1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THẮC MẮC TỔNG HỢP (bạn có thắc mắc không biết gửi vào topic nào?)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi toett4, 11/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. toett4

    toett4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Đọc 2 cái định nghĩa "ẩn dụ" và "hoán dụ" thì đều thấy "là phương thức dùng tên gọi của sự vật này để gọi tên cho sự ật khác" nhưng ẩn dụ biểu thị mối quan hệ gián tiếp còn hoán dụ biểu thị mối quan hệ trực tiếp giữa chúng.
    Thực ra mình không hiểu rõ lắm cái định nghĩa này, mong mọi người chỉ bảo thêm cách phân biệt chúng với nhau.
    Nhân tiện cho mình hỏi luôn biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:
    "Vì sao trái đất nặng ân tình
    Nhắc mãi tên người HỒ Chí Minh."
    là gì?
    Cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người.
  2. toett4

    toett4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Mình xin lỗi nếu post bài không đúng mục vì chẳng tìm thấy topic nào liên quan đến các biện pháp tu từ Tiếng Việt cả.
    Cho mình hỏi biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:
    "Đã nghe rét mướt luồn trong gió
    Đã vắng người sang những chuyến đò".
    Cảm ơn tất cả mọi người.
    Cho mình chuyển lời cảm ơn đến bạn "home" vì đã giúp mình định nghĩa lại mấy cái biện pháp tu từ trên.
  3. toett4

    toett4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Mình có ý kiến 2 câu thơ trên là sử dụng biện pháp hoán dụ. Không biết ý kiến của mọi người thế nào?
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    THẮC MẮC TỔNG HỢP (bạn có thắc mắc không biết gửi vào topic nào?)

    Home tôi có một thắc mắc mà bấy lâu nay vẫn không tìm ra câu trả lời, đó là tại sao ngày xưa, tên của người Việt Nam nhất thiết nam có lót chữ văn, nữ có lót chữ thị. Nguồn gốc?

