu ta ra, cả đám đành rút lui, về chỉnh đốn lại.”
    kuyomukotoho, viagralesshuytop thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong khi trung úy Foster từ hướng bắc đánh về phía cái đồn; đại úy Eckman và đại đội B, tiểu đoàn 6, trung đoàn 31 từ đồn cảnh sát chỗ cái ấp nằm ven rạch Ông Lớn tiến sang theo hướng đông - tây. Hầu như đụng địch ngay tức thì, Eckman nhận được cuộc gọi từ sở chỉ huy tiểu đoàn 3/39 hỏi: “Đếm được bao nhiêu xác địch?”


    “Tôi không rõ! Chắc khoảng 2-3 tên gì đó.”


    “20!” Viên sĩ quan cấp tá đang thèm khát ‘tô hồng’ bản báo cáo hồ hởi reo lớn.


    “Ấy không. Không phải” Eckman nói “Ko phải 20. Chỉ xác nhận được 1-2, hoặc đôi ba gì đó nhưng cũng chẳng có vết máu.”


    Cấp trên đâu thèm quan tâm. Ông ta bảo: “Rõ rồi, cậu được 20.” Rồi lặp đi lặp lại con số sẽ được ghi vào nhật ký chiến đấu của tiểu đoàn.


    Lại có chạm súng ngay sau đó. Đại úy Eckman cùng ban chỉ huy đang cùng trung đội 1 của trung úy Procaccini di chuyển trên 1 con đường lớn thì mấy cái cần ăng ten của họ bị nhóm lính địch, thủ phía trước 1-2 khối nhà để ý, phụt cho phát RPG. Binh nhất David E. Gray, lính mang máy truyền tin của Procaccini, chứng kiến rõ cảnh quả đạn lao xoáy về phía mình như quả bóng, kéo theo đuôi khói trắng, nhưng chưa kịp phản ứng gì thì nó đã nổ tung giữa đường. Gray, người từng bị thương ngoài da hôm trước, đứng như trời trồng, kinh hãi nhận ra mình dính chấu thêm lần nữa cho đến khi có người kéo anh nằm xuống chỉ cho thấy máu chảy ướt đẫm ống quần. 1 lính cứu thương chạy tới băng vết thương sẽ giúp Gray có thêm huân chương quả tim tím thứ nhì ở đùi.


    Trung úy Procaccini dẫn lính xông lên tấn công tổ súng chống tăng địch. Dù có 1 số người ko tin tưởng lắm vào Procaccini nhưng Gray vẫn luôn tôn trọng trung đội trưởng của mình. “Anh ấy là 1 người can đảm. Đôi khi còn tỏ ra quá hung hăng nữa. Giữa lúc bắn nhau anh bỗng lao ra, quạt súng hét to ‘Dave! Theo tôi! Còn sung hơn cả tôi dự tính”


    Cũng như hồi còn huấn luyện trước kia, mối quan hệ giữa đại úy Eckman với lính tráng ở Sài Gòn vẫn tiếp tục khăng khít và bền chặt. Mark Mudd, người mang điện đài liên lạc với pháo binh trong ban chỉ huy nhớ lại: “Nếu bị bắn tỉa, đại úy Eckman sẽ chẳng khom người hay ẩn trốn. Trong lúc giao tranh, mỗi khi tôi bảo anh cùng nấp là đại úy tỏ ra hết sức miễn cưỡng. Có lần tôi phải nắm áo anh kéo lại. Thật chẳng biết sợ là gì. Chẳng hiểu cái gì giúp anh bình tĩnh được thế nhưng cũng nhờ vậy mà chúng tôi đã vượt qua được.”


    Có vẻ như lính bắn tỉa đối phương vẫn ko thể ‘xơi’ được những gì mình ngắm bắn. Mudd đang ở trên nóc nhà thì binh nhất Michael Nicholin đột ngột lãnh đạn vào ngực, ngã ngửa. Đồng đội vội chạy tới, chắc mẩm anh này nếu chẳng chết thì cũng trọng thương. Họ thất kinh khi thấy Nicholin ngồi dậy bảo mình ko sao cả. Do đeo 2 dây bao đạn chéo ngực nên hộp tiếp đạn trong đó đã giúp anh cản phát bắn lại, ko bị thủng tim.


    Trong lúc hỗn loạn, trung sĩ Leader của trung đội 3 vừa nhô qua góc nhà định xả đạn thì bất ngờ nhìn thấy 1 lính Mỹ đứng cách đó 20 bước với khẩu chống tăng LAW vác trên vai. Leader nhớ lại “Đuôi khẩu súng chĩa thẳng vào mặt tôi. Tôi vội vàng thụt lại nhưng chưa kịp thì anh ta đã siết cò. Do còn xa nên tôi ko bị luồng phụt phản lực giết chết. Tuy nhiên tiếng nổ cũng khiến tai tôi điếc đặc. Thấy các bạn mấp máy môi mà chẳng nghe thấy gì hết. Tuy cuối cùng cũng nghe lại được nhưng chuyện bị điếc ngay giữa trận đánh ác liệt thật là hãi.”


    Trung sĩ Vernon Moore, tiền sát viên trung đội cối đang cùng 1 số lính đại đội B núp trong nhà. Trên tường có 2 khe thông gió rộng tầm 5cm cao hơn sàn nhà chừng 60-70cm. Địch nã đạn tới; 1 số viên xuyên qua tường làm vôi vữa văng tứ tung. Ghé mắt nhìn qua lỗ bông gió Moore phát hiện “tay súng bắn tỉa duy nhất tôi thấy trong trận đánh. Ở bên kia rạch, cách đó khoảng hơn 30m. Người này nấp trong 1 cái hố ở dưới đống rác, có 1 tấm tôn che bên trên. Mỗi khi nổ súng anh ta lại nâng tấm tôn lên bắn AK-47. Có lẽ người này đã bị thương vì tôi thấy có băng quấn quanh đầu.”


