1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Biệt động Sài Gòn !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi troidanh123, 25/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. troidanh123

    troidanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Bàn về Biệt động Sài Gòn !

    em có 1 vài tư liệu về Biệt động Sài Gòn xin post lên cho bà con tham khảo, thông cảm nghen em mới học lớp 11 tầm hỉu bít còn thấp có gì đừng trách em nghen mà làm ơn bổ sung thêm cho hòan hảo . thanks !


    Lực lượng Biệt động thành phố Sài Gòn hình thành từ cơ sở chính trị và cao trào đấu tranh của tòan dân trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ đầu Nam Bộ kháng chiến. Tiền thân của nó là các đội danh dự trừ gian của Mặt trận ********* ở Hà Nội trước tháng 8-1945, các tổ chức tự vệ, quyết tử và biệt động ở Sài Gòn từ cuối năm 1945 đầu năm 1946, khi tòan dân ta bước vào năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Nhưng khái niệm về biệt động trong thời gian này chưa thật rõ như thời kỳ chống Mỹ (54-75) bởi vì ngay sau khi SG bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, rất nhiều lực lượng võ trang nội thành ra đời nhằm ngăn chặn và tiêu diệt quân Pháp xâm lược. Các đơn vị đánh giặc anh dũng với lòng yêu nước và căm thù giặc, có gì đánh nấy bất kể điều kiện hòan cảnh mặc dù chưa có sự chỉ đạo thống nhất và cũng hcưa có hình thức chiến thuật riêng biệt.
    Nhìn chung các đơn vị võ trang trong nội thành đều dựa vào nhân dân và vận dụng yếu tố chủ yếu: bí mật, bất ngờ, chớp nhóang, đánh nhanh, rút nhanh. Khái niệm "biệt động" (tức hoạt động bí mật) cũng xuất phát từ đặc điểm này để phân biệt với các đơn vị có tính chất tập trung quân, chủ yếu bám vành đai ngọai thành.
    Trong giai đọan đầu kháng chiến, nhiều tổ chức có tên gọi khác nhau như Tự vệ thành, Thanh nhiên xung phong, Công đòan xung phong, Công an xung phong, Quốc gia tự vệ cuộc ... nhưng tính chất họat động nhiều lúc giống nhau và cũng mang tính biệt động.
    Việc huấn luyện đánh địch trong thành phố phần lớn mang tính chất đặc công, chứ chưa huấn luyện riêng cho biệt động như sau này. Do đó thời gian đầu thường gọi chung là "đặc công - biệt động" hay "biệt động đặc công". Cách gọi này dường như được áp dụng suốt thời kỳ chống Pháp kể cả khi thành lập Tiểu đoàn quyết tử 950 ở giai đọan cuối cuộc kháng chiến.
    Tuy nhiên theo sách SG - Gia định kháng chiến 30 năm (45-75) thì khu SG - Chợ Lớn lấy ngày 6-1-1946 là ngày thành lập lực lương Biệt động. Đây cũng chính là ngày khu trưởng Nguyễn Bình thống nhất các lực lượng thành Ban công tác thành và những "biệt động đội" đầu tiên ra đời như 2763, 2766,2747, Quyết tử Dương Văn Dương ....
  2. troidanh123

    troidanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Các chiến công của biệt động
    Lan Mê Linh
    Lan Mê Linh là bí danh của Nguyễn Thị Lan (Lan là tên "cúng cơm" còn bí danh Mê Linh là do chị lấy tên huyện Mê Linh thuộc Hải Dương, quê của chị)
    Lan sinh năm 1929 theo gia đình vào sinh sống tại Sài Gòn với người cô chuyên làm nghề bán bánh ngọc ở đường Reím ( Lê Công Kiều)
    Lúc Pháp đánh chiếm SG 9-45, Lan Mê Linh cùng người bạn thân trốn ra bưng biền tham gia kháng chiến. Năm 46 chị học tại trường Quân chính Khu 7 ở Lái Thiêu- Bình Dương sau đó làm liên lạc cho bộ đội. Trong một chuyến đi công tác, Lan bị địch bắt ở An Sơn nhưng nhờ lập mưu giả vờ chịu làm vợ tên sếp bót nên ko bị giam và đã thóat khỏi bàn tay kẻ thù. Lan bị lạc đơn vị nhưng được đồng chí Nguyễn Xuân Diệu hiệu trưởng trường Quân chính hướng dẫn học tiếp 1 khóa quân chính.
    Sau khóa học, Lan Mê Linh được phân công về thành họat động trong vai nữ sinh. Lúc này Lan mới 16 tuổi và rất xinh đẹp nên rất lợi thế trong họat động hợp pháp giữa lòng địch. Chị làm ở hiệu cắt tóc Văn Thủy sau chuyễn sang bán cà phê để che mắt địch và được phân công về Ban công tác số 1 do Nguyễn Đình Chính (tức Chính heo) phụ trách.
    Trận đầu tiên Lan Mê Linh tham gia ném lựu đạn vào tiệm ăn Coq Dor (gà vàng ) tại góc đường Catinat - D''ormay(Đồng Khởi - Mạc Thị Bưởi) nơi bọn Tây thường tụ tập ăn úông .
    Lúc thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, hầu hết báo chí đều lên tiếng đòi thống nhất đất nước. Tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh đều được báo chí giành một vị trí trang trọng. Trong khi đó tờ báo "Phục hưng" lại hô hào chủ trương chia cắt VN, chia rẽ Bắc Nam, lập nước Nam tự trị. Báo này còn lên tiếng thóa mạ Hồ Chủ tịch. Ta đã nhiều lần cảnh cáo Hiền Sĩ nhưng y ngày càng lún sâu vào con đường phản bội dân tộc.
    Nhiệm vụ trừng trị tên Hiền Sĩ được Trưởng ban công tác số 1 Nguyễn Đình Chính giao cho Nguyễn Thị Lan.
    Sau 1 tuần theo dõi tên Việt gian, ngày 12-3-1946, Lan giấu khẩu súng 6.35 ly đến trước cửa tòa sọan báo Phục Hưng ở đường Bonnard (Lê Lợi) gần nhà thuốc Nguyễn Văn Cao bên hông chợ Bến Thành. Cô ăn bận thật quyến rũ : quần trắng , áo dài màu tím hoa cà, dáng bồn chồn như đang chờ người yêu. (Chiếc áo dài này là quà tặng của anh Chính để cô diện khi đi công tác)
    Hết giờ làm việc, Hiền Sĩ ra khỏi tòan sọan đi đến nơi đậu xe, có hai tên vệ sĩ đi theo. Lan liền rời băng ghế đi lại gần chiếc xe và bất ngờ rút súng nổ liền ba phát vào tên chủ bút *********. Y lảo đảo gục xuống nhưng chưa chết. Lan bắn tiếp nhưng súng bị kẹt cô đành dùng báng súng đánh vào mặt hắn liên tiếp... Lúc này hai tên vệ sĩ mới phản ứng nhào tới chụp lấy cô gái.
    Chẳng mấy chốc cả chợ Bến Thành xôn xao về vụ cô gái trẻ đẹp mặc áo dài tím trừng trị tên chủ bút báo "Phục hưng" giữa ban ngày.
    Hai tuần sau Lan Mê Linh bị địch đưa ra tòa và kết án tử hình. Nhờ luật sư Ngô Sách Vinh bào chữa hùng hồn và tận tình, bản án tử hình giảm xuống còn 20 năm khổ sai nhưng thực dân Pháp và chính phủ bù nhìn chỉ tồn tại có 9 năm. Lan Mê Linh được trả tự do theo hiệp định Genève (7-54) . Sau khi được trả tự do cô trở về công tác ở Trung đòan 55
    Sau ngày miền Nam hòan tòan giải phóng chị công tác ở Bộ Y Tế rồi chuyển về BV Đôn Đất (Grall- Nay là BV Nhi đồng 2) và qua đời ngày 1-5-1985 lúc 56 tuổi !
  3. troidanh123

    troidanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Võ Hồng Tâm
    ngày 1-7-1947, báo chí Sài Gòn rộ lên đưa tin : đại tá Imfelt, ủy viên Cộng hòa Pháp tại Lào bị một thợ hớt tóc giết chết ngay trong phòng khách sạn Des Nations đường Chamer (Nguyễn Huệ). Tin này làm cho thực dân Pháp và bọn việt gian lo sợ vì ********* đã xâm nhập Sài Gòn thi hành các bản án "diệt ác trừ gian" đối với bọn chúng.
    Người thực hiện bản án đặc biệt này là Võ Hồng Tâm chiến sĩ khu Tây Hồ.
    Võ Hồng Tam quê ở Quảng Nam, năm 1940 vào Sài Gòn học trường Nguyễn Văn Khuê. Anh ở trọ trong 1 tiệm hớt tóc gần trường nên tranh thủ học nghề hớt tóc để kiếm sống và họat động. Nhờ cái nghề bình dân này mà anh đã tiếp cận được một số sĩ quan cao cấp Pháp 1 cách hợp pháp. Tâm lý bọn sĩ quan Pháp luôn nơm nớp lo sợ ta trừng trị nên ít khi vào tiệm hớt tóc bên ngòai mà cho bồi khách sạn đi mời thợ tới phòng khách sạn cắt tóc. Nhờ có trình độ văn hóa và biết tiếng Tây nên Võ Hồng Tâm đọc báo Sài Gòn, báo Pháp, Việt và làm báo cáo gửi vào khu.
    Trong quá trình theo dõi Valluy phó tướng của đô đốc D''Argenlien, Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, anh đã làm quen đại tá Imfelt ủy viên Cộng hòa Pháp ở Lào (thực ra y là quan chức cao cấp tình báo Mỹ - cơ quan OSS of-fice of Strategic Service, tiền thân của CIA tình báo trung ương Mỹ sau này). Đây là 1 tên thực dân cáo già rất nguy hiểm cần phải lọai trừ càng sớm càng tốt.
    Sau nhiều lần hớt tóc cho Imfelt, Tâm biết y đã chỉ huy trân đánh lớn vào căn cứ địa Việt Bắc và đang vạch kế họach tấn công Đồng Tháp Mười nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của ta ở Nam Bộ. Tâm báo cáo kế họach ám sát Imfelt về khu và được chấp nhận. Anh vạch ra nhiều phương án nhưng sau cùng anh chọn phương án êm thấm nhất là giết hắn bằng chính nghề nghiệp của mình.
    Trong thời gian nhờ Tâm hớt tóc, Imfelt đã âm thầm điều tra anh thợ cắt tóc dạo Võ Văn Hưng tên giả của Võ Hồng Tậm tại tiệm Hương Sơn, 20 Ohier (Tôn Thất Hiệp). Do Tâm khéo léo trong vai một kẻ căm thù ********* đã sát hại gia đình mình ở Quảng Nam nên Imfelt định dùm Tâm trong âm mưu thả điệp viên ra vùng chiến khu. Tương kế tựu kế, Tâm tranh thủ lấy lòng tin của Imfelt và được tự do vào phòng riêng của hắn ở khách sạn Mazestic về sau ở Hotel des Nations.
    Ngày 1-7-1947 Võ HồngTâm xách cặp đồ nghề hớt tóc trong đó có một con dao nhỏ (dao con chó) lọai 8cm xếp gọn được mài bén như dao cạo. Phòng chỉ có hai người vắng vẻ, Tâm tỏ vẻ thân thiện mời ngài đại tá dùng ổi xá lị và thản nhiên mở dan con chó ra xẻ ổi, Imfelt ngồi chăm chú đọc báo thưởng thức những giây phút thư ngiãn. Chớp thời cơ, Tâm dùng con dao đâm hắn. Imfelt hòan tòan bị bất ngờ nhưng vẫn bật lên theo phản xạ. Y không chết ngay đưa tay định vật Tâm và ú ớ kêu lên. Tâm vớ con dao rọc giấy trên bàn bồi thêm 1 nhát chí mạng vào tim và rút con dao ném xuống đường phi tang. Nghe tiếng kêu bọn lính gác bên ngòai hỏang sợ báo động, cảnh sát phá cửa xông vào thất kinh trước cảnh vị Cao ủy gục hết trên vũng máu.
    Tâm bị chúng bắt tại chỗ và giải về giam ở bót quận nhất. Sau 11 ngày bị tra tấn với đủ mọi hình thức dã man, anh vẫn cố cắn răng chịu đựng không khai tổ chức và không nhận mình là người kháng chiến chỉ giết tên Imfelt vì căm thù bọn thực dân.
    Bọn thực dân Pháp đưa Tâm ra tòa. Năm luật sư lãnh bào chữa cho Tâm . Cảm phục trước tinh thần của người chiến sĩ trẻ nhưng muốn để tránh bản án tử hình cho anh, họ viện ra đủ lý lẽ cho rằng anh còn trẻ người non dạ, chưa đủ suy nghĩ ... Và thật bất ngờ anh tự bào chữa cho mình bằng lập luận đanh thép : "Chùng tôi làm việc này cũng như những người Pháp theo ông Đờ-gôn chống lại bọn Đức quốc xã bên chánh quốc các ông. Tôi hòan tòan ko bị ai dụ dỗ..."
    Chúng tuyên án tử hình Tâm nhưng do áp lực dư luận, bọn Pháp giảm án còn 20 năm khổ sai và đày ra Côn Đảo.
    Sau hiệp định Genève, Tâm được trao trả về miền Bắc và trở về họat động cách mạng. Ngày nay con người làm nên huyền thọai của BIệ Động Sài Gòn trong những năm đầu chống Pháp đã nghỉ hưu tại 8/6 Cư Xá An Khánh , THủ Thiêm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh !
  4. troidanh123

    troidanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    VỀ TRẬN ĐÁNH KHÁCH SẠN MAJESTIC CỦA 4 CÔ GÁI CẢM TỬ
    Quang cảnh sang trọng của khách sạn Cửu Long ở đầu đường Đồng Khởi ngày nay chính là phiên bản của rạp xinê Majestic cách đây hơn nửa thế kỷ, nơi đã ghi lại chiến công vang dội của 4 cô gái cảm tử Sài Gòn thuộc trung đội Minh Khai, Quyết tử quân Sài Gòn - CHợ Lớn. Trong trận tập kích vô cùng táo bạo tại đây ngày 10-06-1948, 50 sĩ quan Pháp chết và bị thương trong đó có 2 quan năm và tên mật thám Albert.
    Thời đó, rạp chiếu bóng này sang trọng vào bậc nhất Sài Gòn, có máy điều hòa nhiệt độ và được canh gác rất nghiêm ngặt bởi rạp chủ yếu dành cho sĩ quan và thủy binh Pháp. Bọn này là đối tượng tác chiến số một của biệt động thành vì diệt "sinh lực cao cấp" của thực dân Pháp ngay tại nội thành Sài Gòn sẽ làm rung động quân địch và cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
    Nhiệm vụ quan trọng đó, Ban công tác thành giao cho trung đội Minh Khai thực hiện, trực tiếp là 4 chiến sĩ: Bùi Thị Huệ, Hòang Thị Thanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Mạc Thị Lan. Trong số này Huệ lớn tuổi nhất (27 tuổi), Dung nhỏ nhất (15 tuổi). Cách thức tấn công : dùng lựu đạn đánh trực tiếp.
    Được cơ sở mật báo tối thứ 5 (10-06-1948) rạp Majestic chiếu phim "Vĩnh biệt người yêu" cho bọn Pháp coi, trung đội Minh Khai quyết định hành động theo kế họach đã được cấp trên chấp nhận.
    Vé đã mua sẵn, chính trị viên (Huệ lớn) bí mật trao cho các chiến đấu viên tại một tiệm may đường Võ Thị Sáu. Tới giờ, bốn chị y trang lộng lẫy, thơm ngát nước hoa, ngồi trên xe tay từ các hướng tới Majestic "xem phim". Huệ "nhỏ" không trực tiếp đánh chỉ làm nhiệm vụ cảnh sát. Cô dắt theo 1 bé trai 10 tuổi để đánh lạc sự chú ý của lính gác. Bốn cô gái lịch lãm lần lượt vào rạp, không quên mời lính ăn kẹo và mở bóp đầm cho chúng kiểm tra. Chúng có biết đâu những quả lựu đạn bé xíu nằm ngay ở dưới đáy bóp mà các nữ chiến sĩ đã khéo léo nắm chặt khi nâng lên ngay mặt chúng kèm theo nụ cười tình tứ xã giao.
    Dung và Huệ đi bên phải, Lan và Thanh đi bên trái ung dung vào đúng chỗ ngồi ghi trên vé. Những hàng ghế hạng sang phía sau, các sĩ quan và thủy binh Pháp đã yên vị. Ba cô lấy lựu đạn sẵn sàng rút chốt.
    Đèn tắt, cuốn phim phụ trình chiếu trên màn ảnh vừa ngừng, không gian mờ tối. Đã tới giờ qui định, khi màn ảnh vừa chuyển sang phim chính, Kim Dung tung ngay quả lựu đạn vào quân Pháp ở phía sau. Tiếng nổ kinh hòang chưa dứt thì tiếp liền hai quả của Thanh và Lan là rạp phim rung lên. Trong màn khói mù mịt và tiếng kêu la náo lọan, các cô gái lấy khăn tẩm sẵn nước hoa lau tay rồi chùi lên tóc xóa ngay mùi tanh của gang lựu đạn rồi nhập vào đám người đang hỗn lọan.
    Trận đánh làm nức lòng người dân Sài Gòn yêu nước và gây thối động mạnh trong quân Pháp. Và dư vang của nó còn đi qua nhiều thế hệ. Bốn cô gái cảm tử năm xưa, người trở về đời thường, người trở thành giảng viên đại học như chị Kim Dung, người trở thành dược sĩ cao cấp như chị Thanh... Nay các chị đã về hưu và trở thành bà nội, bà ngọai nhưng trận Majestic vẫn ngời lên trong tâm tưởng như 1 dấu son lịch sử kháng chiến của Sài Gòn - Chợ Lớn anh hùng !
  5. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    Sao không có ai kể chuyện biệt động nữa trời !
  6. troidanh123

    troidanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Trong những năm 1950, Quyết tử quân và Công an xung phong đã trừng trị một số tên thực dân nguy hiểm và tay sai đắc lực của chúng như trùm mật thám Bazin, Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Quang Nhường, thủ lĩnh thanh niên bảo quốc đòan Đỗ Văn Năng... Trong đó vụ sát hại Bazin làm quân Pháp vô cùng sợ hãi.
    Cò Bazin đứng đầu danh sách nợ cách mạng. Hắn được xem như 1 từ điển sống về lai lịch những người họat động chống thực dân Pháp ở Nam kỳ lục tỉnh. Tội ác của Bazin lên đến cao điểm trong cuộc đấu tranh của đồng bào Sài Gòn sục sôi căm phẫn trước vụ đàn áp học sinh trường Petrus Ký , bắn chết học trò Trần Văn Ơn.
    Ty công an Sài Gòn ra lệnh trừng trị tên Bazin. Bản án đặc biệt này được dành cho 5 người nghiên cứu thi hành: La Văn Liếm, Võ Thế Lung, Trần Ngọc Phú, Nguyễn Văn Vinh, Trịnh Khắc Phương. Đội 96B gồm các anh Đình, Tâm và Danh lãnh nhiệm vụ thi hành bản án.
    Bazin sống ở 213 Catinat (Đồng Khởi), mỗi sáng xuống lầu hắn thường đi bộ 1 quãng rồi lên xe hơi đậu kế Xã Tây (nay là trụ sở UBND Thành Phố). Sau 1 tháng ráo riết điều nghiên, kế họach hành động được vạch ra như sau: Phương sẽ đứng trước cửa hiệu Alfân để chỉ huy. Danh đứng gần xe của Bazin đậu trước dinh Xã Tây. Tâm tìn cách đến sát chiếc xe khử tên tài xế. Đình đứng ở vườn hoa trước nhà Bazin để làm ám hiệu khi hắn ra đường. CHiếc xe của tổ chiến đấu do Sáu Nghĩa lái nổ máy đậu sẵn trước Xã Tây.
    Ngày 28/04/1950, Danh đang nhìn Phương để chờ lệnh thì bất ngờ Bazin xuất hiện nhưng hắn lại đi cặp với tên Roger đại úy không quân. Phương đưa cánh tay phải chặt mạnh để ra hiệu vẫn hành động theo kế họach, Danh vừa móc súng ra thì đột nhiên hai tên dừng lại và tiếp tục nói chuyện. Nhưng tên Roger chợt nhìn thấy Danh móc súng liền phóng tới. Danh bóp cò liền 2 phát khiến hắn té nhào xuống. Anh quay lai Bazin hô to : "Giơ tay lên !" rồi nổ luôn 5 phát vào ngực tên cò mật thám ác ôn khiến hắn đổ gục trên vũng máu. Tất cả phóng lên xe về biệt thự Hòan Hùng. Bản án được thi hành gọn trong 20 phút nhưng đã để lại 1 dấu ấn lâu dài như 1 chiến công bất tử.
  7. troidanh123

    troidanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    gửi bài rùi bây giờ mới kiếm được mấy tấm hình xin up lên cho bà con coi !
    [​IMG]
    Trung tướng Nguyễn Bình (1908-1951)
    Tháng 10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh và TW điều động tư lệnh (Bộ chỉ huy liên tỉnh miền Duyên Hải-Đông Bắc Bắc Bộ) Nguyễn Bình vào Nam công tác. Nhiệm vụ của ông là thống nhất các lực lượng nam Bộ dưới tôn chỉ mục đích đòan kết chống thực dân Pháp. Tháng 3-1946 hội nghị Xứ ủy Nam Bộ quyết định chia Nam Bộ làm 2 khu 7,8,9. Nguyễn Bình được ch3 đ5nh làm Khu trưởng Khu 7, chến trường trọng điểm ác liệt và gian khổ trong đó có Sài Gòn.
    Ngày 25/1/1948, chính tay Bác Hồ ký sắc lệnh 125/SL phong quân hàm cấp tướng đầu tiên cho 1 số cán bộ chỉ huy quân sự của QDND Việt Nam. Trong đó có đại tướng Võ Nguyên Giáp, trung tướng Nguyễn Bình và 9 thiếu tướng khác. Tiếc thay con người dũng cảm tài năng nhưng vắn số. Ngày 29/9/1951 trng chuyến ra Bắc công tác ông bị bọn thổ phỉ phục kích và hi sinh tại 1 vùng rừng núi của tỉnh Stung cheng- Campuchia. Ông được Đảng và Nhà nước truy phong danh hệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"
  8. troidanh123

    troidanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Lan Mê Lnh (ảnh chụp 1946)
    [​IMG]
    Võ Hồng Tâm (chụp năm 1947)
  9. co_be_thich_dua003

    co_be_thich_dua003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    sao ko thấy ai gửi bài lên nữa vậy, vote cho anh troidanh 5* cảm ơn anh về những bài viết đó nha, rất hay và bổ ích !
  10. troidanh123

    troidanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bà con ủng hộ, hôm nay em xin được post tiếp nhé:
    Thực hiện Nghị quyết của xứ ủy Nam Bộ (4-1950) hội nghị cán bộ khu Sài Gòn công bố việc thành lập Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Địa bàn Đặc khu bao gồm thành phố Sài Gòn - Chợ lớn và một phần các huỵên vùng ven thuộc tỉnh Gia Định - Chợ Lớn như : Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà bè, Trung Huyện, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm chủ tịch đặc khu.
    Đặc khu ủy được hội nghị bầu ra gồm các đồng chí:
    -Nguyễn Văn Mười ( Mười Cúc- Nguyễn Văn Linh) , bí thư.
    -Trần Quốc Thảo, phó bí thư
    -Nguyễn Hộ, Nguyễn Ngọc Thi, Phạm Ngọc Thạch, ủy viên thường trực
    -Nguyễn Thọ Chân, Đòan Văn Bơ, Lê Tuấn, Hùynh Tấn Phát, Trần Minh Quyền, Đào Tân Xuân , Nguyễn Việt Hùng, ủy viên.
    Ban chỉ huy quân sự đặc khu gồm:
    -Nguyễn Văn Thi , chỉ huy trưởng.
    -Nguyễn Văn Mười ( Mười Cúc- Nguyễn Văn Linh) , chính ủy
    -Đào Tân Xuân, Nguyễn Hộ, chỉ huy phó
    Trần Lương (Trần Hải Phụng), tham mưu trưởng
    Lực lượng võ trang thuộc đặc khu bao gồm tòan bộ hệ thống quân dân và du kích thuộc thành đội; Tiểu đòan quyết tử 950, các biệt động đội và cơ quan thành đội bộ dân quân. Tiểu đòan quyết tử được biên chế lại thành các đội quyết tử độc lập : 3721, 3824, 3924. Một số lực lượng từ các trung đòan cũ ở xung quanh thành phố được rút về để thành lập các đại đội biệt động 2763, 2766, 2/300 (Quyết tử Dương Văn Dương) Ngòai ra còn có trường quân chính do Trần Minh Thệ (Bảy Sơn) làm giám đốc
    Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy quân sự Đặc khu Sài Gòn- Chợ Lớn, họat động của biệt động nhằm vào diệt ác trừ gian với những thủ đọan táo bạo, chớp nhóang luôn gây căng thẳng trong quân địch. Những trận đánh vào nhà hàng Imperial, Mê Kông, vũ trường D>Espague và các mục tiêu khác ở Galléni, Verdun, quanh sân bay Tân Sơn Nhất ... đã tiêu hao nhiều sinh lực địch

Chia sẻ trang này