1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    387
    Các dân tộc mà đế quốc Nga cũ chiếm, kẻ chống đối thì nó đày chết, người có cảm tình hoặc không chống đối thì bị đồng hóa nhưng vẫn giữ tính mạnh mẽ (để sử dụng). Nga nó khuyến khích sự mạnh mẽ trong sự phục tùng.

    Còn kiểu cai trị của Tàu thì nó không cho phép lính/dân có tính cách mạnh mẽ vì sợ bên dưới bất phục, làm loạn. Do kiểu cai trị đó nên lính không thể quá thiện chiến. Những lần mở mang bờ cõi của Tàu luôn dựa vào sự chờ thời, nhằm lúc láng giềng suy yếu, nội bộ lục đục mới đánh.
    Lần cập nhật cuối: 09/04/2022
  2. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Đã đến lúc trở c với thằng hàng xóm rồi ko có đất để đu dây đâu bạn và nó cũng đú để mình đu đít nó
    Ko nói ra chứ lãnh đạo nhà ta đã đé.o sang nhà nó chơi mấy năm nay rồi
    Nhìn lên báo thấy mỗi lần nó đóng biên là nhà ta quan ngại này nọ kêu gọi từa lưa nhưng dạo này im lặng là vàng...kệ m.ẹ mầy, tao đú thèm
    Nhiều thằng tây nó nói nó đánh giá tình hình... Cửa nó chơi mình nhiều hơn chơi Đài là có cơ sở
    Cũng may có dịch nên được mấy năm vàng để thoát nó sớm hơn
    Cái lo nhất là vũ khí "một cửa" của nhà mình là ko ổn nếu anh gấu chơi đểu là bỏ mẹ
    Cũng may gấu sa lầy, gấu bị hội đồng làm nó bớt một phần hung hăng (nhà nó phụ thuộc kt thế giới gấp vạn lần gấu)
    Nói chung thiên thời địa lợi cho nhà ta lúc náy ko trở c thì lúc nào hợp hơn
    T.ổ ch.a thằng nào trước giờ ra rả bài... ko có nó là chết phải sống chung với nó và chịu nó ép mới sống yên
    hoalongtrang thích bài này.
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Vì sao người dân ASEAN ghét Trung Quốc và thích Mỹ?

    2022.04.13

    Trung Quốc vẫn không chiếm được “trái tim” của người dân ASEAN

    Bất chấp sự lôi kéo của Trung Quốc, những hoài nghi vẫn tồn tại ở Đông Nam Á. Lập trường của Bắc Kinh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine có thể làm gia tăng những lo ngại ở khu vực này.

    Trong hai năm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thực hiện ba chuyến công du đến Đông Nam Á. Tại đây, ông đã đến thăm tất cả 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mỗi lần ông đều đến với những lời đề nghị về vắc xin, viện trợ kinh tế và đầu tư cho khu vực bị đại dịch COVID-19 hoành hành này.

    Khi ASEAN và Trung Quốc kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại vào tháng 11/2021, sự hào phóng của Trung Quốc cũng được thể hiện hết mức. Ngoài vắc xin, Bắc Kinh còn cam kết mua nông sản của các nước ASEAN trị giá lên tới 150 tỷ USD trong năm năm tới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi đó phát biểu: “Trung Quốc đã, đang và sẽ luôn luôn là người láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của ASEAN” (1).

    Nằm ngay ngưỡng cửa của Trung Quốc và vắt ngang các tuyến đường thương mại then chốt, Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, bất chấp những đề nghị hào phóng, Trung Quốc vẫn vừa được yêu vừa bị ghét ở Đông Nam Á. Đó là kết quả của cuộc khảo sát gần đây do Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) thực hiện (2).

    Cuộc thăm dò ý kiến mới đây cho biết điều gì?

    Được tiến hành hàng năm, khảo sát mới nhất của Viện ISEAS-Yusof Ishak là cuộc khảo sát lần thứ tư và cũng như các khảo sát trước đó, Trung Quốc được nhiều người đánh giá là cường quốc có ảnh hưởng nhất trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc (64,4% lo lắng về ảnh hưởng kinh tế, và 76,4% lo lắng về ảnh hưởng chính trị và chiến lược ngày càng tăng của Trung Quốc). Hơn một nửa (58,1%) không tin tưởng Trung Quốc “làm điều đúng đắn” để đóng góp cho hòa bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị toàn cầu. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với 59,6% trong báo cáo năm 2021 và cao hơn so với 51,5% trong cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 2019.