    Do khe thông gió quá hẹp chẳng đủ ngắm súng trường nên từ trong nhà ko thể tập trung hỏa lực diệt tay bắn tỉa. Sau đó Binh nhất Larry J. Marchal, 1 cậu nhóc nhà quê, nói năng khó khăn, 1 chiến sĩ bẩm sinh vào trong nhà, nghe chuyện tay bắn vẻ bình thản. “Được! để tôi hạ hắn” Marchal chậm rãi nói rồi đổi súng máy của mình lấy khẩu phóng lựu. “Các anh cứ thò súng qua khe mà bắn, đừng cho hắn ngóc đầu dậy để tôi ‘giọt’ cho.” Nói xong Marchal luồn ra cửa sau nấp sau cái lu lớn, nghiêng người đủ để nhìn thấy vị trí người lính bắn tỉa địch. Moore kể: “Trong lúc chúng tôi xả súng, tay bắn tỉa đội tôn nhô lên định bắn nhưng Marchal đã nhanh hơn, thế là chỏm đầu hắn bị bay mất. Chỗ hắn nấp ko phải xa lắm và quả M79 của Marchal thì trúng phóc. Marchal là thế đó. Quê mùa cục mịch. Chỉ làm những gì cần làm.”


    Trước lúc tái tổ chức tấn công xuống đường Âu Dương Lân, trung úy Madrigal xin trung úy Foster cho trinh sát 1 con hẻm mà anh nghĩ có thể dùng để tiếp cận chỗ địch đang bắn. Madrigal nhớ mình đi đến tận cuối hẻm mà ko gặp sự cố gì “nhưng ai ngờ địch đã me sẵn mọi đường dẫn tới và khai hỏa khẩu súng máy ch-ó chết ấy. Hết chỗ đi, tôi đành quay người chạy. Chạy kiểu chữ chi trong khi đạn cày đất xung quanh, ghim vào tường bên tay phải. Thấy vôi vữa bục ra quá trời, tôi nghĩ chắc mình toi mất.”


    Madrigal chạy ra tới đầu hẻm, nhào tìm chỗ nấp chẳng hiểu vì sao mình vẫn chẳng hề sứt mẻ. Foster, Madrigal, và Bausser, sĩ quan tiền sát pháo binh mọp ở đó cố “moi óc xem cần phải làm gì?” Madrigal nhớ lại: “Tôi nói để tôi quay lại lần nữa nhưng ko cần vào cả trung đội. Đông quá chỉ tổ rối.”


    Thay vì lấy nhiều người Madrigal chỉ muốn 1 tay súng đi theo. “Tôi yêu cầu 1 người tình nguyện theo mình. Đám lính ko biết tôi và cũng chả hề muốn mon men vào chỗ đó. Ai mà chả biết cứ đi vào hẻm là địch lại xả súng ngay. Nhưng vẫn có 1 cậu xung phong. 1 lính trẻ da đen, dễ thương và lanh lợi. Tôi cũng chả hỏi tên chỉ bảo: ‘đi thôi, ta sẽ đi tới chỗ này chỗ này, là sẽ tóm được thằng ch-ó đẻ đó.”
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    2 người tìm đường đi xuyên qua mấy ngôi nhà, đang bò đưới rãnh định vòng vào sườn ổ súng máy thì bỗng ở đâu ko rõ, có người nổ súng. Madrigal nấp sau cái thùng phuy bên hông nhà, tay súng da đen vọt qua chỗ anh tới nấp sau 1 phuy khác. Madrigal cho rằng nếu phuy đầy nước, thì chúng sẽ cản được đạn địch nhưng khổ nỗi chúng lại rỗng và “1 phát đạn đã xuyên qua cái phuy cậu da đen nấp, trúng ngay dưới hốc mắt. Cậu ta ôm mặt đau đớn quằn quại. Tôi túm chân cậu ta lôi ra ngoài hẻm. Tuy giờ tôi vẫn ân hận vì đã kéo cậu ta theo rồi để cậu ta bị bắn nhưng ‘lời ăn lỗ chịu đành vậy thôi.”


    Trung tá DeLuca muốn 1 lần nữa thử hạ ổ súng máy đã cầm chân cuộc tấn công và với trung đội Madrigal đi đầu, đại đội B bắt đầu di chuyển từ sân sau nhà này sang sân sau nhà khác của dãy nhà mặt tiền đường. Khu vực này bị ngập nước, phương tiện duy nhất để đi qua 1 cách nhanh chóng, khô ráo là những tấm ván nhỏ hẹp. Madrigal chỉ cho mỗi lượt 1 người qua cầu; chúng oằn xuống dưới sức nặng đi qua. Thấy động khẩu súng máy địch lại bắn, trong lúc chạy vội, tay phóng viên ảnh của quân đội đi cùng đơn vị đã trượt ngã xuống nước nhưng kịp nhao tới chỗ an toàn. Madrigal nhớ lại: “Bọn tôi cười ồ và rất vui khi thấy anh ta tự mình thoát được chứ ko lại phải quay lại cứu thì khổ. Rốt cục mọi người cũng qua hết, chả ai hề hấn gì.”


    Trung đội tập trung trên 1 đường nhánh. Trước lúc tái tấn công, Madrigal đã cho lính mang theo mấy khẩu chống tăng LAW. “Chúng tôi bắn vào mấy ngôi nhà trước mặt. Chẳng biết có kết quả gì nhưng chắc là không vì lần nào định xông ra là đạn địch lại bắn mạnh y như trước. Đạn bắn trả của chúng tôi cũng vô tích sự. Chẳng biết phải làm sao nữa.”