    Không biết có bác nào biết chỉ giùm!
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Home tìm đọc cuốn Chuyện Đông Chuyện Tây của học giả AN CHI trong đó có giải thích điều cậu muốn biết. Tiện nói thêm ông AN CHI mặc dù là một người nghiên cứu không chuyên và không có học hàm học vị gì nhưng kiến thức của ông khá sâu rộng về các vấn đề văn hóa, nhất là vấn đề lịch sử tiếng Việt. Trong Lời tự cho cuốn sách nói trên Giáo sư CAO XUÂN HẠO có đánh giá rất cao về những bài viết của ông.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trích từ tin nhắn của @toett4:
    "Home tôi có một thắc mắc mà bấy lâu nay vẫn không tìm ra câu trả lời, đó là tại sao ngày xưa, tên của người Việt Nam nhất thiết nam có lót chữ văn, nữ có lót chữ thị. Nguồn gốc?
    Không biết có bác nào biết chỉ giùm!"
    Bạn hỏi thật hay chỉ muốn tạo ra một topic làm nơi để mọi người trao đổi vậy?
    Thật ra thì mình cũng không rõ, nên đã hỏi một người có kinh nghiệm hơn, và có được câu trả lời như sau: (nói ra chỉ để bạn tham khảo thôi, chứ chắc những thứ này bạn biết thừa rồi ):
    Thị nghĩa là họ. VD: thị tộc, thị đường...sau người Việt Nam lấy cái này làm từ đệm cho tên con gái. CHứ anh tàu vẫn coi "thị" = "tộc" tức là "họ". Trong tiếng Việt chỉ có 1 từ "họ" còn trong tiếng Tàu cùng là "họ" song xưa kia phần làm "thị" và "tính".
    Họ của anh Tàu, cái này phải nói thành 1 bài rất dài đấy, ngắn gọn là thế này. Trước kia, xã hội mẫu hệ thì 1 người khi sinh ra chỉ có "thị" tức là lấy tên mẹ, hoặc tên cái toten (vật sùng bái, vật linh thiêng) hoặc tên sông tên núi làm họ (thị) , vì thế nên có trường hợp có thể cùng lúc rất nhiều cái "thị" ví dụ, anh Hoàng Đế là Viên Hiên thị, đồng thời cũng là Hữu Hùng thị và Phục Hy thị. Nhưng lấy tên mẹ làm "thị" vẫn nhiều nhất, đọc sử cổ sẽ thấy, anh nhà Thương có bà tổ mẫu là "Khương Nguyên" đều có bộ nữ, anh nhà Chu họ Cơ cũng có bộ nữ...Sau đến cuối giai đoạn mẫu hệ đầu phụ hệ thì bắt đầu cái gọi là "Tính" (tức là "họ",VD: Trần, Thái, Đặng, Đinh...) khi người con trai trưởng thành, rời xa nhà, đến 1 vùng đất mới, nhân đó mà lấy tên vùng đất, lấy những hiện tượng gần gũi chung quanh mà đặt cho mình thêm cái "tính" sau đó truyền đời này sang đời khác. Trần,Nguyễn,Đặng,Quách... đều thấy, nó có bộ PHụ (tức là liên quan đến đất đai vậy). Ngoài ra để đặt tên họ "tính" người ta còn lấy chức quan để đặt như "tư mã, tư đồ, tư khấu..." hoặc lấy tên nghề nghiệp để đặt như "Đào (làm đồ gốm) Điền (làm ruộng)...hoặc lấy những địa danh chung quanh như "Đường (cái ao), Hồ (cái hồ), ....Cái đó là "thị" và "tính". Sau đến thời phụ hệ hoàn toàn, thì "thị" mất đi, hoặc gộp vào với "tính" trở thành "họ".
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Về chữ thị, theo như bài của toet thì Home không có ý kiến gì.
    Chỉ thêm chút xíu, là ngày xưa, đặt tên thì người Trung Hoa còn dùng chữ thị để đặt sau họ của người phụ nữ đã có chồng, thường thêm họ chồng vào trước họ cha để xưng hô (Phóng tại dĩ hôn phụ nữ đích tính hậu, thông thường tại phụ tính tiền gia phu tính, tác vi xưng hô). Như Triệu Vương Thị là người đàn bà mà họ cha là Vương còn họ chồng là Triệu.
    Nhưng chủ yếu Home thắc mắc là chữ văn ấy. Vì trong tiếng Trung, không có nghĩa nào đề cập đến để chỉ đàn ông cả.
    Mình tìm hiểu thì có 2 cách giải thích:
    1.Văn ở đây là trái ngược với võ: chỉ người có học vấn.
    Nước ta xưa đa số trọng văn khinh võ, nên khi sinh con thường muốn con cái sau này theo con đường học vấn, nên đặt chữ lót là văn cho con trai.
    Cái này thì mình thấy mang tính chất võ đoán nhiều, độ tin tưởng ít.
    Còn cách giải thích thứ 2 thì có vẻ hợp lí hơn, nhưng mình cũng đang tìm tài liệu để xác nhận xem là có đúng là như vậy không?
    2.Tên đệm văn có nguồn gốc là tiếng Ả Rập, trong tiếng Ả Rập là Ben chỉ con trai. Thế kỉ XVII, các thương nhân Ả Rập làm ăn nhiều ở Việt Nam. Và họ thường chọn những thanh niên Việt Nam khỏe mạnh nhờ khuân vác. Họ gọi mấy thanh niên Việt Nam là Ben.Từ phát âm Ben trại dần ra thành văn.Cái này thì cũng khả dĩ. Bởi lẽ trong tiếng Việt ta có rất nhiều từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp, Anh , Ý, Tây Ban Nha...do kiểu đọc trại này( cái này thì nói nhiều rồi, Home không đề cập ở đây).
  8. Vocanol

    Vocanol Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    1
    Cho mình hỏi một câu hỏi này với. Có thể là câu hỏi này đã từng có bạn đặt ra trên diễn đàn này nhưng mình đã cố gắng tìm trong các bài cũ mà vẫn chưa thấy.
    Các bạn có thể cho mình biết về cách phân biệt chữ "Ch" và "TR" được không. Cụ thể trong cách dùng, trong những trường hợp nào thì người ta dùng "CH" trong trường hợp nào thì người ta dùng "TR". Câu hỏi tương tự với " I " và "Y"
  9. vietchannhan

    vietchannhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho mình hỏi: trong tiếng Việt mình có câu thành ngữ hay tục ngữ nào mang ý nghĩa "đón năm mới thế nào thì cả năm sẽ diễn ra như vậy" không nhỉ?
  10. welle

    welle Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    Tớ có thắc mắc về ý nghĩa của chữ thang trong bún thang, kô biết lịch sử, nguồn gốc của nó như thế nào. Tớ đọc trên trang web của tổng cục du lịch thấy dịch từ bún thang ra tiếng Anh là "ladder noddle soup" tớ nghe thấy ko tin lắm nên thăc mắc, ai biết trả lời dùm nhé.

Chia sẻ trang này