    57,8% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc dành hỗ trợ mạnh nhất về vắc xin trong cuộc chiến chống đại dịch, thứ đến là Mỹ (23,2%), tiếp theo là Australia (4,7%).

    Ngoại lệ duy nhất là Việt Nam, các cư dân của quốc gia này đã xếp Mỹ ở vị trí dẫn đầu như là đối tác chính trong ngoại giao vắc xin (52%), trong khi chỉ dành cho Trung Quốc 16% mà thôi.

    Phần lớn những người tham gia khảo sát vẫn thừa nhận Trung Quốc có sức mạnh kinh tế mạnh nhất. Tại Việt Nam, những chỉ số này so với năm ngoái đã tăng từ 65,7% lên 71,5% với Trung Quốc và từ 13,7% lên 16,7% với Mỹ.

    Có 64,4% công dân ASEAN tham gia khảo sát thấy lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc, 68,1% hoan nghênh việc gia tăng ảnh hưởng từ Mỹ. Với người Việt Nam, những chỉ số này đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái: 72,8% người được hỏi không hài lòng vì gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc (năm 2021 là 90,4%) và 70,8% hoan nghênh đà gia tăng ảnh hưởng của Mỹ (năm 2021 là 87,5%).

    Đa số công dân ASEAN cho biết Trung Quốc là đất nước có ảnh hưởng địa chính trị lớn nhất đối với khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, 52,8% số người tham gia khảo sát cho rằng Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về ảnh hưởng địa chính trị, còn 32,6% cho rằng Mỹ mới là vị trí số một. Đồng thời, 80,3% người Việt Nam tham gia khảo sát lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh và 83% hoan nghênh sự gia tăng ảnh hưởng của Washington.

    Các công dân ASEAN đã chọn Mỹ là nước dẫn đầu toàn cầu về thương mại tự do, vượt lên đáng kể so với thủ lĩnh năm ngoái là Liên minh châu Âu; Trung Quốc ở vị trí thứ hai và thứ ba là ASEAN. Mặc dù Campuchia, Lào và Indonesia là những nước ủng hộ vị thế thủ lĩnh của Trung Quốc.

    Trong lĩnh vực duy trì trật tự dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, bộ ba Mỹ-ASEAN-EU đã thay thế bộ ba năm ngoái là EU - Mỹ -ASEAN. Đặc biệt, người dân Campuchia luôn chọn Trung Quốc là đất nước yêu thích, cũng như trong phần lớn các mục khác của cuộc khảo sát.

    Trong lĩnh vực an ninh, 58,5% số người tham gia khảo sát cho rằng sự lớn mạnh của “Bộ tứ” mang tính xây dựng đối với khu vực, 1/3 số người tham gia khảo sát hy vọng rằng AUKUS (Liên minh Mỹ, Anh, Australia) sẽ giúp kiềm chế sức mạnh quân sự ngày càng nổi trội của Trung Quốc, trong khi 1/3 khác cho rằng liên minh mới này sẽ dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang khu vực và đe doạ đến việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

    Trong bối cảnh cạnh tranh của các cường quốc, các quốc gia ASEAN tiếp tục ủng hộ đoàn kết ASEAN để bảo vệ trước sức ép của Mỹ và Trung Quốc (46,1%). Lập trường “không thiên về bên nào giữa Bắc Kinh và Washington” được 26,6% số người tham gia khảo sát đồng ý. Còn 16,2% số người được hỏi ý kiến muốn tìm kiếm một “bên thứ ba” để mở rộng không gian chiến lược.

    Riêng tại Việt Nam, chỉ số về nguyện vọng này tăng mạnh nhất: từ 8% lên 21,5%.

    Tuy nhiên, với câu hỏi - Sẽ chọn ai làm đối tác tương lai, Trung Quốc hay Mỹ - thì 57% người dự khảo sát trả lời “Mỹ” và chỉ 43% chọn “Trung Quốc”.