    Rốt cục, trung tá DeLuca đành lệnh cho Foster lùi về để trực thăng vũ trang rảnh tay giải quyết. Lúc đó sức lực của đại đội B gần như đã cạn. Thornburgh nhớ lại: “Tôi quá mệt mỏi, chả còn nghĩ được mình đang ở đâu nữa.” Trung úy Bausser chứng kiến 1 số binh sĩ đại đội B vì quá thất vọng đã phá hoại nhà cửa khi đi ngang. Anh lý giải: “Ai cũng giận dữ cả. Với 1 đám trẻ trâu súng ống đầy mình, đang điên máu thì chuyện nổ súng bắn khi thấy 1 thứ đồ đẹp đẽ trong nhà chả phải là chuyện hiếm đâu. Bị bắn từ khắp mọi hướng mà bọn tôi đâu nhận được mấy hướng dẫn hay hỗ trợ nào của cấp trên? Toàn tự thân vận động là chủ yếu.”


    Những tay súng bắn tỉa đối phương có thể xuất hiện ở bất cứ đâu bởi quân Giải phóng toàn đục tường nhà để di chuyển tránh bị phát hiện. Dường như chẳng có cách nào để đối phó với 1 kẻ địch như vậy cũng như ko thể gây thương vong cho họ mà tránh ảnh hưởng tới dân chúng xung quanh. Madrigal cho biết: “Địch bố trí sao cho có thể khống chế cả 2 tuyến đường chính. Họ có kỷ luật tốt, ẩn nấp tài, làm chủ hoàn toàn khu vực. Dù ko đông nhưng vẫn khiến chúng tôi chả tiến lên nổi.” Chẳng lấy đâu ra chỗ địch tập trung để quân Mỹ tiến đánh cả. “Quân ta bị bắn tỉa, bị tập kích từ nhiều khu vực khác, bị thiệt hại mà vẫn ko hiểu đạn bắn ra từ chỗ quái quỉ nào?” Madrigal nhớ lại “Bất kể vận động bằng cách này hay cách khác, cũng đều ăn đạn cả. Để biết hỏa lực của mình có tác dụng hay ko chúng tôi phải kiểm tra. Kiểm tra thế nào đây? Cứ đứng dậy, tiến tới và tới khi lãnh thêm nhiều đạn ta mới nhận ra rằng: ‘Ôi, thánh thần ơi, bắn thế mà chẳng làm gì nổi chúng’.” Chỉ tới khi trận đánh kết thúc, Madrigal mới biết chiến thuật của đối thủ ranh mãnh đến nhường nào. “Điểm mấu chốt là họ ẩn sát mặt đất. Quân ta toàn bắn vào cửa ra vào, cửa sổ nhưng hóa ra các hỏa điểm súng máy địch đều nấp trong công sự dưới mấy tấm tôn vứt đi. Do hố chiến đấu địch được đào trong sân toàn rác thải nên quân ta ko ai để ý đến mấy miếng tôn làm gì.”


    DeLuca và Booras đang phải quản cả mấy trận đánh rối rắm. Ngoài nỗ lực yếu ớt của Foster và những cố gắng liên tiếp của Eckman nhằm tiến về đồn binh bị địch chiếm thì đại đội A, tiểu đoàn 3/39 của đại úy Stuart cũng đang đánh với 1 trận địa đối phương trong khu vực nhà lá, ruộng lúa giữa Xóm Cầu Mật và rạch Ông Nhỏ. Sẽ tổ chức không kích và điều trung đội thám sát của tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh tới lập chốt chặn ở phía bắc khu chiến. Cuộc không kích diễn ra lúc ban trưa đã xua 1 số quân địch vào mũi súng trung đội thám sát. Quân Mỹ nổ súng; trọng liên 50 đọ với AK-47, RPG địch.


    Đại úy Latham và đại đội C, tiểu đoàn 3/39 đổ quân xuống 1 đồng lúa phía nam đồn binh 1,5 cây số. Trên đường tiến lên phía bắc, đại đội của Latham nhanh chóng xơi đạn địch. Quân Mỹ vừa bắn trả vừa gọi trực thăng vũ trang tới oanh kích quân Giải phóng.


    Trong lúc đó trung tá DeLuca, chỉ thị cho đại úy Craig, đại đội B, tiểu đoàn 3/47, đơn vị phối thuộc cho tiểu đoàn, tổ chức tấn công theo đường Âu Dương Lân, với hy vọng quả đấm thiết giáp này có thể đẩy lui được đối thủ. Đêm trước đó, Craig đã linh cảm thấy 1 chuyện rất xấu xảy ra với mình. Khi ấy, anh đang chuẩn bị dùng bữa. Craig kể: “Cứ mỗi khi có thì giờ ngồi xuống nghỉ ngơi, lấy đồ hộp ra ăn lúc cuối ngày là như ở thiên đàng vậy, ấy thế nhưng đêm ấy trong đầu tôi bỗng có ý nghĩ ‘đừng ăn, có đồ ăn trong dạ dày khi đi viện ko hay đâu’. Tôi bèn ko ăn nữa, chỉ uống nước trừ cơm. Sáng ra cũng y như vậy. Cũng linh cảm và bỏ ăn giống như thế.”


    Thiếu tá Riedl, viên tiểu đoàn phó xông xáo với chiếc xe M113 trang bị súng không giật cùng khẩu trọng liên gắn kế bên cũng tới tham gia tấn công với đại đội B. Ngẫu nhiên khi đang trên xe jeep do bạn mình là Rick Laurent lái, hạ sĩ Pollard, phóng viên ảnh thuộc đại đội thông tin 221 đóng ở Tân Sơn Nhất bắt gặp đám xe bọc thép của đại đội B. Pollard và Laurent tới đây là để lấy tư liệu về mặt trận phía nam kênh Đôi. Pollard cho biết: “Con đường chạy theo hướng đông tây cho tới khi đến 1 chỗ tắc nghẽn có nhiều nhà cửa bị hư hại nặng người dân vẫn đi lại bình thường nhưng ở phía nam nó thì đúng là tử địa, ko dân, ko thứ gì di chuyển. Chúng tôi đỗ xe cạnh đường rồi gia nhập 1 đơn vị cơ giới của sư đoàn 9.”
    kuyomukotoho, gaume1, huytop1 người khác thích bài này.
  6. Nong_Dan_WTO

    Nong_Dan_WTO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    68
    Cụ chủ thớt ơi, không thấy phần 3 bắt đầu từ chỗ nào? Có phần 1; 2; 4 đến 8 rồi ... Cụ xem lại với. Tks
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    PHẦN III THUỘC TRANG 8 - #73 - TƯƠNG ỨNG VỚI CHƯƠNG 13 - MANG TÊN LÀ NHỮNG CHIẾN BINH ĐƯỜNG PHỐ BÁC NHÉ.....
    Lần cập nhật cuối: 19/10/2021
    Nong_Dan_WTOngthi96 thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    21 tuổi, từng là cộng tác với những tờ báo, hãng tin truyền hình, Ken Pollard tiếp tục gia nhập đội ngũ phóng viên chiến trường và tính tới giờ đã qua được nửa đường ‘tua’ thứ nhì tại VN. Đóng bộ áo giáp, mũ sắt, súng lục đeo hông, cùng 2 cái máy ảnh trên cổ; anh chàng Pollard đeo kính nhìn chả khác gì 1 phóng viên ảnh quân đội thứ xịn. Nhưng Rick Laurent, cộng sự của anh, 1 chàng da đen có vẻ mặt cô hồn, diện bộ đồ rằn ri cọp, mũ đi rừng thì ko như thế. Lý do là thế này. Laurent ko phải nhiếp ảnh gia thật sự mà là lính ‘tụt tạt’ của sư đoàn dù 101. Laurent nói với Pollard rằng do bị đồng đội phân biệt chủng tộc nên khi được cho về Sài Gòn ký giấy ly hôn, anh quyết định ko quay lại đơn vị nữa mà chuyển sang sống ở thế giới ngầm. 1 ngày kia Laurent hiện diện ở đại đội thông tin 221 với 1 thành viên đơn vị mình vừa kết bạn và kể từ đó thì bắt đầu bám theo các phóng viên ảnh chiến trường, mang máy ảnh, giấu theo súng. Pollard kể “Cậu ta thích đi cùng chúng tôi lắm bởi lẽ có thể đi bất kỳ đâu mà ko ai hỏi han gì hết. Đi với chúng tôi cũng chả lo chuyện bị quân cảnh tóm. Tôi cũng khoái mang cậu ấy đi bởi vừa có người lái xe jeep cho vừa có tay súng M16 đi cùng.”


    Tham gia cuộc chiến theo cách riêng của mình, Laurent ngày chiến đấu đêm về ngụ trong mê cung hẻm Hồn. “Rick lọc lõi lắm” Pollard nói. Không như nhiều ‘huynh đệ’ khác trong thế giới ngầm, Laurent ko tỏ ra là 1 thằng nghiện hay đầu gấu mà “trông hết sức bình thường thậm chí với chúng tôi còn có vẻ hiền lành, thân thiện nữa. Cả 2 rất hợp nhau và trên chiến trường thì tôi tuỵêt đối tin tưởng cậu ấy.”


    Trận càn bắt đầu lúc 2g chiều. Đại úy Craig, có vẻ rất tin linh cảm hồi đêm, gắn cấp hiệu vào mặt trong ve áo, cầu trời cho lính bắn tỉa địch ko nhìn thấy mấy cần ăng ten nghễu nghện trong khi đi cạnh xe M113 cùng các điện đài viên. Trong lúc đoàn xe tiến xuống đường Âu Dương Lân, xạ thủ trên mấy xe dẫn đầu đã tiến hành trinh sát bằng hỏa lực. Địch đáp trả hầu như ngay lập tức nhưng do ‘đâm lao phải theo lao’ nên Pollard cùng Laurent đành theo đám lính đã xuống xe, vận động theo đoàn.


    Tiếng nổ của súng liên thanh, súng máy bị dội đi dội lại ầm ầm giữa các tòa nhà bị phá hủy khiến người ta ko tài nào biết được nơi xuất phát của chúng. Pollard lủi vào nấp sau tường nhà cùng 1 lính Mỹ. “Có cái xác cháy đen trong đám xà bần ở ngay trên đầu. Sợ quá tôi định bò ra nhưng thấy đạn địch bắn trúng gần đó tôi đành quay lại”. Cuối cùng Pollard cũng có cơ hội chạy lên đằng trước. Xạ thủ súng máy trước mặt vị trí mới của Pollard bị đạn sượt qua cổ, nhưng anh ta mặc kệ chỗ đau vẫn tiếp tục bắn. Ở 1 chỗ, Pollard thoáng nhìn thấy mấy chiến sĩ đối phương, quân phục ka ki, đầu trần tay cầm súng trường tiến công, hình như đang từ 1 ngôi nhà định phóng sang nhà khác. “Do hầu hết thời giờ tôi dán mắt vào máy ảnh khó bao quát xung quanh nên cũng chả biết họ có thoát được hay bị bắn hạ ko nữa. Cũng chả ít cậu lính bảo tôi bị khùng khi ra tận đây để chụp ảnh.”