    Hầu hết những người tham gia khảo sát (58,1%) không mấy tin hoặc hoàn toán không tin rằng Trung Quốc sẽ đóng góp cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Một nửa trong số này cho rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để đe dọa lợi ích và chủ quyền quốc gia của đất nước họ. Ngược lại, mức độ tin tưởng vào Mỹ thời chính quyền Biden của cư dân Đông Nam Á đã tăng từ 47% lên 52,8%, trong đó hơn 50% (ở Việt Nam là 56,6%) trông đợi rằng nguồn lực kinh tế to lớn và ý chí chính trị của Mỹ sẽ đảm bảo cho Washington vị thế thủ lĩnh toàn cầu.

    Đối với Việt Nam, vào năm 2022, số người tham gia khảo sát ủng hộ Bắc Kinh là 26,4% so với 16,0% vào năm 2021, còn dành thiện cảm cho Washington năm 2022 là 73,6% so với 84,0% trong năm 2021.

    Tại sao các nước ASEAN ghét Trung Quốc và thích Mỹ?

    Cuộc khảo sát cho thấy những lo ngại sâu sắc về các thiết kế của Trung Quốc đối với khu vực. Hơn 68% số người được hỏi coi Trung Quốc hoặc là cường quốc theo chủ nghĩa xét lại hoặc dần dần chiếm lấy vai trò của Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo khu vực. Ngay cả những người có quan điểm tích cực về mối quan hệ với Bắc Kinh cũng nêu lên những lo ngại hàng đầu của mình là các hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông và sông Mekong cũng như ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc đối với đất nước họ.

    Tập Cận Bình đã nói với những người đồng cấp ASEAN của mình rằng Trung Quốc không tìm kiếm bá quyền hay bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn, nhưng quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á lại cho rằng lời nói của Trung Quốc không đi đôi với việc làm. Dưới sự cai trị của Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã quân sự hóa các đảo ở Biển Đông và ngày càng quyết đoán hơn về các tuyên bố chủ quyền của mình đối với các thực thể trên Biển Đông và luôn đe doạ tới lợi ích biển của các quốc gia Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia và Malaysia.

    Ngoài ra, các dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đã khiến các quốc gia như Lào mắc nợ Trung Quốc nặng nề.
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Vì Mỹ nó không có ý phân lô bán nền trên đất người khác
  5. o8ugk

    o8ugk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    297
    Thực ra tôi nghĩ lần đại hội trước của mình cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình quốc tế nhiều, bên cạnh vấn đề kế vị trong nước, nên mới có một bộ sậu mới thân Trung như vậy. Thật sự thời điểm đấy thì Mỹ cũng còn loạn lắm, ngay cả dân Mỹ còn chẳng ngờ được, vì vậy nên các bác nhà ta cũng bị kinh động ít nhiều. Còn lãnh đạo bộ sâu mới thân Trung cỡ nào thì chắc phải có thông tin bên lề từ Quảng Ninh thì mới biết. Cho nên tôi vẫn nghĩ là chuyện ta trở cờ với chúng nó vẫn còn xa, ít nhất là phải tới kỳ đại hội tiếp theo hoặc lâu hơn.

    Không biết các bác nghĩ sao nhưng nhìn cái bản đồ mô phỏng vị trí tập trận mới đây của TQ mà tôi nổi da gà. Với địa hình Việt Nam thì nếu bị cắt ngay khu vực từ Quảng Bình đến Huế thì chính phủ ngoài thủ đô hết đường chạy. Vịnh Bắc Bộ thì bị phong tỏa dễ dàng, phía Bắc là TQ, phía Tây là Lào, nếu Lào không cho mượn đường chạy vào Nam thì toàn bộ đầu não tại thủ đô và lực lượng quân sự tại đồng bằng sông Hồng và bắc Trung Bộ sẽ bị bao vây hoàn toàn. Khi đấy mà Mỹ và đồng minh có muốn đưa khí tài vào giúp VN như giúp Ukraine thì cũng chỉ cứu được miền Nam.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 15/04/2022
    yetkieu thích bài này.
  6. thanQN