    Chắc để phòng dính mìn bẫy, nên xạ thủ trên chiếc M113 đi đầu đã nổ súng bắn vào số thùng phuy bên phải con đường. Thế là 1 cái liền nổ tung. Hóa ra chúng là các phuy chứa xăng. Chiếc xe bọc thép đầu tiên lăn bánh vượt qua chỗ lửa cháy, chiếc thứ 2 trong đoàn cũng bám gót. Ngọn lửa lan sang chỗ chiếc ô tô nhỏ hiệu Renault đậu bên trái đường khiến nó phát nổ luôn buộc đám lính đã rời xe phải ba chân 4 cẳng vọt qua 1 bức tường lửa. Bob Dyson nhớ lại: “Lửa bốc cao hơn đầu người. VC trên mái nhà cố bắn vào chúng tôi trong lúc chạy nhưng các xạ thủ trọng liên 50 đã hất chúng đi.”


    Khi xạ thủ súng máy trên mấy xe đầu sắp hết đạn, Dyson cùng mấy binh sĩ khác bèn chạy lui về chỗ mấy xe đi sau lấy đạn đem lên. Tới khi quay lại thì nhóm anh được đám lính ở lại cho biết, mấy chiếc M113 kia đã vượt lên trước, và trên đường đang có mấy sợi dây điện bị đứt. “Tôi nghĩ nếu mấy xe đi đầu qua được thì tôi cũng qua được.” Dyson nghĩ thế vì anh cho rằng nếu dây có điện thì hẳn số xe bọc thép kia đã phải dừng lại rồi. Anh bèn phóng đuổi theo. Bỗng anh chợt nghĩ hay là do xích của chúng có guốc cao su nên mới ko dẫn điện? và việc chúng cán qua đám dây điện ko hề hấn gì chả có nghĩa lý gì hết. “Thế là tôi khựng lại, xem xem dây điện ở đâu. Lúc đó, VC đã nhìn thấy tôi và nổ súng. Đạn cày đất phía sau lưng. Tôi cố chạy nhanh hơn với hy vọng địch ko kịp ngắm trúng. Tới được chỗ mấy xe M113, tôi ném thùng đạn lên cho xạ thủ chiếc đi đầu rồi ngoái lại phát hiện mình là người duy nhất chạy. 1 lúc sau, tiểu đội tôi với binh nhất Gann người Alabama chạy đầu mới mang số đạn còn lại lên tới. Sau khi được tiếp đạn, chỉnh đốn, chúng tôi lại tiếp tục tiến.”


    Đại úy Craig đang chầm chậm đi khom cách vài bước bên trái xe mình, tay giữ tổ hợp liên lạc, mấy cậu lính đeo máy truyền tin lẽo đẽo theo sau thì bỗng cảm giác như bị 1 nhát búa tạ đập vào vai phải, ngã quị. Người y tá trưởng đại đội kéo anh vào nấp trong 1 hõm đất, 1 bên có ngôi nhà, bên kia là chiếc M113 đỗ lại. Lính bộ binh xuống xe đang xả đạn ầm ầm vào con hẻm nhỏ nơi loạt súng địch vừa bắn. 1 lính Mỹ ngả người ra sau ném lựu đạn vào trong khi các xạ thủ trọng liên 50 trên mấy xe gần đó bắn xối xả cày tung tường nhà 2 bên hẻm.


    Trong lúc người y tá xử lý vết thương, Craig lầm bầm chỉ thị chuyển quyền chỉ huy đơn vị cho trung đội trưởng trung đội 1, bảo anh ta tấn công tiếp tục. Jimmy Dye nhớ lại: “Giọng Đại úy Craig vẫn còn mạch lạc. Trong thực tế anh vẫn cố gắng chỉ thị mục tiêu cùng tất cả những việc khác. Ngoài 1 số lính ở lại để chăm sóc và bảo vệ, chúng tôi vẫn tiếp tục tiến, ko hề dừng lại.”


    Ken Pollard đã chụp được cảnh lính Mỹ xúm xít quanh người đại đội trưởng đang nằm ngửa, súng vẫn nổ ran xung quanh. Đại úy Craig, vẫn đội mũ sắt, khuy áo mở bung nhăn mặt khi hạ sĩ Michael A. Sailers, y tá đại đội ấn băng ép vào vết thương trên ngực. Tiếp đó Sailers, người sau được thưởng huân chương sao bạc, báo tình trạng vết thương cho chiếc trực thăng tải thương đang được điều gấp tới để nó chuẩn bị trước. Tóm lại 1 viên đạn AK-47 sau khi bắn trúng chiếc M113 của Craig đã nảy ra xiên vào ngực người đại úy ngay dưới vai phải, rồi trổ ra dứơi xương bả vai. Viên đạn làm thủng màng phổi khiến cho phổi phải bị tổn thương. Đó là 1 vết thương nghiêm trọng nhưng Craig hãy còn may vì viên đạn đã hết lực, sức công phá ko còn nhiều. Nếu được khẩn trương sơ tán, anh sẽ sống sót.


    Sailers lăn mình đại úy sang phải để ép chặt vết thương. Mặt Craig khi đó úp xuống đất, mũ sắt lăn đi. Anh thấy người choáng vất. “Đừng có bị sốc đấy” anh lẩm bẩm, cố bắt mình tỉnh táo. Do đã chứng kiến quá nhiều ca bị trọng thương anh biết sốc chính là sát thủ trên chiến trường. “Đừng có bị sốc đấy. Đừng sốc. Đừng có sốc….”
    viagraless, huytop, kuyomuko2 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sailers cùng 2 binh sĩ khác khiêng Craig như khiêng khúc củi đi qua chỗ chiếc M113 Pink ***** Cat của thiếu tá Riedl. Riedl bảo lái xe tiếp tục tiến lên, tiếp tục đánh vì phi công trực thăng tải thương nói anh ta sẽ ko xuống nếu an ninh khu vực chưa được bảo đảm. Đối phương vẫn đang bắn vào trung đội đi đầu. Phil Streuding khi ấy đang bị gìm chặt cùng mấy binh sĩ khác trong 1 cái nhà chỗ đầu đội hình nhớ lại: “Cả bọn đều phải nằm dán xuống sàn vì đạn địch xuyên được cả vào vách tường phía trên. Tôi nhớ có cậu thò khẩu M16 ra góc cửa ra vào, bắn từng loạt ngắn, chỉ lộ có bàn tay thôi mà vẫn bị lãnh đạn vào cổ tay.”


    Xe thiếu tá Riedl dừng lại ở cuối đường, và Pollard đã chụp nhiều tấm ảnh cảnh xạ thủ Tony Midkiff ‘khoan thủng’ nhà cửa bằng khẩu trọng liên 50. Hỏa lực địch lắng xuống. Riedl lấy ống nhòm ra quan sát. Đang theo dõi 1 bãi trống mà địch có thể rút qua anh phát giác 1 bóng người đang thoăn thoắt di chuyển từ nhà này sang nhà khác. Anh ta mang theo 1 cái gì đó. Do ko chắc đó là 1 nông dân cầm cái cuốc hay là 1 chiến sĩ đối phương mang súng, Riedl phân vân xem liệu có nên lệnh cho Midkiff ‘cắt đôi’ người kia hay ko? “Cuối cùng tôi ko cho bắn, và tên kia biến mất..” Riedl nói vẻ vẫn hoài nghi tính đúng đắn của quyết định trên. “Đành rằng đó là khu dân cư nhưng mặt khác lại đâu còn dân ở đó nữa. Và nếu họ đã tản cư hết thì gã kia chỉ có thể là 1 VC mang súng AK-47.”


    ***


    Trực thăng tản thương đáp xuống mặt đường. Sau khi đại úy Craig nhanh chóng được đưa vào khoang, phi công lập tức cho máy bay cuốn gói. Người lính quân y trên máy bay có dụng cụ truyền dịch; anh quì cạnh, giữ chặt tay Craig và hét to át cả tiếng động cơ cánh quạt phành phạch. “ko sao đâu, rồi anh sẽ ổn thôi…cố lên…cố lên nhé…rồi anh sẽ ổn.”


    Craig vẫn lầm bầm đọc câu thần chú của riêng mình: “Đừng có sốc. Đừng có sốc. Đừng có sốc….”


    Chuyến bay mất vài phút. Tại bãi đỗ trực thăng của bệnh viện dã chiến 3, các nhân viên mang cáng đã chờ sẵn. Craig được đưa tới khu phân loại để thử máu, đeo thẻ vào cổ tay. Khi xem thẻ đeo tay, 1 bác sĩ cười nói: “Mike, cậu sẽ ko làm sao đâu.”


    "Ko phải Mike," Craig thều thào. "Ko phải Mike...."


    "Ko phải là Mike Dunaway à?"


    "Ko.... là James Craig...."


    Vị bác sĩ nổi cơn thịnh nộ, ông sạc đám y tá chỗ phân loại vì tội đeo nhầm thẻ 1 trận nên thân rồi bắt họ thử lại máu cho Craig thêm lần nữa. Sau đó ông ta nói: “Chúng tôi phải lấy viên đạn ra.”


    Craig hãi quá; làm gì có đạn nào mà mổ lấy? nó đã chui ra chỗ xương bả vai rồi mà? Ko còn sức mà nói nữa, anh quầy quậy lắc đầu. “Định nói gì với tôi đúng ko?”. Viên bác sĩ hỏi và cuối cùng cũng hiểu được ý Craig muốn nói, ông bảo “Lật anh ta lại”.


    Bác sĩ nhìn thấy lỗ đạn trổ ra hiện vẫn đang rỉ máu. Máu khiến cho phần giữa cáng và đũng quần Craig ướt sũng làm anh lúc đầu cứ ngỡ mình đái cả ra quần. Viên bác sĩ vội đưa Craig vào phòng phẫu thuật, chuẩn bị chọc ống vào ngực. Ông bảo đám quân y giữa chặt tay chân để 1 y tá kẹp ko cho anh giẫy dụa. Craig hiểu chuyện gì sắp xảy ra. Dù biết chẳng có gì hay ho cả nhưng vẫn cứ phải làm; và anh sẽ phải cố mà chịu đựng. (Ko được dùng Morphine trong trường hợp này vì nó sẽ khiến nhịp thở của bệnh nhân giảm xuống). Bác sĩ lách dao vào mổ - đau kinh dị - rồi nhét cái ống mảnh vào khoang ngực của Craig, để dịch chảy xuống cái bình thủy tinh đặt dưới gầm bàn mổ. Phổi của Craig xẹp lại rồi bắt đầu co bóp trở lại. Cuối cùng thì anh cũng đã thở lại được. Craig biết mình sẽ vượt qua. Mọi thứ càng tốt hơn khi vợ anh, 1 y tá quân y bên Mỹ, đã được điều sang chăm sóc Craig trong thời gian anh dưỡng thương ở bệnh viên dã chiến 3.


    Gần cuối trận đọ súng, 1 trung sĩ nhất gầy gò tay băng bó chạy tới xe của thiếu tá Riedl báo cáo chuyện gì đó. Do Riedl đang bận gọi điện đài nên xạ thủ Midkiff mới bảo tay trung sĩ nhất: “Này dùng cái này trước đã” rồi đưa cho anh ta 1 lon bia lạnh chứa trong thùng nước đá trên xe. Midkiff nhớ lại: “Nhìn vẻ kiệt sức của anh ta là biết thèm bia rồi. Khi tôi cho lon bia mắt anh ta vụt sáng như đèn pha. Chả biết uống xong anh ta có khỏe lên ko nữa.”