    thanQN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    187
    Đầu óc quá thiển cận. Cứ làm như miền Trung ko có người, ko có đơn vị nào. Đổ bộ vào miền Trung rồi 2 miền đành ập vào thì chạy đi đâu. Bơi ra Biển để làm mồi cho cá hả? ;)
  7. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Cụ có nhớ đường HCM xây lên bị giới trí thức chửi nhiều thế nào ko? Phải hiểu nó dùng làm j chứ. Đường ven biển thì đừng nói Tàu cắt, vào mùa mưa lũ cắt lúc nào cũng chả biết.
  8. o8ugk

    o8ugk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    297
    Đường mòn HCM thời chống Mỹ và đường HCM bây giờ là hai đường khác nhau nha bác. Đường mòn HCM đi qua Hạ Lào và phía Bắc Campuchia. Giờ này bác có chắc là Lào và Campuchia sẽ cho ta sử dụng đường cắt qua lãnh thổ của họ như thời đó không? Còn nếu sử dụng đường HCM hiện nay thì cũng phải đi qua mấy tỉnh nhỏ hẹp, dễ bị chia cắt, như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Bác cứ xem kỹ bản đồ thì sẽ thấy nếu Lào và Campuchia không cho ta đi qua lãnh thổ của họ thì cả đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ sẽ bị cô lập ngay nếu như kẻ địch chiếm được toàn bộ hoặc một trong các tỉnh từ Huế đến Hà Tĩnh. Lúc đấy thì đường HCM cũng chẳng còn ý nghĩa gì.

    Đường mòn Hồ Chí Minh thời chống Mỹ.
    [​IMG]

    Đường Hồ Chí Minh hiện nay.
    [​IMG]
  9. o8ugk

    o8ugk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    297
    Tôi chẳng hiểu loại tranh luận kiểu gì mà chưa đưa ra được luận điểm nào đã lo chửi trước.
    Ừ thì miền Trung có người, có đơn vị, nhưng có cầm cự được hay không lại là chuyện khác. Hay lại tính lôi cái quá khứ hào hùng thời chống Mỹ ra để làm luận điểm?

    Bác nói hai miền đánh ập vào là địch hết đường chạy hả? Bác nghĩ bộ đội ta bay từ trên trời xuống à? Hay cũng phải di chuyển bằng đường bộ. Mà đường bị bom phá, tuyến hậu cần bị đánh phá liên tục thì tốc độ di chuyển nhanh được không? Rồi ra đến khu vực bị địch chiếm thì ập vào đánh ngay là thắng à? Trận Lão Sơn ngày ấy ta chỉ ráng giành lại một điểm cao thôi mà đã thiệt hại khủng khiếp, trong khi hồi đấy toàn cựu binh dày dạn từ tướng tới lính đều dày dạn hơn TQ, vũ khí ta khi ấy cũng ngang ngửa TQ, thậm chí còn trội hơn. Còn thời nay thì toàn lính mới, vũ khí lạc hậu, tham nhũng nặng nề, kinh nghiệm chiến tranh hiện đại gần như không có.

    Điểm yếu địa lý là có thật và điểm yếu về con người cũng ngày càng lộ rõ, tôi chẳng hiểu những người như bác lấy cái gì mà tự tin như vậy. Thà thừa nhận yếu kém để rồi cải thiện còn hơn tự huyễn hoặc mình. Còn nếu bác muốn viết hịch để dắt mũi đám trẻ trâu và trấn an dư luận thì trên facebook đầy chỗ, lên đấy tha hồ sướng, còn diễn đàn này là để mổ xẻ vấn đề.
    yetkieukarate_hn thích bài này.
  10. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Đường HCM ngày xưa là để trốn tránh. Đường HCM ngày nay là để cơ động phản ứng nhanh. Nó phục vụ cho cả cơ động trc và cơ động trong khi chiến sự.

    Còn tại sao người ta xây đg này, là để chửi và chọc tức thiên hạ, kiểu bố mi ở trên đg đây này giỏi đem xe tăng vượt rừng vào đây mà cắt đường bố này.

Chia sẻ trang này