    Sau khi chụp ảnh trực thăng tải thương, Pollard lại chụp tiếp cảnh 1 máy bay phản lực gầm rú bay qua mái nhà thả những thùng napalm đánh dấu chấm hết cho trận đánh ở đường Âu Dương Lân. Tiếp đó Pollard chĩa máy ảnh vào 1 chiến sĩ đối phương bị lính Mỹ bắt được trong đống đổ nát. Đầu người tù binh quấn 1 mảnh băng đẫm máu, nằm trên cái cáng tự tạo làm từ vải ga và giát giường. Tay anh, 1 được quấn vải co co trước mặt. Nhìn anh ta có thể biết chả còn sống được bao lâu nữa. Pollard cho rằng, người này đã bị thương từ mấy hôm trước, được đồng đội cáng theo trước khi bọn họ thương vong hết hoặc bị đánh đuổi trong trận đánh cuối cùng này. Cái ‘cáng’ được đặt lên bửng sau 1 chiếc M113. 1 lính Mỹ ngồi trong khoang nhìn có vẻ lớn tuổi, mặc áo giáp, đội mũ sắt tay cầm bản đồ khẽ xua mấy còn ruồi ra khỏi mặt người bị thương. Cử chỉ nhỏ nhưng đầy lòng trắc ẩn này khiến cho Pollard rất ngạc nhiên nếu so với thái độ vô cảm, hằn học mà lính Mỹ vẫn đối xử với quân Giải phóng bị bắt.


    Pollard cùng Laurent quay lại chỗ chiếc jeep họ để lại bên đường Phạm Thế Hiển, nhưng chẳng thấy nó đâu nữa. Phát hiện cách đó 1 khối nhà cũng có chiếc xe jeep, họ vội chạy tới thấy quả nhiên là xe của mình. Mấy tay lính chiến đã ‘mượn’ tạm chiếc xe, rồi bắn tung khóa cửa 1 tiệm bán rượu và hiện đang chất lên xe 1 lô 1 lốc chai Jack Daniel's và Johnny Walker. Đám lính ngỏ lời xin lỗi nhưng Pollard bảo ko sao rồi lên ngồi sau tay lái hỏi họ muốn bỏ đám hàng mới được ‘giải phóng’ kia xuống đâu? Mấy tay lính chỉ cho anh ngôi nhà mình đang đóng rồi đi bộ bên cạnh, trong khi Pollard lái chiếc xe quá tải tới nơi, phụ đưa chỗ rượu xuống rồi quay về nhà ngay kẻo trời tối. Cuối cùng anh cũng về tới con đường dẫn về sân bay Tân Sơn Nhất.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Binh nhất William L. Sirtola, trung đội cối, đại đội B, tiểu đoàn 6/31 mà công sự gần sở chỉ huy tiểu đoàn 3/39, nhìn thấy trưởng xe cùng lái xe 1 chiếc M113 đang uống bia ‘33’, 1 loại bia được nấu tại địa phương. Anh tới hỏi thì họ bảo lấy bia trong 1 kho cách cầu chữ Y 2 khối nhà. 2 người cũng nói Sirtola hãy cẩn thận nếu có ý tới đó kiếm chác vì khu vực đó có lính bắn tỉa đối phương. Sirtola kể lại: “Tôi bảo thêm 5 cậu thuộc mấy đơn vị khác quanh đó tham gia cùng. Bọn tôi quyết định đánh làm 2 đợt. 3 cậu mang súng bảo vệ những người sẽ phải ôm bia rồi đến đợt 2 thì đổi lại.”


    Tốp lính thấy trong kho có rất nhiều két cả bia lẫn nước ngọt cũng như vài cây nước đá trong máy làm đá. Sirtola leo lên chiếc Honda 67 có 1 lốp bị xẹp đậu tại kho. “Hồi ở bang Michiagan tôi cũng có 1 chiếc Honda Scrambler thậm chí còn chở được cả thùng tô nô bia nữa nên nghĩ dù lốp xẹp thì cũng chả sao. Sau khi đá đá vài cái, tôi quyết định nổ máy. Tới lúc đó mới phát hiện ra bình xăng có 1 lỗ đạn. 1 cậu khác lại tìm thấy chiếc xe ba gác đạp. Lốp sau của nó cũng xẹp hệt như chiếc xe máy nhưng Sirtola bảo nếu ai chịu đạp thì mình mình đẩy cho. Họ chất lên xe 2 cây đá, đôi ba két nước ngọt cùng 5-7 két bia. “Đi được 3-4 mét, chúng tôi sa phải ổ gà, kẹt ngắc. Tôi còn nhớ như in cái cảnh cậu lính đạp xe nghiêng hết người sang phải, mắm môi mắm lợi cố sức đạp để xe đi mà ko được.” Tay lính Mỹ đành nhảy xuống phụ Sirtola đẩy chiếc ba gác lên khỏi hố “rồi lại nhảy lên, guồng chân kết hợp với lực đẩy của tôi rời khỏi chỗ đó. Sau này nghĩ lại, thấy chỉ vì vài lon bia mà liều mạng như thế kể cũng dại.”


    Khoảng xế chiều, đại úy Eckman cũng đại đội B, tiểu đoàn 6/31 đã tới được cánh đồng lúa rộng phía đông đồn binh cuối đường Âu Dương Lân. Để tiến vào đồn, trung đội của thiếu úy Blacker phải rời chỗ đại đội nấp là 1 xóm nhà lá, nhà xây xập xệ, chạy hàng một trên bờ ruộng nằm theo trục đông – tây cắt qua ruộng lúa nước. Lập tức trung đội vấp phải 1 cơn mưa đạn từ mục tiêu bắn ra. Vội nhảy xuống sình nấp chỗ điểm giao với bờ ruộng nằm hướng bắc nam, lính Mỹ vừa chửi vừa bắn trả, ném lựu đạn như điên.


    Eckman yêu cầu trực thăng vũ trang chi viện. 1 tốp 2 chiếc nhanh chóng nhào đến; lựu đạn khói chỉ thị vị trí quân địchđược ném ra. Từ 1 vị trí thuận lợi, trung sĩ Leader hướng dẫn trực thăng vào công kích, khi hỏi viên chỉ huy biên đội xem có nhận đúng màu khói ko thì được báo: “Đã nhìn thấy đối phương. Thấy cả khói của anh nữa. Chúng tôi sẽ lập tức công kích.”


    Leader lăn xuống nấp; lưng dựa vào bờ ruộng mắt nhìn chiếc trực thăng số 1 từ hướng đông, sau lưng trung đội, sà xuống, khẩu minigun gắn trên cằm nhằm thẳng hướng mục tiêu. Thế nhưng, mục tiêu giờ ko còn rõ như trước nữa, do 1 phần khói đã bị thổi dạt về phía trung đội nên tay xạ thủ trong buồng lái đã ấn nút bắn hơi sớm. Trong những phút giây kinh hoàng nhất trong đời, Leader vừa vồ lấy tổ hợp liên lạc hô ngừng bắn thì khẩu minigun với tốc độ bắn 4000 phát/phút đã cày 1 vệt nước thẳng về phía tiểu đội anh. Loạt đạn cày tung bờ ruộng, trúng vào người lính phía bên trái. 1 viên đạn minigun đã bắn trúng tay cầm khẩu M16, phá tan nó, đồng thời tiện đứt luôn ngón út và ngón đeo nhẫn của anh này. Trong lúc băng bó bàn tay đẫm máu cho người bị thương, Leader rất ngạc nhiên khi thấy mình chỉ bị thiệt hại có vậy. May mà thằng trực thăng vũ trang ấy ko phóng rocket. Trong lòng người tiểu đội trưởng dường như dậy lên nỗi cám cảnh trước những chiến sĩ đối phương, suốt ngày phải hứng chịu tòan bộ hỏa lực của quân mình.


    Hai chiếc trực thăng vần vũ ở đó cho tới khi hết đạn rồi bàn giao lại công việc cho 1 tốp máy bay phản lực. “Do nghĩ địch nấp ở trong nhà, bọn anh đã san bằng cả khối phố bằng đạn M72 LAW mang theo cùng hỏa lực của trực thăng vũ trang, máy bay phản lực.” Leader kể với vợ trong cuốn băng ghi âm gửi về cho cô sau trận đánh: “Mọi căn nhà trong tầm mắt đều đã bị triệt hạ hoàn toàn vậy mà khi tưởng êm, đứng dậy tái tấn công bọn anh vẫn bị bắn mạnh chẳng kém gì lúc đầu.” Lính Mỹ lại phải nằm phục xuống sau bờ ruộng. “Vô phương di chuyển. Bọn anh bị kìm chặt cứng…Chẳng hiểu địch bắn đến từ chỗ nào nữa, chỉ nghe toàn tiếng đạn AK-47 bay viu víu trên đầu.”


    Trong lúc đọ súng, Leader đã nhìn thấy 1 chiến sĩ quân Giải phóng khi anh này nhô lên quất 1 loạt AK-47. Chúa ơi, Leader kinh hãi nghĩ, địch ở ngay kia kìa. Thay vì ở trong đám nhà cửa phía sau mà trung đội đang xả súng bắn, địch lại đào công sự ngay bờ ruộng cuối cánh đồng, cách họ ko quá 50 thước. Đại úy Eckman lệnh cho thiếu úy Blacker lùi lại để cho hỏa lực hỗ trợ đánh dọc bờ ruộng. Đối với đám lính đang ở trong ruộng lúa nước ngậm tới tận nách, thì lối thoát chính là chạy trên bờ ruộng, thế nhưng nếu cứ chạy thẳng về theo lối cũ thì nguy cơ bị đạn vào lưng là rất cao. Muốn né những họng súng quân địch chỉ có cách di chuyển men theo bờ ruộng bắc – nam nơi trung đội đang nấp về hướng bắc rồi phóng lên 1 bờ ruộng chạy theo trục đông tây khác cũng chia cắt cánh đồng về phía sau.


    Blacker bảo Leader vận động tới chỗ 2 bờ ruộng giao nhau, tổ chức hỏa lực tại chỗ yểm hộ đơn vị rút lui. Leader bèn gọi Larry Marchal, xạ thủ súng máy phối thuộc cho tiểu đội. Trong lúc số lính còn lại trong trung đội vẫn tiếp tục bắn, 2 người bò men theo bờ ruộng bắc – nam tới chỗ đã định, và bắt đầu khai hỏa súng M60. Marchal là xạ thủ số 1 còn Leader quì bên trái, 1 tay đỡ dây đạn, tay kia bắn khẩu M16 để ở chế độ liên thanh. Leader gào tướng bảo đồng đội vận động nhưng tiếng súng nổ ầm ĩ khiến chả ai nghe thấy. Cuối cùng anh phải ra hiệu bằng tay, vẫy các bạn về phía mình rồi chỉ ra đằng sau chỗ bờ ruộng dẫn về xóm nhà xập xệ.


    Marchal bắn ko ngừng nghỉ, ngốn hết chừng 8-9 dây đạn thì súng kẹt. Sau khi được Leader giúp thay cái nòng đã bị cháy, Marchal lại tiếp tục khạc đạn cho tới khi thành viên cuối cùng của trung đội về tới chỗ an toàn. Biết thế, Leader hô Marchal bỏ vị trí rồi cũng nối gót theo, vừa chạy giật lùi vừa tiếp tục nã đạn M16. Trong cuốn băng gửi về nhà Leader cho biết cấp trên đã đề nghị tặng cho mình huân chương vì thành tích dũng cảm yểm hộ cuộc rút lui, nhưng bản thân anh lại cảm thấy ko xứng lắm “Anh đoán đó là lý do mà họ định thưởng cho anh loại huân chương nào đó. Nhưng quả thực để thoát khỏi cái bờ ruộng ấy đâu còn cách nào khác hơn?”
    kuyomukotoho, huytop, gaume11 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này